Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pipe 3D Modeling, Spooling - Đi Ống Tàu Thủy Với ShipContrustor Phần 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.92 KB, 14 trang )

CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 1 / 140
Mục lục
I. GIỚI THIỆU CHUNG 2
I.1 Đi ống trong không gian 3 chiều (Pipe 3D modeling): 3
I.2 Tạo các sơ đồ đi ống (Spooling): 3
II. ĐI ỐNG TRONG KHÔNG GIAN 3 CHIỀU (Pipe 3D Modeling). 3
II.1 BỐ TRÍ ỐNG VÀ PHỤ KIỆN (Placing Pipes and Fittings). 3
II.1.1 Giới thiệu chung. 3
II.1.2 Mở bản vẽ ống: 4
II.1.3 Làm việc trong bản vẽ đi ống 3 chiều. 9
II.1.4 Cách khai báo và tổ chức vật tư ống trong ShipConstructor 12
II.1.5 Quy định hệ thống ống, đặc tính ống và kho vật tư ống. 20
II.1.6 Đi một đoạn ống 21
II.1.7 Đặt khuỷu: 25
II.1.8 Đi một đoạn ống cong (Routing a Bent Pipe) 32
II.1.9 Dóng ống cong theo một đường trục 35
II.1.10 Ghép hai đoạn ống cong thành một đoạn 36
II.1.11 Đấu tổ máy phát vào bầu trao nhiệt 37
II.1.12 Đấu một thiết bị vào đường ống (Adding an Outfit Part) 39
II.1.13 Mối ghép rẽ nhánh (Saddle Stitches) 41
II.1.14 Tạo một mối ghép rẽ nhánh (Adding a Saddle Stitch) 42
II.1.15 Tạo đầu nối rẽ nhánh bằng Catalog Stock Editor (tùy chọn) 43
II.1.16 Tạo mối ghép bằng Catalog Stock Editor 47
II.1.17 Thay thế mối ghép rẽ nhánh 49
II.1.18 Lắp van (Adding a Valve) 50
II.1.19 Đi ống giữa van và tổ máy phát 51
II.1.20 Importing Pipes 52
II.1.21 Thay chi tiết, thiết bị đường ống 56
II.1.22 Tạo van mới (Creating a Valve) 58
II.1.23 Đặt van (Placing a Valve) 63


II.2 LỖ ĐI ỐNG (Penetrations): 65
II.2.1 Giới thiệu chung: 65
II.2.2 Định nghĩa các thuật ngữ: 66
II.2.3 Tạo cụm lỗ đi ống mẫu (Defining Penetration Packages) 66
II.2.4 Tạo một cụm lỗ đi ống qua kết cấu (Inserting Penetrations) 70
II.2.5 SỬA LỖ ĐI ỐNG (Editing Penetrations) 79
II.2.6 SỬ DỤNG HỆ THỐNG DUYỆT LỖ ĐI ỐNG (Using the Penetration
Approval System) 85
II.2.7 Xóa các cụm lỗ đi ống (Removing Penetrations) 91
III. BẢN VẼ SƠ ĐỒ ĐI ỐNG (SPOOLING) 92
III.1 Giới thiệu chung 92
III.2 Thông tin chung về sơ đồ đi ống (Spool info layout) 92
III.2.1 Mở đầu 92
III.2.2 Xem các bản vẽ sơ đồ đi ống đã tạo 92
III.3 Thiết lập các sơ đồ đi ống (Setting up Spools) 94
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 2 / 140
III.3.1 Mở đầu 94
III.3.2 Mở bản vẽ đi ống để chuẩn bị tạo các sơ đồ 94
III.3.3 Tạo quy cách đặt tên các sơ đồ đi ống (Creating a Spool Naming
Convention) 95
III.3.4 Chia hệ thống ống thành các sơ đồ đi ống (Breaking the System Into
Logical Spools) 100
III.3.5 Các thuộc tính của sơ đồ đi ống (Spool Properties) 106
III.3.6 Đổi tên các sơ đồ đi ống (Renaming Spools) 107
III.3.7 Khóa các sơ đồ đi ống (Locking the Spools) 111
III.4 Tạo các bản vẽ sơ đồ đi ống (Generating Spools) 112
III.4.1 Mở đầu 112
III.4.2 Xem các sơ đồ đi ống trong Navigator (Viewing Spools in the
Navigator) 112

III.4.3 Kiểm tra bảng kê vật tư của sơ đồ đi ống (Checking the Spool BOM).
112
III.4.4 Kiểm tra bản vẽ mẫu sơ đồ đi ống (Checking the Spool Template) 114
III.4.5 Tạo các bản vẽ sơ đồ đi ống (Generating Spool Drawings) 115
III.4.6 Chỉnh sửa bản vẽ sơ đồ đi ống (Adjusting a Spool Drawing) 119
IV. TRANG THIẾT BỊ (Outfit) 122
IV.1 Mở đầu 122
IV.2 Các thuật ngữ: 122
IV.3 Bố trí một thiết bị tiêu chuẩn (Placement of an Outfit Standard) 123
IV.3.1 Mở đầu 123
IV.3.2 Tạo mới một bản vẽ bố trí thiết bị (Creating an outfit drawing) 123
IV.3.3 Bố trí một thiết bị tiêu chuẩn (Placing an Outfit Standard) 124
IV.4 Tạo một thiết bị tiêu chuẩn (Creating an Outfit Standard). 135
IV.4.1 Mở đầu 135
IV.4.2 Tạo một thiết bị tiêu chuẩn 135

I. GIỚI THIỆU CHUNG
Đối tượng sử dụng tài liệu này: các kỹ sư thiết kế công nghệ lần đầu tiên làm quen
với việc sử dụng phần mềm ShipConstructor để đi ống trên máy tính.
Người thiết kế sử dụng phần mềm này phải:
- sử dụng thành thạo về AutoCAD.
- có kinh nghiệm về đi ống trên tàu
hoặc
- được một người có kinh nghiệm thành thạo về đi ống hướng dẫn, kiểm tra.
Mục đích của tài liệu này là: hướng dẫn thực hành qua một số bài tập đơn giản, từ đó
giúp cho người sử dụng nắm được các tính năng cơ bản của chương trình, có khái
niệm về các bước thực hiện những công đoạn thiết kế trong chương trình.
Yêu cầu:
- thực hành đúng từng bước như tài liệu hướng dẫn, thực hành nhiều lần để nhớ và
thao tác nhanh các động tác cần thiết.

CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 3 / 140
- tài liệu này không thể giới thiệu hết các tính năng của chương trình. Các bài tập
dưới đây cũng không phải là toàn bộ các công việc sẽ gặp trong thiết kế đi ống
thực tế. Sau khi đã nắm vững và thực hành theo tài liệu, người thiết kế cần:
o tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn chi tiết (Reference Manual). Các tài
liệu hướng dẫn chi tiết là nơi trình bầy đầy đủ nhất về mọi tính năng của
chương trình (truy cập qua: Start\All
Programs\ShipConstructor2004\Help Documents\PDF\Pipe,
Outfit&Penetrations hoặc:
Start\All Programs\ShipConstructor2004\Help Documents\Help\Pipe,
Outfit&Penetrations).
o thực tập, rút kinh nghiệm qua các thiết kế đi ống thực tế.

Phần hướng dẫn đi ống sẽ dùng bản vẽ kết cấu tổng đoạn U12. Một số bản vẽ đi ống
đã tạo sẵn sẽ được dùng trong các phần của hướng dẫn này.
Toàn bộ phần hướng dẫn đi ống gồm các mục sau:
I.1 Đi ống trong không gian 3 chiều (Pipe 3D modeling):
• Bố trí ống, phụ kiện và các thiết bị trong hệ thống ống.
• Dùng bộ soạn thảo kho vật tư ống để khai báo các loại vật tư ống sẽ sử dụng.
• Nhập vật tư ống từ các cơ sở dữ liệu khác.
• Tạo các cụm lỗ đi ống qua các tấm tôn kết cấu
Kết quả ta có được một bản vẽ của một hệ thống ống trong không gian 3 chiều gọi
là bản vẽ đi ống (Pipe 3D Modeling drawing). Các số liệu của các loại vật tư ống
trong bản vẽ được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu của dự án.
I.2 Tạo các sơ đồ đi ống (Spooling):
Sau khi đã đi ống trong không gian 3 chiều, ta sẽ chia hệ thống ống phức tạp ra thành
các phần đơn giản, dễ gia công lắp ráp gọi là các sơ đồ đi ống (hoặc các tuyến ống-
spool). Các bản vẽ sơ đồ đi ống được tạo ra là các bản vẽ cơ sở để gia công, lắp ráp hệ
thống ống. Các phần được trình bày dưới đây gồm:

• Xem các mẫu sơ đồ đi ống đã tạo sẵn
• Chuẩn bị bản vẽ đi ống 3 chiều trước khi tạo các sơ đồ đi ống.
• Tạo bản vẽ sơ đồ đi ống.
II. ĐI ỐNG TRONG KHÔNG GIAN 3 CHIỀU (PIPE
3D MODELING).
II.1 BỐ TRÍ ỐNG VÀ PHỤ KIỆN (Placing Pipes and
Fittings).
II.1.1 Giới thiệu chung.
Trước tiên ta cần đăng nhập vào tổng đoạn U12. Sau khi đăng nhập ta có thể mở được
bản vẽ ống đang vẽ dở là “TUTORIAL_BASE.dwg”.
Trong toàn bộ phần hướng dẫn dưới đây hầu như ta chỉ làm việc với bản vẽ đó. Bản
hoàn chỉnh là “TUTORIAL_COMPLETE.dwg”.
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 4 / 140

II.1.2 Mở bản vẽ ống:
1. Chọn menu ShipConstructor / Navigator .

2. Trong màn hình
Register Project đã có sẵn Project SC2004Demo. Nếu màn hình
trống, không có project nói trên thì nhấn nút
Browser for Project để tìm. Màn hình sau
hiện lên:
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 5 / 140

Tìm đến thư mục có file SC2004Demo.pro rồi nhấn nút
Open ta sẽ quay lại màn hình
Register Project ở trên.
Nhấn nút OK trong màn hình Register Project để đăng ký làm việc với project

SC2004Demo.
3. Màn hình đăng nhập xuất hiện:

4. Gõ
Logon name: demo
Password : demo

rồi nhấn nút
OK.
5. Màn hình khai báo bản quyền
Licensing xuất hiện. Trong các bài tập thực hành này
ta chạy chương trình trong chế độ
Demo không có khóa bản quyền vì vậy danh mục
các module chương trình đều bị mờ đi. Nhấn nút
OK
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 6 / 140

6. Màn hình tiếp theo hỏi ta có đồng ý chạy trong chế độ
Demo không. Nhấn nút Yes.

7. Màn hình
Navigator hiện lên
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 7 / 140

8. Trong ô giữa màn hình có hai tổng đoạn U11 và U12 . Nhấn chuột vào ô vuông bên
trái U12 để chọn tổng đoạn này.

9. Chương trình Navigator dùng để truy cập đến các loại bản vẽ của ShipConstructor

CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 8 / 140
(mở bản vẽ đã có, tạo bản vẽ mới). Trong màn hình
Navigator, cột bên trái là danh
sách các thành phần chương trình (
Component List), toàn bộ phần bên phải còn lại
gọi là các trang (
page) ứng với thành phần đó.
Trong màn hình ở mục 7 trên đây, ta đang chọn thành phần
Project (nhấn chuột vào
chữ
Project trong danh sách, chữ này được bôi màu) và phần bên trái là trang Project
gồm cột ở giữa hiện danh sách các tổng đoạn đã có trong
Project, phía bên phải là
màn hình xem trước bản vẽ tổng đoạn và các nút chức năng.
Ghi chú: Trong ShipConstructor, mỗi tàu ứng với một project.
10. Chuyển sang trang
Pipe (nhấn chuột vào chữ Pipe ở cột thành phần bên trái)

11. Trong trang
Pipe, cột ở giữa là danh sách các bản vẽ hiện có. Danh sách này được
tổ chức thành nhóm có dạng như cây thư mục (nhưng không phải thư mục bản vẽ
thật). Trong nhóm Piping (ống) có bốn bản vẽ chính là BALLAST_BASE,
BALLAST_COMPLETE, TUTORIAL_BASE, TUTORIAL_COMPLETE. Bên trái
bản vẽ BALLAST_COMPLETE có dấu +. Nhấn vào dấu đó sẽ làm hiện ra danh sách
5 bản vẽ sơ đồ đi ống của hệ thống ống nước dằn được vẽ trong
BALLAST_COMPLETE.
Mỗi bản vẽ chính là bản vẽ đi ống 3 chiều (Pipe 3D Modeling) của một hệ thống ống
nào đó. Sau khi đi xong ống trong không gian 3 chiều, ta sẽ tạo ra các bản vẽ sơ đồ đi
ống và các dữ liệu khác cần cho việc gia công, lắp ráp các hệ thống ống đó.

Các bản vẽ không có dấu + như TUTORIAL_BASE tức là hiện chưa có bản vẽ thành
phần nào có liên quan đến bản vẽ chính.
12. Trong trang
Pipe còn có các nút lệnh:
• Open: mở một bản vẽ hiện có

New Piping: tạo một bản vẽ đi ống 3 chiều mới

Pipe BOM: tạo mới hoặc chỉnh sửa một bản kê vật tư ống
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 9 / 140
• Create SpoolDwg: tạo một sơ đồ đi ống
13. Chọn bản vẽ TUTORIAL_BASE. Đây là bản vẽ vẽ dở một hệ thống ống mà ta sẽ
hoàn tất trong các bài tập dưới đây.
14. Mở bản vẽ TUTORIAL_BASE bằng cách nhấn đúp chuột hoặc nhấn nút
Open

15. Khi một bản vẽ ống đã được mở thì men SC Pipe cũng xuất hiện trên thanh menu
của AutoCAD.
II.1.3 Làm việc trong bản vẽ đi ống 3 chiều.
Bản vẽ TUTORIAL_BASE tham chiếu XREF đến các bản vẽ kết cấu, bản vẽ thiết bị
và bản vẽ ống. Để dễ nhìn, ta sẽ bỏ bớt bản vẽ sườn U12F114.
1. Chọn menu
ShipConstructor / Xref groups… hoặc nhấn nút trên thanh công
cụ.
2. Trong màn hình hiện lên, bỏ chọn trước mục U12F114.
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 10 / 140

3. Nhấn

OK.
4. Để dễ nhìn ống, ta có thể chọn chế độ tô bóng (Gouraud) của AutoCAD. Khi có
nhiều ống trong bản vẽ có thể chọn chế độ 3D Mesh và Wireframe của AutoCAD để
tốc độ hiển thị nhanh hơn.
5. Nhấn nút
trong thanh công cụ Pipe. Trong màn hình hiện lên chọn 3D Mesh
rồi nhấn OK. Chọn tiếp menu
View\Shade\3D Wireframe của AutoCAD để có tốc độ
hiển thị nhanh.
6. Đặt các option như trong hình sau.

CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 11 / 140

7. Chọn menu
SC Structure / Hide hoặc nhấn nút rồi dấu sườn U12F106 đi

8. Bật layer “
Construction”. Một số đường dựng sẵn sẽ hiện lên để hỗ trợ đặt ống.

9. Điểm bắt đầu đi ống cũng như tuyến đi ống được hiển thị (màu xanh). Bây giờ ta
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 12 / 140
có thể bắt đầu đi ống được. Nhưng trước hết ta cần phải làm một số động tác để đảm
bảo rằng ống sẽ đi thuộc vào đúng hệ thống ống.
II.1.4 Cách khai báo và tổ chức vật tư ống trong ShipConstructor
Mỗi loại ống sẽ sử dụng được khai báo và tổ chức theo sơ đồ sau:
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 13 / 140
Tiêu chuẩn ốn

g
:
Các tiêu chuẩn
quốc tế.
Vd: ANSI-
Đườn
g
kính danh
nghĩa của ống
(Nominal Size):
Vd: 25mm, 3”
Kiểu đầu mút ốn
g

(End Treatment
Type):
Vd: đầu có ren ngoài,
Định n
g
h
ĩ
a cỡ ốn
g
(Size
Definition): Đường kính
danh nghĩa+ Tiêu chuẩn (cỡ
tải, đường kính ngoài, chiều
dầy)
Đầu mút ốn
g

(End
Treatment):
Đường kính danh nghĩa + Kiểu
đầu mút (cho một đầu ống)
Vd: 3” Plain
Mối ghép ống (Connection):
Đầu ống 1 + Đầu ống 2+ khe
hở hoặc đoạn chồng+ Phụ tùng
Vd: Mối ghép hàn=3”Plain to
3”Plain 1/16”gap
Ống/Phụ tùng (Pipe/Fitting)
Cỡ ống+Đầu ống1+Đầu ống 2+
Vd: Straight Pipe 3”ANSI-
N36.10XS 3” Plain 3” Plain
Carbon Steel
Catalo
g
:
Tập hợp các ống cùng loại
Vd: Catalog ống thép thường

Spec:
Các hạng mục ống dùng cho
một hệ thống ống cụ thể
Vd: Spec của hệ thống ống làm
mát, Spec của hệ thống ống

Bản vẽ ốn
g
(Pipin

g
Drawin
g
)
Các ống được vẽ động trong
bản vẽ theo số liệu trong Spec.
Thay đổi số liệu ống trong cơ
sở dữ liệu sẽ làm thay đổi ống
CTY CP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TÀU THỦY–VINASHIN ENGINEERING
Trang 14 / 140

1. Thứ tự khai báo một loại ống, thiết bị đường ống mới:
Chạy menu SC Pipe\Catalog Stock Editor hoặc nhấn nút . Màn hình Catalog
Stock Editor hiện lên như hình sau:

1.
Size Definitions Tab (Khai báo cỡ ống) -
Cỡ ống được tổ hợp từ bốn yếu tố: trị số đường kính + tiêu chuẩn ống + tiêu chuẩn
hình học + cỡ tải của ống (pipe schedule).
• Chọn hệ đơn vị ở góc trên bên trái màn hình. Ví dụ chọn Metric màn hình sẽ
như sau:

×