Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của nấm hồng chi đà lạt (ganoderma lucidum)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.78 MB, 170 trang )


Bộ GIáO DụC V ĐO TạO Bộ Y Tế

TRờng đại học y h nội




phạm thị bạch yến



ĐáNH GIá TíNH AN TON V HIệU QUả ĐIềU TRị
HộI CHứNG RốI LOạN LIPID MáU CủA NấM HồNG CHI
Đ LạT (GANODERMA LUCIDUM)






Luận án tiến sĩ y học








H nội - 2009




Bộ GIáO DụC V ĐO TạO Bộ Y Tế

TRờng đại học y h nội




PHạM THị BạCH YếN




ĐáNH GIá TíNH AN TON V HIệU QUả ĐIềU TRị
HộI CHứNG RốI LOạN LIPID MáU CủA NấM HồNG CHI
Đ LạT (GANODERMA LUCIDUM)


Chuyên ngành Y học cổ truyền.
Mã số: 62.72.60.01


Luận án tiến sĩ y học


Ngời hớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Nhợc Kim
2. GS.TS. Đào Văn Phan




H nội - 2009
Lời cảm ơn

Với lòng chân thnh v kính trọng tôi xin by tỏ lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới:
PGS.TS Nguyễn Nhợc Kim, Trởng Khoa Y hc c truyn -
Trờng Đại học Y Hà Nội, ngời thầy đã luôn tận tình hớng dẫn tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dợc Lý -
Trờng Đại học Y Hà Nội, ngời thầy đã luôn tận tình hớng dẫn tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án.
Tôi xin by tỏ lòng kính trọng v biết ơn tới:
PGS.TS. Phạm Nhật An Nguyên Phó Hiệu trởng trờng Đại
học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà - Nguyên Phó Hiệu trởng trờng Đại
học Y Hà Nội đã giúp đỡ, góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thnh cảm ơn:
- PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông Chủ nhiệm Bộ môn Dợc lý-
Trờng Đại học Y Hà Nội.
- TS KH. Trần Văn Thanh Phó Chủ nhiệm Bộ môn Dợc liệu -
Trờng Đại học Dc Hà Nội.
- TS. Đặng Kim Thanh Phó Chủ nhiệm Khoa Y hc c truyn -
Trờng Đại học Y Hà Nội.
- PGS.TS. Lê Thị Hi
n - Phó Chủ nhiệm Khoa Y hc c truyn -
Trờng Đại học Y Hà Nội.

- TS. Đỗ Văn Chính - Giám đốc Sở Y tế, Ban Giám đốc Sở cùng
toàn thể Cán bộ công chức Sở Y tế - Lâm Đồng.
- BS CKII Mai Xuân Tờng Nguyên Giám đốc, BS CKII Bùi Văn
Khôi Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội.
Những ngời đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Khoa Y hc c
truyn - Trờng Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Dợc lý - Trờng Đại học Y
Hà Nội, Bộ môn Dợc liệu - Trờng Đại học Dợc Hà Nội đã tạo mi
điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học nghiên cứu sinh và hoàn
thành luận án.
- , Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội,
Ban Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Phạm Ngọc Thạch Lâm Đồng.
Phòng Khám, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Khoa Xét nghiệm - Cận lâm sàng,
Khoa Nội, Khoa Lão của hai Bệnh viện đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi tiến hành
nghiên cứu lâm sàng phục vụ cho luận án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những ngời thân trong
gia đình và bạn bè, đồng nghiệp - những ngời đã thờng xuyên chia sẻ
khó khăn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt những năm tháng học tập,
nghiên cứu vừa qua, mà thiếu sự giúp đỡ chia sẻ này chắc chắn tôi không
có đợc kết quả của ngày hôm nay.
Phạm Thị Bạch Yến








Lêi cam ®oan


T«i xin cam ®oan ®©y lμ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c
sè liÖu, kÕt qu¶ nghiªn cøu… ®−îc nªu trong luËn ¸n lμ trung thùc vμ
ch−a tõng ®−îc ai c«ng bè trong bÊt kú mét c«ng tr×nh nμo.

T¸c gi¶ luËn ¸n




Phạm Thị Bạch Yến


CHỮ VIẾT TẮT

ACTAT
: Acyl coA cholesterol acyl transferase
Apo
: Apolipoprotein
ALT
: Alanin transaminase
AST
:
Aspartat transaminase
BMI
: (Body Mass Index), Chỉ số khối cơ thể
BMV
: Bệnh mạch vành

CM
: Chylomicron
CT
: Cholesterol toàn phần
D
0
(Date)
: Ngày thứ 0 (thời điểm trước nghiên cứu)
D
15
(Date)
: Ngày thứ 15 (thời điểm sau điều trị)
D
30
(Date)
: Ngày thứ 30 (thời điểm sau điều trị)
D
40
(Date)
: Ngày thứ 40 (thời điểm sau điều trị)
HA
: Huyết áp
HATT
: Huyết áp tâm thu
HATTr
: Huyết áp tâm trương
Hb
: Hemoglobin
HDL-C
:

(High density lipoprotein - Cholesterol),
Lipoprotein tỉ trọng cao.
HMG-CoA reductase
: β hydroxy - β metyl - glutaryl CoA -
reductase
HTGL
: Hepatic - triglycerid lipase
IDL-C
: (Intermediate density lipoprotein - Cholesterol) ,
Cholesterol của lipoprotein tỉ trọng trung gian.
LCAT
: Lecithin cholesterol acyl transferase
LDL -C
: (Low density lipoprotein - Cholesterol),
Cholesterol của lipoprotein tỉ trọng thấp.
Lp (a)
: Lipoprotein a
LP
: Lipoprotein
LPL
: Lipoprotein Lipase
NLC
: Nấm Linh chi
NHC
: Nấm Hồng chi
RLLPM
: Rối loạn lipid máu
THA
: Tăng huyết áp
TG

: Triglycerid
VLDL-C
: (Very low density Lipoprotein - Cholesterol),
Cholesterol của lipoprotein tỉ trọng rất thấp.
VXĐM
: Vữa xơ động mạch.
YHCT
: Y học cổ truyền
YHHĐ
: Y học hiện đại
YTNC
: Yếu tố nguy cơ


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1:
TỔNG QUAN 3
1.1. Lipid máu, lipoprotein 3
1.1.1. Lipid máu 3
1.1.2. Thành phần và cấu trúc của lipoprotein 3
1.1.3. Phân loại lipoprotein 3
1.1.4. Các con đường chuyển hóa lipoprotein 4
1.2. Rối loạn lipid máu 6
1.2.1. Tăng lipid máu thứ phát 7
1.2.2. Tăng lipid máu tiên phát 8
1.2.3. Các rối loạn lipid máu khác 10
1.2.4. Rối loạn lipid máu (RLLPM) và các bệnh tim mạch 12
1.2.5. Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu 14

1.3. Quan niệm của Y học Cổ truyền về hội chứng rối loạn lipid máu.25
1.3.1. Sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể 25
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng đàm 25
1.3.3. Các bệnh về đàm và phương pháp điều trị 27
1.3.4. Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về các bài thuốc, vị thuốc
có tác dụng điều trị rối loạn lipid máu
29
1.4. Tổng quan về nấm Linh chi 30
1.4.1. Sơ bộ về nấm Linh chi 30
1.4.2. Thành phần hóa học của nấm Linh chi 32
1.4.3. Một số nghiên cứu về Y học của nấm Linh chi trong nước và ngoài nước 33
1.4.4. Tổng quan về nấm Linh chi Đà Lạt 34
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Chất liệu nghiên cứu 36
2.2. Đối tượng nghiên cứu 37
2.2.1. Trong phòng thí nghiệm 37
2.2.2. Trên lâm sàng 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Xác định thành phần hoá học của nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma
lucidum) chủng DL1
39
2.3.2. Nghiên cứu tính an toàn của nấm Hồng chi 40
2.3.3. Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi trên chuột cống trắng gây tăng
cholesterol máu thực nghiệm
42
2.3.4. Nghiên cứu lâm sàng 44
2.4. Xử lý số liệu 49
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 51
3.1. Nghiên cứu thành phần hoá học và xác định độc tính cấp

(LD50), độc tính bán trường diễn của nấm Hồng chi Đà Lạt
(Ganoderma lucidum) chủng DL1
51
3.1.1. Thành phần hoá học 51
3.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng 52
3.1.3. Kết quả nghiên cứu độc tính bán cấp 52
3.2. Đánh giá tác dụng hạ lipid máu của nấm Hồng chi trên mô hình
gây tăng lipid máu thực nghiệm
66
3.2.1. Nghiên cứu ổn định mô hình gây tăng lipid máu trên chuột cống trắng 66
3.2.2. Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đối với hàm lượng lipid huyết thanh
chuột cống trắng
66
3.3. Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội
chứng rối loạn lipid máu ở người thông qua một số chỉ số lâm sàng
và cận lâm sàng
69
3.3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 69
3.3.2. Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội chứng
rối loạn lipid máu thông qua một số chỉ số lâm sàng
74
3.3.3. Kết quả điều trị trên các chỉ tiêu cận lâm sàng 80
3.3.4. Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn đã đưa ra 85
3.3.5. Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc 86
Chương 4: BÀN LUẬN 89
4.1. Độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn của nấm Hồng
chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) chủng DL1
89
4.1.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp (LD 50) của nấm Hồng chi Đà Lạt 89
4.1.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán cấp 90

4.2. Tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) chủng
DL1 trên mô hình gây tăng cholesterol máu thực nghiệm
93
4.2.1. Nghiên cứu ổn định mô hình gây tăng lipid máu trên chuột cống trắng 93
4.2.2. Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đối với hàm lượng cholesterol huyết
thanh chuột cống trắng
95
4.3. Tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội chứng rối loạn
lipid máu ở người thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
98
4.3.1. Mối tương quan giữa các yếu tố liên quan với các chỉ số về lipid ở
các bệnh nhân nghiên cứu
98
4.3.2. Sự liên quan giữa các biến lipid và huyết áp 98
4.3.3. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng theo tứ chẩn 100
4.3.4. Tác dụng hạ lipid máu của nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma
lucidum) chủng DL1
102
4.3.5. Chọn thuốc trong nhóm đối chứng 110
4.3.6. Kết quả điều trị theo tiêu chuẩn đã đưa ra 112
4.3.7. Tác dụng không mong muốn của thuốc 112
4.3.8. Chọn liều nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) chủng DL1 114
4.3.9. Tính kinh tế và ý nghĩa thực tiễn của thuốc nghiên cứu 115
KẾT LUẬN 117
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 118
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1.1: Đặc điểm của các lipoprotein chính trong huyết tương. 4
Bảng 1.2: Rối loạn lipid máu thứ phát 7
Bảng 1.3: Phân loại rối loạn lipid và lipoprotein máu theo Fredrickson 8
Bảng 1.4: Tăng lipid máu tiên phát 10
Bảng 1.5: Phân loại nồng độ cholesterol máu 14
Bảng 1.6: Khuyến cáo ATP III-NCEP Hoa Kỳ năm 2004 (sửa đổi) về mức
LDL-C cần đạt.
15
Bảng 1.7: Khuyến cáo điều trị RLLPM theo mức độ LDL-C 16
Bảng 1.8 : Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành 16
Bảng 1.9: Hiệu quả điều chỉnh rối loạn lipid máu của một số nhóm thuốc chính 23
Bảng 1.10: Thành phần hoá học của nấm Linh chi 32
Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong nấm Hồng chi Đà Lạt 51
Bảng 3.2: Diễn biến trọng lượng thỏ 52
Bảng 3.3: Diễn biến số lượng hồng cầu thỏ 53
Bảng 3.4: Diễn biến về thể tích trung bình hồng cầu thỏ. 53
Bảng 3.5: Diễn biến hàm lượng hemoglobin của thỏ 54
Bảng 3.6: Diễn biến số lượng bạch cầu thỏ 54
Bảng 3.7: Diễn biến về công thức bạch cầu của thỏ 55
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến hematocrit thỏ 56
Bảng 3.9: Diễn biến về số lượng tiểu cầu thỏ 56
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến hoạt độ AST của thỏ 56
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến hoạt độ ALT của thỏ 57
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến albumin trong máu thỏ 57
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến bilirubin toàn phần 58
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến nồng độ ure huyết thanh 58
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến creatinin huyết thanh 59
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của uống cholesterol qua chỉ số lipid máu chuột. 66
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đối với hàm lượng cholesterol. 66
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đối với hàm lượng triglycerid. 67

Bảng 3.19: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đối với hàm lượng LDL-C 67
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đối với hàm lượng HDL-C 68
Bảng 3.21: Chỉ số nhân trắc và huyết áp trước lúc điều trị 69
Bảng 3.22: Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới 70
Bảng 3.23: Nghề nghiệp của bệnh nhân 70
Bảng 3.24: Một số thói quen sinh hoạt của bệnh nhân 71
Bảng 3.25: Đặc điểm về các thành phần lipid máu 72
Bảng 3.26: Phân loại lipid máu 72
Bảng 3.27: Đặc điểm thể bệnh theo YHCT. 73
Bảng 3.28: Đặc điểm về mối liên quan giữa các biến lipid và huyết áp 73
Bảng 3.29: Sự thay đổi triệu chứng theo Vọng chẩn 74
Bảng 3.30: Sự thay đổi triệu chứng theo Văn chẩn 75
Bảng 3.31: Sự thay đổi triệu chứng theo Vấn chẩn 75
Bảng 3.32: Sự thay đổi triệu chứng theo Thiết chẩn 77
Bảng 3.33: Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc nhóm 1 và 2 77
Bảng 3.34: Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc ở nhóm 3 78
Bảng 3.35: Thay đổi huyết áp trên bệnh nhân THA nhóm 1 và 2 78
Bảng 3.36: Thay đổi huyết áp trên bệnh nhân THA nhóm 3 78
Bảng 3.37: Thay đổi huyết áp trên bệnh nhân HA bình thường nhóm 1 và 2.78
Bảng 3.38: Thay đổi huyết áp trên bệnh nhân HA bình thường nhóm 3 79
Bảng 3.39: Tác dụng của nấm Hồng chi trên cholesterol 80
Bảng 3.40: Tác dụng của nấm Hồng chi trên triglycerid 80
Bảng 3.41: Tác dụng của nấm Hồng chi trên HDL-C. 81
Bảng 3.42: Tác dụng của nấm Hồng chi trên LDL-C 81
Bảng 3.43: Tác dụng của nấm Hồng chi trên chỉ số CT/HDL-C 82
Bảng 3.44 : Tác dụng của nấm Hồng chi trên chỉ số LDL-C/HDL-C 83
Bảng 3.45: Diễn biến số lượng hồng cầu 83
Bảng 3.46: Diễn biến hàm lượng hemoglobin 84
Bảng 3.47: Diễn biến số lượng bạch cầu. 84
Bảng 3.48: Diễn biến về số lượng tiểu cầu 85

Bảng 3.49: Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn YHHĐ. 85
Bảng 3.50: Đánh giá kết quả điều trị theo tiêu chuẩn YHCT 86
Bảng 3.51: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến hoạt độ AST. 86
Bảng 3.52: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi đến hoạt độ ALT. 87
Bảng 3.53: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi trên nồng độ ure huyết thanh 87
Bảng 3.54: Ảnh hưởng của nấm Hồng chi trên creatinin huyết thanh 88











DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới. 69
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm BMI trước lúc điều trị 71


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Phân loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu. 18
Sơ đồ 1.2: Cơ chế bệnh sinh hội chứng rối loạn lipid máu theo quan niệm
của YHCT.
27
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bào chế 36

Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiên cứu tính an toàn của nấm Hồng chi Đà Lạt 42
Sơ đồ 2.3: Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi trên mô hình tăng
cholesterol máu chuột cống trắng.
44
Sơ đồ 2.4: Quá trình nghiên cứu lâm sàng 47

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Cấu trúc của lipoprotein 3
Hình 1.2: Các con đường chuyển hoá lipoprotein. 4
Hình 1.3: Sự hình thành mảng xơ vữa động mạch 13
Hình 3.1: Hình ảnh vi thể gan thỏ (Tế bào gan bình thường) 60
Hình 3.2: Hình ảnh vi thể gan thỏ (Tế bào gan không có tổn thương) 60
Hình 3.3: Hình ảnh vi thể gan thỏ (Một vài thỏ xung huyết nhẹ) 61
Hình 3.4: Hình ảnh vi thể gan thỏ (Một phần nang thanh dịch ở một vài thỏ) 61
Hình 3.5: Hình ảnh vi thể thận thỏ (Thận bình thường) 62
Hình 3.6: Hình ảnh vi thể thận thỏ (Xung huyết cầu thận và mô kẽ ở một vài thỏ) 62
Hình 3.7: Hình ảnh vi thể cầu thận thỏ (Thoái hoá teo, xung huyết ở một vài thỏ) 63
Hình 3.8: Hình ảnh vi thể gan thỏ (Tế bào gan tái tạo để thay thế) 64
Hình 3.9: Hình ảnh vi thể gan thỏ (Tế bào gan giàu glycogen) 64
Hình 3.10: Hình ảnh vi thể cầu thận (Thận bình thường) 65
Hình 3.11: Hình ảnh vi thể cầu thận (Thận bình thường) 65




-1-
ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn lipid máu được coi là một nguy cơ quan trọng cho sự hình thành,

phát triển của bệnh vữa xơ động mạch (VXĐM). VXĐM đã gây ra nhiều biến
chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người như: nhồi máu cơ tim, xuất
huyết não [30], [31], [48].
Trong vài năm gần đây, trên thế giới có 17 triệu người tử vong do
nguyên nhân tim mạch; dự báo trong tương lai (đến năm 2020): bệnh động
mạch vành,
đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu trên toàn
thế giới, tử vong do tim mạch tăng lên 20 triệu người (trong đó có các yếu tố
ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong sớm như: tăng cholesterol tử vong 4,4 triệu, tăng
huyết áp tử vong 7,1 triệu, hút thuốc lá tử vong 4,9 triệu người, ) [48]. Ở
Mỹ, hàng năm có khoảng 1 triệu người chết về bệnh lý tim mạch, trong đó
VXĐM gây tử vong liên quan tới 42,6%.
Ở Pháp, mỗi năm có khoảng 10.000
ca nhồi máu cơ tim và 50.000 ca tử vong liên quan đến VXĐM. Ở Việt Nam,
theo Phạm Khuê, Phạm Tử Dương (1986) tử vong do VXĐM gây nên chủ
yếu là tai biến mạch máu não (85,1%) và động mạch vành (14,86%) [13],
[23]. Hội chứng rối loạn lipid máu đang là vấn đề thời sự được các nhà Y-
Dược học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay có
nhiều nhóm thuốc có tác dụng điều chỉnh rối loạ
n lipid máu ra đời góp phần hạn
chế các hậu quả do rối loạn lipid máu gây ra như: dẫn xuất Statin, Acid fibric,
các chất gắn acid mật [6], [81], Ngay cả sự phát triển của các thuốc ức chế
HMG-CoA reductase là một tiến bộ lớn trong điều trị tăng cholesterol và tăng
lipoprotein máu - nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu an toàn và hiệu quả
nhất là Statin nhưng vẫn làm tăng enzym gan, đau cơ, viêm cơ, hoại tử cơ

có một tỉ lệ gây quái thai; hậu quả sau 20 đến 30 năm liên tục điều trị bằng
Statin vẫn chưa được biết rõ; cụ thể như: sau sử dụng thuốc Cerivastatin
(Baycol) của công ty Bayer có 31 người chết liên quan đến bệnh tiêu cơ vân
(thuốc không còn được lưu hành trên thị trường nữa) [6], [23], [62], [120].

Hơn nữa việc điều trị rối loạn lipid máu thường kéo dài nên gây rất nhiều tốn


-2-
kém cho người bệnh. Để khắc phục những tồn tại này, nhiều nhà khoa học
trên thế giới đang có xu hướng tìm các thuốc có nguồn gốc tự nhiên đặc biệt
là dùng thảo dược làm thuốc phòng và chữa bệnh [33], [68], [119].
Ở Việt Nam, với truyền thống “Nam dược trị Nam nhân”, nhiều bài thuốc
cổ phương, nghiệm phương, nhiều vị thuốc thảo mộc đã được sử dụng rộng rãi
trong n
ước để chữa chứng bệnh này như bài: ”Nhị trần thang”, ”Bối mẫu qua lâu
tán”, ”Thanh khí hoá đàm thang”, ”Bán hạ bạch truật thiên ma thang”, ”Giáng chỉ
ẩm” viên ngưu tất, viên nghệ nén (cholestan) [19], [20], [22].
Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum thuộc họ nấm gỗ Ganodermataceae)
là một loại thuốc quí đã mọc và được nuôi trồng nhiều ở Lâm Đồng [40].
Truyền thuyết xưa còn coi đây như một loại thuốc trường sinh bất lão bởi tác
dụng đa n
ăng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Việc nghiên cứu sử dụng nấm
Linh chi trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu đã được Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ đánh giá có hiệu quả [41], [68], [95]. Ở nước ta Bùi Chí
Hiếu, Đào Văn Phan, Nguyễn Thị Mai Anh đã sơ bộ nghiên cứu trên thực
nghiệm cho thấy nấm Linh chi có tác dụng hạ lipid máu trên chuột [2], [21].
Tạ
i Đà Lạt Lâm Đồng các nhà dược học và sinh học đã tìm thấy nấm Linh chi
mọc tự nhiên trong các khu rừng, hiện nay đang được nhân dân nuôi trồng và
sử dụng rộng rãi, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về Y học. Trong
phạm vi đề tài này đã tiến hành nghiên cứu về cây thuốc địa phương nấm
Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) chủng DL1 trong điều trị hội chứng
rối loạn lipid máu với nhữ
ng mục tiêu cụ thể sau:

1. Xác định độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn của
nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) chủng DL1 .
2. Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trên mô hình gây
tăng cholesterol máu thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng của nấm Hồng chi Đà Lạt trong điều trị hội
chứng rối loạn lipid máu ở người thông qua một số chỉ số lâm sàng và cận
lâm sàng.


-3-
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. LIPID MÁU, LIPOPROTEIN
1.1.1. Lipid máu: Lipid là một thành phần quan trọng của màng tế bào. Các
lipid đều không tan trong nước nên để tuần hoàn được trong huyết tương, chúng
phải kết hợp với protein tạo thành phức hợp gọi là lipoprotein (LP) [18].
1.1.2. Thành phần và cấu trúc của lipoprotein:
Lipoprotein là những phân tử hình cầu gồm phần nhân và phần vỏ [1], [18], [130]:









Hình 1.1: Cấu trúc của lipoprotein (theo G. Turpin, 1991) [18],[134].
- Phần nhân trung tâm, chứa triglycerid và cholesterol este hoá không
phân cực [18], [130].

- Phần lớp v
ỏ được cấu tạo bởi các phân tử lipid phân cực gồm
phospholipid, cholesterol tự do và các apoprotein. Phần vỏ này đảm bảo tính tan
của LP trong huyết tương có tác dụng vận chuyển các lipid không tan [18].
1.1.3. Phân loại lipoprotein:
Bằng phương pháp siêu ly tâm lipoprotein huyết tương được phân chia
theo tỷ trọng. Độ lắng của các loại LP khi siêu ly tâm tỷ lệ nghịch với trữ
lượng lipid [1], [18], [130]. Lipoprotein có 5 dạng chính (bảng 1.1):
CE = Cholesterol
este hóa
TG = Triglycerid

Apoprotein
Phospholipid
Cholesterol tự do


-4-
Bảng 1.1: Đặc điểm của các lipoprotein chính trong huyết tương [1], [18].
Các LP

Tỷ trọng
g/ml
Đường
kính
(nm)
Tỉ lệ
TG/
CT
Nguồn gốc Chức năng

Loại apo
chính
CM
≤ 0,960
500 - 80 10: 1 Ruột
Vận chuyển
TG ngoại sinh
B48, E,
A1, C
VLDL
0,96÷1,006
80 - 30 5: 1 Gan
Vận chuyển
TG nội sinh
B100, E,
C
IDL- C
1,006- 1,019
Sản phẩm chuyển
hóa của VLDL-C
Tiền chất của
LDL-C
B100, E,
C
LDL-C
1,006 ÷1,063
35 - 25 NS
Sản phẩm chuyển
hóa của VLDL qua
trung gian IDL

Vận chuyển
CT
B 100
HDL-C
1,063÷1,210
12 - 5 NS
Gan, ruột, sản phẩm
chuyển hóa của CM
và VLDL-C
Vận chuyển
CT ngược
A1, A2,
E, C

1.1.4. Các con đường chuyển hóa lipoprotein:
Chuyển hóa của lipid trong máu gồm 2 con đường: ngoại sinh và nội
sinh [18], [81], [109].

Hình 1.2: Các con đường chuyển hoá lipoprotein.


-5-
1.1.4.1. Chuyển hóa lipid máu ngoại sinh:
Con đường này liên quan đến lipid thức ăn, xảy ra sau bữa ăn có nhiều
mỡ, là con đường vận chuyển triglycerid và cholesterol do thức ăn cung cấp
đến các mô khác nhau của cơ thể [18], [109], [130].
Quá trình tiêu hoá lipid ở ruột tạo ra glycerol, acid béo, monoglycerid.
Sau khi hấp thu các sản phẩm này, tế bào niêm mạc ruột sẽ tái tổng hợp
triglycerid, đồng thời nó cũng tổng hợp apoprotein để tạo chylomicron.
Chylomicron được hấp thu qua màng đáy vào mạch bạch huyết, qua ống ng

ực
vào hệ tuần hoàn, rồi theo dòng máu đến các mô khác nhau [18], [109], [130].
Trong máu tuần hoàn, chylomicron có thời gian bán huỷ vài phút. Quá trình
thanh lọc chylomicron ra khỏi máu tuần hoàn được diễn ra qua nhiều giai đoạn:
- Enzym LPL có ở bề mặt các tế bào nội mô mao mạch của mô mỡ, cơ,
xương, cơ tim, tuyến vú được hoạt hoá bởi apo CII sẽ thuỷ phân triglycerid, giải
phóng acid béo tự do cho những tổ chức này. Acid béo được sử dụng để sinh năng
lượng hoặc lại đượ
c este hoá thành triglycerid dự trữ [18], [109], [130].
- Chylomicron bị rút dần triglycerid tạo thành chylomicron tàn dư. Thành
phần bề mặt của chylomicron tàn dư có chứa cholesterol, phospholipid; apo A và apo
CII sẽ được chuyển giao cho HDL-C đồng thời chylomicron tàn dư nhận cholesterol
este từ HDL-C được vận chuyển về gan [18], [109], [130].
- Tại gan, apoE của chylomicron tàn dư sẽ gắn vào receptor E của tế
bào gan và phân tử tàn dư này được vận chuyển vào trong tế bào đến tiêu thụ
ở lysosom. Một phần cholesterol được sử dụng để tổ
ng hợp acid mật, một
phần cùng với triglycerid tạo thành VLDL [18], [109], [130].
1.1.4.2. Chuyển hóa lipid máu nội sinh:
Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có nguồn gốc từ gan, là con
đường vận chuyển triglycerid và cholesterol từ gan đến các mô khác nhau của
cơ thể và ngược lại [18], [109], [130].
VLDL-C giàu triglycerid được tạo thành ở gan (90%) và một phần từ
ruột (10%) sẽ được chuyển đến các mô ngoại vi. Tại đây, VLDL-C có số phận
giống như CM, phần lớn triglycerid củ
a nó được thuỷ phân bởi enzym LPL
giải phóng các acid béo cho tổ chức. Thành phần bề mặt còn lại của VLDL-C
có chứa cholesterol tự do, phospholipid, apo C và một phần apo E sẽ được



-6-
chuyển giao cho HDL-C, VLDL-C trở nên nhỏ hơn tạo thành IDL-C. Bên cạnh
đó, cholesterol tự do được chuyển giao cho HDL-C sẽ được este hoá và được đưa
ngược trở lại IDL bằng cách trao đổi với triglycerid của IDL-C [18], [109], [130].
IDL-C trở lại gan, một phần nhỏ gắn vào receptor đặc hiệu của LDL-C
(receptor B và E) của tế bào gan, sau đó được hấp thu vào tế bào và tiêu thụ
trong lysosom. Trong khi đó, một phần lớn IDL-C bị lấy đi triglycerid do tác
dụng của lipase gan HTGL sẽ chuyể
n thành LDL-C. LDL-C với thành phần
chủ yếu là cholesterol este và apo B100, giữ vai trò chính trong sự vận chuyển
cholesterol đến các mô ngoại vi. Tại đây, apo B100 sẽ nhận diện receptor B
đặc hiệu ở màng tế bào và gắn vào tế bào. Tiếp theo đó, LDL-C được đưa vào
trong tế bào bằng hiện tượng thực bào rồi bị thoái hoá trong lòng lysosom,
giải phóng cholesterol tự do. Cholesterol tự do trong tế bào có vai trò điều hoà
số lượng repceptor của LDL theo cơ chế feedback âm, gây ức chế enzym
HMG-CoA reductase và ngăn cả
n quá trình tổng hợp cholesterol ở các mô ngoại
vi, đồng thời nó cũng kích thích enzym ACAT gây este hoá chính bản thân nó.
Khi receptor của LDL ở màng tế bào bị thiếu hụt về số lượng hoặc bị biến đổi về
chất lượng, nồng độ LDL-C trong máu tăng cao và bị biến đổi như bị oxy hoá
hoặc glycosyl hoá. Khi đó đại thực bào có thể bắt giữ LDL-C biến đổi này thông
qua các receptor đặc hiệu. Sự lấy đi LDL-C ở thành độ
ng mạch của đại thực bào
đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch. Khi
đại thực bào đã chứa đầy các cholesterol este, chúng sẽ trở thành những "tế bào
bọt" (foam cell) - một thành phần của mảng xơ vữa [18], [109], [130].
HDL-C được tổng hợp ban đầu ở gan và một phần nhỏ ở ruột dưới
dạng những phân tử tiền chất, HDL-C có hai vai trò quan trọng: là nguồ
n
cung cấp apoprotein cho CM, VLDL-C và tham gia vận chuyển cholesterol

"trở về" gan (cholesterol revers) [18], [109], [130].
Bình thường quá trình tổng hợp và thoái hóa lipoprotein là cân bằng
nhau, khi có sự bất thường trong quá trình tổng hợp và thoái hóa sẽ gây nên
rối loạn lipid máu.
1.2. RỐI LOẠN LIPID MÁU:
Tăng lipid máu được chia làm hai loại là tăng lipid máu tiên phát và
tăng lipid máu thứ phát. Tăng lipid máu tiên phát thường gặp hơn tăng lipid
máu thứ phát [10], [18], [109], [126], [130].


-7-
1.2.1. Rối loạn lipid máu thứ phát:
Bảng 1.2: Rối loạn lipid máu thứ phát [10], [18].
Bệnh lý Rối loạn lipid huyếtRối loạn lipoprotein huyết
Đái tháo đường
TG↑ CM ↑, VLDL ↑, HDL-C ↓
Hội chứng thận hư
CT ↑, TG↑ LDL↑, VLDL-C↑
Tăng urê máu
TG↑ VLDL-C↑, HDL-C↓
Suy thận mạn
TG↑ LDL-C↑ hoặc BT, VLDL-C↑
Bệnh gan tắc nghẽn
CT↑ LpX↑
Tắc mật
CT↑

Suy giáp trạng
CT↑, TG↑ LDL-C↑, VLDL-C↑
Béo phì

TG↑ CM ↑, VLDL-C ↑
Chứng ăn vô độ
TG↑ CM ↑, VLDL-C ↑
Nghiện thuốc lá
TG↑ và hoặc CT ↑

Nghiện rượu
TG↑ và hoặc CT ↑

Dùng thuốc tránh thai
TG↑ ↑ VLDL-C, ↓HDL-C
Thuốc ức chế bêta-giao
cảm
TG↑ ↑ VLDL-C, ↓HDL-C
Isotretinion (13 – cis -
nicotinic acid)
TG↑ ↑ VLDL-C, ↑ chylomicron,
↓ HDL-C
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lipid gồm: béo phì; cách sống ảnh
hưởng như: chế độ ăn (ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có
chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa
toàn phần , lười vận động thể lực, hút thuốc, uống quá nhiều rượu; những rố
i
loạn nội tiết như: đái tháo đường, suy giáp; bệnh gan và thận. Những nguyên
nhân quan trọng khác làm tăng lipid máu là sử dụng thuốc kéo dài như: lợi
tiểu, chẹn beta, glucocorticoid, các gốc acid retinoic, [1], [62].


-8-
1.2.2. Rối loạn lipid máu tiên phát:

Năm 1965 Fredrickson căn cứ vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm các
thành phần lipoprotein xếp hội chứng rối loạn lipid máu thành 5 typ trong đó
týp II được chia thành 2 kiểu IIa và IIb. Từ năm 1970 cách phân loại này đã
trở thành phân loại quốc tế [10], [102], [128].
Bảng 1.3: Phân loại rối loạn lipid và lipoprotein máu theo Fredrickson [11], [128].
Typ
Rối loạn
LP
Rối loạn lipid
huyết
Độ trong
huyết
tương
Tần số
xuất hiện
Mức độ
nguy hiểm
với XVĐM
I
CM↑ TG↑
Đục Rất hiếm ±
IIa
LDL-C↑↑ CT↑↑
Trong
Thường
gặp
++++
IIb
VLDL-C↑,
LDL-C↑↑

CT↑↑↑, TG↑↑
Đục
Thường
gặp
++++
III
βVLDL
IDL-C↑
CT↑, TG↑↑
Đục Ít gặp +++
IV
VLDL-C↑
CT↑hoặc BT,
TG↑↑
Đục
Thường
gặp
+++
V
CM↑
VLDL-C↑
CT↑, TG↑↑↑
Đục Hiếm gặp ++
* Týp I: Tăng chylomicron máu.
* Týp II: Tăng lipoprotein beta máu, týp này được phân làm 2 týp nhỏ là:
IIa và IIb.
- Týp IIa: Tăng cholesterol máu nguyên phát (chỉ tăng cholesterol và LDL),
gồm có 2 thể: thể đa gen và thể đơn gen. Thể đa gen: do khuyết tật của thụ thể
LDL; có 2 hình thái đồng hợp tử và dị hợp tử. Nguyên nhân của bệnh là do
đột biến gen mã hóa thụ thể của LDL nằm trên nhiễm sắc thể số 19 [49],

[130]. Thể đơn gen: Tăng cholesterol máu đơn gen gồm tăng cholesterol máu
thể gia đình di truyền trội nhiễm sắc thể thường, tăng cholesterol máu thể gia
đình di truyền lặn [49], [130].


-9-
- Tăng cholesterol máu týp IIb (Tăng lipid máu hỗn hợp gia đình): Tăng
lipid máu hỗn hợp (cholesterol và LDL-C tăng rất cao, triglycerid và VLDL-C
cũng tăng ) [49]. Thể này thường kèm theo rối loạn chuyển hóa glucid, tăng
acid uric máu, tăng huyết áp. Đây là di sản kép của 2 thể rối loạn lipid máu
týp IIa và týp IV, người bệnh có cha hoặc mẹ bị bệnh tăng cholesterol đơn
thuần týp IIa và tăng triglycerid đơn thuần. Di truyền học của tăng lipid máu
hỗn hợp gia đình g
ần đây đã cho thấy những đột biến đồng hợp tử (Q148X và
Q139X) trong gen apolipoprotein AV [49], [71], [130].
- Tăng cholesterol máu týp III: Rối loạn lipoprotein máu (tăng IDL-C).
Thể bệnh lý này hiếm gặp (1/10.000 người); cholesterol toàn phần tăng,
triglycerid máu tăng và tăng IDL-C điểm này là đặc trưng cho týp III, bệnh
thường được phát hiện sau tuổi 20, những thể ở trẻ em thì rất nặng [49], [130].
- Tăng triglycerid máu týp IV: thường không có triệu chứng lâm sàng,
được phát hiện trong đ
iều tra về di truyền; nhạy cảm với rượu, các loại glucid,
các chất béo và tình trạng béo phì; mức tăng của cholesterol luôn thấp hơn rõ
rệt so với mức tăng triglycerid máu, IDL-C thấp tương ứng với mức tăng
triglycerid máu. Tăng triglycerid máu nội sinh týp IV có đặc tính sinh vữa xơ
yếu. Điều này được giải thích rằng, có sự phối hợp của triglycerid máu tăng
cao với HDL-C thấp (hướng sinh vữa xơ) và LDL-C thấp (hướ
ng bảo vệ
chống vữa xơ) [49], [130].
- Tăng lipid máu týp IV: có thể là bệnh di truyền đơn gen trội (khoảng 10 %

số bệnh nhân) hoặc thiếu gen. Trong thể bệnh này, người ta đã hiểu rõ vai trò của
các yếu tố môi trường nhưng vai trò của gen vẫn chưa được sáng tỏ [49], [130].
- Týp V: Tăng triglycerid máu hỗn hợp (tăng chylomicron và VLDL-
C), typ V tiên phát rất hiếm gặp, týp V thứ phát hay gặp trong cơn tăng lipid
máu của týp IV (gây ra do rượ
u, điều trị corticoid, đái tháo đường
nặng…).Tăng triglycerid máu týp I rất nhạy cảm với mỡ ngoại sinh, bệnh di
truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường [49], [130].
Tăng lipid máu tiên phát có dấu hiệu chính và triệu chứng lâm sàng là ứ
đọng lipid ở các vị trí khác nhau của cơ thể [1], [18].

×