Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích Những xung đột nội tâm của nhân vật Ra-ma doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.25 KB, 11 trang )

Phân tích Những xung đột nội tâm của nhân vật Ra-
ma khi gặp lại vợ


Có lẽ tạo hoá biết mình đã lỡ tay ban phát cho con người
một trái tim - một trái tim biết yêu thương và giận dỗi cho
nên lại trao tặng cho con người danh dự và lòng vị tha.
Chính tình yêu và danh dự có lúc đã đẩy con người đến
với tội lỗi, nhưng cũng đem lại hạnh phúc cho mỗi con
người. Chàng Ra-ma, người anh hùng trong sử thi Ấn Độ
Ra-ma-ya-na cũng không ngoại lệ. Chàng đau đớn giằng
xé giữa tình yêu và danh dự ngay trong ngày chiến thắng,
cứu được người vợ yêu quý, tình yêu của chàng khỏi bàn
tay quỷ dữ. Vì trong chàng tồn tại hai tính cách mâu thuẫn
nhau xuất phát từ hai tư cách khác nhau. Tư cách của
một đức vua đòi hỏi phải tuân thủ mọi qui ước của cộng
đồng, đặc biệt là qui ước về danh dự cá nhân cũng là
danh dự cộng đồng và tư cách người chồng, nghi ngờ vợ
trong vòng tay kẻ khác nên ghen tuông dữ dội.

Trước tiên, ta hãy xét đến thái độ của Ra-ma đối với vợ,
nàng Xi-ta. Như ta đã biết đời sống cổ đại mang tính cộng
đồng rất cao, cho nên vua phải tuân thủ đạo đức cộng
đồng, đặc biệt quan niệm về danh dự. Danh dự đó là
mạng sống, mất danh dự nghĩa là mất tất cả và không gì
có thể lấy lại được. Muốn sống, mỗi người phải giữ lấy
cho mình danh dự cá nhân, danh dự của một con người
chân chính - một người anh hùng. Ra-ma không phải là
người bình thường như bao người khác. Chàng là một vị
vua - thủ lĩnh bộ tộc, đại diện cho cộng đồng. Danh dự
của chàng gắn liền với cộng đồng, gắn liền với sự sống và


chàng phải có trách nhiệm với nó.

Sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta
chàng đã khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình,
đồng thời nhấn mạnh sự giúp đỡ của những người bạn
hảo hán như tướng khỉ Ha-nu-man, Vi-phi-a-na Ra-ma
đã bộc lộ rõ lí tưởng chiến đấu và sức mạnh cộng đồng.
Việc cứa Xi-ta khỏi bàn tay Ra-va-na không những xuất
phát từ tình yêu mà còn là danh dự, gắn chặt với trách
nhiệm. Chính thế, với chàng “kẻ nào bị quân thù lăng
nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù đó là
kẻ tầm thường”. Trách nhiệm bảo vệ danh dự của Ra-ma
không chỉ với cá nhân, còn là trách nhiệm của một vị vua
đại diện cho cả cộng đồng. Việc Ra-ma tiêu diệt Ra-va-na
không mang tính chất trả thù riêng tư mà vì muốn thể hiện
sức mạnh, vì quyền lợi cả cộng đồng. “Ta làm điều đó vì
nhân phẩm của ta để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng
họ lừng lẫy tiếng tăm của ta”. Chàng đã so sánh hành
động của mình với đại đạo sĩ A-gax-ti-a đó là một người
đã nhờ công sám hối khổ hạnh giải thoát cho các xứ
phương Nam khỏi nỗi kinh khiếp đối với In-van và Va-ta-
pi. Nghĩa là hành động của chàng là hành động đại nghĩa,
hành động sáng suốt của một đức vua. Với thái độ của
người anh hùng chàng đã khẳng định rằng việc chàng
cứu Xi-ta không phải là vì nàng, vì chàng. Chàng làm điều
đó là để bảo vệ danh dự của dòng họ “điều đó để chứng
tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường”. Chàng đã
khẳng định danh dự của dòng họ quý tộc, dòng họ một vị
vua đại diện cho cả cộng đồng.


Tuy nhiên, Ra-ma còn là một người chồng, một người
chồng có vợ bị kẻ thù cướp đi. Với tư cách là người
chồng, Ra-ma nghĩ rằng cần phải cứu Xi-ta, cần phải cứu
lấy người vợ xinh đẹp và đáng yêu của mình, cứu nàng
còn là cứu lấy danh dự người đàn ông. Nhưng rồi chính
chàng cũng ghen tuông, nghi ngờ phẩm hạnh của Xi-ta.
Con tim cá nhân trỗi dậy, tính ích kỷ bộc lộ dần, cơn ghen
tuông ngờ vực trong lòng Ra-ma bùng nổ : “Thấy người
đẹp với gương mặt bông sen với những cuộn tóc lượn
sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như cắt”.

Để bảo vệ danh dự và cũng là khẳng định tình yêu gắn
với không chia xẻ cho kẻ khác, một khi Xi -ta đã có thời
gian trong tay quỷ vương, chàng không thể có một người
vợ như vậy, Ra-ma đã buông ra những lời lẽ, khách sáo,
lạnh nhạt đối với Xi-ta do lòng ngờ vực “Hỡi phu nhân cao
quí”. Lời lẽ ấy thiếu sự âu yếm chân thành mà lạnh lùng
xa lạ. Tâm trạng của chàng được miêu tả theo diễn biến
mâu thuẫn giữa danh dự dòng họ và tình yêu, nhưng về
sau lại là những cơn ghen tuông của một người chồng,
một con người bình thường biết yêu và biết nổi giận như
bao người khác. Sau cùng chàng nghi ngờ đức hạnh của
Xi-ta, ruồng rẫy nàng : “Người đã sinh trưởng trong một
gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng
sống trong nhà một kẻ khác. Đơn giản vì mụ ta là vật để
yêu đương”. Lời lẽ đã chuyển thành hành động. Ra-ma
không nhận người vợ thân yêu nữa. Lên đến tột đỉnh, Ra-
ma xỉ nhục Xi-ta bằng cách gợi ý nàng đến với bất kỳ một
người nào khác có thể là Lắc-ma-na, Bha-ra-ta hay Xa-
tru-na


Việc chối bỏ người vợ thảo hiền của Ra-ma mang tính
công khai, minh bạch. Chàng đau đớn caogiọng trước
toàn dân chúng, trong không gian cộng đồng đậm chất sử
thi. Ra-ma sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc đã
dám hi sinh tình yêu vì bổn phận người anh hùng, đạo
đức của một vị vua mẫu mực. Ra-ma ruồng rẫy Xi-ta
trước hết vì danh dự dòng họ sau cũng vì ghen tuông.
Chàng yêu hết mình nhưng cũng ích kỉ, ghen tuông cực
độ, có lúc cương quyết cứng rắn nhưng cũng có lúc mềm
yếu. Bản chất cái tôi có lúc sáng - tối, tốt - xấu, thiện - ác
luôn luôn tương phản trong Ra-ma.

Ra-ma buộc tội là chương đặc sắc trong sử thi Ra-ma-ya-
na, nếu chỉ dừng lại ở việc cứu Xi-ta thì sử thi chỉ là bản
anh hùng ca bình thường. Cái hay chính ở chỗ tác giả đã
tạo ra bước ngoặt lớn trong quá trình diễn biến cốt truyện
ở sự kiện này. Tác giả đã miêu tả xung đột tâm lý của Ra-
ma và Xi-ta trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm
trạng hai người cứ biến đổi theo nhịp điệu đối thoại. Điều
đó khẳng định nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật bậc
thầy của tác giả mà “Ngay cả đến Sếch-xpia cũng không
thể diễn tả được sự thôi thức của những tâm tình cuồng
nhiệt trong lòng người một cách sống động, chân thực và
mạnh mẽ ghê ghớm như đã thấy trong Ramayana” (Lưu
Đức Trung).

×