Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ứng xử thông minh: Thói tật công sở pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.9 KB, 4 trang )

Ứng xử thông minh: Thói tật công sở
Một số cán bộ, quan tham cố che đậy thói xấu, chỉ tự thú nhận lỗi lầm
khi tội lỗi ấy đã bị lộ. Người ta dùng khiêm tốn hình thức như một sự
móc nối để vơ vét tiếng khen của người khác. Chẳng khác nào họ đang
nới cái sợi dây ra để móc các vật ở xa tầm tay xích lại gần hơn.
Vung tay quá trán
Trong thời đại người khôn của khó, kiếm được đồng tiền đâu phải dễ.
Ấy vậy mà cái kiểu tiêu tiền “kiếm củi ba năm đốt một giờ” không
những tồn tại mà dường như nhiều hơn.
Nhận được tháng lương đầu tiên, T. hào phóng đưa mọi người đi ăn
khao, từ cơ quan đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Trong lúc vui vẻ
đó T. đâu biết được nhưng đồng tiền cuối cùng của tháng lương vất vả
ấy cũng ra đi. Kết quả là cả tháng ròng vật vã vì “viêm màng túi”.
Ôm đồm
Minh luôn tự hào về lượng công việc của mình làm thường gấp 2-3 lần
so với nhân viên khác. Không cần quan tâm công việc đó khó hay dễ, có
nằm trong khả năng hay không mà chỉ cần ai đó nhờ làm việc này hay
việc kia thì anh đều nhận lời.
Để không bị tụt hậu so với các đối thủ, M. đã phải làm việc ngày đêm.
Để có được số lượng kếch xù, anh không hề quan tâm tới chất lượng sản
phẩm. Những mong nhận được sự khen ngợi của sếp và mọi người.
Song thật đáng buồn cho M., anh đã bị sếp la vì công việc ngày hôm qua
chưa hoàn tất mà công việc hôm nay thì chồng chất. Thế mới biết cái
bệnh “ôm đồm” là như thế nào!
Khen trước mặt - chửi sau lưng
Mặc dù không hài lòng với sếp từ cách làm việc đến ứng xử thế nhưng
M. luôn phải tươi cười và nịnh nọt. Anh khen sếp hôm nay phong độ
quá, sếp diện bộ này trông lịch sự và trẻ hơn nhiều… Nhưng sau lưng ra
sức nói xấu đại ý lão ta là đồ vô tích sự
Cách cư xử như anh trong xã hội không thiếu gì. Chẳng gì cũng là bạn
thân lại làm việc trong cùng cơ quan, gặp nhau nói cười vui vẻ là thế.


Vậy mà khi không có mặt nhau thì phanh phui đủ thói xấu của nhau cho
người khác nghe.
Kiêu ngạo
Là cấp trên nhưng so về tuổi thì H. chỉ ngang hàng với tuổi con, cháu, ấy
vậy mà cách xưng hô của H. khiến mọi người ngạc nhiên, như xưng hô
với một người đáng tuổi mẹ cô là “cái người”. “Cái người có tên Ph. đâu
rồi, làm gì mà chậm chạp thế? Lần sau nhanh nhẹn chút cho người ta
còn làm việc khác”. Bệnh “kiêu” đã trở nên khá phổ biến nơi công sở.
Trịnh Văn Khiêm
(HT: 3CB - 89 Trường Sĩ quan Lục quân 2 Long Thành - Đồng Nai)


×