Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cơ quan và các hệ cơ quan doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.88 KB, 5 trang )

Cơ quan và các hệ cơ quan

Các chức năng của cơ thể được thực hiện bởi các cơ quan. Mỗi cơ quan là
một cấu trúc mà ta có thể nhận diện được - chẳng hạn như tim, phổi, gan,
mắt, và dạ dày - chúng thực hiện những chức năng chuyên biệt. Một cơ quan
được tạo thành từ vài loại mô khác nhau và do đó cũng có nghĩa là nó được
hình thành từ vài loại tế bào khác nhau. Chẳng hạn như tim có chứa mô cơ
có chức năng co bóp để bơm máu, mô xơ để tạo thành các van tim, và những
tế bào đặc biệt có chức năng duy trì tần số và nhịp đập của tim. Mắt có chứa
các tế bào cơ để mở và đóng con ngươi, các tế bào trong suốt để tạo thành
thủy tinh thể và giác mạc, các tế bào sản xuất ra dịch bên trong mắt, các tế
bào cảm nhận ánh sáng, và các tế bào thần kinh dẫn truyền xung tín hiệu đến
não. Ngay cả một cơ quan có vẻ ngoài đơn giản như túi mật cũng có chứa
nhiều loại tế bào khác nhau, chẳng hạn như những tế bào lát mặt trong lòng
túi mật để chống lại tác dụng kích thích của mật, các tế bào cơ để co bóp
tống mật ra ngoài, và những tế bào tạo ra lớp thành xơ bên ngoài bao túi
mật.
Một vài ví dụ về cơ quan bao gồm: da, cơ, xương, hạch bạch huyết, mạch
máu, dây thần kinh, những cơ quan cảm giác, v.v Có trên 700 cơ trong cơ
thể và có trung bình 206 xương, do đó có khoảng trên 1000 cơ quan trong cơ
thể nếu tính luôn tất cả các cơ quan nội tạng.
Hệ cơ quan
Mặc dù mỗi cơ quan có một chức năng chuyên biệt khác nhau, nhưng các cơ
quan hoạt động theo từng nhóm, được gọi là hệ cơ quan. Hệ cơ quan là đơn
vị tổ chức thuộc đối tượng nghiên cứu của y học, phân loại bệnh tật và lên
kế hoạch điều trị.
Một ví dụ về hệ cơ quan là hệ tim mạch, bao gồm tim và các mạch máu. Hệ
tim mạch chịu trách nhiêm bơm máu và đưa máu đi khắp cơ thể theo vòng
tuần hoàn. Hệ tiêu hóa đi từ miệng cho đến hậu môn chịu trách nhiệm nhận
và tiêu hóa thức ăn rồi sau đó là bài tiết chất thải. Hệ tiêu hóa không chỉ bao
gồm dạ dày, ruột non, ruột già, là nơi di chuyển và hấp thu thức ăn, mà còn


bao gồm những cơ quan phụ trợ chẳng hạn như tụy, gan, và túi mật có chức
năng sản xuất ra các enzyme tiêu hóa, loại bỏ chất độc và dự trữ những chất
cần thiết cho sự tiêu hóa. Hệ cơ xương bao gồm xương, cơ, dây chằng, gân,
và khớp có chức năng nâng đỡ cơ thể và vận động.
Đương nhiên các hệ cơ quan không hoạt động một mình. Chẳng hạn như sau
khi ăn một lượng lớn thức ăn, hệ tiêu hóa cần phải có nhiều máu hơn để hoạt
động. Do đó nó cần phải có sự hỗ trợ của hệ tim mạch và hệ thần kinh. Các
mạch máu của hệ tiêu hóa sẽ dãn ra để vận chuyển được nhiều máu hơn. Các
xung thần kinh sẽ được gửi đến não để báo cho nó biết cần phải gia tăng
hoạt động. Hệ tiêu hóa thậm chí còn có thể kích thích trực tiếp tim thông qua
các xung thần kinh và những chất hóa học được phóng thích vào máu. Tim
đáp ứng lại bằng cách bơm nhiều máu hơn. Não đáp ứng lại bằng cách làm
cho bớt cảm giác đói đi, cho cảm giác đầy bụng và cho cảm giác ít hứng thú
với những hoạt động mạnh mẽ.
Sự giao tiếp giữa các cơ quan và giữa các hệ cơ quan với nhau mang tính
chất sống còn. Sự giao tiếp cho phép cơ thể điều chỉnh hoạt động của từng
cơ quan dựa vào nhu cầu của toàn cơ thể. Tim cần phải biết khi nào cơ thể
đang nghỉ ngơi để đập chậm lại và khi nào các cơ quan khác cần nhiều máu
hơn để đập nhanh lên. Thận phải biết khi nào cơ thể đã có quá nhiều dịch để
sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn và khi nào cơ thể thiếu nước để giữ nước lại
bên trong cơ thể.
Qua sự giao tiếp, cơ thể giữ được cân bằng - được gọi là sự cân bằng nội
môi (homeostasis). Nhờ cân bằng nội môi, các cơ quan trong cơ thể không
hoạt động quá mức mà cũng không lười biếng quá mức, và mỗi cơ quan hỗ
trợ cho chức năng của mọi cơ quan còn lại.
Sự giao tiếp để giữ cân bằng nội môi có thể xảy ra qua hệ thần kinh hoặc qua
những chất kích thích hóa học. Một phần của hệ thần kinh, hệ thần kinh tự
động, kiểm soát một mạng lưới giao tiếp phức tạp điều hòa các chức năng
của cơ thể. Phần hệ thần kinh này hoạt động mà không cần con người suy
nghĩ đến chúng và cũng không cần có sự chú ý quá nhiều đến chúng khi

đang làm việc. Những chất hóa học được dùng để giao tiếp được gọi là các
transmitter (chất truyền tin, truyền tín hiệu). Các transmitter được một cơ
quan sản xuất và đi đến những cơ quan khác qua dòng máu có tên là các
hormon. Các transmitter dẫn truyền thông tin giữa những phần khác nhau
của hệ thần kinh được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh
(neurotransmitter).
Một trong những chất dẫn truyền được biết đến nhiều nhất là hormon
epinephrine (adrenaline). Khi một người đột ngột bị stress hoặc sợ hãi, não
sẽ lập tức gửi một thông điệp đến tuyến thượng thận, tuyến này sẽ nhanh
chóng tiết ra epinephrine. Trong giây lát, chất hóa học này sẽ đưa toàn bộ cơ
thể vào trạng thái báo động, đáp ứng này đôi khi còn được gọi là đáp ứng
chiến đấu. Tim sẽ đập nhanh hơn và mạnh hơn, mắt sẽ dãn ra to hơn để cho
nhiều ánh sáng đi vào, thở nhanh hơn, và hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ giảm
đi để cho máu đến cơ nhiều hơn. Tác động này xảy ra nhanh và mãnh liệt.
Những chất truyền tin hóa học khác ít dữ dột hơn nhưng cũng có tác động
tương đương. Chẳng hạn như khi cơ thể trở nên thiếu nước và cần nhiều
nước hơn, thể tích máu di chuyển bên trong hệ tuần hoàn giảm xuất. Sự
giảm thể tích máu này tác động đến những receptor bên trong các động
mạch ở cổ. Chúng sẽ đáp ứng lại bằng cách gửi những tín hiệu qua các dây
thần kinh đến tuyến yên nằm ở đáy não, tuyến yên sẽ sản xuất ra hormon
chống bài niệu. Hormon này sẽ ra hiệu cho hai thận cô đặc nước tiểu lại và
giữ nước lại bên trong cơ thể nhiều hơn. Kế tiếp, não sẽ tạo ra cảm giác
khác, khiến cho chủ nhân của nó phải đi uống nước.
Cơ thể còn có một nhóm các cơ quan được gọi là hệ nội tiết có chức năng
chính là sản xuất ra các hormon để điều hòa hoạt động của những cơ quan
khác. Chẳng hạn như tuyến giáp sản xuất ra các hormon giáp kiểm soát tốc
độ chuyển hóa (tốc độ hoạt động của các hóa chất trong cơ thể); tụy sản xuất
ra insulin kiểm soát sự sử dụng đường; và tuyến thượng thận sản xuất ra
epinephrine kích thích nhiều cơ quan khác dể chuẩn bị cho cơ thể đối đầu
với stress.

Danh sách các hệ cơ quan trong cơ thể
 Hệ tim mạch: tim, các mạch máu (động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)
 Hệ hô hấp: mũi, miệng, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản, phổi
 Hệ thần kinh: não, tủy sống, các dây thần kinh (những dây mang
xung thần kinh đến não và những dây mang xung thần kinh từ não đến cơ và
các cơ quan khác).
 Da: da (bao gồm bề mặt da thường được nghĩ là da và những cấu trúc
mô liên kết nằm bên dưới bao gồm mỡ, các tuyến và các mạch máu).
 Cơ xương: Cơ, dây chằng và gân, xương, khớp
 Máu: các tế bào máu và tiểu cầu, huyết tương (thành phần lỏng của
máu), tủy xương (nơi sản sinh ra các tế bào máu), lách, và tuyến ức.
 Hệ tiêu hóa: miệng, thực uqanr, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng,
hậu môn, gan, túi mật, tụy (phần sản xuất enzyme), và ruột thừa.
 Hệ nội tiết: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên,
tụy (phần sản xuất insulin), dạ dày (những tế bào sản xuất gastrin), tuyến
tùng, buồng trứng, tinh hoàn.
 Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
 Hệ sinh dục nam: dương vật, tiền liệt tuyến, túi tinh, ống dẫn tinh,
tinh hoàn.
 Hệ sinh dục nữ: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng.

×