Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Luận văn tốt nghiệp : Chế độ quản lý hàng tồn kho và các khoản thu chi khó đòi của doanh nghiệp phần 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.68 KB, 6 trang )

Đồng thời ghi có 004
Thứ năm, Bộ Tài chính nên có qui định cụ thể hơn về nội dung của tài khoản dự
phòng 139, 159 cho phù hợp với những qui định mới của chế độ hiện nay, đồng
thời có thêm một tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán để theo dõi riêng nguồn
vốn dự phòng tổn thất tài sản, thuận tiện cho việc theo dõi quản lý nguồn dự
phòng .
Thứ sáu, về bản thân doanh nghiệp
Khả năng giá trị tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất xẩy ra nợ phải thu khó đòi,
giảm giá hàng tồn kho có thế do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ
quan .
Nguyên nhân chủ quan là do các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp gây ra
như :
Bộ phận lập định mức dữ trữ, cung cấp vật tư hàng hoá không khoa học, không
phù hợp với thực tiễn thị trường và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp gây ra khả
năng ứ động, giảm giá vật tự, hàng hoá … hoặc chiến lược tiêu thụ sản phẩm với
chính sách tín dụng quá cởi mở không kiểm soát được khả năng trả nợ của các
khách hàng mua chịu .
Còn nguyên nhân khách quan là do những biến động bất thường trong môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp xảy ra như thiên tai, hoả hoạn, khách nợ bị
phá sản, thay đối khí hậu, chính sách vĩ mô thay đổi, biến động của giá cả …
Như vậy, những nguyên nhân chủ quan phụ thuộc vào năng lực quản lý, tổ chức
của bản thân doanh nghiệp còn những nguyên nhân khách quan là những hiện
tượng bất thường có thể xảy ra không phụ thuộc vào doanh nghiệp . Vì thể, để
tăng cường hiệu lực quản lý cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quá trình sản
xuất, kinh doanh, thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp cần phải giảm thiểu đến mức tối
đa có thẻ những khoản dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho do
những nguyên nhân chủ quan gây ra .


kÕt luËn


Qua nhiều thay đổi và điều chỉnh, dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm
giá hàng tồn kho ngày một hoàn thiện hơn . Hiện nay, nhìn chung việc trích lập,
xử lý và hạch toán hai loại dự phòng này đã đi sát với chuẩn mực kế toán, thể
hiện sự hợp lý và nhất quán cao hơn nhất là đối với dự phòng phải thu khó đòi .
Tuy nhiên, chúng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và những điểm qui định chưa
rõ ràng .
Với lợi ích và vai trò của mình, dự phòng giúp cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được lien tục nhất là trong cơ chế nền kinh tế như
hiện nay . Lợi ích của nó đối với doanh nghiệp được thể hiện trên cả ba phương
diện kinh tế, tài chính và thuế . Trên góc độ quản lý Nhà nước, dự phòng và
những lợi ích của nó được nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy
trì doanh nghiệp, tạo thu lâu dài vào ngân sách nhà nước . Chính vì thế mà nó
thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, từ những nhà nghiên cức
ban hàng các chính sách chế độ quản lý đến các doanh nghiệp khi thực hiện các
chính sách chế độ và các cơ quan, nhân viên thuế khi thực hiện thu thuế cho nhà
nước cũng như các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểt soát, kiểm toán …
Vì vậy, để công tác dự phòng được thực hiện tốt phải có sự quan tâm, cố gắng từ
nhiều phía . Không phải chỉ phụ thuộc vào vai trò của các nhà ra chính sách mà
còn đòi hỏi phải có sự cố gắng hoàn thiện của bản thân doanh nghiệp trong việc
vận dụng tổ chức, quản lý và sử dụng nguồn dự phòng của mình .







Danh môc tµi liÖu tham kh¶o

1. Giáo trình

- Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp
- Kế toán quốc tế
- Hệ thống các chuẩn mực kế toán mới
2. Báo , tập chí
- Tập chí kế toán
- Tập chí tài chính
3. Các nghị định nghị quyết sửa đổi bổ sung 2003




Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần I: Chế độ hiện nay về trích lập, xử lý và hạch toán các khoản dự
phòng phải thu khó đòi 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Thời điểm lập và hoàn nhập 4
1.3. Đối tợng và điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá
hàng tồn kho 4
1.3.1. Dự phòng phải thu khó đòi 4
1.3.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4
1.4. Quy trình và phơng pháp xác định, tính toán mức dự phòng cần lập 5
1.4.1. Đối với dự phòng phải thu khó đòi 5
1.4.2. Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho 6
1.5. Xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn
kho 7
1.5.1. Với dự phòng phải thu khó đòi 7
1.5.2 Với dự phòng giảm giá hàng tồn kho 7
2. Xử lý xoá sổ các khoản nợ không thu hồi đợc 8
2.1. Các trờng hợp nợ đợc coi là không có khả năng thu hồi 8

2.2. Chứng từ cần có khi xử lý xoá sổ nợ 9
2.3 Thẩm quyền xử lý nợ 9
2.4. Mức độ tổn thất thực tế và cách xử lý hạch toán 10
3. Kế toán các nghiệp vụ liên quan tới dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá
hàng tồn kho 10
3.1. Dự phòng phải thu khó đòi 10
3.1.1. Tài khoản sử dụng 10
3.1.2. Phơng pháp hạch toán 11
3.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 13
3.2.1. Tài khoản sử dụng 13
4. Kế toán Việt Nam so với kế toán Pháp về lập dự phòng phải thu khó đòi,
giảm giá hàng tồn kho 14
Phần 2: Phân tích, nhận xét và kiến nghị về việc trích lập, xử lý và hạch
toán các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn
kho hiện nay 16
1. Phân tích và nhận xét về trích lập, xử lý và hạch toán dự phòng phải thu
khó đòi, giảm giá hàng tồn kho hiện nay 16
1.1. Những thay đổi tích cực trong thông t 89/2002 về hớng dẫn hạch toán
dự phòng nợ phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn kho 16
1.2. Một số hạn chế còn tồn tại trong dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá
hàng tồn kho hiện nay 18
1.2.1. Về xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho 18
1.2.2. Quan điểm hiện nay về chi phí dự phòng phải thu khó đòi, giảm giá
hàng tồn kho 19
1.2.3. Vấn đề xử lý dự phòng ở ba loại công cụ quản lý Tài chính - Thuế - Kế
toán 19
2. Một số kiến nghị hoàn thiện dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá
hàng tồn kho 22
Kết luận 26
Danh mục tài liệu tham khảo 27



















×