Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
Câu 2: Hãy nêu ra năm tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với bạn khi chọn lựa
công việc. Sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng, và giải thích chi tiết lý do?
Mỗi sinh viên khi ra trường đều mong muốn tìm được một việc làm tốt phù
hợp với sở thích và khả năng của mình; có cơ hội phát triển bản thân; mức lương
cao, hấp dẫn hoặc làm trong một công ty có tiếng tăm; môi trường làm việc chuyên
nghiệp; có cơ hội thăng tiến đó luôn là những lý do đặt ra khi chúng ta lựa chọn
một công việc. Mỗi người đều có những suy nghĩ, tiêu chuẩn riêng cho công việc
mà mình chọn lựa. Đó là bước bước đầu tiên và cũng là bước đệm quan trọng khi
bước vào con đường sự nghiệp, nó góp phần không nhỏ để quyết định sự thành
công hay thất bại sau này. Tiêu chuẩn mà chúng ta đặt ra chỉ là một phần, bên cạnh
những tiêu chuẩn, nguyện vọng, chúng ta còn cần phải để ý đến phía công ty tuyển
dụng, và rộng hơn nữa là thị trường lao động mà chúng ta muốn hướng tới. Hiện
nay, vấn đề việc làm đang là chủ đề “ nóng bỏng” được mọi người quan tâm, đây
luôn là vấn đề bất cập của tất cả các nước trên thế giới chứ không chỉ riêng Việt
Nam. Nói về thị trường lao động hiện nay của chúng ta, bên cạnh ưu điểm là về số
lượng là nguồn nhân lực dồi dào thì vẫn tồn tại khuyết điểm đó là chất lượng của
nguồn nhân lực lại không cao. Đặc biệt trong thời gian này, nhu cầu tuyển dụng
của các doanh nghiệp giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái theo VietnamWorks4 -
nhà cung cấp tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam trong “Báo cáo chỉ số thị
trường nhân lực trực tuyến Việt Nam tháng 05-2012”. Mức độ cạnh tranh trong
công việc ngày càng cao và gay gắt hơn, yêu cầu của các doanh nghiệp ngày càng
cao hơn so với trước kia vì bây giờ họ có nhiều lựa chọn nguồn lao động. Hàng
tháng, VietnamWorks có hơn 4.000 công việc mới và một Ngân hàng hồ sơ với
hơn 360.000 hồ sơ tìm việc chất lượng. Qua con số đó, ta có thể thấy được sự cạnh
tranh trong vấn đề việc làm rất gay gắt. Vì vậy, trước khi tìm việc làm ta cần xác
định rõ các yêu cầu cũng như mục đích mà ta muốn hướng đến một cách rõ ràng;
mặt khác việc tìm hiểu rõ nhu cầu thị trường hiểu được các doanh nghiệp muốn gì
1
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
so sánh với khả năng bản thân từ đó để có những quyết định đúng đắn và nắm bắt
cơ hội kịp thời. Vì “việc làm đầu tiên bạn tìm được biết đâu lại là viên đá rải đường
đến với công việc mơ ước của mình”.
Chọn việc không phải là một quyết định được đưa ra nhanh chóng, nó là một
chuỗi các quyết định, được hình thành qua các giai đoạn khác nhau của cuộc sống,
kinh nghiệm và trách nhiệm. Bạn không thể chọn “bừa” một công việc vì nể bạn bè
giới thiệu hay vì một phút bốc đồng. Chính vì sự bột phát đó mà hiện nay rất nhiều
người không thỏa mãn với công việc hiện tại. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng tới tinh thần, thể chất và sự phát triển nghề nghiệp. Vì vậy, theo nhóm em khi
chọn lựa việc làm cần dựa trên năm tiêu chuẩn quan trọng như sau:
• Điều quan trọng đầu tiên khi đứng trước sự lựa chọn công việc luôn là :
“ Mình có thật sự thích và đam mê với công việc đó không?.” Vì được làm một
công việc mình thích đó là điều vô giá mà ít ai có thể cảm nhận được ngay từ ban
đầu khi bị các yếu tố khác che lấp như là mức lương, trợ cấp….Khi lựa chọn công
việc, đó không phải đơn giản chỉ là nghề nghiệp mà còn là ước mơ, hoài bão theo
đuổi khát vọng của tuổi trẻ. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy ta. Những niềm
vui nho nhỏ, những điều thú vị khiến bạn luôn muốn thức dậy vào mỗi buổi sáng
để đến công ty. Giống như chất đốt, sự yêu thích công việc sẽ thôi thúc bạn làm
việc nó cũng là thứ nhiên liệu đốt bùng ngọn lửa đam mê trong bạn. Nếu công việc
hằng ngày đem lại hứng thú, dù chỉ là một chi tiết rất nhỏ, điều đó có nghĩa là công
việc đã tạo ra cho bạn một động lực để làm việc mỗi ngày. Chắc chắn khi có động
lực thì điều đó sẽ thúc đẩy bạn sẽ làm việc một cách hiệu quả và sẽ ít cảm thấy
căng thẳng hơn. Đa phần những người gặp phải vấn đề về nghề nghiệp đều cảm
thấy không có động lực trong công việc hằng ngày của mình. Ví dụ: có hai anh
sinh viên trường Luật đi xin việc, một người làm đúng ngành nghề mà anh yêu
thích đó là xin vào một công ty Luật tuy mức lương khởi đầu thấp nhưng anh làm
2
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
với niềm đam mê thực sự vì vậy các kỹ năng càng ngày được trau dồi và làm việc
với tâm trạng thoải mái và luôn được các tác động thôi thúc giúp anh tiến xa hơn.
Trong khi đó anh chàng còn lại vì thấy lương cao đã ứng tuyển vào vị trí nhân viên
sale, công việc trái ngành lại không có niềm đam mê theo đuổi vì vậy sau một thời
gian sẽ cảm thấy chán rồi bỏ việc. Như vậy, anh chàng chọn công việc sale đã mất
quá nhiều thời gian cho công việc mà mình không thích và rồi lại bắt đầu lại từ
đầu. Hãy tưởng tượng động lực như một động cơ đẩy. Nếu động cơ không hoạt
động, chắc chắn chiếc máy không thể vận hành trơn tru. Bạn cũng giống như thế.
Nếu không tìm ra điều gì thích thú trong công việc bạn làm hiện tại, điều đó có
nghĩa bạn đang đi sai con đường và cần dừng lại để tìm ra câu trả lời đúng hơn. Về
lâu dài, một người sẽ dễ thành công hơn khi công việc họ làm chính là những gì họ
thích thay vì phải cố gắng chạy theo sự dẫn dắt của ai đó. CEO quá cố của Apple,
Steve Jobs từng phát biểu trong lễ khai giảng của đại học Stanford rằng: “Thời gian
của bạn là có hạn, vậy nên đừng lãng phí nó để sống một cuộc sống của ai đó.
Đừng để những mách bảo của bản thân bị nhấn chìm bởi quan điểm của những
người khác”. Đó là một triết lí rất đúng đắn. Cách duy nhất để đạt được những
thành công lớn đó là làm những gì bạn thực sự đam mê. Nếu vẫn chưa tìm ra điều
đó là gì, hãy tiếp tục khám phá và đừng dừng lại.
• Tiêu chuẩn thứ hai đó là: “khả năng của bản thân mình có phù hợp với công việc
hay không?”. Cũng có nghĩa là tự nhận thức bản thân mình có phù hợp với công
việc mà mình lựa chọn. Tự nhận thức là cảm nhận rõ ràng về nhân cách, điểm
mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc. Tự nhận thức cũng cho
phép bạn hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về bạn cũng như thái độ và phản
hồi của bạn.Sự tự nhận thức là cơ sở - nền tảng - nền móng - hỗ trợ tất cả các năng
lực tư duy cảm xúc. Nó phải có trước, bởi nếu không hiểu bản thân và cảm xúc của
mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu người khác cảm xúc như thế nào? Đây
3
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
là điều hết sức quan trọng, việc đánh giá bản thân sẽ giúp chúng ta có một định
hướng nghề nghiệp tốt và tất nhiên, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn. Khi nhận một
công việc nào đó chúng ta cần nên biết rõ trách nhiệm của công việc, áp lực công
việc và trách nhiệm như vậy thì khả năng chúng ta có đáp ứng được không??? Sẽ
hoàn thành tốt công việc được giao hay không?? Theo chúng tôi nghĩ, đánh giá
năng lực bản thân là bước quan trọng nhất mà chúng ta cần làm trước khi xác định
được công việc hay con đường sự nghiệp cho mình. Ví dụ: có một ứng viên ứng
tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh. Anh chàng này rất tự tin. Anh trình bày một
cách rất mạch lạc và thuyết phục câu hỏi. Tuy nhiên, khi nhà tuyển dụng hỏi tại sao
xin vào sales mà lại nêu quá nhiều kinh nghiệm về dịch thuật. Anh khai thật, lúc
trước anh có ước mơ làm cảnh sát. Nhưng sau khi thuyết phục gia đình đầu tư cho
sự nghiệp bếp núc tại Thái không thành anh đã quyết tâm theo đuổi một ngoại
ngữ. Và cuối cùng anh khẳng định muốn phát triển tương lai ở vị trí nhân viên kinh
doanh!". Và hệ quả là anh ta đã không có được công việc như ý bởi chính anh ta
cũng chưa biết được mình muốn gì. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không thể tuyển
một nhân viên như thế. Nếu đứng ở khía cạnh là một nhà tuyển dụng, thì chúng tôi
cũng không bao giờ tuyển những người không biết rõ năng lực thực sự của mình,
với những người như vậy họ sẽ không thể thấy hết được trách nhiệm công việc mà
mình cần phải giải quyết và mất phương hướng từ đó không thể thực hiện tốt công
việc được giao. Trở lại cậu chuyện nêu trên, rõ ràng anh bạn của chúng ta đã tự
đánh mất cơ hội của mình bởi anh vẫn chưa xác định được mình muốn gì và cần gì.
Điều đó cho thấy, tự đánh giá bản thân là một việc làm cần được tiến hành trước
khi bắt đầu một chiến dịch tìm việc của bất kỳ ai. Nếu nắm rõ được thực lực bản
thân, chúng ta có những ưu điểm, khuyết điểm nào thì từ đó ta sẽ phát huy tốt các
ưu điểm để hòan thiện mình và hạn chế các khuyết điểm, thấy được trách nhiệm
công việc từ đó hòan thành công việc một cách hiệu quả nhất.
4
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
Mưu cầu hạnh phúc là mục tiêu của mọi con người trong xã hội. Ngoài
những nhu cầu no đủ về vật chất, nhu cầu được tôn trọng, được quý nể luôn dành
vị trí rất lớn trong mục tiêu sống của hầu hết mọi người. Và biểu hiện của nó chính
là khát khao được thăng tiến trong cuộc đời, trong sự nghiệp. Làm việc trong môi
trường chuyên nghịêp và khả năng thăng tiến cao cũng là một tiêu chuẩn được đặt
lên bàn cân xem xét khi lựa chọn công việc. Ở vị trí nào, bạn cũng nên suy nghĩ về
cơ hội phát triển bản thân. Đây mới là điểm quan trọng giúp bạn xây dựng sự
nghiệp bền vững, lâu dài. Chẳng ai muốn giậm chân tại chỗ ở một vị trí suốt đời
cả. Vì vậy, hãy xem xét kỹ cơ hội thăng tiến của mình trước khi đưa ra quyết định.
Khi xem xét một ví trí, bạn nên để ý đến cơ hội này, xem liệu công việc đó có thể
giúp bạn trải nghiệm, học hỏi thêm nhiều điều chưa biết, có được tham gia các
khóa đào tạo nâng cao kinh nghiệm, năng lực bản thân và quan trọng hơn là sự
thăng tiến. Một chút lợi ích trước mắt không thể hứa hẹn với bạn điều gì nếu ngay
cả bản thân bạn cũng không nhìn thấy cơ hội của mình. Điều này phải được vạch ra
ngay từ đầu, vì yếu tố này sẽ thúc đẩy bạn làm việc tốt hơn để thực hiện theo đuổi
ước mơ và tiến tới thành công cho bản thân. Ngay từ thời đi học, mỗi học sinh đều
mong muốn được các bạn khác quý mến, nhiều học sinh muốn được phụ trách các
vị trí quan trọng trong lớp như lớp trưởng, lớp phó. Trong tự nhiên, các con vật
cùng loài luôn cạnh tranh dành vị trí đầu đàn Song hành với sự thăng tiến là phần
thưởng về vật chất, tinh thần nhiều hơn. Nhưng quan trọng hơn, người thăng tiến
sẽ có được sự thừa nhận, sự quý nể của nhiều người. Lúc đó, con người được thỏa
mãn nhu cầu được tôn trọng. Vì vậy, mọi người lao động nói chung và chúng tôi
nói riêng, đều nỗ lực làm việc để tìm kiếm một vị trí khá hơn trong sự nghiệp của
mình. Nỗ lực đó là nỗ lực không ngừng nghỉ, nỗ lực suốt đời của mỗi người.
• Việc chọn lựa một công việc tốt cho bản thân và phù hợp với khả năng, có sự đam
mê trong công việc, khả năng thăng tiến và khẳng định bản thân luôn là tiêu chuẩn
quan trọng hàng đầu khi chúng tôi ra trường tìm việc. Ngay từ khi còn là sinh viên,
5
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
chúng tôi cũng như các bạn chắc hẳn ai cũng mơ ước; phấn đấu sau này sẽ trở
thành những người thành đạt trên con đường sự nghiệp; song song bên cạnh đó là
một mức lương cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu bản thân. Vì vậy ở đây chúng tôi
muốn đề cập đến yếu tố thứ tư quyết định cho sự lựa chọn một công việc cho
tương lai là “lương và các chế độ đãi ngộ ”.
• Lương không phải là tất cả nhưng là yếu tố gần như quan trọng nhất đối với hầu
hết người "săn" việc. Bạn không thể sống, mua thực phẩm, quần áo chỉ bằng tình
yêu công việc, cuộc sống. Càng nhiều tuổi, bạn càng có nhiều gánh nặng vật chất
phải đảm đương: nhà cửa, con cái, sức khỏe. Do đó, khó ai có thể từ chối một mức
lương hậu hĩnh cho phép bạn có một cuộc sống sung túc. Đứng ở góc độ đánh giá
một doanh nghịêp như một chuyên gia tài chính : Trước mỗi quyết định đầu tư, các
chuyên gia tài chính luôn suy xét kỹ lưỡng về năng lực, triển vọng của một công ty
để đảm bảo rằng số tiền mình bỏ ra sinh lời cao nhất. Và nếu có ý định gắn
bó lâu dài với một công ty, bạn cũng nên cân nhắc kỹ như vậy.
Hãy thử nghĩ xem, ai cũng mong ước có một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc
nhưng đi kèm với điều đó là thu nhập của bạn phải ổn định đáp ứng đầy đủ nhu cầu
hằng ngày của bạn. Sau này khi bạn đã có gia đình và con cái, nếu gia đình bạn là
một gia đình khá giả trở lên, con bạn sẽ được sống và học hành trong môi trường
tốt từ đó sẽ phát triển khả năng hoặc trở thành một người thành đạt như bạn. Nếu
với một mức lương thấp, việc chi tiêu trong gia đình hạn hẹp thì có rất nhiều lý do
dẫn đến việc con bạn sẽ thua kém bạn bè rất nhiều. Ở đây, vấn đề chúng tôi đề cập
tới là vật chất và tinh thần, điều này đúng cho một bộ phận nhất định mà thôi. Bên
cạnh đó, lựa chọn công việc có mức lương cao sẽ giúp bạn thực hiện những ứơc
mớ, sở thích hay bất cứ điều gì mà bạn muốn. Gỉa sử bạn cùng đi mua sắm với cô
bạn thân, cả hai cùng “ cuồng” một đôi giày nhưng vì nó quá đắt và tài chính của
bạn hạn hẹp và do vậy bạn không mua đựợc, còn cô bạn thân đi làm với mức lương
cao hơn nên đã “ rinh” đôi giày. Bạn nghĩ lúc này cảm giác của bạn sẽ như thế
6
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
nào??? Chỉ những nhu cầu rất nhỏ trong cuộc sống nhưng nó vẫn phải bị chi phối
bởi đồng tiền. Không chỉ là nhu cầu mua sắm thõa mãn thú vui “shopping”, bên
cạnh đó với cách nhìn nhận của xã hội hiện nay đồng tiền còn chi phối cả sự được
tôn trọng. Một ví dụ thật nhỏ và đơn giản hằng ngày chúng ta đều dễ dàng thấy
được là khi bạn vào hai quán ăn khác nhau: một quán thật sang trọng và một quán
vỉa hè bình thường bạn sẽ nhận thấy cách phục vụ rất khác nhau. Vì sao??? Chắc
hẳn ai cũng biết câu trả lời như thế nào, số tiền phải trả cho hai nơi là hòan tòan
chênh lệch nhau. Vì vậy, khi lựa chọn một công việc bạn cần phải xác định mức
lương tối thiểu mà bạn cần phải đạt được. Điều này rất quan trọng cho những
người mới ra trường. Tiền lương ảnh hưởng và quyết định rất nhiều điều trong
cuộc sống của bạn. Bạn có thể chịu làm việc nhiều năm cho một công ty lương
không cao trong khi cuộc sống ngày một thay đổi giá cả một cách chóng mặt. Bạn
nghĩ bạn có thể xoay sở tốt cho cuộc sống dù chỉ với mức lương thấp. Bên cạnh đó,
chế độ đãi ngộ tốt cũng sẽ là chất xúc tác cho sự lựa chọn của mình. Đó cũng có
thể là yếu tố giữ chân bạn lại ở một công ty. Các chế độ đó bao gồm như tiền
thưởng, thời gian nghỉ phép, bảo hiểm lao động…Tuy nhiên, lương cao cũng đi
liền với sức ép công việc mà không phải ai cũng chịu được. Vì vậy, bạn nên xác
định rõ ràng tiền bạc quan trọng với bạn ở mức độ nào. Bạn cần bao nhiêu để thanh
toán các hóa đơn, đáp ứng các nhu cầu vui chơi, giải trí và tiết kiệm chút ít cho
tuong lai? Bao nhiêu là đủ để bạn cảm thấy hạnh phúc? Bạn có nhiều tham vọng về
tiền bạc? Nếu bạn nhận một công việc chỉ vì lương cao mà bạn không hề thích thú,
đam mê thì chúng tôi khuyên bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về sự lựa chọn đó. Đối với
chúng tôi, mức lương cao là điều rất hấp dẫn nhưng đựợc làm việc mình yêu thích,
theo đuổi những điều thú vị trong cuộc sống vẫn là tiêu chí hàng đầu cho những
lựa chọn công việc nhưng không phải với mức lương quá thấp. Vì vậy, lương là
vấn đề thứ tư trong năm tiêu chí lựa chọn công việc của chúng tôi.
7
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
• Cuối cùng là về văn hóa doanh nghiệp của công ty mà bạn quyết định ứng tuyển.
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng. Theo chúng tôi, việc bạn có thành công hay
không cũng tùy thuộc vào doanh nghiệp mà bạn đã chọn. Hãy coi công ty bạn
muốn ứng tuyển giống như một chiếc máy bay. Liệu họ có thể giúp bạn đến được
vị trí trong xã hội mà bạn mong muốn? Nếu một ngày nào đó rời công ty con
đường sự nghiệp của bạn còn dài hay ngắn?? Đây luôn là những câu hỏi cần đặt ra
trước sự lựa chọn nơi làm việc cho mình.
Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì??? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá
trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu
vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi
của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục
đích. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn
hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó
khó có thể đứng vững và tồn tại được. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở
nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày
nhưng cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với
đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ tục hành chính… Cấp thứ hai là các giá
trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại
lợi ích hay thiệt hại chung hay không. Đây là điều Lãnh đạo doanh nghiệp mong
muốn nhận được ở nhân viên và phải xây dựng dần từng bước. Cấp thứ ba là nền
tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi
là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
Ngày nay, nhiều doanh nghiệp khiến các nhân viên luôn cảm thấy hưng phấn
bằng cách khơi dậy trong họ khao khát thành công và trưởng thành. Tuy nhiên, một
số công ty lại có phong cách khá tệ. Họ có thể khiến bạn phải bỏ việc trước khi bạn
8
Trường đại học Luật TP.HCM Nhóm 42
thể hiện được bản thân hay học hỏi được nhiều thứ. Với sức ép (hay sự thích thú)
khi tìm việc mới, các cá nhân rất dễ đuổi theo những cơ hội hay chấp nhận những
lời mời chào làm việc mà không có cái nhìn đúng đắn xem công ty đó thực sự hoạt
động như thế nào. Việc tìm kiếm công việc thực chất giống với hành động “điều
tra” về văn hoá doanh nghiệp trước khi bạn gật đầu chấp nhận các vị trí.
Bên cạnh đó, bạn nên cân nhắc rõ về người lãnh đạo của bạn. Vì đây là
người quyết định sự thành bại của bạn trên con đường sự nghịêp. Nếu đó là người
có tài, biết cách sử dụng tài năng của người khác, biết lắng nghe những ý kiến cùng
chiều hoặc trái chiều thì đó là người có thể giúp bạn tiến xa hơn.
Nhưng chúng ta cần phải biết linh động khi môi trường thay đổi, như vậy
chúng ta sẽ có nhiều kinh nghịêm sống. Vì vậy, tiêu chuẩn này là yếu tố quyết định
được xếp thứ năm trong năm tiêu chuẩn trên. Đừng nên quá ép mình vào một
khuôn phép nhất định. Văn hóa doanh nghiệp cũng quyết định một phần bạn có thể
theo đuổi công việc đó lâu dài hay không. Bạn có tiến xa hơn không trong con
đường sự nghiệp.
9