Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI part 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.9 KB, 10 trang )




11
bò sữa Đức Trọng, Lâm Đồng. Sản lƣợng sữa bò Holstein Friesian nuôi ở Sao Đỏ
(Mộc Châu): trung bình 4.000 – 5.000 kg/chu kỳ vắt sữa 300 ngày, tỷ lệ béo 3,6%.
Ƣu thế của bò Holstein Friesian không chỉ ở khả năng cho sữa cao mà còn có
khả năng cải tạo giống khác theo hƣớng sữa và cải tạo tầm vóc cho các bò địa
phƣơng nhỏ hơn. Để có giống bò sữa nuôi rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau của đất
nƣớc, trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu lai tạo giống
bò sữa Việt Nam bằng con đƣờng lai giữa bò Holstein Friesian với bò Vàng Việt
Nam đã có máu bò Zebu (Bò Lai Sind).
2.4 Chu kỳ động dục
Một chu kỳ động dục của bò sữa thông thƣờng là 21 ngày và chia làm 4 giai
đoạn (Henshow, 1990)
Giai đoạn tiền động dục
Vào ngày thứ 16 – 18, khi hàm lƣợng progesterone giảm dần do tác động của
PGF
2
, hàm lƣợng FSH tăng dần và kích thích các nang noãn phát triển. Lúc bấy
giờ, hàm lƣợng estrogen đƣợc sản xuất tăng dần cùng với sự trƣởng thành của các
nang noãn gây biểu hiện động dục ở bò cái và kích thích sự phân tiết LH, FSH tại
tuyến yên thông qua việc gia tăng phóng thích GnRH từ vùng dƣới đồi xuống tuyến
yên. Quá trình này xảy ra đến khi nào hàm lƣợng LH và FSH đạt đỉnh cao và đủ để
gây ra “sóng rụng trứng” trên nang noãn “chín”.
Estrogen làm thay đổi hoạt động sinh lý ở bò bao gồm làm gia tăng lƣợng
máu tới tử cung, làm thành âm đạo dầy lên, tăng sự phát triển tế bào và nhung bào ở
vòi trứng, làm cho các tế bào ở cổ tử cung, âm đạo và các tuyến ở tử cung tiết dịch
nhầy. Vào cuối giai đoạn này, con cái thƣờng thể hiện thích gần con đực.
Giai đoạn động dục
Giai đoạn này, estrogen ảnh hƣởng lên hệ thống thần kinh trung ƣơng gây


phản xạ đứng yên, con cái chấp nhận cho con đực giao phối. Estrogen ảnh hƣởng
toàn bộ đƣờng sinh dục con cái và gây ra những biến đổi nhƣ tụ huyết ở thành tử
cung, co thắt vòi trứng, giãn nở cổ tử cung, tăng tiết chất nhày trong suốt, âm hộ
sƣng và sung huyết. LH tăng gây tăng tiết dịch nang và lúc này áp suất dịch nang



12
đạt đỉnh cao. FSH tăng làm tăng tiết estrogen tạo phản xạ chịu đực. LH tác động
làm buồng trứng chín muồi, kết hợp với FSH phá vỡ bao noãn gây ra hiện tƣợng
thải trứng. Sự rụng rứng xảy ra khi LH và FSH đạt tỷ lệ LH / FSH là 3/1. Nếu tỷ lệ
LH / FSH trên 3/1, sẽ có hiện tƣợng động dục không rõ gọi là động dục thầm lặng
nhƣng vẫn có rụng trứng. Nếu tỷ lệ LH / FSH dƣới 3/1, bò cái có biểu hiện động
dục nhƣng không rụng trứng gọi là động dục giả. Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng
12 giờ sau khi kết thúc động dục.
Hình 2.1 Sự thay đổi hàm lƣợng các kích thích tố trong máu ở chu kỳ động dục
bình thƣờng của bò (Nguồn: Mugerwa, 1989)
Giai đoạn sau động dục
Sau khi rụng, trứng di chuyển đến sừng tử cung. Tế bào trứng đƣợc hứng bởi
vòi trứng trong quá trình rụng trứng. GnRH kích thích thùy trƣớc tuyến yên tiết ra
LH, dƣới tác động của LH, thể vàng đƣợc hình thành và phân tiết progesterone.
Progesterone tác động lên tuyến yên gây ức chế sự phân tiết FSH và LH, dẫn đến
không có những nang noãn mới phát triển. Ngoài ra, sự ức chế phân tiết FSH của
tuyến yên còn có sự tham gia của inhibin - một loại kích thích tố dạng glucoprotein
Hàm lƣợng kích thích tố
Động dục
Động dục
Sự rụng trứng
Sự rụng trứng
Cân bằng

(yên tĩnh)
Ngày của chu kỳ động dục



13
do tế bào hạt trong xoang bao noãn tiết ra (Bard và ctv, 1991; dẫn liệu của Hoàng
Kim Giao và ctv, 1997). Về lâm sàng, sự tiết chất nhày giảm, tử cung trở nên mềm,
dẻo và giãn nở. Thành tử cung trở nên dày hơn để chuẩn bị cho sự mang thai. Cổ tử
cung bắt đầu đóng lại. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 – 4 ngày.
Giai đoạn nghỉ ngơi
Giai đoạn này kéo dài từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 16 – 18 của chu kỳ động
dục. Thể vàng thành thục và tiết progesterone ảnh hƣởng đến đƣờng sinh dục.
Trong suốt giai đoạn này, sự tuần hoàn của progesterone với hàm lƣợng cao đã ngăn
cản sự phát triển của các nang noãn. Progesterone ức chế sự sản xuất và phân tiết
LH và FSH tại tuyến yên bằng cách ngăn cản sự phóng thích các GnRH từ vùng
dƣới đồi xuống tuyến yên. Đây là cơ chế phản hồi “âm tính” của progesterone.
Trong đƣờng sinh dục, nội mạc tử cung dày lên, chất nhầy âm đạo trở nên ít và
dính, cơ tử cung giãn nở.
Nếu trứng không đƣợc thụ tinh, thể vàng chỉ tồn tại trong vòng 10 – 12 ngày
(Henshow, 1990) hoặc dài nhất là 15 – 17 ngày (Hoàng Kim Giao và ctv, 1997).
Hàm lƣợng progesterone cao do thể vàng tiết ra sẽ gây ra sự phân tiết PGF
2
từ
thành tử cung vào ngày thứ 16 của chu kỳ. PGF
2
sẽ gây phân hủy thể vàng thông
qua việc co mạch làm giảm lƣu lƣợng máu đến nuôi thể vàng (Navy và Cook,
1978). Thể vàng thoái hóa dẫn tới giảm lƣợng progesterone đƣợc phân tiết, giải
phóng ức chế ở vùng dƣới đồi và tuyến yên, dẫn đến sự tiết FRF và FSH, kích thích

sự phát triển của các nang noãn mới. Điều đó có nghĩa là bắt đầu sự chuyển tiếp từ
pha hoàng thể sang pha nang noãn và bắt đầu một chu kỳ động dục mới. Đôi khi,
PGF
2
không đƣợc tiết ra bình thƣờng nhƣ trƣờng hợp bò cái viêm tử cung, thể
vàng không bị thoái hóa, progesterone vẩn tiếp tục ức chế vùng dƣới đồi và tuyến
yên không tiết ra FSH và LH, khiến các nang noãn không phát triển, bò sẽ không có
chu kỳ động dục mới. Lúc này, bò cái sẽ chậm động dục do hoàng thể tồn lƣu.
Nếu trứng đƣợc thụ tinh, cơ thể của thú sẽ có những thay đổi về mặt hình
thái và nội tiết để bƣớc vào thời kỳ mang thai và sinh đẻ.



14











Hình 2.2 Cơ chế tiêu hoàng thể của PGF
2
trong chu kỳ động dục

2.5 Hiện tƣợng chậm sinh và chậm động dục sau khi sinh

2.5.1 Bệnh ấu trĩ (hay còn gọi là chứng thiểu năng sinh dục)
Bò cái khi đến tuổi thành thục nhƣng ngoại hình của chúng nhƣ một con bê,
bộ phận sinh dục chƣa phát triển hoàn toàn không sinh sản đƣợc và cũng do tuyến
yên phát triển không bình thƣờng hoặc do cơ năng tuyến giáp trạng bị rối loạn nên
các hormone ảnh hƣởng đến việc thúc đẩy sự phát triển của cơ quan sinh dục cái.
Bệnh ấu trĩ gây bò cái đến tuổi thành thục về tính trạng mà không động dục, hoặc đã
phối giống nhiều lần mà vẫn không đậu thai. Khi kiểm tra, bằng cách khám qua trực
tràng thấy bộ phận sinh dục phát triển không đầy đủ nhƣ: sừng tử cung nhỏ, buồng
trứng không phát triển hoặc âm hộ và âm đạo bé không thể phối giống đƣợc.
Nguyên nhân chủ yếu do nuôi dƣỡng kém hoặc rối loạn nội tiết tố, khi kiểm tra phát
PGF
2

Vòng tuần hoàn địa phƣơng
Tử cung
Buồng trứng
Làm co mạch máu ngoại vi đến nuôi thể vàng
Hoàng thể thoái hóa
Progesterone 
Hình thành chu kỳ động dục mới
PGF
2




15
hiện thú đã mắc bệnh này cần nên loại thải không sử dụng làm giống (Vƣơng Ngọc
Long, 2001).
2.5.2 Hiện tƣợng Free – Matin

Bò cái đến tuổi thành thục về tính nhƣng không động dục, âm hộ nhỏ, âm
đạo rất hẹp và ngắn, không có cổ tử cung, nếu có chỉ có một lỗ nhỏ không thể phối
giống đƣợc và bầu vú không phát triển đƣợc, không có tuyến vú chỉ có tuyến mỡ
không có lỗ tiết sữa, khi ta kiểm tra qua trực tràng không thấy cổ tử cung, hai sừng
tử cung nếu có cũng nhỏ, hiện tƣợng thấy ở bò sinh đôi, một đực một cái (bò cái thì
91 đến 94% không có khả năng sinh sản còn bò đực thì vẫn phát triển bình thƣờng).
Đây là nguyên nhân khi bò cái mang thai có thể có một số mạch máu màng nhung
mao của thai dính lại với nhau. Tuyến sinh dục của thai đƣợc phát triển sớm, kích
thích tố của tuyến sinh dục thông qua màng thai, bào thai cái gây ra hai tác dụng ở
cơ quan sinh dục cái là làm ức chế cơ quan sinh dục cái không cho phát triển làm
cho các tuyến sinh dục cái bị đực hóa. Bò bị hiện tƣợng này đào thải ngay không
chọn làm giống (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1994).
2.5.3 Buồng trứng teo và giảm cơ năng
Do bò sinh đẻ nhiều lần, già yếu cùng với việc chăm sóc, nuôi dƣỡng không
tốt. Khi giao phối cận huyết cũng xảy ra hiện tƣợng giảm cơ năng và teo buồng
trứng (Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong, 1994).
Khi khám qua trực tràng biểu hiện cho thấy buồng trứng không thay đổi,
không khám đƣợc nang noãn hoặc hoàng thể. Có những trƣờng hợp chỉ có một bên
buồng trứng, buồng trứng teo lại bằng hạt đậu. Nếu kiểm tra nhiều lần thấy buồng
trứng không thay đổi thì kết luận đó là buồng trứng đã bị teo, trƣờng hợp này, bò
thƣờng biểu hiện động dục không rõ hoặc có động dục nhƣng không rụng trứng,
chu kỳ động dục kéo dài.
Biện pháp điều trị chủ yếu dựa vào việc cải thiện chế độ chăm sóc, nuôi
dƣỡng, bổ sung thêm chất bột đƣờng, chất béo, vitamin, khoáng, thả bò cái chung
với bò đực để kích thích phục hồi khả năng sinh dục. Nếu bò sinh sản mà bị viêm,
teo buồng trứng thì nên loại thải (Nguyễn Ngọc Khánh, 2004).



16

2.5.4 U nang buồng trứng
Nguyên nhân là do chăm sóc nuôi dƣỡng kém, thức ăn không tốt, rối loạn nội
tiết tố, hoặc bò bị mắc bệnh truyền nhiễm. Bò biểu hiện động dục mãnh liệt, kéo dài
không theo chu kỳ nhất định.
Khối u buồng trứng là bệnh thƣờng gặp trong sản khoa khi chẩn đoán, rất
khó phân biệt giữa u nang noãn và u nang hoàng thể.
U nang noãn là những nang chín không bị vỡ vào những ngày qui định của
chu kỳ lên giống nên không thành lập hoàng thể, nhƣng chúng tiếp tục lớn dần
thành khối u mỏng, cấu trúc khối u mềm. Khi bị u nang, nang noãn tiết rất nhiều
folliculin nên con vật biểu hiện mãnh liệt không theo chu kỳ nhất định. Một số
trƣờng hợp tế bào thƣợng bì nang noãn bị thoái hóa không hình thành đƣợc
folliculin nên con đực không động dục, trên buồng trứng hình thành một hoặc một
số u nang trong chứa dịch, kiểm tra qua trực tràng phát hiện u nang nổi lên trên bề
mặt buồng trứng.
U hoàng thể: thƣờng lớn hơn u nang noãn, có thể xuất hiện một hoặc cả hai
bên buồng trứng, khối u rắn chất thành khối u dày hơi nhám, bên trong chứa chất
hoàng thể sánh đặc. Biểu hiện của bò không động dục hoặc động dục yếu không
theo chu kỳ, một số bò vẫn không động dục nhƣng khi phối giống đúng chu kỳ thì
không đậu thai (Cao Thanh Phú, 2003).
2.5.5 Thoái hóa buồng trứng
Khi tổ chức tế bào buồng trứng bị thoái hóa, teo lại, các tổ chức tăng sinh
thay thế. Nguyên nhân buồng trứng bị viêm không phát hiện và không điều trị kịp
thời; đồng thời, cũng có thể nuôi dƣỡng chăm sóc kém, chẩn đoán qua trực tràng sẽ
thấy một phần hoặc toàn bộ buồng trứng bị chai cứng, mặt buồng trứng không còn
trơn chu mà lồi lõm, thể tích teo nhỏ.
Biện pháp điều trị chủ yếu là cải thiện chế độ nuôi dƣỡng chăm sóc, sử dụng
kích thích tố sinh dục và bổ sung các vitamin A, D, E giúp cho việc phục hồi cơ
năng của buồng trứng, nên loại thải.




17
2.6 Vai trò progesterone trong sinh sản
2.6.1 Nguồn gốc progesterone
Progesterone do hoàng thể từ buồng trứng tiết ra. Các tế bào trong nang sau
khi rụng trứng vẫn còn dính trong buồng trứng và giữ vai trò rất quan trọng trong
quá trình sinh sản, chúng phát triển to ra, và tăng tiết progesterone.
Hoàng thể tổng hợp progesterone từ cholesterol, khi qua gan sẽ bị thoái hóa
và biến thành pregnandiol và thải qua nƣớc tiểu.
Ngoài hoàng thể thì vỏ thƣợng thận cũng sản xuất một ít progesterone và
nhau thai tiết ra ở 5 tháng cuối thời kỳ mang thai (Nguyễn Minh Thanh, 2005).
2.6.2 Bản chất, khối lƣợng phân tử, cấu trúc phân tử
Progesterone là một hormone steroid với 21 carbone. Progesterone còn tổng
hợp và phân tiết từ nhau thai trong suốt giai đoạn thú cái có mang.
Tác dụng sinh học với cƣờng độ mạnh giúp cho thú cái hoàn thành bản năng
làm mẹ.
Progesterone có công thức phân tử là C
12
H
30
O
2
.
Khối lƣợng phân tử là 314,45.
Progesterone đƣợc phân tách từ hoàng thể heo nái có cấu trúc phân tử gồm:
hai dạng tinh thể là dạng bền vững và không bền vững.
Progesterone ở dƣới dạng những tinh thể không màu hay bội kết tinh màu
trắng không mùi.
Nóng chảy ở 127
0

C – 129
0
C.
Thực tế không tan trong nƣớc, tan trong cồn, tan trong ete, dễ tan trong
chloroform, ít tan trong dầu.
Phản ứng màu Zimmernam cho màu đỏ.
Phản ứng tạo bis dinitrophenylhyrazon-progesterone.
Đun nóng progesterone và dinitro-2,4-phenylhydrazin trong cồn với sự có
mặt của HCl thì có sự xuất hiện kết tủa đỏ nâu của bis dinitrophenylhyrazon-
progesterone, chất nóng chảy ở 270
0
C – 280
0
C (Nguyễn Minh Thanh, 2005).



18
2.6.3 Vận chuyển và chuyển hóa progesterone và tác dụng của progesterone
Vận chuyển và chuyển hóa: Khi đƣợc vận chuyển trong máu dƣới dạng gắn
chủ yếu với albumin huyết tƣơng và các globulin gắn đặc hiệu với progesterone, vài
phút sau khi đƣợc bài tiết tất cả progesterone đƣợc thoái hóa thành các steroid khác
không còn tác dụng của progesterone. Gan rất quan trọng trong quá trình chuyển
hóa này. Progesterone có sản phẩm cuối cùng là pregnandiol đƣợc bài xuất theo
nƣớc tiểu; vì vậy, có thể đánh giá mức độ tạo thành progesterone trong cơ thể thông
qua mức bài xuất progesterone qua đƣờng tiểu.
Sự tác dụng của progesterone lên tử cung: Kích thích sự bài tiết của niêm
mạc tử cung ở trạng thái sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh và làm tổ. Kích thích tế bào
tuyến niêm mạc tử cung bài tiết một lớp dịch quánh dày và tác dụng lên vòi Fallope,
progesterone kích thích tế bào niêm mạc, vòi Fallope bài tiết dịch chứa chất dinh

dƣỡng để nuôi dƣỡng trứng đã thụ tinh, thực hiện quá trình phân chia trong khi di
chuyển vào buồng tử cung.
Tác dụng lên tuyến vú: Làm phát triển tuyến thùy kích thích tế bào tuyến vú
tăng sinh và trở nên có khả năng bài tiết.
Tác dụng lên cân bằng điện giải: Steroid khác progesterone với nồng độ cao
có thể tăng sự tái hấp thu với Na
+
, Cl
-
và nƣớc ở ống lƣợn xa.
Thực tế cho thấy, progesterone thƣờng gây bài xuất ion Na
+
và nƣớc; vì,
progesterone có khả năng cạnh tranh với aldosterone để gắn vào thụ thể sẽ làm tăng
tái hấp thu ion và nƣớc, tác dụng này của progesterone lại yếu hơn nhiều so với
aldosterone; cho nên, cơ thể mất nƣớc và muối thì không đƣợc tái hấp thu, sự tăng
ion Na
+
đƣợc bài xuất nên lại đƣợc tăng tiết aldosterone từ tuyến vỏ thƣợng thận,
hiện tƣợng này thƣờng gặp ở thời kỳ có thai.
Ảnh hƣởng thân nhiệt: Nhiệt độ của cơ thể tăng từ 0,3 – 0,5
0
C do sự tác động
của progesterone, nhƣng cơ chế làm tăng nhiệt độ của progesterone thì chƣa rõ. Có
ý kiến cho rằng progesterone tác dụng lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dƣới đồi.
Điều hòa bài tiết: Progesterone chịu ảnh hƣởng điều khiển trực tiếp của
hormone LH, do tuyến yên bài tiết. Nếu nồng độ LH tăng trong máu, hoàng thể sẽ




19
đƣợc nuôi dƣỡng và bài tiết nhiều progesterone. Ngƣợc lại, nếu mà tuyến yên bài
tiết ít LH, hoàng thể sẽ bị thoái hóa và progesterone sẽ đƣợc bài tiết ít.
Tóm lại, progesterone có tác dụng đặc biệt quan trọng nó làm cho quá trình
có thai xảy ra bình thƣờng và có các tác dụng nhƣ sau:
Phát triển tế bào nội mạc tử cung, những tế bào này đóng vai trò quan trọng
trong việc nuôi dƣỡng bào thai ở thời kỳ đầu.
Progesterone giảm co bóp tử cung khi có thai, do đó ngăn cản sẩy thai.
Progesterone làm tăng bài tiết dịch và niêm mạc tử cung để cung cấp dinh
dƣỡng cho phôi.
Progesterone ảnh hƣởng đến quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh.
Progesterone có tác dụng làm phát triển thùy và bọc tuyến vú.
Với những tác động trên, gọi progesterone là hormone an thai… Vì lý do nào
đó nồng độ progesterone giảm đi, và sự phát triển bào thai sẽ bị ảnh hƣởng.
Cơ quan sinh dục chuẩn bị là tổ hợp tử nuôi dƣỡng bào thai, progesterone
làm cho tử cung yên tĩnh; đồng thời, giúp cho lớp niêm mạc tử cung phát triển và
làm cho các tuyến ống thẳng phân nhánh, xoắn lại để chuẩn bị tiết sữa sau này.
Khi hàm lƣợng progesterone tăng cao trong máu ngoại biên chúng tỏ có sự
hiện diện của hoàng thể trong buồng trứng.
Hiện nay, kiểm soát sinh sản ở thú cái progesterone là chỉ tiêu cần kiểm tra,
chủ yếu là tính ổn định về nồng độ phản ánh ở giai đoạn của chu kỳ động dục và sự
ổn định của bào thai (Nguyễn Minh Thanh, 2005).
2.6.4 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng, mang thai
2.6.4.1 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng
Hàm lƣợng progesterone thấp nhất vào ngày động dục với mức nhỏ hơn 1
ng/ml. Sau đó tăng dần lên từ ngày thứ 3 của chu kỳ. Hàm lƣợng progesterone đạt
đỉnh cao từ ngày 9 đến ngày 18 của chu kỳ động dục với mức lớn hơn 3 ng/ml.
Đỉnh cao của hàm lƣợng progesterone không cố định vào một ngày nào trong
khoảng thời gian từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 18 của chu kỳ động dục. Từ ngày thứ




20
19 của chu kỳ thì hàm lƣợng progesterone giảm xuống rất nhanh và đạt mức thấp
nhất vào ngày thứ 20 đến ngày thứ 21 của chu kỳ với mức nhỏ hơn 1 ng/ml.
Từ việc xác lập động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng
đã cho chúng ta rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn, đặc biệt là việc xác lập động
thái progesterone trong các trƣờng hợp khác nhau của rối loạn sinh sản do nội tiết,
từ đó biết đƣợc tình trạng hoạt động của buồng trứng.

Hình 2.3 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng ở bò
(Chung Anh Dũng, 2002)

2.6.4.2 Động thái progesterone lúc mang thai
Số liệu thống kê cho thấy có khoảng 27,4% số bò cái khơng thụ thai sau khi
gieo tinh nhân tạo, nhƣng vẫn khơng phát hiện đƣợc triệu chứng động dục trở lại
cho đến ngày 60 khám thai qua trực tràng sau khi gieo tinh nhân tạo. Nhƣ vậy, nếu
chỉ với biện pháp khám thai qua trực tràng nhƣ hiện nay thì số bò này đã có khoảng
cách tăng đáng kể giữa 2 lứa đẻ, ít nhất là tăng 2 tháng. Trong khi đó, các nghiên
cứu cũng chứng minh rằng việc khám thai qua trực tràng tốt nhất cũng nên thực
hiện sớm nhất vào ngày thứ 60 sau khi gieo tinh nhân tạo. Nếu thực hiện kỹ thuật
này sớm hơn, trong giai đoạn 40 ngày sau khi gieo tinh nhân tạo sẽ làm tăng đáng
GIAI ĐỌAN NGHỈ NGƠI
(Anestrus phase)
GIAI ĐỌAN TIỀN
ĐỘNG DỤC
(Proestrus phase)
GIAI
ĐOẠN
ĐỘNG

DỤC
(Estrus
phase)
GIAI
ĐOẠN
SAU
ĐỘNG
DỤC
(Post
estrus
phase)
Progesteron trong máu(ng/ml)
Ngày trong chu kỳ động dục
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
GIAI ĐỌAN NGHỈ NGƠI
(Anestrus phase)
GIAI ĐỌAN TIỀN
ĐỘNG DỤC
(Proestrus phase)
GIAI
ĐOẠN
ĐỘNG
DỤC
(Estrus
phase)
GIAI
ĐOẠN
SAU
ĐỘNG
DỤC

(Post
estrus
phase)
Progesteron trong máu(ng/ml)
Ngày trong chu kỳ động dục
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

×