Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT HIỆN VI KHUẨN Leifsonia xyli subsp. xyli, TÁC NHÂN GÂY BỆNH CẰN MÍA GỐC part 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.44 KB, 10 trang )



11
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Lxx : Leifsonia xyli subsp. xyli
STM : Staining by Transpiration Method
RSD : Ratoon Stunting Disease
PCR : Polymerase Chain Reaction
ctv. : cộng tác viên
rRNA : Ribosome ribonuleic acid
Mb : Mega bases
bp : base pair
ITS : Intergenic transcribed spacer region
LT – EIA : Liquid Transfer Enzyme immunoassay
EB – ELISA : Evaporative binding - Enzym Linked immunosorbent assay
TBIA : Tissue Blot Enzym Immunoassay
NCM : Nitrose cellulose membrance
TRITC : Tetramethylrhodamine isothiocyanate
FAT : Indirect flourescent antibody technique
FADCF : Flourescent antibody directed counting filter
µl : Micro litre
µg : Micro gram
µM : Micro mol
mM : Mili mol
IgG : Immunoglobulin








12
DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng Trang
Bảng 2.1. Danh sách bệnh hại mía quan trọng và phổ biến 11
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát tỉ lệ bó mạch đỏ và bó mạch vàng trong mỗi
lóng dọc theo chiều cao cây 29
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát thời gian vi khuẩn Lxx gây tắc mạch và tỉ lệ
bị bệnh của các cây nuôi cấy mô được chủng thông qua tỉ lệ
mạch đỏ trung bình 35
Bảng 4.3. Bảng kết quả của các thử nghiệm sinh hóa đối với 8 dòng vi
khuẩn đã phân lập được 41


13
DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình Trang
Hình 2.1. Cây mía 5
Hình 2.2. Một số bệnh hại phổ biến trên cây mía 10
Hình 2.3. Vi khuẩn Lxx – tác nhân gây bệnh cằn mía gốc 12
Hình 2.4. Sự phân chia của các tế bào Leifsonia xyli subsp. xyli được
phân lập từ dịch chiết nước mía 13
Hình 2.5. Triệu chứng của cây mía bị bệnh cằn mía gốc 14
Hình 3.1. Quy trình nhuộm STM để chẩn đoán cây mía bị bệnh 23
Hình 3.2. Phương pháp chủng bệnh cằn mía gốc vào cây mía nuôi cấy
mô 25
Hình 4.1. Lát mỏng cắt ngang của thân mía sau khi nhuộm STM 30

Hình 4.2. Kết quả khảo sát sự phân bố của vi khuẩn Lxx dọc theo lóng
của cây mía bị bệnh 31
Hình 4.3. Mẫu thân cây mía cắt dọc 36
Hình 4.4. Kết quả thử nghiệm phản ứng sinh hóa 42










14
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mía là một loại cây công nghiệp ngắn ngày có vị thế ngày càng quan trọng ở
nước ta. Nó là một trong những cây mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, là cây có ưu
thế trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng đất cao chưa chủ động nước và
vùng đồi thấp. Mía là cây có khả năng bảo vệ và bồi dưỡng đất, là cây làm giàu của
trung du. Trước mắt, mía là cây lấy đường phục vụ cho tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu, trong tương lai mía còn là nguyên liệu quý của ngành năng lượng, ngành
giấy và sợi nhân tạo (Trần Văn Sỏi, 2001).
Theo Nguyễn Huy Ước (1994), mía là loại cây trồng một lần nhưng lại có khả
năng cho thu hoạch nhiều vụ, vì vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho
nhiều loài sâu bệnh tồn tại và phát triển. Hơn nữa, khi cơ cấu giống mía phong phú
hơn, thời tiết khí hậu có nhiều biến đổi cũng góp phần làm cho dịch bệnh ngày càng
đa dạng hơn. Trên thế giới hiện có 126 bệnh hại mía (Ricaud và ctv., 1989). Trong

đó không thể không kể đến bệnh cằn mía gốc (Ratoon Stunting Desease - RSD);
đây là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất, đặc biệt đối với những nước nông
nghiệp tiên tiến có trình độ cơ giới hóa cao.
Bệnh cằn mía gốc do vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli (Lxx) gây ra. Đây là
bệnh có tác động nguy hiểm nhất đến sản lượng mía trên thế giới. Bệnh có thể gây
thiệt hại từ 5 – 15 % sản lượng (Comstock, 2005) và mức tổn thất có thể lên đến 50
% đối với vụ mía gốc (Davis, 1980). Vi khuẩn Lxx không gây ra các triệu chứng
bên ngoài đặc trưng, hơn nữa sự lan truyền vi khuẩn lại diễn ra rất nhanh trong các
ruộng mía làm cho thiệt hại do bệnh gây ra càng nặng nề hơn. Nhìn chung, cây bị
nhiễm Lxx sẽ phát triển chậm hơn so với các cây khác cùng độ tuổi nên người nông
dân thường lầm tưởng các triệu chứng của bệnh là do điều kiện canh tác (cây bị
thiếu chất dinh dưỡng, đất trồng thiếu độ ẩm).


15
Lxx kí sinh chuyên tính trong bó mạch nên việc nghiên cứu loại vi khuẩn này
rất khó khăn. Trên thế giới, vi khuẩn Lxx mới được quan tâm nghiên cứu trong thời
gian gần đây. Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã đạt được một số thành
công nhất định từ quá trình nghiên cứu bệnh cằn mía gốc như: phân lập thành công
vi khuẩn Lxx từ dịch chiết của cây bị bệnh (Davis, 1980); thiết lập quy trình phát
hiện Lxx trong dịch chiết và dịch khuẩn lạc bằng kĩ thuật PCR (Y Pan và ctv.,
1998); giải mã trình tự bộ gen của Lxx (Luis và ctv., 2004).
Ở nước ta, bệnh cằn mía gốc là một loại bệnh đã được phát hiện từ lâu, trong
lịch sử cũng đã có nhiều vùng bị thiệt hại nặng nề do bệnh gây ra (Hà Đình Tuấn,
2004). Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về căn bệnh này
cũng như vi khuẩn Lxx; người nông dân thậm chí không biết ruộng mía của mình bị
bệnh, sản lượng thu hoạch mía giảm đáng kể làm cho công suất của các nhà máy
đường trong nước chỉ còn 50 – 60 % (Hà Đình Tuấn, 2004).
Để phòng tránh được những thiệt hại nghiêm trọng về năng suất và phẩm chất
mía do bệnh gây ra, cần phải đề ra những biện pháp kiểm soát và quản lý bệnh một

cách hiệu quả. Do đó, việc phát hiện sớm vi khuẩn Lxx trên cây mía là một yêu cầu
cấp thiết trong công tác tuyển chọn và kiểm định giống nhằm tạo ra một nền nông
nghiệp ổn định, hiệu quả, trực tiếp thúc đẩy ngành công nghiệp mía đường phát
triển, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Do sự thiệt hại về sản lượng đã ra gây tổn thất đáng kể cho ngành công nghiệp
mía đường cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện đề
tài: "Nghiên cứu và phát hiện vi khuẩn Leifsonia xyli subsp. xyli, tác nhân gây
bệnh cằn mía gốc" nhằm tìm hiểu kĩ lưỡng hơn về tác nhân gây bệnh. Từ đó, đưa
ra được một phương pháp phát hiện vi khuẩn nhanh chóng và chính xác, góp phần
vào chiến lược kiểm soát và hạn chế bệnh.
1.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
Thực hiện các nghiên cứu cơ bản về bệnh cằn mía gốc và vi khuẩn Leifsonia
xyli subsp. xyli để tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về sinh học phân tử (PCR,


16
dot blot, nghiên cứu cấu trúc gen, cơ chế gây bệnh), từ đó tìm ra phương pháp kiểm
soát và xử lý bệnh hiệu quả.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện gồm bốn nội dung chính như sau:
Khảo sát tỉ lệ phân bố của vi khuẩn Lxx trong bó mạch dọc theo vị trí lóng
bằng phương pháp nhuộm STM.
Chủng bệnh các cây nuôi cấy mô bằng dịch chiết từ cây mía bị nhiễm Lxx. Sau
đó, khảo sát thời gian vi khuẩn kí sinh gây tắc mạch và thống kê tỉ lệ cây được
chủng bị nhiễm.
Phân lập vi khuẩn Lxx từ dịch chiết của cây bị bệnh trên môi trường thạch
MSC và SC.
Thử nghiệm sinh hóa nhằm xác định vi khuẩn Lxx từ các dòng vi khuẩn được
phân lập.



17
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về cây mía (Saccharum spp.)
2.1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển
Qua nhiều năm tranh luận, ngày nay New-Ghine được thừa nhận là nơi nguyên
sản của cây mía. Theo các tài liệu nghiên cứu về kiến tạo địa chất, nhiều tác giả cho
rằng cây mía xuất hiện trên trái đất từ khi lục địa châu Á và châu Úc còn dính liền,
cách đây hàng vạn năm. Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước trồng mía có lịch sử lâu
đời nhất trên thế giới. Ở Trung Quốc, căn cứ vào những tài liệu ghi chép cổ xưa
cùng với sự phân bố rộng rãi của mía dại ở nhiều nơi trong nước và mức độ phong
phú của những giống mía thương mại cho thấy cây mía được trồng rất lâu đời,
khoảng thế kỉ VI trước công nguyên.
Nghề trồng mía ở châu Á được truyền bá đi khắp nơi trên thế giới theo hai con
đường: từ Trung Quốc truyền sang phía Đông Nam đến Philippine, Nhật Bản,
Indonexia; từ Ấn Độ sang phía Tây tới Iran, Ai Cập, Tây Ban Nha, Ý, Cây mía
được trồng ở các nước vùng Địa Trung Hải vào khoảng đầu thế kỉ XIII. Năm 1940,
trong chuyến vượt biển lần 2, Christopher Columbus mới đưa mía sang châu Mỹ,
đầu tiên trồng ở đảo Santo Domingo, sau đó tới Mexico (1502), Brazil (1532), Peru
(1533), Cuba (1650) (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996).
2.1.2. Phân loại học
Cây mía thuộc: Ngành có hạt (Spermatophyta)
Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae)
Họ hòa thảo (Gramineae)
Giống Saccharum.
Trong giống Saccharum có năm loài:
Loài nhiệt đới (Saccharum officinarum L.)
Loài Trung Quốc (Saccharum sinence Roxh Ement Jesw)

Loài Ấn Độ (Saccharum barberi Jesw)


18
Hình 2.1. Cây mía
(Nguồn: www.apsnet.org/
online/slideset/sugarcane)

Loài hoang dại thân nhỏ (Saccharum spontaneum L.)
Loài hoang dại thân to (Saccharum robustum Bround and Jesw)
Các giống mía thương mại hiện nay là sản phẩm lai tự nhiên, lai nhân tạo giữa
các loài kể trên với nhau hoặc do quá trình tuyển chọn từ ba loài Saccharum
officinarum, Saccharum sinence, Saccharum barberi (Trần Văn Sỏi, 2003). Điều
này cho thấy sự phong phú của các giống mía trồng hiện nay.
2.1.3. Phân bố
Hiện nay, cây mía là cây trồng chính ở nhiều nước nhiệt đới trên thế giới. Nơi
có vĩ độ cao nhất mà cây mía được trồng là Natal, Argentina, cực nam của Australia
(khoảng 30 độ S), phía tây nam Pakistan (khoảng 34 độ N) và phía nam Tây Ban
Nha (37 độ N) (Trích dẫn bởi Nguyễn Anh Khoa, 2006).
2.1.4. Đặc điểm thực vật học
2.1.4.1. Các bộ phận của cây mía
Rễ mía: cây mía có hai loại rễ là rễ sơ sinh và rễ
thứ sinh. Rễ sơ sinh (rễ hom) mọc ra từ đai rễ của
hom trồng; loại rễ này có nhiệm vụ bám đất, hút nước,
cung cấp chất dinh dưỡng cho sự nảy mầm ở thời kì
đầu sinh trưởng. Khi mầm mía chuyển thành cây con,
các rễ thứ sinh mọc ra từ đai rễ của cây con tự hút
nước và chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây, các rễ
sơ sinh sẽ teo dần và biến mất.
Thân mía: được hình thành bởi nhiều lóng mía

hợp lại, có màu sắc và hình dạng khác nhau. Thân mía
không chỉ là nơi để giữ bộ lá mà còn có nhiệm vụ dẫn nước, chất dinh dưỡng từ rễ
tới lá và dự trữ đường nhờ quá trình quang hợp ở bộ lá. Thân mía là đối tượng thu
hoạch và là nguyên liệu chính để chế biến đường ăn.
Lá: gồm có bẹ lá và phiến lá. Bẹ lá là phần bao bọc thân mía, bảo vệ mắt
mầm; phiến lá có hình lưỡi mác (màu xanh hoặc màu xanh thẩm), có một gân giữa


19
màu sáng và hình dáng, kích thước khác nhau tùy giống. Lá là tổ chức đồng hóa
thực sự của cây, lá có nhiệm vụ hô hấp và thực hiện quá trình quang hợp.
Hoa (bông cờ): hoa mía có tổ chức sinh sản ngầm với cấu trúc đơn giản. Mỗi
hoa bao gồm cả tính đực và tính cái với ba nhị, một bầu noãn và hai nhụy. Khi hoa
mía nở, các bao phấn của nhị tung phấn, nhờ gió mà nhụy cái dễ dàng tiếp nhận hạt
phấn. Ở cây mía, có giống ra hoa, có giống không ra hoa, có giống ra hoa sớm, có
giống ra hoa muộn, đó là kết quả sinh lý tự nhiên của cây trồng nói chung và cây
mía nói riêng. Tuy nhiên, trong sản xuất người ta không thích mía ra hoa.
Hạt mía: là vật liệu sinh sản hữu tính của cây mía, đây là kết quả cuối cùng
của giai đoạn sinh thực. Hạt mía giống một chiếc vảy nhỏ, hình thoi và nhẵn, độ dài
1 - 1,25 mm, nặng 0,15 - 0,25 mg. Hạt mía chỉ có ý nghĩa trong lai tạo tuyển chọn
giống mía (Nguyễn Huy Ước, 1999; Trần Thùy, 1996).
2.1.4.2. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển
Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), chu kì sinh trưởng của cây mía trong một
vụ thường kéo dài 1 năm (trường hợp đặc biệt như ở Hawai là 2 năm). Nhưng chu
kì khai thác của 1 ruộng mía có thể kéo dài từ 3 - 10 năm tùy vào điều kiện từng
vùng. Dù là mía tơ hay mía gốc, chu kì sinh trưởng của cây mía gồm 5 thời kì:
Thời kì nảy mầm: thời kì nảy mầm tính từ khi đặt hom trồng cho tới lúc mầm
mía nảy thành cây con, mở đầu cho hoạt động sống của cây mía. Hom mía từ trạng
thái ngủ chuyển sang trạng thái hoạt động trải qua một loạt biến đổi sinh hóa phức
tạp. Trong quá trình nảy mầm, hom mía hô hấp mạnh. Dưới tác dụng của enzyme,

đường saccharose và protein được phân giải thành glucose và acid amine cung cấp
cho hoạt động sống của mầm, rễ. Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự nảy mầm là
đường glucose và acid amine, do đó hàm lượng các chất này trong hom mía nhiều
hay ít có quan hệ trực tiếp đến tốc độ nảy mầm. Giữa hàm lượng đường glucose và
số ngày cần thiết cho sự nảy mầm có tương quan nghịch, hàm lượng đạm tan trong
hom mía tương quan thuận với tỉ lệ nảy mầm.
Thời kì cây con: bắt đầu từ khi cây có lá thật thứ nhất cho đến khi phần lớn
cây trong ruộng mía có 5 lá thật. Rễ cây bắt đầu phát triển khi cây con có hai lá thật,


20
như vậy trong suốt thời gian đầu cây con sống một phần dựa vào rễ hom. Sau khi rễ
cây đã phát triển mạnh thì nhiệm vụ cung cấp dinh dưỡng chính do rễ cây đảm
nhiệm. Do đó, trong thời kì này, phải tạo điều kiện cho lá sinh trưởng mạnh để cây
quang hợp tốt, đồng thời thúc đẩy rễ cây phát triển nhanh.
Thời kì đẻ nhánh (nhảy bụi hoặc đâm chồi): đẻ nhánh thực chất là sự nảy
mầm của những mầm ở phần gốc của cây. Khi cây mía có từ 6 - 7 lá thật, các mầm
nằm ở dưới mặt đất nảy thành nhánh. Từ thân mẹ đẻ ra nhánh cấp 1, nhánh cấp 1 đẻ
ra nhánh cấp 2 và tiếp tục thành một bụi mía. Thời gian đẻ nhánh thường kéo dài từ
3 - 4 tháng tùy thuộc giống mía, thời vụ trồng, kĩ thuật chăm sóc.
Thời kì vươn cao (vươn lóng): trong thời kì này, thân vươn cao nhanh, đường
kính thân tăng mạnh, rễ, ngọn phát triển, số lá tăng thêm và đổi mới không ngừng.
Trong các thời kì trước, mía sinh trưởng chậm vì quá trình quang hợp ở lá và sự hấp
thụ ở rễ còn yếu, sản phẩm quang hợp tạo ra có hạn và một phần quan trọng phải
dùng để tạo nên thân, lá, rễ. Trong thời kì vươn cao, trên cơ sở bộ lá và bộ rễ đã
phát triển hoàn chỉnh, các quá trình sinh lý của cây đạt tới đỉnh cao, hiệu lực sử
dụng độ phì đất đai, phân bón, năng lượng ánh sáng mặt trời tăng lên. Trong thời kì
này mía sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt từ 10 cm/tháng đến 50
cm/tháng. Do đó, thời kì vươn cao là thời kì quyết định trọng lượng thân, tức là thời
kì quyết định năng suất mía cây.

Thời kì chín công nghiệp và trổ cờ: vào cuối thời kì vươn lóng, nhiệt độ và
lượng mưa giảm dần (ở nước ta thường là từ tháng 11 trở đi), cây mía sinh trưởng
chậm lại và bước vào thời kì tích lũy đường mạnh mẽ. Sự hình thành và tích lũy
đường trong cây mía bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn một là sự kết hợp của CO
2

H
2
O thành đường đơn glucose với sự có mặt của diệp lục và ánh sáng. Giai đoạn hai
là quá trình chuyển hóa đường đơn thành đường saccharose và các đường đa khác,
giai đoạn này không cần ánh sáng và diệp lục. Các bộ phận của cây mía như thân, lá
đều có thể tổng hợp đường mía từ đường đơn. Đường mía tổng hợp từ lá chuyển
vào thân, một phần dùng cho hô hấp và cấu tạo thân, lá, rễ; phần còn lại tích lũy
trong thân dưới dạng saccharose.

×