Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Luận văn : KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LOÀI TẦM GỬI Macrosolen cochinchinensis TRÊN CÂY CAO SU (Hevea brasiliensis) part 5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.55 KB, 10 trang )

31
48.94
64.45
41.46
13.08
23.61
25.45
N1 L3 M1

%
Tỷ lệ bệnh
Chỉ số bệnh
Biểu đồ 4.1. Biểu đồ thể hiện mức độ nhiễm bệnh tầm gửi trên cây cao su












Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ bệnh biến động từ 41,46% đến 64,45% và
chỉ số bệnh từ 13,08% đến 25,45%. Ở đây mức độ nhiễm bệnh giữa các lô N1, L3,
M1 không có sự chênh lệch lớn. Hầu hết cả ba lô đều nhiễm bệnh tƣơng đối nặng.
Riêng lô L3 bị nhiễm bệnh nặng nhất với tỷ lệ bệnh là 64,45% và chỉ số bệnh
23,61%. Lô N1 nhiễm bệnh tƣơng đối cao với tỷ lệ bệnh 48,94% và chỉ số bệnh
25,45%. Riêng lô M1 là có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tƣơng đối thấp hơn (TLB:


41,46% và CSB: 13,08%). Với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh khá cao của các lô, biểu
hiện bên ngoài của những cây bị nhiễm bệnh là xuất hiện u lồi trên thân cành, tại vị
trí bị nhiễm bệnh cành cây phát triển chậm hơn , kích thƣớc cành nhỏ hơn và yếu ớt
dễ bị gãy rụng. Lô N1 và L3 có 100% là dòng vô tính PB 235, còn lô M1 vừa có
dòng vô tính PB 235 vừa có dòng vô tính GT 1 nên tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn.
Dòng vô tính PB 235 có đặc điểm là thân thẳng tròn, vỏ trơn láng, góc phân
cành rộng, lá màu xanh vàng, tán rộng lúc còn nhỏ, tán cao thoáng lúc cây trƣởng
thành, rụng lá mùa mƣa và thay lá sớm, khi bộ lá phát triển trở lại thì nhiễm hai lần
bệnh phấn trắng. Trong khi đó giống cây GT1 lại có góc phân cành hẹp, lá xanh đậm
và tán gọn, thay lá muộn và phát triển bộ lá đồng đều [1], [12]. Có thể sự khác nhau
cơ bản về đặc điểm của hai giống cây này là nguyên nhân làm cho các lô chủ yếu
32
35.33%
41.57%
23.10%
Cành cấp 1
Cành cấp 2
Trên thân cây
trồng bằng dòng vô tính PB 235 bị nhiễm bệnh tầm gửi. Tán cây rộng và thoáng, đặc
biệt là thay lá sớm là điều kiện thuận lợi cho hạt tầm gửi bám dính và phát bệnh.
 Tỷ lệ phân bố trên các vị trí của tán cây (Bảng 4.2):
Bảng 4.2. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trên các vị trí của tán cây
Lô điều
tra
Diện
tích
(ha)
Giống
cây
Tổng số

cây bị
nhiễm
bệnh
(cây)
Tổng số
vết
bệnh
Tỷ lệ
cành cấp
1 (%)
Tỷ lệ
cành cấp
2 (%)
Tỷ lệ trên
thân cây
(%)
L3
24,23
PB 235
279
1.169
41,57
35,33
23,1

Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện vị trí phân bố vết bệnh trên tán cây cao su










Qua biểu đồ trên đã thể hiện rất rõ tỷ lệ phân bố ở các vị trí trên tán cây, vết
bệnh trên cành cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 41,57%, tiếp theo là cành cấp 2 chiếm
35,33%, cuối cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất là vết bệnh trên thân cây 23,10%. Vì lô thí
nghiệm đƣợc trồng hoàn toàn là dòng vô tính cao su PB 235 có tán rộng và cao
thoáng nên các vết bệnh phân bố ở cành cấp 1 và 2 là đa số, còn nhiễm trên thân cây
thì ít hơn. Hạt của cây tầm gửi có chất nhầy, có khả năng bám rất chặt vào các cành
cây và khó bị tiêu hóa trong đƣờng ruột của chim, vì vậy khi chim thải ra hạt vẫn còn
nguyên khả năng nảy mầm, những cây có tán thƣa và rộng tạo nhiều thuận lợi cho sự
phát tán lây lan của tầm gửi (Angie Ng), (trích tài liệu “Bird Ecology Study Group,
33
Nature Society”). Mặt khác, đa số các loài chim đều thích đậu trên các cành cây cao
hơn nên tỷ lệ nhiễm bệnh trên cành cấp 1 và cành cấp 2 cao hơn.
4.2. Kết quả định danh các loài tầm gửi họ Loranthaceae
Sau khi sƣu tầm đƣợc một số mẫu các loại cây tầm gửi, cùng sự hƣớng dẫn
của thầy Lê Văn Việt khoa Sinh học trƣờng Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, căn cứ
vào sự mô tả của Phạm Hoàng Hộ trong “Cây cỏ miền Nam”, cùng với nghiên cứu
viên Lê Hoàng Hải 6 loài tầm gửi đã đƣợc định danh gồm: Macrosolen
cochinchinensis, Viscum articulatum, Dendrophtoe pentandra, Taxillus chinensis,
Macrosolen tricolor, Helixanthera cylindrica. Sau đây là hình ảnh và đặc điểm các
loài đã đƣợc định danh.
4.2.1. Macosolen cochinchinensis (Lour) van Tiegh: Đại cán Nam Bộ



Hình 4.1. Loài M. cochinchinensis


Là dạng bụi bán ký sinh có chồi, lá có phiến bầu dục thon, to 6-8 x 2,5-5 cm,
dày, không có lông; cuống 2-3 mm. Chùm hoa đứng cao 2-3 cm; lá hoa 1; vành hình
túi phù, cao 25-45 mm, tai 6; tiểu nhụy 6. Phì quả tròn.
Thông thƣờng loài này đƣợc phân bố ở đồng bằng Bắc – Trung – Nam. Trái
nhị to; lá dùng nhƣ trà; nhựa tống nhau sau sanh.
Loài này thƣờng đƣợc dùng để chữa trị nhức đầu (Devkota, 1997).



34
4.2.2. Viscum articulatum Burm. F: Chùm gửi dẹt, ghi có đốt


Hình 4.2. Loài V. articulatum

Loài cây này có dạng bụi thòng, bán ký sinh, dài 40-60 cm; thân có đốt dẹp,
dể gãy ở mắt, không có lá. Hoa ở mắt, chụm 3, hoa giữa cài hoa bên đực; đài 3-4
phân; bao phấn gắn trên lá đài. Phì quả màu trắng, to 3-4 mm.
Phạm vi phân bố của loài này đƣợc Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) ghi nhận từ
Phan Rang vào Nam. Trong dân gian hoặc trong y học cổ truyền thƣờng dùng để đắp
nơi bị dập, gãy xƣơng, đứt; trị sốt; phấn dƣơng.
4.2.3. Dendrophtoe pentandra (L) Miq: Mộc ký ngũ hùng; Scaly flowered
Loranthus.
4.2.4.












Hình 4.3. Loài D. pentandra

Là dạng bán ký sinh có nhánh to, lá mọc xen; phiến đa hình, đầu tà hay nhọn,
đáy tà, không lông và dày nhƣ da. Chùm ngắn ở nách lá; lá hoa 1, nhỏ; cánh hoa 5,
dính thành ống hơi phù, phía trong đỏ. Trái có hình xoan tròn, cao đến 1 cm.
35
Thông thƣờng đƣợc tìm thấy ở bình nguyên cho đến rừng sác, Bắc Tây
Nguyên. Loài này đƣợc sử dụng để đắp trị phồng, loét.
4.2.4. Helixanthera cylindrica (Roxb) Dans: Chùm gửi trụ.

Hình 4.4. Loài H. cylindrica [23]
Loài tầm gửi này cũng là dạng bán ký sinh. Lá có phiến bầu dục đến thon,
láng, dày. Chùm ở nách lá, thƣa; cọng và hoa đỏ đậm, một lá hoa nhỏ; cánh hoa 5,
rời, dày, không lông; tiểu nhụy gắn trên cánh hoa, bao phấn dài, nhỏ nhƣ chỉ.
Loài này thƣờng phân bố chủ yếu ở bình nguyên [5].
4.2.5. Macrosolen tricolor (Lec) Dans: Đại cán tam sắc.

Hình 4.5. Loài M. tricolor [23]
36
Loài tầm gửi này thuộc dạng bụi bán ký sinh, thân cành không có lông; vỏ
xám, lá có phiến bầu dục, rộng 2-2,5 cm, dài, đầu tròn; cuống dài 2-3 mm. Hoa từng
cặp; lá hoa 1,5 mm; đài cao 4 mm; vành hình ống dài 3-4 mm, thuỳ 6, đỏ; tiểu nhụy
6. Phì quả tròn.
Chúng thƣờng đƣợc tìm thấy ở đồng bằng phía Bắc, Nha Trang, Phan Rang.

Trong dân gian thƣờng dùng bó nơi gãy xƣơng.
4.2.6. Taxillus chinensis (DC) Dans: Hạt mộc Trung Quốc.















Hình 4.6: A, B: Loài T. chinensis [22], [23]
Là loại cây bán ký sinh, nhánh non có lông vàng vàng rồi không lông, có bì
khẩu trắng. Lá mọc đối; phiến bầu dục, lúc non có lông ở gân, gân-phụ 4 cặp; cuống
đến 1 cm. Tú tán ở nách lá; cọng hoa ngắn hay dài; hoa dài 1,5-2,5 cm, xanh mặt
ngoài, đỏ mặt trong; tai vành; tiểu nhụy 4, gắn ở miệng hoa. Phì quả tròn hay tròn
dài, có u nần, cao 6-8 mm; chỉ có 1 hạt.
Thông thƣờng phân bố ở những khu rừng hoặc những nơi có độ cao đến 1.500
m, Bắc Tây Nguyên (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000).







37
4.3. Khảo sát sự nảy mầm và chu trình phát triển của loài tầm gửi
M.cochinchinensis.
Theo Radomiljac (1998) cho rằng sự nảy mầm của hạt tầm gửi ảnh hƣởng
không lớn vì hạt cần phải có chất nhầy để bám dính và cần có nƣớc, oxy, nhiệt độ và
ánh sáng cho sự nảy mầm và phát triển thành cây con. Tuy nhiên kích thƣớc của thân
cây kí chủ có thể đủ tốt để tác động cho một hạt giống tồn tại và tạo nên một cây con
(Reid, 1987, 1989; Sargent, 1995). Cây tầm gửi mọc và phát triển chủ yếu là từ hạt
và hình thức lây lan nhanh nhất nhờ vào các loài chim ăn quả. Để khảo sát khả năng
nảy mầm của hạt, chúng tôi khảo sát ngẫu nhiên qua sự lây nhiễm hạt tầm gửi lên
cây cao su và theo dõi sự phát triển của chúng, kết quả đƣợc ghi nhận nhƣ sau:



Hạt
Ngày thứ 3
Ngày thứ 7


Ngày thứ 20
Ngày thứ 30

Hình 4.7. Quá trình nảy mầm và phát triển của M. cochinchinensis

Theo nhƣ kết quả thu đƣợc (Hình 4.7), khi hạt đƣợc đặt vào cây, hạt có thể
bám rất chặt nhờ vào lớp chất nhầy bên ngoài vỏ hạt. Sang ngày thứ 3, hạt bắt đầu
nảy mầm và phát triển tạo thành vòi hút bám lên cây vào ngày thứ 7. Đến 20 ngày,
38
vỏ hạt bắt đầu nhăn lại và bong ra tạo thành hai lá mầm. Ngày thứ 30, cây con bắt

đầu phát triển khoẻ mạnh. Từ giai đoạn hạt cho đến giai đoạn cây con phải trải qua
một thời gian khá dài khoảng 30 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thuận lợi. Khi
hạt tạo vòi hút bám vào cây tạo thành cây con, cây con bắt đầu cần nƣớc và chất dinh
dƣỡng từ cây chủ để có thể sinh trƣởng tốt. Ngoài ra, chúng cần có một điều kiện
thuận lợi về nhiệt độ và thời tiết cho sự sống. Qua theo dõi quá trình nảy mầm của
cây tầm gửi chúng tôi nhận thấy rằng khả năng nảy mầm của hạt rất tốt . Hạt có thể
nảy mầm trên bất cứ nơi nào thậm chí cũng có thể nảy mầm trên quả khác khi hạt rơi
trên quả (hình 4.8), dây điện, trên đá và kể cả là một cây cột [15]. Thời gian hạt bắt
đầu nảy mầm tạo vòi rất ngắn khoảng 3 ngày, thời gian để vòi phát triển bám vào
thân cây kí chủ khoảng 7 ngày nhƣng thời gian để từ vòi phát triển lá mầm và chồi
lại rất dài, khoảng 20-30 ngày. Điều này cho thấy hạt của cây tầm gửi có thể tự
dƣỡng qua một thời gian khá lâu trƣớc khi vòi có thể phát triển rễ mút để hút chất
dinh dƣỡng của cây chủ (Salle, 1983; Boone et al, 1995). Theo Lamont (1983), sự
hình thành một cây tầm gửi mới trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn hạt bám vào, giai
đoạn nảy
mầm, hình thành cây con và giai đoạn cây trƣởng thành. Bên cạnh đó, trong
quá trình thực tập qua khảo sát thực tế trên vƣờn cây bị nhiễm bệnh tại Ông Quế loài
tầm gửi này ra hoa vào khoảng tháng 3 – 4 và tạo quả vào tháng 5 với số lƣợng hoa
và quả rất nhiều. Với một lƣợng hạt khổng lồ, cây tầm gửi dễ dàng lây lan và sinh
trƣởng trên một diện rộng.
Kết quả khảo sát khả năng nảy mầm của hạt tầm gửi dựa theo bố trí thí
nghiệm: tham khảo phần phụ lục.










Hình 4.8. Hạt nảy mầm

39
4.4. Kết quả giải phẫu hình thái

Hình 4.9. Vết bệnh cắt ngang – A: cây
tầm gửi, B: cây cao su




Hình 4.10. A: Mô của cây bị nhiễm bệnh, B: Mô
của cây không bị nhiễm bệnh

A
B
40

Ký sinh là một hình thức sống có lợi nhất trong nhiều loài thực vật có hoa
(Knutson, 1983; Musselman & Press, 1995). Cây tầm gửi ký sinh thiết lập một thảm
thực vật liền với cây chủ và chúng có tính thích ứng rất rộng trên nhiều loài cây khác
nhau. Khi xâm nhiễm vào cây chủ, biểu hiện bên ngoài là sự hình thành các khối u,
lồi trên bề mặt thân cành từ đó đâm sâu rễ vào các mô bên trong hút chất dinh dƣỡng
để sống [19], [22],. Từ hình A và B cho thấy đƣợc sự khác biệt về cấu tạo mô gỗ
bên trong của cây cao su bị nhiễm bệnh và cây không bị nhiễm bệnh. Với mô không
nhiễm bệnh có sự đồng nhất về cấu trúc gỗ, trong khi mô nhiễm bệnh có sự hiện diện
của giác hút tầm gửi. Hiện tƣợng này làm thay đổi về kích thƣớc và hình dạng cành
ký sinh, ngoài ra về cấu trúc gỗ bị yếu dẫn đến hiện tƣợng gãy và chết cành thƣờng
xuất hiện quanh năm.

Theo cô Nguyệt (Khoa Lâm Nghiệp Đại học Nông Lâm), mô cây bị nhiễm
bệnh (Hình 4.10 A) các tia gỗ bị biến dạng không bình thƣờng, sự ăn bám của cây
tầm gửi đã làm cho các mô của cây bị thiếu nƣớc và dinh dƣỡng nên chúng bị khô và
teo lại, biểu hiện bên ngoài là cành cây phát triển không bình thƣờng, nơi tầm gửi
xâm nhiễm mô cây bị biến dạng không đồng nhất, cây còi cọc yếu ớt. Cụ thể là các
tia gỗ cong lại chằng chịt, không thấy rõ các đƣờng vân gỗ. Ngƣợc lại, ở cây không
bị nhiễm bệnh (Hình 4.10 B), cấu tạo các tia gỗ bình thƣờng, đƣờng vân và tia gỗ
thấy rất rõ. Qua đó có thể nhận thấy rằng cây tầm gửi gây ảnh hƣởng rất lớn đến các
cấu trúc tự nhiên của cây, phá vỡ nó và cuối cùng làm cho cây chủ yếu đi và chết.
4.5. Bƣớc đầu thử nghiệm xử lý tầm gửi với hóa chất Garlon 250 EC
Vị trí ký sinh của tầm gửi thƣờng tập trung trên tán lá, nơi có chiều cao cách
mặt đất có khi lên đến 15-20 m. Điều này dẫn đến các biện pháp phòng trị bằng thủ
công và phun trực tiếp bằng hoá chất BVTV gặp nhiều khó khăn về khía cạnh hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Ngay tại Nông trƣờng Ông Quế, việc sử dụng câu
móc bằng thủ công đã đƣợc thực hiện, nhƣng sau đó những cây tầm gửi này tái sinh
và phát triển lại bình thƣờng, do không diệt đƣợc hoàn toàn những bộ phận bám chắc
vào thân và giác hút. Công việc này thƣờng tốn rất nhiều công lao động và nguy cơ
tai nạn lao động thƣờng xảy ra.

×