Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chỉ một lần thôi hãy để con nghe theo trái tim mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.52 KB, 55 trang )

Thạc sĩ: Đoàn Vinh Thăng





Những Bí quyết chọn nghề nghiệp
tương lai cho bạn trẻ thành công




Những Bí quyết chọn nghề nghiệp
tương lai cho bạn trẻ thành công

Hãy để đam mê là nghề nghiệp của mình,
Như vậy công việc sẽ giống một trò chơi – Phim 3 Idiots.

“Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến mình
thành người khác là thành tựu lớn nhất” - Ralph Waldo
Emerson
Cuốn sách này có dành cho bạn?
Có bao giờ bạn tự hỏi:
Đâu là mục đích của cuộc đời bạn?
Bạn đang đi về đâu trong cuộc đời này?
Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn đã vượt một quãng
đường thật xa, trải qua một hành trình dài rồi phát hiện ra
mình đã đi nhầm đường?
Bạn có thể toàn tâm toàn lực để lao tới đích nếu bạn vừa
đi vừa băn khoăn liệu rằng mình có đang đi đúng đường
không?


Đâu là niềm đam mê đích thực của mình?
Công việc hay ngành học mình đang theo đuổi liệu có
phải là đam mê và sở trường của mình không? Hay chỉ học
ngành đó và làm việc đó chỉ vì “bố mẹ yêu dấu” muốn bạn
học và làm?
Bạn có đành lòng không nếu bạn kiên trì, nỗ lực vượt qua
mọi thách thức, khó khăn trên đường đi để tiến về đích và rồi
bạn nhận ra, đây chẳng phải là điều mình khao khát, mong
mỏi?
Ai quyết định cuộc đời bạn, có hay không cái gọi là định
mệnh hay số phận?
Nếu bạn không trả lời rõ ràng được bất kỳ câu hỏi nào
trong các câu hỏi trên, quyển sách này sẽ dành cho bạn.
Tình trạng của phần đông chúng ta là vẫn loay hoay,
chưa xác định được đâu là lối đi dành cho chính mình.
May mắn cho bạn là bạn vẫn chưa đi quá xa để rồi nuối
tiếc vì mình đã phí công sức, thời gian, tuổi trẻ… để sống một
cuộc đời không dành cho mình.
Khi bạn đi trật lối, bạn khó lòng để tiến lên, hoặc bạn
phải nỗ lực gấp nhiều lần nhưng kết quả đạt được thì chẳng là
bao.
Bạn phải nhận thức được tầm quan trọng của việc sống
cuộc đời có mục đích, của việc tìm hiểu tài năng bản thân,
bằng không, cuộc sống bạn trở nên nhạt nhẽo, phiền toái, luôn
gặp những khó khăn và cản trở không đáng, vất vả và mỏi mệt
hơn trên đường đạt tới thành tựu.
Một khi hiểu rõ về bản thân, xác định được tài năng và
điểm mạnh của mình, bạn giải quyết được hàng loạt những
trăn trở trong nhiều mặt của cuộc đời mình.


“Sống như chính mình trong một thế giới luôn cố biến
mình thành người khác là thành tựu lớn nhất” - Ralph Waldo
Emerson
Lời giới thiệu
Chào các bạn của tôi, các bạn biết vì sao tôi viết quyển
sách này không? Các bạn biết ý tưởng của quyển sách này từ
đâu mà có không?
Trong quá trình trưởng thành, từ nhỏ cho tới khi tốt
nghiệp đại học và đi làm một thời gian, tôi tiếp xúc với rất
nhiều người đi học, chọn ngành nghề và đi làm. Tuy nhiên, họ
thường tâm sự với tôi rằng ngành họ học rất nhàm chán. Họ
học vì “bố mẹ yêu dấu” muốn họ phải học ngành đó. Công
việc họ làm tuy buồn tẻ mà vẫn rất áp lực và thường xuyên
cảm thấy bị rơi vào bế tắc. Họ muốn tìm một lối đi riêng
nhưng không sao thoát khỏi cái vòng bế tắc đó. Họ không biết
đi về đâu và cũng không biết bắt đầu lại như thế nào.
Tôi sinh ra, lớn lên và đi học như bao người. Một may
mắn là không bị áp lực từ gia đình về việc chọn ngành nghề
học, tôi cũng chọn một ngành mà mình thật sự thích và có khả
năng. Học xong đi làm, tôi cũng tìm được công việc mà mình
yêu thích với thu nhập khá cao. Tuy nhiên, những chán nản
thường xuyên xuất hiện, đôi khi cảm thấy bế tắc, hụt hẫng. Tôi
không hiểu vì sao lại như thế. Nhưng do vấn đề cơm – áo –
gạo – tiền mà phải cố gắng theo đuổi.
Một tối nọ, một người bạn cùng phòng trọ đã giới thiệu
đến tôi bộ phim 3 Idiots (3 chàng ngốc). Câu chuyện từ bộ
phim đó đã tác động sâu sắc đến tôi. Tôi nhận ra bấy lâu nay
tôi làm việc trong nhiều nỗi sợ hãi: sợ mất việc, sợ nghèo khổ,
sợ mất tự do vì phụ thuộc công việc, sợ nợ nần của gia đình,
sợ tương lai của các em, sợ sức khoẻ của ông bà và mẹ tôi

ngày càng yếu mà tôi chưa báo hiếu được gì và vô vàn nỗi sợ
khác. Nhờ câu chuyện trong phim, tôi quyết tâm phải thay đổi
chính bản thân mình, loại bỏ những nỗi sợ ra khỏi cuộc sống
của tôi. Nhưng quyết định đó chỉ thật sự đến khi tôi đã xem bộ
phim này lần thứ tư.
Ý tưởng về quyển sách này xuất hiện khi tôi xem được
nửa bộ phim này trong lần xem thứ tư. Và tôi viết những dòng
này khi bộ phim vừa kết thúc, 23h20’ ngày 07/11/2012.
Trong quyển sách này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những
câu chuyện của rất nhiều người đang còn đi học, đã đi làm về
những hối tiếc của họ trong việc chọn sai ngành học, nghề
nghiệp và lý do dẫn đến sự lựa chọn của họ cũng như những
thành công nổi bật của những người chọn đúng đam mê của
mình.
Hãy dành tặng quyển sách này cho những người thân yêu
của bạn, để những người thân yêu của bạn cũng tìm được
tiếng nói trong tim họ.
Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn, cũng như cảm nhận của
bạn và của những người thân yêu của bạn, biết đâu trong lần
tái bản kế tiếp, câu chuyện của bạn sẽ xuất hiện trong quyển
sách này, như thế chính bạn cũng góp phần giúp đỡ những
người đang tìm kiếm tiếng nói từ trái tim họ.
Một lần nữa, các bạn hãy cảm nhận những câu chuyện
dưới đây và lắng nghe con tim mình mách bảo để không phải
hối hận về sau.
Chúc các bạn tìm thấy con đường của riêng mình!

Hãy để đam mê là nghề nghiệp của mình,
Như vậy công việc sẽ giống một trò chơi – Phim 3 Idiots.
Chương 1

Chỉ một lần thôi,
hãy để con nghe theo trái tim mình

Chuyện về 3 chàng ngốc trong bộ phim cùng tên
Câu chuyện trong phim kể về 3 chàng sinh viên cùng
phòng ký túc xá tại Đại học cơ khí Hoàng Gia, một trong
những trường đại học danh giá nhất Ấn Độ, là ước mơ của rất
thanh niên cũng như các bậc cha mẹ. Hàng năm, trường nhận
được hàng chục ngàn bộ hồ sơ đăng ký học, nhưng số lượng
được nhận chỉ là 200. Một tỷ lệ chọi cực kỳ gay gắt. Những
người được chọn sẽ được xem như là những người cực kỳ ưu
tú, và hầu như sẽ có sẵn công việc sau khi tốt nghiệp tại đây.
3 chàng sinh viên đó là Raju, Frahan và Rancho.
Raju là một người mang trong mình rất nhiều nỗi sợ hãi,
và những nỗi sợ hãi đó xuất hiện trong anh là do những áp lực
của cuộc sống, gia đình và tiền bạc. Cha anh, một nhân viên
bưu điện, bị tai nạn lao động nên nằm liệt giường. Mẹ anh là
một giáo viên về hưu. Lương hưu của bà chỉ đủ tiền thuốc
thang cho chồng. Anh còn một người chị gái đã 28 tuổi mà
chưa có chồng, vì bên nhà chồng đòi của hồi môn là 1 chiếc xe
hơi. Dường như những gánh nặng đó khiến anh dù đam mê
ngành cơ khí, nhưng học hành trong nỗi sợ hãi. Số nhẫn thánh
anh đeo còn nhiều hơn số ngón tay mà anh có.
Frahan là con trai của một viên chức về hưu. Niềm đam
mê của anh là chụp ảnh động vật thiên nhiên hoang dã. Tuy
nhiên, từ khi sinh ra, gia đình đã kỳ vọng anh sau này sẽ trở
thành 1 kỹ sư cơ khí. Do đó, mặc định ngành học của anh khi
lớn lên sẽ là ngành cơ khí dù muốn dù không, vì anh không
dám cãi lời cha mẹ. Nên anh đã dấu kín niềm đam mê của
mình cho tới năm cuối đại học.

Rancho, con một người làm vườn trong 1 gia đình giàu
có. Cha cậu mất sớm, nên cậu tiếp tục sống cùng gia đình đó
và làm những công việc lặt vặt. Thật ra tên cậu không phải là
Rancho, mà tên thật của cậu là Chote. Rancho là tên người con
trai duy nhất của ông chủ của cậu. Tuy nhiên do niềm đam mê
học tập, cậu đã lấy đống phục cũ của cậu chủ đi học, và ngồi
bất cứ lớp nào cậu thích, đi học và làm bài tập thay cho cậu
chủ…Rồi một ngày, người thầy giáo phát hiện một học sinh
lớp 6 đang giải toán lớp 10. Thế là bí mật đó đã bị lộ diện. Tuy
nhiên, cha của Rancho là 1 người có thế lực, nên người thầy
giáo mới báo cho ông ấy biết trước khi nói với hiệu trưởng.
Khi biết câu chuyện, ông chủ nói với Chote:
‘‘Cậu là người làm nên điều này, nên cậu là người sẽ
phải kết thúc nó’’.
Sau đó ông nói với người thầy giáo : ‘‘Tôi mù chữ, bên
ngoài mọi người kính nể tôi, nhưng bên trong họ xem thường
tôi. Nên điều tôi cần là 1 tấm bằng với tên con trai tôi ở trên
bức tường này. Còn cậu bé này muốn học thì hãy để cậu ấy
học’’.
Thế là Chote đi học với tên Rancho. Còn Rancho thật đi
Luân Đôn trong thời gian Chote đi học đại học.
Trong quá trình học chung tại đại học cơ khí Hoàng Gia,
Rancho đã giúp 2 người bạn thân nhận ra niềm đam mê thực
sự của mình, cũng như những điều đang ngăn cản họ đến với
niềm đam mê đó.
Trước tiên là với Frahan. Vì đam mê nhiếp ảnh động vật
hoang dã, anh đã viết thư cho một nhiếp ảnh gia động vật
hoang dã nổi tiếng. Nhưng chưa dám gửi đi vì e sợ sự phản
đối của cha mẹ. Và trong phim, một đoạn nói chuyện giữa
Frahan và Rancho đã làm Frahan phải xao động thêm một lần

nữa, nhưng anh vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng là theo
đuổi niềm đam mê thực sự của mình. Đoạn nói chuyện đó như
sau :
Frahan : ‘‘Năm nào cậu cũng đứng đầu, còn bọn tớ thì
đội sổ, năm nay bọn tớ có thể không còn ở trong danh sách
nữa’’.
Frahan đang định nói tiếp thì Rancho ngắt lời và nói :
‘‘Cậu có biết vì sao tớ đứng đầu không ?’’
“Tại sao ?” – Frahan hỏi.
“Bởi vì tớ yêu máy móc. Cơ khí là niềm đam mê của tớ’’.
Rancho lại hỏi: ‘‘Cậu biết niềm đam mê thực sự của cậu
là gì không ?’’. Vừa nói, Rancho vừa mở balo của Frahan để
lấy lá thư mà Frahan đã viết nhưng chưa dám gửi đi.
“Đây là niềm đam mê của cậu’’. Vừa nói, Rancho vừa
giơ lá thư lên.
‘‘Đi gửi lá thư này đi’’ – Rancho nói tiếp – ‘‘Năm năm
trước cậu đã viết thư cho nhà nhiếp ảnh thiên nhiên hoang dã
yêu thích của mình – Andre Istvan – Cậu muốn được cùng ông
ấy tập huấn ở Hungary. Nhưng vì sợ bố, cậu vẫn chưa bao giờ
gửi nó đi’’.
‘‘Từ bỏ Cơ khí, cưới Nhiếp ảnh’’ – Rancho khuyên
Frahan – ‘‘Hãy theo đuổi tài năng thực sự của mình’’.
‘‘Nếu bố của Michael Jackson bắt ông ta trở thành một
cầu thủ đấm bốc. Và nếu bố của Mohammad Ali bắt ông ta trở
thành ca sĩ… nó sẽ là một đại hoạ’’ – Rancho đưa ra ví dụ -
‘‘Cậu hiểu chưa ?’’.
Frahan chìm trong suy nghĩ.
“Đồ ngốc, yêu nhiếp ảnh nhưng lại cưới máy móc” –
Rancho nói tiếp.
Raju đang ngồi đó cũng chen vào: “Cơ khí vừa là vợ vừa

là người tình của tớ, Tại sao tớ vẫn đội sổ? Giải thích đi”.
“Bởi vì cậu là một kẻ hèn nhát, luôn sợ tương lai” –
Rancho nói – “Nhìn tay cậu đi, cậu có nhiều nhẫn thánh hơn
cả số ngón tay của cậu. Mỗi chiếc nhẫn là một nỗi sợ - bài
kiểm tra, của hồi môn cho chị, công việc…Với những nỗi sợ về
tương lai như thế, làm sao hôm nay cậu có thể sống được, làm
sao cậu có thể tập trung học được?”.
“Những người bạn lạ lùng” – Rancho vừa thở dài vừa nói
– “Một người sống trong sợ hãi, một người sống trong giả
tạo”.
Tuy nhiên, sau cuộc nói chuyện này, 2 người bạn của
Rancho vẫn chưa thấm, chưa dám quyết tâm để theo đuổi ước
mơ, đam mê và tài năng thật sự của mình.
Cho đến một ngày, Raju bị đuổi học vì đi tiểu vào nhà
thầy hiệu trưởng. Quá bế tắc và tuyệt vọng, anh đã nhảy từ
tầng 3 xuống đất, tuy không chết nhưng anh bị liệt toàn thân.
Trong suốt thời gian nằm bệnh viện, với sự chăm sóc của
những người bạn thân và gia đình, Raju đã có thể đi lại được.
Và câu chuyện trong cảnh này đã thức tỉnh 2 người Raju và
Frahan. Họ đã mạnh dạn đối mặt với những rào cản của mình.
Đó là nỗi sợ hãi của Raju và áp lực từ phía gia đình của
Frahan. Câu chuyện như sau:
“Anh gọi tắc xi phải không?” – Một y tá hỏi Frahan trong
khi anh đang kiểm tra lại hồ sơ để đi phỏng vấn xin việc khi
đang đứng tại bệnh viện.
Frahan: “Phải”.
“Xe đến rồi đấy” – Cô ấy nói.
“Tớ sẽ đi phỏng vấn xin việc” – Raju chen ngang khi
đang được Rancho đẩy trên xe lăn. Anh đã bình phục sức
khoẻ, tuy nhiên chân vẫn còn yếu nên chưa đi được.

“Cậu sẽ đi cùng tớ ư?” – Frahan ngạc nhiên hỏi lại.
“Không, tớ sẽ đi phỏng vấn, còn cậu thì về nhà” – Raju
vừa nói vừa tháo tất cả các nhẫn thánh trên tay, thể hiện việc
anh ấy đã chiến thắng nỗi sợ hãi của bản thân.
“Tại sao tớ lại về nhà?” – Frahan lại hỏi kèm thêm sự
ngạc nhiên.
“Cậu còn nhớ chúng ta đã hứa gì với tên ngốc này
không?” – Raju vừa nói, vừa nhìn Rancho và Frahan rồi bỏ
các chiếc nhẫn vào thùng rác.
“Đưa tớ cà-vạt của cậu” – Raju nói tiếp trong sự ngạc
nhiên của Frahan.
“Tại sao?” – Frahan hỏi lại.
“Em nghĩ sau khi đọc xong cái này anh sẽ không đi
phỏng vấn nữa đâu” – Pia, một sinh viên y khoa, bạn gái của
Rancho, vừa nói vừa lấy trong giỏ ra một phong bì.
“Cái gì thế?” – Frahan hỏi lại.
“Một lá thư cho cậu, từ Hungary” – Pia nói tiếp – “từ một
nhà nhiếp ảnh tên là Andre Istvan”.
Sau khi vừa nghe xong, Frahan càng thêm ngạc nhiên và
bối rối. Rồi anh ta nhanh chóng lục trong cặp của mình để tìm
bức thư anh đã viết cho Andre Istvan từ rất lâu nhưng chưa
dám gửi đi vì sợ bố, nhưng không tìm thấy.
“Cậu đã gửi lá thư của tớ?” – Frahan hỏi.
“Ông ấy thích những vức ảnh của cậu” – Rancho nói –
“Ông ta muốn cậu giúp đỡ cho ông ấy…”
“Tại một khu rừng mưa ở Brazil trong 1 năm” – Pia chen
vào trong sự ngạc nhiên lẫn vui mừng của Frahan. Vừa nói, cô
vừa đưa lá thư cho Frahan.
“Ông ấy sẽ trả tiền cho cậu nữa” – Rancho tiếp vào.
Ngạc nhiên và vui mừng, Frahan vừa cười vừa mở thư ra

xem. Nhưng sau khi xem xong, anh ấy lại chùng xuống và
ngẹn lại như nhớ ra điều gì đó, nét mặt thể hiện sự lo lắng tột
cùng.
“Bố tớ sẽ không đồng ý đâu” – Frahan nói ngẹn ngào,
vừa nói vừa mếu, mắt lấm tấm nước.
“Hãy nói chuyện với ông ấy…bằng trái tim cậu” –
Rancho nói – “Chỉ một lần thôi, hãy vứt bỏ nỗi sợ hãi đi…Nếu
không một ngày nào đó, trong những giây phút cuối đời cậu sẽ
thấy hối hận. Cậu sẽ nhớ lại lá thư ở trong tay cậu, tắc-xi ở
trước cửa…”.
“Chỉ cần một chút can đảm, cậu đã có thể thay đổi cuộc
đời mình” – Rancho nói tiếp trong sự suy tư của Frahan.
Trong khi đó, ở nhà, bố mẹ của Frahan đã mua một chiếc
laptop mới để mừng cho công việc đầu tiên của anh. Frahan
bước vào nhà chậm chậm, mặt cúi xuống trong khi bố mẹ anh
đang nói chuyện về chiếc laptop mới và công việc đầu tiên.
“Frahan?” – mẹ anh hỏi trong sự ngạc nhiên, vì bà nghĩ
anh đang đi phỏng vấn.
“Hôm nay con không phải đi phỏng vấn sao” – Bố
Frahan hỏi với sự ngạc nhiên kỳ lạ.
Frahan: “Con đã không đi”.
“Bố, con không muốn trở thành một kỹ sư” – Anh nói tiếp
trong chuỗi kinh ngạc của bố mẹ.
“Thằng khốn Rancho lại khiến con suy nghĩ lung tung
phải không?” – Bố Frahan hỏi trong sự tức giận.
Frahan: “Con không thích kỹ thuật, vì thế con sẽ trở
thành một kỹ sư tồi”.
“Rancho có một niềm tin đơn giản” – Frahan nói tiếp –
“Hãy để niềm đam mê là nghề nghiệp của mình, như thế công
việc sẽ giống như một trò chơi”.

“Con sẽ kiếm được gì trong khu rừng đó” – Bố Frahan
hỏi lại.
Frahan: “Một mức lương thấp, nhưng con sẽ học được
nhiều điều”.
“Năm năm nữa khi con thấy…” – Bố Frahan nói tiếp –
“bạn mình mua ô tô, mua nhà con sẽ nguyền rủa bản thân
mình”.
“Cuộc sống của một kỹ sư sẽ chỉ mang lại cho con sự thất
vọng, lúc đó con sẽ nguyền rủa bố” – Frahan nói với bố -
“Con thà nguyền rủa mình còn hơn”.
“Cả thế giới này sẽ cười nhạo con” – Ông bố tức giận
quá lớn – “coi con là kẻ thua cuộc, bỏ cuộc vào năm cuối
cùng. Ngài Kapoor cảm thấy con thật may mắn khi được học ở
ICE. Ông ấy sẽ nghĩ gì?”.
“Ngài Kapoor không mua cho con máy lạnh” – Frahan
nói trong ngẹn ngào – “Không phải ngài Kapoor là người đã
ngủ không ngon khi con được ngủ rất thoải mái. Ông ấy
không đặt con trên vai và đưa con đi quanh sở thú. Bố đã làm
tất cả những điều đó. Điều con quan tâm là bố cảm thấy như
thế nào, không phải ngài Kapoor. Con còn không biết tên đầy
đủ của ông ta”.
Bố Frahan: “Con nghĩ con là một anh hùng trong một vở
kịch sướt mướt sao?”.
“Đủ rồi đấy ông, con nó đang rất buồn” – Bà mẹ nói
trong nước mắt – “Ơn trời nó đã không làm điều gì điên rồ
như Raju”.
“Vậy thì không cần phải nói gì nữa” – Bố Frahan cắt
ngang – “Đừng có nói gì nữa hoặc là tôi sẽ nhảy xuống”. Vừa
nói ông vừa bỏ ra ghế ngồi.
“Không, bố, con sẽ không bao giờ có ý định tự tử. Con

hứa” – Frahan nói, đến quỳ gối bên bố và mở ví ra cho bố xem
– “Rancho, người bố rất căm ghét, đã đặt tấm ảnh này vào
trong ví của con. Cậu ấy nói, nếu con nghĩ tới ý định tự tử,
hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra với gương mặt hạnh phúc
của bố khi bố thấy con đã chết”.
Ông bố nhìn Frahan, mắt rươm rướm. Còn mẹ Frahan
đứng ở góc tường đầm đìa nước mắt.
“Con muốn thuyết phục bố” – Frahan nói tiếp – “nhưng
không phải bằng cách tự tử. Bố, điều gì sẽ xảy ra nếu con trở
thành một nhiếp ảnh gia? Con sẽ kiếm ít hơn. Con sẽ có một
căn nhà nhỏ hơn, ô tô nhỏ hơn. Nhưng con sẽ hạnh phúc. Con
sẽ rất hạnh phúc. Bất cứ thứ gì con làm vì bố cũng bắt nguồn
từ tình yêu của con đối với bố. Con đã luôn nghe theo lời bố”.
“Chỉ một lần thôi, hãy để con nghe theo trái tim mình” –
Frahan nói ngẹn ngào.
Sau khi nghe xong, ông bố đứng dậy bỏ vào phòng.
Frahan gọi theo:
“Bố, xin bố đừng đi…”
“Trả lại cái laptop này” – Bố Frahan nói rồi nhìn Frahan
và hỏi – “Con trai, một cái máy chụp chuyên dụng giá bao
nhiêu? Liệu có thể đổi cái máy tính xách tay lấy nó không?
Nếu con cần thêm tiền, cứ hỏi bố”.
Frahan chạy đến ôm bố anh trong nước mắt.
“Hãy sống cuộc sống con muốn, con trai” – Ông nói rồi
hôn vào trán Frahan. Cả nhà anh khóc trong nước mắt hạnh
phúc. Cuối cùng, Frahan cũng thuyết phục được bố của mình.
Trong khi đó, Raju vào phòng phỏng vấn bằng xe lăn với
bốn vị giám khảo đầu đã điểm bạc ngồi ở bàn đối diện. Anh
đưa hồ sơ trong sự ngạc nhiên của họ.
“Anh bị sao vậy? Tai nạn sao?” – Một vị giám khảo lên

tiếng.
“Ông có thấy toà nhà kia không? Tôi đã nhảy từ tầng 3
xuống” – Raju nói. Các vị giám khảo nhìn theo ánh mắt của
Raju rồi nhìn nhau với sự kinh ngạc khó hiểu.
“Tại sao?” – Một người hỏi lại.
Raju: “Vì tôi bị đuổi khỏi trường đại học”.
Giám khảo: “Tại sao?”.
“Tôi say rượu và đi tiểu vào cửa nhà thầy hiệu trưởng” –
Raju trả lời. Sự kinh ngạc của các vị giám khảo càng tăng lên
gấp bội.
Giám khảo hỏi tiếp: “Điểm số của anh luôn rất thấp, tại
sao thế?”
“Sự sợ hãi” – Frahan trả lời – “Khi còn nhỏ tôi đã học
rất tốt. Bố mẹ tôi mong muốn tôi sẽ giải thoát họ khỏi đói
nghèo. Điều đó khiến tôi sợ. Tại đây tôi chứng kiến một cuộc
đua điên cuồng, bạn sẽ không được tính nếu không đứng đầu.
Và nỗi sợ hãi lại càng tăng. Sợ hãi không tốt cho điểm số. Tôi
lại đeo thêm bùa và nhẫn. Cầu nguyện thượng đế, cầu xin ngài
giúp đỡ”.
“16 chiếc xương gãy đã cho tôi 2 tháng để suy gẫm” –
Raju nói tiếp – “Cuối cùng tôi đã nhận ra. Ngày hôm nay, tôi
không cầu xin thượng đế mang lại cho mình công việc này, tôi
cám ơn ngài vì đã cho tôi cuộc sống”.
“Nếu các ông không nhận tôi, tôi cũng không có gì nuối
tiếc” – Raju tiếp tục nói trong sự ngạc nhiên của các vị giám
khảo – “Tôi sẽ làm điều gì đó khác xứng đáng với cuộc sống
của mình”.
“Cách cư xử thành thật như thế không tốt cho công ty của
tôi” – Một vị giám khảo lên tiếng – “Chúng tôi cần một người
khéo léo để đảm nhận công việc. Anh quá thẳng thắn”.

Vừa nói xong, ông đẩy hồ sơ về phía Raju như có ý muốn
kết thúc phỏng vấn, rồi nói tiếp:
“Nhưng nếu anh hứa với chúng tôi sẽ kiểm soát thái độ
này, chúng tôi sẽ xem xét lại”.
Raju: “Tôi đã gãy 2 chân để có thể đứng vững trên đôi
chân của mình. Không dễ dàng để có thái độ này đâu. Nó
không thể thay đổi thưa ông”.
“Các ông hãy giữ công việc của mình…tôi sẽ giữ thái độ
của tôi” – Vừa nói Raju vừa gấp lại tập hồ sơ để trên bàn –
“Tôi xin lỗi, tôi không có ý gì đâu”.
Nói xong, anh quay xe lăn đi. Đi đến gần cửa, một vị
giám khảo lên tiếng:
“Tôi đã phỏng vấn không biết bao nhiêu sinh viên trong
25 năm qua. Ai cũng sẵn sàng nói “có” để có được công việc.
Con từ đâu tới vậy, con trai?”
“Chúng ta có nên thảo luận về mức lương không?” – Vị
Giám khảo kết thúc với hàm ý sẽ nhận Raju vào làm.
Raju cười trong nước mắt hạnh phúc và nói: “Cám ơn
ông, cám ơn”.
Bộ phim kết thúc với việc Raju trở thành 1 kỹ sư xuất
sắc, Frahan trở thành một nhà nhiếp ảnh nổi tiếng với nhiều
tác phẩm bán chạy, còn Rancho trở thành một nhà khoa học
với hơn 400 bằng sáng chế và được nhiều công ty hàng đầu
trên thế giới tìm kiếm để hợp tác hoặc mua bản quyền sáng
chế của anh.
Tuy nhiên, bộ phim còn đề cập đến kết thúc bi đát của 2
nhân vật. Một là con trai của thầy hiệu trưởng. Anh ta muốn
trở thành nhà văn nhưng cha anh ta đã ép buộc anh ta học cơ
khí. Sau 3 lần bị từ chối hồ sơ tại trường nơi chính cha anh ta
làm hiệu trưởng, anh ta đã đi đến một quyết định rồ dại là

nhảy khỏi tàu lửa để tự tử, và để lại một lá thư tuyệt mệnh,
trong đó đề cập đến đam mê của anh ấy. Nhưng cha anh ấy chỉ
biết được điều đó khi anh ấy đã nằm dưới lòng đất.
Nhân vật thứ 2 có một kết thúc tương tự là Joy Lobo, một
sinh viên năm cuối tại trường đại học. Do những áp lực trong
học tập, nhiều lần bị từ chối đề tài tốt nghiệp vì các giáo sư
cho rằng đó là một đề tài không tưởng. Anh cũng kết thúc
cuộc đời mình bằng cách treo cổ. Trước khi chết, anh đã hát
một bài hát với những từ ngữ rất đáng suy ngẫm. Bài hát đó
như sau:
“Tôi đã sống rất lâu, cuộc sống của một người khác.
Chỉ một giây phút thôi, hãy để tôi sống là chính mình.
Tôi đã sống rất lâu, cuộc sống của một người khác.
Chỉ một giây phút thôi, hãy để tôi sống là chính mình…
Lá là la……
Hãy mang cho tôi ánh nắng, mang cho tôi cơn mưa…
Mang cho tôi một cơ hội,
Tôi muốn được lớn lên một lần nữa.
Hãy mang cho tôi ánh nắng, mang cho tôi cơn mưa…
Mang cho tôi một cơ hội,
Tôi muốn được lớn lên một lần nữa”.

Các bạn hãy nhanh chóng tìm xem bộ phim này để cảm
nhận rõ hơn. Nếu các bạn đang chuẩn bị vào đại học, các bạn
bắt buộc phải xem bộ phim này. Nếu các bạn đã học xong đại
học, bộ phim này cũng giúp ích rất nhiều trong việc chọn nghề
nghiệp. Nếu các bạn đang làm cha mẹ, hãy xem và giúp con
cái mình chọn đúng đam mê của chúng để giúp chúng hạnh
phúc hơn, tránh được nhiều hơn những điều đáng tiếc sau này.
Ngoài bộ phim này, tôi xin giới thiệu đến các bạn một bộ

phim khác cũng mang ý nghĩ giáo dục rất tốt cho các bậc làm
cha mẹ. Đó là bộ phim “Cậu bé đặc biệt”.

Chuyện về 1 học sinh tiểu học trong bộ phim “Cậu bé
đặc biệt”
Câu chuyện trong phim kể về Ishaan, một học sinh tiểu
học, trong một gia đình có 4 người. Cha Ishaan là một doanh
nhân, mẹ làm nội trợ. Anh trai lớn là một học sinh trung học
xuất sắc, luôn đạt điểm cao ở trường. Còn Ishaan là một học
sinh cá biệt, thường xuyên đi học trễ, trốn học, bị điểm kém,
bị nhà trường mời phụ huynh, bị hàng xóm phàn nàn…Cậu bé
này bị mắc chứng khó đọc, nhưng gia đình cũng như giáo viên
của cậu không ai biết điều đó. Họ cứ nghĩ Ishaan ham chơi,
không lo học hành nên mới dẫn đến kết quả học tập tệ hại như
thế.
Về phần Ishaan, cậu cũng không biết điều đó. Cậu chỉ
biết là không nhận được mặt chữ, các chữ cái cứ lộn ngược tứ
tung. Cậu chỉ suốt ngày mơ mộng, mọi thứ trong mắt cậu đều
chuyển động, cậu thích nhìn ngắm sự chuyển động của thế
giới xung quanh. Đặc biệt, cậu bé này có tài năng đặc biệt
trong việc phối màu và khả năng vẽ rất tốt. Cậu có thể vẽ ra
những giấc mơ của cậu bằng những hình ảnh rất sống động và
tư duy sắc bén. Tuy nhiên không ai phát hiện ra điều đó, nên
không ai khuyến khích cậu bé này phát huy tài năng của mình.
Họ luôn bắt cậu bé dồn vào đầu các kiến thức trường lớp, sách
vở mà đối với Ishaan, những điều này đối với cậu là cả một
vực thẳm. Đối với những người lớn, họ cho rằng cuộc sống là
một cuộc đua, nếu không chạy nhanh hay đứng nhất thì sẽ bị
đè bẹp, bị loại khỏi cuộc chơi.
Cuối cùng, Ishaan bị đưa vào trường nội trú dành cho các

học sinh đặc biệt. Tại đây, cậu trở nên trầm cảm và tự cô lập
mình. Không nói chuyện với ai, cũng chẳng học hành gì. Suốt
ngày lầm lầm lì lì.
Mọi thứ trôi qua dường như bất tận đối với cậu cho đến
một ngày, thầy Ram, một giáo viên dạy vẽ mới, một người
cũng từ bị mắc chứng khó đọc lúc còn nhỏ đã phát hiện ra tài
năng của cậu cũng như đồng cảm với những điều mà Ishaan
trải qua, thầy đã nói chuyện với cha mẹ của Ishaan cũng như
giúp cậu vượt qua được mặc cảm, nhận ra và phát huy tài năng
của mình. Dưới đây là một cuộc nói chuyện của thầy Ram và
cha mẹ của Ishaan.
Thầy Ram: “Xin chào, tôi là Ram, giáo viên trường Kỷ
Nguyên Mới, nơi Ishaan con ông bà đang học nội trú”.
“Xin mời vào” – Mẹ Ishan mở cửa và mời thầy vào nhà.
Khi đang xem lại các sách vở cũ của Ishaan, thầy Ram
mới biết Ishaan biết vẽ, vì trước đó trong lớp học vẽ, Ishaan
thường xuyên nộp giấy trắng.
“Ishaan biết vẽ ? ” – Thầy Ram hỏi
“Vâng, nó thích vẽ và tô màu” – Mẹ cậu bé trả lời.
Sau đó, thầy Ram đi quan sát phòng của Ishaan, xem các
bức tranh mà Ishaan đã vẽ trước đó. Một bài hát vang lên miêu
tả các nét vẽ của Ishaan:
“Đôi khi thông thái như nhà hiền triết,
như một dòng chảy thảnh thơi,
hay một chuỗi những câu hỏi ngây thơ.

×