Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải xanh trong vụ đông xuân năm 2010 2011 tại huyện bố trạch tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 52 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, là nhu cầu
không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam,
là nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Tục ngữ
có câu “Cơm không rau như đau không thuốc”. Rau cung cấp cho cơ thể
những chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin, các axít hữu cơ, chất
khoáng… Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng nhu cầu rau bình quân
hằng ngày của mỗi người cần 250 - 300g/ngày/người tức là 90 -
110kg/người/năm. Như vậy tổng nhu cầu rau của nước ta sẽ là 7.650 –
9.180 nghìn tấn.
Việt Nam là thành viên của WTO, là một thị trường lớn với 5 tỷ
người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập
khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm, rau là một trong những mặt hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có giá trị và chiến lược lâu dài.
Theo đề án phát triển của rau, hoa, quả và cây cảnh do chính phủ phê duyệt
trong giai đoạn 2000-2010 đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phấn
đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người 105,9
kg/người/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau 690 triệu USD[1].
Ngày nay khi đời sống ngày càng cao, dân số tăng nhanh nên nhu
cầu sử dụng rau ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng, trong khi đó
diện tích trồng rau ngày càng bị thu hẹp vì vậy việc nâng cao chất lượng là
vấn đề cấp bách trong ngành phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau
an toàn.
Tỉnh Quảng Bình có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất
rau, năng suất rau khoảng 95 đến 100 tạ/ha, UBND tỉnh đã ban hành kế
hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn từ nay đến
năm 2015. Ở các huyện, thành phố đều trồng rau song chủ yếu tập trung ở
các huyện vùng cát ven biển như Bố Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy và
Đồng Hới [8]. Nhiều nơi đã hình thành được cánh đồng sản xuất rau đạt 50


triệu/ha góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sồng cho nhiều người
1
dân các vùng trồng rau. Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi còn có
nhiều thách thức đặt ra như diện tích manh mún, thiếu quy hoạch cụ thể,
thiếu kiến thức sản xuất rau an toàn đã dẫn đến việc sản xuất rau mang tính
tự phát, chất lượng rau không an toàn thiếu đảm bảo làm cho người tiêu
dùng… Trong khi đó chưa kể đến một lượng lớn khách du lịch, trong giai
đoạn 2011-2015, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình phấn đấu đón được từ 1
triệu đến 1,2 triệu lượt khách/năm[13]. Vấn đề đặt ra là phải phát triển
ngành sản xuất rau an toàn trước mắt là đáp ứng nhu cầu tại chổ trên địa
bàn, về chiến lược lâu dài phải phát triển một ngành mang tính hàng hoá.
Nhưng để sản xuất được rau an toàn đòi hỏi phải đảm bảo theo một quy
trình nghiêm ngặt. Một trong những biện pháp quan trọng đầu tiên là phải
tuyển chọn các giống cây trồng, vì giống là yếu tố quyết định hàng đầu vừa
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, có hàm lượng và thành phần dinh dưỡng cao,
khắc phục vấn đề mùa vụ, sâu bệnh và những khó khăn khác đáp ứng tiêu
chuẩn sản xuất rau an toàn.
Cải xanh (Brasica juncea) là loại rau ăn lá được trồng phổ biến,
quanh năm trên hầu hết các loại đất ở miền Trung. Là một trong những loại
cây trồng có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, thời gian sinh trưởng ngắn chủ
yếu trồng ở vụ Đông Xuân và Xuân Hè. Tuy nhiên hiện tại việc trồng cải
xanh còn gặp nhiều khó khăn, năng suất phẩm chất chưa cao, các giống
mới có triển vọng thường đựơc quan tâm hàng đầu, tuy nhiên tuỳ theo mỗi
vùng sinh thái nhất định mà chúng ta phải lựa chọn giống mới cho phù hợp
với vùng đất thâm canh của mỗi địa phương là vấn đề cần thiết và quan
trọng nhằm phát huy hết tiềm năng sẵn có của mỗi giống, góp phần nâng
cao năng suất, cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế của người dân. Mặt
khác để tìm ra giống thích hợp để khuyến cáo đưa vào sản xuất đại trà cần
phải qua quá trình so sánh, nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thực tiễn đồng thời
giải quyết những vướng mắc trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay. Xuất

phát từ những vấn đề đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "So sánh
khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống cải
xanh trong vụ Đông Xuân năm 2010- 2011 tại huyện Bố Trạch tỉnh
Quảng Bình."
2
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định được giống rau cải phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh
Quảng Bình, có năng suất, chất lượng nhằm tăng thu nhập cho người sản
xuất và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.2. Yêu cầu
- Theo dõi điều kiện thời tiết, khí hậu vùng thí nghiệm.
- Nắm rõ đặc điểm giống cải, tính chất đất đai tại khu vực thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất
lượng của các giống rau cải tại Quảng Bình.
- Bổ sung dữ liệu về điều kiện sản xuất rau an toàn tại Bố Trạch, Quảng
Bình.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm cơ sở để xây dựng và hoàn thiện mô hình sản xuất các giống cải
xanh theo hướng VietGAP tại Bố Trạch, Quảng Bình.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu về rau cải
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại
Các loại rau cải không cuốn có tên khoa học là Brasica chinensis họ
thập tự: Cruciferae.
Rau cải có nguồn gốc từ Địa Trung Hải ưa khí hậu ôn đới. Từ lâu rau

cải và cải bẹ trắng được trồng ở Hy Lạp, La Mã trước thế kỷ thứ X và các
nước Bắc Địa Trung Hải, từ đó được lan truyền đi khắp các nước trên thế
giới đặc biệt là các nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn
Quốc Ở Việt Nam được trồng nhiều ở Đà Lạt, Hà Nội, Bắc Ninh, Thừa
Thiên Huế
Rau cải có nguồn gốc từ vùng ôn đới vốn ưa khí hậu mát, lạnh,ẩm.
Song cũng có giống có khả năng chịu nóng khá. Bộ rễ thuộc loại rễ chùm,
ăn nông, chủ yếu tập trung ở tầng canh tác 10- 15cm. Bộ lá khá phát triển,
to bản, mỏng mềm chứa nhiều nước nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh
phá hoại.
Căn cứ vào đặc điểm của cuống lá, phiến lá (kích thước, hình dạng,
màu sắc các giống rau cải của nước ta hiện nay được phân thành 3 nhóm:
* Nhóm cải bẹ (Brassica campers L.)
Nhóm cải bẹ còn gọi là nhóm cải dưa (chủ yếu để muối dưa): Gồm
cải Đông Dư, cải bẹ Nam, cải bẹ Lạng Sơn, cải Tàu Cuốn, cải Hàn Lưỡng.
Hơn nữa hiện nay có nhiều loại cải bẹ Thái Lan nhập vào nước ta. Nhóm
cải này ưa nhiệt độ thấp, chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp 15-22
0
C do đó trồng
thích hợp trong vụ Đông Xuân. Đặc điểm nhóm cải bẹ là có bẹ lá to, dày, lá
lớn. Năng suất của 1 cây có thể 2- 4 kg, thời gian sinh trưởng từ lúc gieo
đến thu hoạch từ 120- 160 ngày.
* Nhóm cải xanh/ cải cay/ cải canh (Brassica juncea H.P.)
Nhóm cải xanh có khả năng chịu được nóng và mưa to, nhóm cải
này có khả năng thích nghi rộng, thường được trồng quanh năm đặc biệt
trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông để chống giáp vụ rau, thời gian sinh
4
trưởng ngắn (sau gieo 30- 50 ngày có thể thu hoạch), có thể trồng xen hoặc
gieo lẫn với các loại rau khác rất tốt. Nhóm này có cuống hơi tròn, nhỏ,
ngắn. Phiến lá nhỏ và hẹp, bản lá mỏng, cây thấp, nhỏ (so với hai nhóm cải

bẹ và nhóm cải thìa), lá có màu xanh vàng đến xanh đậm ăn có vị cay nên
gọi là cải cay, dễ để giống. Nhóm cải xanh có thể dùng nấu canh, luộc,xào
và muối dưa, đặc biệt ăn lẩu vì có vị cay rất hợp khẩu vị nên nhóm này
được trồng rất phổ biến ở các vùng trồng gần như quanh năm.
Nhóm cải xanh gồm nhiều giống địa phương, những giống cải xanh
ngon như nhóm cải xanh lá vàng, cải xanh Thanh Mai, Vĩnh Tuy, Thừa
Thiên Huế và nhiều địa phương khác. Qua nhiều năm thuần chủng nên rất
dễ trồng và tự giống tại địa phương ở tất cả các vùng.
* Nhóm cải thìa/ cải trắng (Brassica chinensis L.)
Nhóm cải thìa có đặc điểm dễ phân biệt đó là hình lóng máng, màu
trắng, phiến lá hơi tròn, cây mọc gọn. Đây là nhóm cải được trồng rất phổ
biến, đặc biệt là những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Khả năng thích ứng
rộng (10- 27
0
C) nên có thể trồng được quanh năm. Nhóm này có thời gian
sinh trưởng ngắn sau trồng 30- 50 ngày có thể thu hoạch, dễ để giống, có
thể trồng xen, gieo lẫn các loại rau khác và cải xanh chống giáp vụ rau. Tuy
nhiên cải thìa tỷ lệ nước cao, ăn nhạt không dùng muối dưa, chỉ dùng để
luộc, xào hoặc nấu canh.
Nhiều giống cải thìa có năng suất cao như cải trắng Nhật Tân, cải
trắng Thanh Mai, cải trắng Trung Kiên, cải trắng Tai ngựa, cải trắng Lá
thẫm
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây rau cải
- Rễ: cây cải thuộc bộ rễ chùm, phân nhánh, bộ rễ ăn nông trên tầng
đất màu, tập trung nhiều nhất ở tầng đất 0- 20cm.
- Lá: lá mọc đơn, không có lá kèm. Những lá dưới thường tập trung,
bẹ lá to, lá rất lớn. Bộ lá khá phát triển, lá to nhưng mỏng nên chịu hạn kém
và dễ sâu bệnh phá hại.
- Hoa: hoa có dạng có dạng chùm, không có lá bắc, hoa nhỏ, đều,
mẫu 2, tràng hoa và đài hoa đều 4 cái trong. Bộ nhị gồm hai lá noãn dĩnh

bầu trên, 1 ô về sau có một vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô. Mỗi ô có 2
hoặc nhiều noãn.
5
- Quả và hạt: quả thuộc loại quả giác (khi chín tự tách vỏ, hạt rơi
rụng). Hạt có phôi lớn và cong , nghèo nội nhũ[5].
2.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh
- Nhiệt độ: Cây cải có nguồn gốc vùng ôn đới, ưa khí hậu mát lạnh. Tuy
nhiên trong quá trình trồng trọt, chọn lọc và thuần hóa, ngày nay cây cải có
thể trồng được trên nhiều vùng khí hậu khác nhau. Phần lớn trồng trên
vùng có khí hậu lạnh hơn nhiệt đới. Cây cải có thể nảy mầm ở nhiệt độ 2-
3
0
C, nhưng quá trình nảy mầm chậm. Ở nhiệt độ 18- 20
0
C chỉ có 2-3 ngày.
Nhiệt độ sinh trưởng và phát triển là từ 15- 22
0
C, cho giai đọa hai lá mầm
là 12-15
0
C, giai đoạn ra hoa là 15- 18
0
C. Với yêu cầu này cây cải thích hợp
với vụ Đông Xuân.
- Ẩm độ: Cũng như các loại rau nói chung, cây cải rất cần nhiều nước để
sinh trưởng phát triển. Lượng nước trong cây rất cao, 75- 95%, cây có bộ lá
lớn, diện tích lá lớn nhưng lá mỏng nên tốc độ thoát hơi từ bề mặt lá cao.
Bộ rễ tương đối nhỏ và ăn nông, không thể lấy được nước ở sâu trong đất
nên cây yêu cầu được tưới ẩm thường xuyên. Theo V.K.Zoza 1942: cây cải
thuộc nhóm ưa ẩm, trong điều kiện đảm bảo đủ nước 60-100% thì năng

suất tăng 36,34%. Tuy nhiên nếu mưa kéo dài hay đất úng nước cũng ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây cải.
- Ánh sáng: Là yếu tố quan trọng của cây cải, cây cải có nguồn gốc ôn đới
nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường
độ ánh sáng yếu.
- Đất và dinh dưỡng: Cây cải không kén đất, nó có thể sinh trưởng phát
triển cho năng suất cao ở các loại đất khác nhau, từ đất cát pha đến đất thịt
nặng. Nhưng thích hợp nhất là đất giàu dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt.
Về dinh dưỡng cây cần nhiều đạm, lân, kali, trong đó kali được sử dụng
nhiều nhất. Theo số liệu của viện dinh dưỡng rau Gross beerenhe (Đức) thì
các chất dinh dưỡng chính mà các cây họ thập tự cần là N, P
2
O
5
, K
2
O. Phân
hữu cơ có tác dụng rất lớn trong quá trình sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên
cải có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần các loại phân dễ tiêu, dễ phân
giải, cung cấp dần những yếu tố cần thiết cho cây[5].
6
2.1.4. Giá trị của cây cải xanh
* Giá trị dinh dưỡng
Đây là một trong những loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, thời
gian sinh trưởng ngắn. Trong 100 gam tươi cải xanh có chứa 23 calo; 2,2g
protein; 3,8 g hydratcacbon; 174 mg Ca; 34 mg Phospho; 4,4 mg sắt; 28
mg Natri; 309 mg Kali; 64mg Vitamin C và 1670 I.U Vitamin A [14], [15].
* Giá trị kinh tế
Ngày nay trong xu hướng phát triển của xã hội, với sự tăng nhanh
của dân số đã tạo nên một nhu cầu lớn về lương thực và thực phẩm. Sự

thay đổi cơ cấu khẩu phần ăn trong bữa ăn theo hướng giảm dần số lượng,
tăng dần về chất lượng và giảm dần tỷ trọng hàm lượng dinh dưỡng có
nguồn gốc động vật. Điều này đã làm cho rau xanh ngày càng có tầm quan
trọng hơn trong bữa ăn hàng ngày của người dân.
Cải xanh là loại rau chiếm vị trí khá quan trọng trong cơ cấu cây
lương thực, thực phẩm nói chung và các loại rau nói riêng. Trong các loại
rau thì cải xanh được trồng phổ biến nhất và chiếm một vị trí đáng kể trong
cơ cấu cây rau các loại. Với khoảng thời gian sinh trưởng đến thu hoạch
ngắn, cải xanh thường được trồng chống rau giáp vụ, trồng xen giữa hai vụ
cây lương thực như ngô, khoai, sắn trồng cải xanh có tác dụng làm tăng
hệ số sử dụng đất, tránh lãng phí đất đai. Chính vì vậy trồng cải xanh đã
góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, tạo thêm công ăn việc làm cho
người dân ở nông thôn.
* Giá trị dược liệu
Ngoài giá trị làm rau cung cấp các loại vitamin và khoáng chất quan
trọng, cải xanh còn có tác dụng dược lý chữa một số bệnh như: phòng ngừa
bệnh ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống bức xạ, làm chống lành vết
thương, giúp ruột tăng thải loại và hạ cholesterol máu [14],[15].
2.1.5. Đặc điểm giống rau cải xanh thí nghiệm
* Giống cải bẹ xanh mỡ Tropica Leaf Mustard: Công ty TNHH sản xuất và
thương mại xanh 81/10B Hồ Văn Huê – Phường 9 – Quận Phú Nhuận
Thành Phố Hồ Chí Minh.
7
- Là chủng loại có xuất xứ từ Pháp. Đây là giống được chọn lọc rất kỹ,
kháng bệnh tốt, năng suất cao, đang được thị trường rất ưa chuộng. Cây
dạng lớn, màu xanh bóng, cao khoảng 25 - 40 cm, phẩm chất ăn rất ngon,
không có xơ, độ nồng thấp và không trổ ngồng khi kéo dài thời gian thu
hoạch trên đồng ruộng. Năng suất trung bình: 20 - 25 tấn/ha.
- Thời vụ gieo trồng: quanh năm, thời gian thu hoạch 30 - 40 ngày sau khi trồng.
* Giống cải xanh lùn Thanh Giang Trung Quốc: Công ty TNHH Giống cây

trồng Vạn Thiên Quảng Tây Trung Quốc. Đơn vị nhập khẩu và phân phối:
Công ty giống rau quả trung ương số 2 Phạm Ngọc Thạch Đống Đa Hà
Nội. Giống sinh trưởng khỏe, ngắn ngày. Bẹ lá to, dầy, màu xanh sáng, phiến
lá tròn màu xanh nhạt. Là giống chịu nhiệt nên trồng được quanh năm, vụ
chính là vụ Đông Xuân. Thời gian từ lúc gieo đến lúc thu hoạch 30- 35 ngày.
* Giống cải xanh lá vàng: Công ty TNHH Giống cây trồng Hoàng Nông
GS seed’s số 92/81 Lạc Long Quân - Nghĩa Đô - Cầu Giấy- Hà Nội.
- Sinh trưởng khỏe, kháng sâu bệnh, có chất lượng phẩm chất và năng suất
cao. Là giống cải ăn lá ngắn ngày, có dạng lá hình thìa, màu lá xanh vàng
ăn ngon ngọt có vị hăng. Thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch: 35- 38 ngày,
thời vụ gieo trồng gần như quanh năm chỉ trừ vụ rét.
* Giống cải xanh mỡ số 6: Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam.
282 Lê Văn Sỹ - Tân Bình- Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi. Ít nhiễm bệnh thối
nhũn và thối hạch. Lá mỏng, răng cưa đều, phiến to, màu xanh vàng, lá dài, ít
cay có thể ăn sống hay nấu chín. Trổ hoa muộn hơn 50 ngày sau khi gieo.
- Thời gian lúc trồng đến lúc thu hoạch là 40 ngày. Năng suất trung bình
25-30 tấn/ha.
* Giống cải mơ Hoàng Mai: Công ty TNHH Giống cây trồng Hoàng Nông
- Là giống cải mơ đặc biệt có bộ lá to, màu lá xanh vàng, năng suất tốt
phẩm chất ngon. Thời vụ gieo trồng từ tháng 2- tháng 11, từ lúc trồng đến
lúc thu hoạch là 38- 40 ngày.
* Giống cải xanh mỡ cao sản: Công ty Giống Mới 10/346 Bạch Đằng-
Chương Dương - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
8
- Là giống kháng thối nhũn, độ đồng đều cao, chậm trỗ hoa, không phân
nhánh, lá màu xanh mỡ, có vị hăng nồng ấm. Thời vụ trồng quanh năm, từ
lúc trồng đến lúc thu hoạch là 40- 45 ngày.
* Giống cải xanh- lá tàu chuối: Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn Thiên
Quảng Tây Trung Quốc. Đơn vị nhập khẩu và phân phối: Công ty giống

rau quả trung ương số 2 Phạm Ngọc Thạch Đống Đa Hà Nội.
- Là giống rất ngắn ngày. Từ khi gieo đến lúc thu hoạch 30- 35 ngày. Chịu
ẩm, chịu lạnh tốt, lá mọc thẳng đứng, màu xanh nhạt, gọng xanh sáng, mỗi
cây nặng khoảng 100g, ăn ngọt thanh, ít sơ, luộc sào nấu canh đều được.
Năng suất cao, gieo trồng quanh năm.
2.2. Tình hình sản xuất rau trên Thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất một số nước trên thế giới năm 2009
Quốc gia
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Toàn thế giới 17.534.940 14,05 246,349
Châu Âu 655.902 16,66 10,925
Châu Phi 2.062.445 7,17 14,778
Châu Mỹ 568.815 11,71 6,663
Châu Đại Dương 36.715 14,65 0,535
Châu Á 14.211.063 15,02 213,499
Trung Quốc 9.067.500 16,42 148,912
Ấn Độ 2.275.000 12,31 28,006
Việt Nam 525.000 F(*) 12,75 F(*) 6,600 F(*)
Philippin 500.000 F(*) 8,00 F(*) 4,000 F(*)
Hàn Quốc 81.000 (*) 41,8(*) 3,386 (*)
Nhật Bản 118.000 F(*) 23,94 F(*) 2,825 F(*)
Brazin 210.000 (*) 11,48(*) 2,41 (*)
Thái Lan 155.657 8,33 1,296
Liên Bang Nga 93.100 24,02 2,236

Hoa Kỳ 11.534 77,42 0,893
9
F(*): ước tính năm 2008; (*): số liệu năm 2008 (Nguồn FAO, 4/2009)
Theo số liệu thống kê của tổ chức FAO thì diện tích đất trồng rau
trên thế giới hiện đạt khoảng 15 triệu ha/năm, năng suất bình quân đạt 35-
40 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng 600 triệu tấn, bình quân đầu người 85 kg
rau các loại/năm, bao gồm gần 120 chủng loại rau, trong đó có 14 loại rau
chính chiếm diện tích trồng khoảng 500.000 ha trở lên. Nhiều nước trên thế
giới ngày có nhiều chủng loại rau, tăng diện tích và năng suất để đáp ứng
nhu cầu về rau xanh ngày một tăng. Thời kỳ 2000 – 2010 nhu cầu nhập
khẩu rau các nước tăng 3,6% trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt
2,8%/năm.
Qua Bảng 2.1 ta thấy Châu Á dẫn đầu về diện tích, sản lượng, năng
suất rau. Đứng đầu là Trung Quốc với sản lượng rau 148,91 tấn chiếm
60,45% tổng sản lượng rau toàn Thế giới. Ấn Độ là quốc gia có sản lượng
rau lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, sản lượng rau của Ấn Độ chiếm
11,37 % sản lượng rau toàn Thế giới đạt 28 triệu tấn, diện tích trồng rau
chiếm 2,275000 ha. Việt Nam sản lượng rau có tăng nhưng đạt ở mức trung
bình của thế giới.
2.2.2. Ở Việt Nam
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng rau ở Việt Nam
Năm
Diện tích
(1000ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2000 464,6 123,38 5732,1
2001 514,6 131,71 6777,6
2002 560,6 133,52 7485,0

2003 577,8 141,64 8183,8
2004 605,9 146,51 8876,8
2005 635,1 151,8 9640,3
(Nguồn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009)
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời rất sớm, trước cả nghề trồng lúa và
nước ta cũng là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau, nhất là các cây
thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu
10
nhiệt đới ẩm gió mùa. Với vị trí địa lý trải dài của đất nước, đặc điểm khí
hậu đa dạng rất thích hợp trồng nhiều loại rau khác nhau, phong phú về
nhiều chủng loại, từng bước khẳng định được vị trí quan trọng trong
ngành[17], [21].
Qua Bảng 2.2 cho thấy: Diện tích, sản lượng tăng, nhưng sự phát triển
chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, năng suất còn thấp so với mức
trung bình của toàn thế giới (187 tạ/ha). Nước ta trong các năm năng suất chỉ
đạt trong khoảng 123,38 – 151,8 tạ/ha. Điều này cho thấy năng suất và sản
lượng rau của Việt Nam nhìn chung còn thấp, tập trung chủ yếu một số khu
vực. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất rau nước ta còn thấp như
thiếu đầu tư phân bón, thủy lợi…song nguyên nhân chủ yếu do nước ta vẫn
chưa có bộ giống rau chuẩn và tốt, hệ thống nhân giống và sản xuất hạt
giống rau cũng chưa được hình thành, phần lớn hạt giống rau do dân tự để
giống hoặc nhập nội không qua khảo nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chất lượng rau xanh
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng
TT Vùng
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(Tạ /ha)
Sản lượng

1000 tấn
1999 2005 1999 2005 1999 2005
Cả nước 459,6 635,1 126,0 151,8 5792,2 9640,3
1 ĐBSH 126,7 158,6 157,0 179,9 1988,9 2852,8
2 TDMNBB 60,7 91,1 105,1 110,6 637,8 1008,0
3 BTB 52,7 68,5 81,2 97,8 427,8 670,2
4 DHNTB 30,9 44,0 109,0 140,1 336,7 616,4
5 TN 25,1 49,0 177,5 201,7 445,6 988,2
6 ĐNB 64,2 59,6 94,2 129,5 604,9 772,1
7 ĐBSCL 99,3 164,3 136,0 166,3 1350,5 2732,6
(Nguồn www.rauhoaquavietnam.vn, 2011)
Qua Bảng 2.3 ta thấy cả nước chia thành 7 vùng sinh thái nông
nghiệp khác nhau nên tạo ra sự phong phú đa dạng trong sản xuất nông
11
nghiệp cũng như trong sản xuất rau nói riêng. Chủng loại rau rất phong
phú, đa dạng. Các loại rau ăn lá như cải xanh, rau muống, cải thảo, cải làn,
bắp cải, cải ngọt, cải bó xôi chiếm ưu thế về diện tích và sản lượng chiếm
khoảng 70 –80% diện tích, có tỷ suất hàng hoá cao. Tính đến năm 2005,
tổng diện tích trồng rau các loại trên cả nước đạt 635,8 nghìn ha, sản lượng
9640,3 ngàn tấn; so với năm 1999 diện tích tăng 175,5 ngàn ha (tốc độ tăng
bình quân 3,61%/năm), sản lượng tăng 3071,5 ngàn tấn (tốc độ tăng bình
quân 7,55%/năm).Vùng sản xuất rau lớn nhất là ĐBSH (chiếm 24,9% về
diện tích và 29,6% sản lượng rau cả nước), tiếp đến vùng ĐBSCL (chiếm
25,9% về diện tích và 28,3% sản lượng rau của cả nước). Các vùng trồng
rau tập trung chủ yếu bao gồm:
- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm 38 –
40% diện tích và 45 – 50% sản lượng. Tại đây rau sản xuất phục vụ cho
tiêu dùng của cư dân tập trung là chủ yếu. Chủng loại rau tại vùng này này
rất phong phú và năng suất cũng cao hơn.
- Vùng rau luân canh với cây lương thực được trồng chủ yếu trong vụ Đông

Xuân tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Đây là vùng rau hàng hóa lớn cung cấp cho cả nước. Còn khu vực miền
Trung thiếu rau nghiêm trọng[16].
2.2.3. Tình hình sản xuất rau ở tỉnh Quảng Bình
Diện tích trồng rau ở Quảng Bình những năm gần đây có biến động
không lớn: từ 5.500 đến 6.000 ha, riêng vụ đông xấp xỉ 2.000 ha. Năng suất
rau khoảng 95 đến 100 tạ/ha. Rau được sản xuất trên địa bàn bao gồm các
nhóm là rau ăn lá, rau ăn củ và rau gia vị, trong đó diện tích trồng các loại
rau ăn lá chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60%. Hầu hết các huyện, thành phố
đều trồng rau song chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cát ven biển như Bố
Trạch, Quảng Trạch, Lệ Thủy và Đồng Hới. UBND tỉnh đã ban hành kế
hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau quả an toàn trên địa
bàn giai đoạn 2009-2015. Mục tiêu đến năm 2015 có 100% diện tích rau
quả tại các vùng trong tỉnh được quy hoạch đáp ứng nhu cầu sản xuất an
toàn, toàn bộ rau quả sản xuất trong vùng quy hoạch được cấp giấy chứng
nhận rau an toàn. Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình chỉ đạo đối với các địa
phương tập trung phát triển các loại rau xanh, vừa dễ trồng vừa đầu tư ít
12
vốn mà chu kì thu hoạch ngắn, mang lại hiệu quả kinh tế. Một trong các
chính sách đề ra là công tác tuyển chọn, khảo nghiệm, phục tráng các loại
giống cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, khả năng chống
chịu sâu bệnh, cho năng suất cao.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Tỉnh Quảng Bình năm
2009
TT Vùng
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ /ha)
Sản lượng

(tạ)
Toàn tỉnh 5772 14,04 81060,5
1 Đồng Hới
251 6,18 1550,1
2 Minh Hóa
249 7,37 1836,1
3 Tuyên Hóa
356 6,43 2288,3
4 Quảng Trạch
1445 5,91 8534
5 Bố Trạch
1728 10,7 18609
6 Quảng Ninh
503 74,7 37550
7 Lệ Thủy
1240 8,62 10693
( Nguồn:Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2010)
Qua Bảng 2.4 ta thấy năm 2009 diện tích trồng rau các loại của tỉnh
Quảng Bình đạt 5772 ha, sản lượng là 81060,5 tạ và năng suất 14,04 tạ/ha.
Trong bảy huyện của Tỉnh thì Bố Trạch là huyện có diện tích cao nhất,
nhưng sản lượng và năng suất của huyện Quảng Ninh lại cao nhất là 74,7
tạ/ha. Năng suất rau của tỉnh còn ở mức thấp so với bình quân chung cả
nước.
2.3. Tình hình nghiên cứu các giống rau ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh
năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3%
trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Cùng với sự tiến bộ của xã hội thì
công tác nghiên cứu chọn tạo ngày càng nâng cao. Để nâng cao năng suất
thì giống là yếu tố quyết định hàng đầu. Vì vậy công tác tuyển chọn, so
sánh các loại giống mới đã được xúc tiến và có những thành tựu nhất định,

13
có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân,
tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên, cung cấp lương thực, thực
phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và
sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia.
Với diện tích gần 700 nghìn ha gieo trồng hàng năm, cả nước cần
khoảng 10.000 -12.000 tấn hạt giống rau các loại, không kể các loại rau
sinh sản vô tính. Khối lượng này hiện nay được các nguồn sau cung cấp:
- Nông dân tự để giống (chiếm khoảng 40-42%) gồm các chủng loại rau địa
phương, phần lớn là giống thuần (cải xanh, cải bẹ, hành, tỏi, các loại dưa,
bí mướp…). Quy trình nhân, giữ giống chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản
xuất nên chất lượng giống không cao, độ thuần thấp, nhất là ở các nhóm
cây giao phấn.
- Giống do các công ty nước ngoài cung ứng. Phần lớn là giống lai F1, có
năng suất, độ đồng đều cao. Tuy nhiên ngoài giá thành cao nhiều loại giống
do không được khảo nghiệm sản xuất đầy đủ, khả năng thích ứng kém, gây
thiệt hại cho người sản xuất.
- Giống do các cơ quan nghiên cứu, các công ty trong nước lai tạo và phổ
biến tập trung chủ yếu ở các cây cà chua, dưa chuột, mướp đắng, ớt, cải
xanh nhưng đây mới ở giai đoạn đầu nên chất lượng còn chưa cao và chưa
ổn định nên chưa tạo được sự quan tâm cao của người sản xuất.
Giai đoạn 2006- 2010 do Bộ NN- PTNT chủ trì gồm viện nghiên cứu
rau quả, trung tâm nghiên cứu rau quả Xuân Mai, viện cây lương thực và
cây thực phẩm, viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam, công ty cổ phần
giống cây trồng Miền Nam nghiên cứu chọn tạo giống rau, sản xuất hạt
giống lai và hạt giống thuần các giống rau, duy trì dòng bố mẹ, tuyển chọn
được các giống rau mới phù hợp với một số vùng sinh thái của Việt Nam.
phòng Nông nghiệp Đà Lạt tiến hành khảo nghiệm tập đoàn giống cải bắp,
cải thảo, cải ngọt, cải canh, giống cà chua, dưa chuột, ớt cay…có năng suất,

chất lượng đáp ứng cho nhu cầu trong cả nước.
14
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thí nghiệm gồm 8 giống tương ứng 8 công thức, trong đó công thức
I được sử dụng làm đối chứng (Đ/C)
Bảng 3.1: Danh sách các giống tham gia thí nghiệm
Công thức Giống Nguồn gốc
I (Đ/C) Cải bẹ xanh mỡ Giống địa phương
II
Cải xanh lùn
Thanh Giang
Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn
Thiên - Quảng Tây - Trung Quốc
III Cải xanh - lá vàng
Công ty TNHH Giống cây trồng Hoàng
Nông- Hà Nội
IV Cải xanh mỡ số 6 Công ty Miền Nam
V Cải mơ Hoàng Mai
Công ty TNHH Giống cây trồng Hoàng
Nông- Hà Nội
VI Cải bẹ xanh cao cây Công ty Trang Nông
VII
Cải xanh mỡ cao
sản
Công ty Cổ Phần Giống Mới
VIII
Cải xanh - tàu lá

chuối
Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn
Thiên- Quảng Tây- Trung Quốc
3.2. Địa điểm nghiên cứu
+ Thí nghiệm nghiên cứu ngoài đồng ruộng được thực hiện tại thôn 2 xã
Đồng Trạch, huyện Bố Trạch trên nền đất cát pha.
3.3.Thời gian nghiên cứu
+ Tiến hành trong vụ Đông Xuân từ tháng 1- tháng 5 năm 2011
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của các giống rau cải thí nghiệm.
15
- Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các giống thí nghiệm.
- Đánh giá một số chỉ tiêu năng suất, phẩm chất và chất lượng của các
giống cải xanh.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Bố trí thí nghiệm
Bảo vệ

I
a
IV
a
VIII
a
II
a
VI
a
III
a

V
a
VII
a

V
b
III
b
VII
b
I
b
IV
b
VIII
b
II
b
VI
b
VI
c
II
c
V
c
VIII
c
III

c
VII
c
I
c
IV
c
Bảo vệ
Chú thích: - Chữ số la mã: ký hiệu số công thức
- Chữ cái a,b,c: ký hiệu số lần nhắc lại
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp RCB (khối hoàn toàn ngẫu
nhiên) với 8 công thức, nhắc lại 3 lần.
- Số ô thí nghiệm : 8 × 3 = 24 ô.
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 6m x 1= 6 m
2
.
- Diện tích thí nghiệm: 144m
2

- Diện tích bảo vệ: 80m
2
- Tổng diện tích : 224 m
2
3.5.2. Một số biện pháp kỹ thuật
+ Làm đất:
Cày bừa kỹ, để ải 5-7 ngày, làm đất tơi xốp, dọn sạch cỏ dại, bón
500-600kg vôi/ha, sau đó lên luống rộng 1m cao 10 -15 cm.
+ Gieo trồng:
Tiến hành ươm cây con với lượng 5- 6 gam hạt/ m
2

. Sau 20 ngày tuổi
nhổ cây con đem trồng với khoảng cách:
- Cây- cây: 15cm
- Hàng- hàng: 20cm
+ Bón phân: Lượng phân bón cho 1 sào (500m
2
)
- 15kg vôi (rải trước khi gieo 10 ngày)
16
- 5 tạ phân chuồng hoai; 7,5kg super lân; 3 kg kali clorua; 3 kg đạm urê.
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục, super lân.
Bón thúc: 3 lần
Lần 1: Sau trồng 10-15 ngày: 1/2 lượng phân đạm urê + 1/2 lượng
kali clorua.
Lần 2: Sau trồng 20 ngày : 1/4 lượng phân đạm urê + 1/4 lượng kali
clorua.
Lần 3: Sau trồng 25 ngày bón lượng phân còn lại.
Hoà vào nước và tưới [9]
+ Chăm sóc:
- Thời kỳ cây con: Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng dầu hoả để
tránh kiến tha hạt, tưới nước giữ ẩm, làm cỏ bón phân.
- Thời kỳ ở ruộng sản xuất: Tưới nước, nhổ cỏ kết hộ với xới xáo đất,
phòng trừ sâu bệnh. Phòng trừ sâu bệnh được theo dõi thường xuyên để kịp
thời phát hiện các loại sâu bệnh hại và biện pháp ngăn chặn tránh gây thiệt hại
lớn.
+ Thu hoạch:
Khi thấy cây sắp có ngồng (trục hoa hay đồng hoa) thì thu ngay tránh
không để cải ra hoa.
3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi
* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi sự nảy mầm

- Tỷ lệ hạt nảy mầm (%): bằng cách đếm số hạt nảy mầm từ 1- 7 ngày sau
khi gieo, khi hạt đã nảy mầm hết và những hạt còn lại không có khả năng.
Tỷ lệ nảy mầm được tính theo công thức:
Tổng số hạt nảy mầm
G = x 100
Tổng số hạt thí nghiệm
- Thời gian nảy mầm xác định theo công thức:
∑d.n
D =
n
17
Trong đó:
D: là số ngày nảy mầm
d: là ngày nảy mầm
n: là số hạt nảy mầm tại ngày d.
- Tốc độ nảy mầm (% /ngày). Tính theo công thức:
1
R = x 100
D
* Chỉ tiêu theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của rễ và thân mầm
+ Thời gian theo dõi sau gieo là 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày.
- Chiều dài rễ chính (cm): dùng thước đo từ đốt lá mầm và duỗi thẳng rễ
theo chiều dài thước đo đến đỉnh rễ.
- Chiều dài thân mầm (cm): dùng thước đo đoạn thân mầm ở giữa rễ mầm
và lá mầm.
* Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển (ngày )
+ Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính thời gian từ lúc gieo trồng đến lúc thu
hoạch để xác định các giai đoạn sinh trưởng: mọc mầm- hồi xanh- trải lá-
giao tán- thu hoạch. Theo dõi định kỳ 4 ngày với các chỉ tiêu:
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng:

+ Chiều cao cây (cm): Tiến hành đo chiều cao cây từ mặt đất tự nhiên đến
mút lá cao nhất.
+ Số lá trên cây và tốc độ ra lá trên cây
+ Đường kính tán: Tiến hành đo đường kính tán tại điểm cây có đường
kính tán lớn nhất.
+ Chiều dài khi thu hoạch (cm): Chọn một lá trên cây phát triển tốt, cân đối
không bị rách, không bị sâu bệnh, dùng thước chia vạch cm đặt mốc 0 cm
sát gốc lá, dựng thước dọc theo chiều phát triển của lá. Lấy tay vuốt nhẹ
cho lá thẳng nằm sát trên thước, quan sát đỉnh lá trên vạch thước ta được
chiều dài của lá.
+ Chiều rộng lá khi thu hoạch: Chọn một lá trên cây phát triển tốt, cân đối
không bị rách, không sâu bệnh. Đặt thước đo áp sát trên mặt lá chổ rộng
18
nhất của lá lớn nhất, quan sát mép lá bên này tới mép lá bên kia trên vạch
thước.
* Chỉ tiêu sâu bệnh:
+ Phương pháp điều tra:
- Đối với sâu hại:
Điều tra 7 ngày một lần theo quy định của cục BVTV trên toàn bộ ô
thí nghiệm và đếm số sâu trong 5 điểm, lấy mẫu điều tra theo đường chéo
khung 20 x 20 cm của một ô thí nghiệm.
Tổng số con phát hiện
Mật độ (con/m
2
) =
Tổng diện tích điều tra
- Đối với bệnh hại: Tiến hành điều tra theo điểm chéo gốc. Sự phát sinh
phát triển, mức độ bệnh bằng chỉ tiêu tỷ lệ bệnh.
Số lượng cây bị bệnh
Tỷ lệ bệnh (%) = x100

Tổng số cây điều tra
* Chỉ tiêu về phẩm chất:
- Khối lượng tươi toàn cây, khối lượng tươi thân, tươi lá, tươi rễ (g). Cân
khối lượng toàn cây và sau đó cắt riêng thân lá rễ để cân, xác định khối
lượng từng bộ phận.
- Tích luỹ và phân bố vật chất khô (g/cây): Đem các mẫu đã xác định khối
lượng ở trên sấy riêng lá, thân, rễ đến trọng lượng không đổi, cân và tính
khối lượng bình quân.
Khối lượng khô
Tỉ lệ vật chất khô(%) = .100
Khối lượng tươi
- Đánh giá phẩm chất bằng các cảm quan với các chỉ tiêu: độ đắng, độ dòn
bằng phương pháp cho điểm.
Độ đắng (độ ngọt): 1 điểm: rau đắng; 2 điểm: rau ít đắng; 3 điểm:
rau không đắng
Độ dòn (dai): 1 điểm: rau có độ dai; 2 điểm: rau có độ dòn
19
- Phân tích hàm lượng NO
3
-
đất trồng, nước tưới và trong rau xanh
Mẫu đất, nước: Lấy 5 điểm/ô thí nghiệm theo đường chéo góc, lấy
tất cả các lần nhắc lại.
Mẫu rau: Lấy mẫu phân tích thí nghiệm đồng ruộng ở 5 điểm/ô thí
nghiệm, lấy mẫu ở tất cả các lần nhắc lại.
Phương pháp phân tích: theo quy định của Trung Tâm kiểm nghiệm
thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm – sở y tế Thừa Thiên Huế.
* Chỉ tiêu về năng suất:
Cân toàn bộ rau trên ô thí nghiệm khi thu hoạch rồi quy ra tấn/ha.
số cây/m

2
. Khối lượng TB cây x 10.000 m
2
NSLT (tấn/ha)=
1000000
Năng suất 1m
2
(kg) x 10000 x 0,8
NSSH (tấn/ha) =
1000

Khối lượng TB phần ăn được 1m
2
(kg) x 10000 x 0,8
NSKT (tấn/ha) =
1000
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý phương sai một nhân tố (One way Anova) sau đó so sánh LSD
bằng phần mềm Statistic 9.0.
- Các số liệu trung bình và vẽ đồ thị theo chương trình Microsoft Excel
2003.
3.5.5. Điều kiện thí nghiệm
* Đất, nước và phân chuồng
+ Các yếu tố đất, nước và phân chuồng được phân tích các chỉ tiêu về thành
phần dinh dưỡng, hàm lượng kim loại nặng để xác định điều kiện phù hợp
sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP.
20
Các công thức được bố trí trên đất cát pha, trồng rau quanh năm, tưới
tiêu chủ động tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.
Bảng 3.2: Hàm lượng các chất dinh dưỡng, kim loại nặng trong đất,

nước và phân chuồng tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch tỉnh Quảng
Bình
STT Tên chỉ tiêu chất lượng Đơn vị tính Kết quả
I Đất
1 pH
KCl
- 4,12
2 Mùn % 1,965
3 N % 0,210
4 P
2
O
5
% 0,074
5 K
2
O % 0,018
6 Hàm lượng Nitrat mg/kg 11,4
7 Hàm lượng Chì mg/kg 0,1712
8 Hàm lượng Cadimi mg/kg 0,2547
9 Hàm lượng Arsen mg/kg 0,00631
10 Hàm lượng Đồng mg/kg 2,497
11 Hàm lượng Kẽm mg/kg 0,0428
II Nước
1 Hàm lượng Nitrat mg/kg 0,15
2 Hàm lượng Đồng µg/l 10,41
3 Hàm lượng Chì
µg/l
18,63
4 Hàm lượng Cadimi

µg/l
0,255
5 Hàm lượng Kẽm
µg/l
248,4
6 Hàm lượng Arsen
µg/l
0,287
7 Hàm lượng Thuỷ Ngân
µg/l
0,308
III Phân chuồng
Hàm lượng Nitrat mg/kg 20,4
* Điều kiện khí hậu thời tiết
Khí hậu thời tiết là trong một những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, chi
21
phối cơ cấu cây trồng và mùa vụ. Nghiên cứu diễn biến thời tiết khí hậu
chúng ta bố trí thời vụ gieo trồng hợp lý, nhằm tận dụng những thuận lợi
cũng như hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Bảng 3.3: Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2010- 2011 tại tỉnh
Quảng Bình
Chỉ
tiêu
Tháng
Nhiệt độ (T
0
C) Nắng Mưa Ẩm độ (%)
TB Max Min
Số

ngày
nắng
(ngày)
Số
giờ
nắng
(giờ)
Số
ngày
mưa
(ngày)
Tổng
lượng
mưa
(mm)
TB Max Min
1 16,0 25,5 10,5 9 161 19 543 87 98 67
2 18,6 25,8 12,2 11 771 12 309 90 98 67
3 17,7 26,0 11,7 10 576 23 819 90 98 66
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Bình năm2011)
22
Biểu đồ 3.1: Diễn biến khí hậu thời tiết tại Quảng Bình từ tháng 1 đến
tháng 3 năm 2011
Qua Bảng 3.3 và Biểu đồ 3.1 chúng tôi đưa ra một số nhận xét về
diễn biến khí hậu vụ Đông Xuân năm 2010-2011 tại Quảng Bình như sau:
Vào tháng 1, nhiệt độ trung bình thấp 16
0
C, có ngày nhiệt độ còn hạ
thấp xuống 10,5
0

C. Mặt khác những ngày cuối tháng 1 có nhiều đợt không
khí lạnh và không khí lạnh tăng cường trùng vào giai đoạn gieo hạt trong
vườn ươm, lượng mưa 543mm, có đến 19 ngày mưa, ẩm độ là 87%.
Tháng 2 nhiệt độ cao hơn tháng 1 nhưng không đáng kể, với lượng
mưa là 309mm, với 11 ngày nắng, nhiệt độ trung bình là 18,6
0
C, ẩm độ
90%, điều kiện này khá thuận lợi cho sự sinh trưởng cây con trong vươn
ươm cũng như giai đoạn bén rễ hồi xanh khi đưa ra trồng ngoài ruộng. Tuy
nhiên đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh của một sâu bệnh hại
như sâu tơ, thối nhũn…
Qua tháng 3, với ẩm độ được duy trì 90%, trong tháng này lượng
mưa tăng tập trung vào những ngày đầu tháng tạo cung cấp độ ẩm thường
xuyên cho cải xanh ở thời kỳ trải lá, giao tán.
23
Tóm lại thời tiết vụ Đông Xuân 2010-2011 tại tỉnh Quảng Bình tương đối
thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây rau cải, nhiều đợt không khí
lạnh và không khí lạnh tăng cường chỉ kéo dài tổng thời gian sinh trưởng
của các giống từ 3- 5 ngày.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống rau cải
Sinh trưởng của các loài thực vật nói chung và cây cải nói riêng là
kết quả hoạt động của toàn bộ chức năng bộ phận cây và quá trình sinh lý
sinh hóa trong cây. Mỗi loài cây có một chu kỳ sống nhất định, chu kỳ này
được bắt đầu bằng quá trình nảy mầm tiếp đó là một quá trình biến đổi sinh
lý sinh hóa và biến đổi về hình thái. Thông qua quá trình trao đổi chất bên
trong làm cho cây lớn lên và hoàn thiện chu kỳ sống của chúng.
Bảng 4.1: Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
của các giống rau cải xanh

Đơn vị tính: Ngày
Công thức Từ khi gieo đến…
24
Mọc mầm Hồi xanh Trải lá Giao tán Thu hoạch
I (Đ/C) 5 26 33 39 42
II 4 25 31 37 43
III 4 25 31 37 42
IV 4 24 31 37 43
V 4 26 32 38 42
VI 4 24 30 36 42
VII 4 25 32 38 45
VIII 5 27 33 39 45
Theo quan điểm của Libbert về sinh trưởng và phát triển:
Sinh trưởng là tạo mới các yếu tố cấu trúc môt cách thuận nghịch của
tế bào mô và toàn cây. Kết quả dẫn đến sự tăng về số lượng, kích thước, thể
tích sinh khối của chúng. Phát triển là sự biến đổi về thể chất bên trong tế
bào mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của
chúng. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau cải trải qua 5 giai
đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn được biểu thị đặc điểm sinh lý và khả năng
phản ứng với môi trường khác nhau. Thời gian sinh trưởng và phát triển dài
hay ngắn còn phụ thuộc vào giống, mùa vụ, phương thức gieo cấy, điều
kiện đất đai, chế độ chăm sóc… Biết được thời gian sinh trưởng và phát
triển của các giống có ý nghĩa rất lớn trong công tác tuyển chọn giống mới.
Xác định thời gian sinh trưởng của các giống trưởng có ý nghĩa quan trọng
trong việc bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng, kế hoạch đầu tư chăm sóc để tác
động các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng của
rau cải, đồng thời là cơ sở để tác động các bố trí thời vụ hợp lý nhằm tránh
được những diễn biến bất lợi của thời tiết, khí hậu và sâu bệnh ảnh hưởng
đến năng suất và phẩm chất.
Qua Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1 chúng tôi thấy các giống khảo nghiệm

đều là các giống có tổng thời gian sinh trưởng dao động từ 42 - 45 ngày.
Với thời gian sinh trưởng đó thì các giống này phù hợp với việc bố trí gieo
cấy ở vụ Xuân Hè trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
25

×