Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi thử môn địa lí - THPT Lê Qúy Đôn - Quảng Trị pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.76 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG ĐỢT II
Môn thi Địa lí - Khối C - Năm học 2010 - 2011
Thời gian làm bài 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu I. (3,5 điểm)
1/ So sánh sự khác nhau về địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
nước ta.
2/ Hãy chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.
3/ Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp nước ta.
Câu II. (3,0 điểm)
Vẽ lược đồ Việt Nam (Chiều dài bằng tờ giấy thi), điền vào lược đồ những nội dung
sau:
1/ 5 sân bay quốc tế ở nước ta.
2/ Các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Phả Lại, Phú Mĩ, Thủ Đức.
3/ Các cảng biển: Hải phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.
Câu III (3,5 điểm)
1/ Phân tích những định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng
Sông Hồng nước ta trong thời gian tới.
2/ Tại sao lại khẳng định cà phê là sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hoá của
Tây Nguyên?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG ĐỢT II
Năm học 2010 - 2011
Môn thi Địa lí - Khối C
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu I.
(3,5 đ)
1/ So sánh sự khác nhau về địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc
và Trường Sơn Nam nước ta.


1,0 đ
- Trường Sơn Bắc:
+ Giới hạn từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam.
+ Đặc điểm hình thái: Thấp và hẹp ngang, cao ở hai đầu, thấp ở giữa,
cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
- Trường Sơn Nam:
+ Giới hạn: từ dãy Bạch mã trở vào phía Nam
+ Hướng vòng cung
+ Đặc điểm hình thái: Gồm các khối được nâng cao đồ sộ, địa hình núi
nghiêng về phía Đông, sườn dốc. Có các cao nguyên badan với các độ
cao 500 – 800 – 1000 m. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông –
Tây.
0,5 đ
0,5 đ
2/ Hãy chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân
số trẻ.
1,5đ
a/ Dân số nước ta còn tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là nửa cuối thế kỉ XX dẫn đến
bùng nổ dân số.
Sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các
thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau.
- Nhịp độ tăng dân số có sự thay đổi giữa các thời kì (dẫn chứng).
Mặc dù mức tăng dân số nước ta hiện nay có giảm nhưng hàng năm dân
số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.
- Gia tăng dân số nhanh tạo nên sức ép đối với:
+ Phát triển kinh tế - xã hội (dẫn chứng)
+ Tài nguyên môi trường (dẫn chứng)
+ Chất lượng cuộc sống (dẫn chứng)

b/ Cơ cấu dân số nước ta trẻ:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta năm 2005 như sau
- Độ tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm 27%
- Độ tuổi từ 15 – 59 tuổi chiếm 64%.
- Độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm 9%
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
3/ Phân tích mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ
công nghiệp nước ta.
1,0 đ
- Cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ là hai bộ phận hợp thành một thể
thống nhất. Vì vậy giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Cơ cấu ngành tạo điều kiện thuận lợi (hoặc kìm hãm) sự hình thành cơ
cấu lãnh thổ công nghiệp.
+ Nền công nghiệp chậm phát triển, cơ cấu ngành đơn giản (nghĩa là chỉ
phát triển một vài ngành) trong chừng mực nhất định sẽ làm cho việc
hình thành cơ cấu lãnh thổ gặp nhiều trở ngại.
+ Nền công nghiệp phát triển, cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng sẽ tạo
điều kiện cho việc xuất hiện các trung tâm công nghiệp, vùng công
nghiệp.
- Cơ cấu lãnh thổ công nghiệp tác động trở lại làm cho cơ cấu ngành trở
nên hoàn thiện hơn.
+ Cơ cấu công nghiệp được hình thành sẽ làm nền công nghiệp của cả
nước cũng như từng vùng có điều kiện phát triển tốt hơn, mang lại hiệu
quả cao hơn.
+ Tuy nhiên tác động trở lại của cơ cấu lãnh thổ đến cơ cấu ngành công
nghiệp thường được biểu hiện một cách gián tiếp.
0,5 đ

0,5 đ
Câu II
(3,0 đ)
Vẽ lược đồ Việt Nam
Yêu cầu:
- Chiều dài lược đồ bằng tờ giấy thi.
- Đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ (các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa),
có hai hệ thống sông lớn (Hệ thống sông Hồng, Cửu Long), ba trung tâm
hành chính đại diên 3 ba miền (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh). Có tên lược đồ.
- Tương đối chính xác về hình dạng.
1,5 đ
Điền thông tin:
Yêu cầu:
- Định hướng tương đối chính xác các đối tượng đã cho.
- Có chú giải, vẽ đúng các kí hiệu.
1,5 đ
Câu III
(3,5 đ)
1/ Phân tích những định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Đồng bằng Sông Hồng nước ta trong thời gian tới.
2,0 đ
- Xu hướng chung tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng
khu vưc II và khu vực III. Đến nănm 2010 tỉ trọng các khu vực tương
ứng là 20%, 34% và 46%.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác
nhau, nhưng trọng tâm là hiện đại hoá và phát triển công nghiệp chế
biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển
nông nghiệp hàng hoá.
- Đối với khu vực I:

0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
+ Giảm tỉ trọng các ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng các ngành chăn nuôi
và thuỷ sản.
+ Riêng trong ngành trồng trọt giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng dần tỉ
trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
- Đối với khu vực II:
+ Quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp
trọng điểm.
+ Đó là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may. Da - giày,
vật liệu xây dựng, cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.
- Đối với khu vực III:
+ Du lịch là ngành tiềm năng, nhất là ở Hà Nội, Hải Phòng.
+ Các dịch vụ khác như: tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo cũng
phát triển mạnh nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
0,5 đ
0,5 đ
2/ Cà phê là sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hoá của Tây
Nguyên do:
1,5 đ
- Sản phẩm chuyên môn hóa: là sản phẩn được sản xuất căn cứ vào nhu
cầu hàng hoá ngoài vùng, dựa trên những điều kiện sản xuất thuận lợi
nhất mà vùng khác không có hoặc có nhưng không thuận lợi bằng.
- Tây Nguyên đã dựa trên thế mạnh vượt trội của mình so với các vùng
khác để phát triển cây cà phê nhất là thế mạnh về đất trồng và khí hậu.
- Vùng có đất đỏ badan màu mỡ, diện tích lớn phân bố trên mặt bằng
rộng. Khí hậu mang tích chất cận xích đạo, có sự phân mùa và phân hoá
theo độ cao.
- Cà phê chiếm ưu thế so với việc sản xuất cà phê của cả nước và các cây

khác trong vùng. Năm 2006 diện tích cà phê của Tây Nguyên khoảng
450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
- Cà phê chiếm hơn 70 % diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng.
- Cà phê của Tây Nguyên ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, phần lớn
phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

×