Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Đề tài " Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.7 KB, 47 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Luận văn
1
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
1
Luận văn tốt nghiệp
Đè tài: "Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam"làm
MỤCLỤC
2
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
2
Luận văn tốt nghiệp
LỜIMỞĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, đổi mới về cơ chế quản lý
cũng như cơ chế thị trường mở ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền
kinh tế nước nhà. Nền kinh tế nước nhà đang có những tiến bộ đáng kể, cùng
với nó là sự phát triển của các ngành sản xuất cũng như dịch vụ, ngành ngân
hàng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển đất nước.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính của nền kinh tế, là mắt
xích quan trọng cấu thành nên sự vận động thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các Doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã
hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho
toàn xã hội; là tổ chức cho vay chủ yếu đối với Doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia
đình và một phần đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện
các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan
trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Trong những năm qua, mặc dù hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói
chung và Ngân hàng Ngoại thương đã nỗ lực tìm ra các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế này nhưng đây là một lĩnh
vực khá phức tạp nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ nhiều


hạn chế.
Trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương em
đã được tìm hiểu về tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng em xét thấy
thị trường cho vay tiêu dùng gần đây rất phát triển và trở thành thị trường hấp
dẫn đối với các NHTM. Tuy nhiên, do hình thức cho vay tiêu dùng còn khá
mới mẻđối với người Việt Nam và các NHTM còn nhiều bất cập. Nhận thấy
đây là thị trường tiềm năng trong tương lai đối với các NHTMvà cũng là xu
hướng tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển.Vì vậy em đã lựa chọn đề tài:
"Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam"làm đề tài tốt nghiệp:
3
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
3
Luận văn tốt nghiệp
Kết cấu luận văn gồm các phần:
Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về cho vay tiêu dùng của Ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
4
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
4
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
NHỮNGCƠSỞLÝLUẬNVỀCHOVAYTIÊUDÙNG
CỦA NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của
ngân hàng thương mại.

1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền
kinh tế. Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền
kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh
tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng.Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ
cho toàn xã hội. Thu nhập từ ngân hàng là nguồn thu nhập quan trọng của
nhiều hộ gia đình. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh
nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà nước.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 thì ngân hàng thương mại là tổ
chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng các dịch vụ thanh toán. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại
hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng
đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng
khác, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn về qui mô tài
sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
1.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Căn cứ theo thời hạn cho vay thì cho vay được chia làm 3 loại sau đây:
- Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
vàđược sử dụng để bùđắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và
các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng
đến 60 tháng. Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng đểđầu tư mua sắm tài
5
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
5
Luận văn tốt nghiệp
sản cốđịnh, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh
doanh, xây dựng các dựán mới có qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
trở lên. Tín dụng trung hạn là loại tín dụng được cungcấp đểđáp ứng các nhu
cầu dài hạn như xây dựng nhàở, các thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô
lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
1.1.2.2. Căn cứ vào độ tín nhiệm của khách hàng.
Theo căn cứ này cho vay được chia làm hai loại:
- Cho vay không có tài sản bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế
chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào
uy tín của bản thân khách hàng. Loại tín dụng này thường được cấp cho khách
hàng có uy tín lớn, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính lành
mạnh, thường xuyên làm ăn có lãi, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc
món vay tương đối nhỏ so với qui mô vốn của người vay. Các khoản cho vay
đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn, hoặc những khoản cho vay
trong thời gian ngắn mà ngân hàng có khả năng giám sát việc bán hàng cũng
có thể không cần tài sản đảm bảo.
- Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên các bảo đảm như
thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba. Sự bảo đảm cho phép các
ngân hàng cóđược nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán tài sản đó khi nguồn
thu nợ thứ nhất từ quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng không đủđể
trả nợ ngân hàng. Hình thức này thường áp dụng với các khách hàng chưa có
uy tín, hoặc uy tín không cao đối với ngân hàng.
1.1.2.3. Căn cứ vào phương thức cho vay
Theo căn cứ này, cho vay chia làm hai loại:
- Cho vay bằng tiền là hình thức cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng
được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng
vàviệc thực hiện bằng các kỹ thuật như: tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng
thời vụ, tín dụng trả góp
6
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
6

Luận văn tốt nghiệp
- Cho vay bằng tài sản: cho vay bằng tài sản được áp dụng đó là tài trợ
thuê mua. Theo phương thức cho vay này ngân hàng hay các công ty thuê
mua (Công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay
được gọi là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao
gồm cả gốc lẫn lãi.
1.1.2.4. Căn cứ vào nguồn gốc khoản vay.
Dựa vào căn cứ này cho vay chia thành hai loại
- Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cấp vốn
trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ
vay cho ngân hàng.
- Cho vay gián tiếp: làkhoản cho vay đuợc thực hiện thông qua việc mua
lại các khếước hoặc chứng từ nợđã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
1.1.2.5. Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay
- Cho vay tiêu dùng: Là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của cá nhân, hộ gia đình như mua nhà, sửa chữa nhà, mua phương tiện đi lại,
học tập, khám chữa bệnh, du lịch….
- Cho vay sản xuất kinh doanh: là các khoản cho vay đối với các tổ chức,
doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1. Nội dung cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng
thương mại.
1.2.1. Khái niệm về cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi
tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Các khoản cho vay
tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải
các nhu cầu trong cuộc sống như nhàở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt,
học tập, du lịch, y tế trước khi họ có khả năng về tài chính để hưởng thụ. Đối
tượng của cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình.
Mở rộng cho vay tiêu dùng được hiểu là mở rộng cả về qui mô, đối
tượng, phạm vi cho vay, đồng thời phải đảm bảo chất lượng cho vay. Có như

7
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
7
Luận văn tốt nghiệp
thế việc mở rộng cho vay mới an toàn, có hiệu quả và mới có thể phát triển
được.
1.2.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
- Mục đích vay nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia
đình, không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh. Do đó phụ thuộc vào nhu
cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi
vay.
- Qui mô của các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các món vay nhiều vì
cho vay tiêu dùng thường đểđáp ứng các nhu cầu về chi tiêu hàng ngày.
- Lãi suất cho vay tiêu dùng: Do giá trị của những hàng hoá tiêu dùng
thường không lớn hoặc khách hàng chỉ vay một số lượng nhỏđể bổ sung số
tiền còn thiếu. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải tiến hành theo đủ mọi thủ tục
cho vay bao gồm thẩm định hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân, kiểm
soát sau khi cho vay dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao, vì vậy lãi suất cho
vay tiêudùng thường cao hơn so với lãi suất của các loại cho vay trong lĩnh
vực thương mại và công nghiệp.
- Nhu cầu vay của khách hàng kém nhạy cảm với lãi suất. Khách hàng
vay thường quan tâm đến số tiền họ phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất
suất mà họ phải chịu mặc dù chính lãi suất ghi trong hợp đồng ảnh hưởng đến
qui mô số tiền phải trả.
- Nhu cầu vay của khách hàng có tính nhạy cảm theo chu kỳ kinh tế. Khi
nền kinh tế có tăng trưởng, mọi người lạc quan về tương lai, họ sẽ chi tiêu
nhiều hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, tình trạng thất nghiệp
tăng lên thì người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn.
- Các khoản cho vay tiêu dùng thường có rủi ro lớn. Do tình hình tài
chính của khách hàng có thể gặp biến động dẫn đến khách hàng mất khả năng

thanh toán, hoặc rủi ro do khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm không
muốn trả tiền. Mặt khác trong trường hợp khách hàng gặp sự cố về sức khoẻ,
dẫn đến không còn đủ năng lực hành vi dân sự thì việc thu hồi nợ là rất khó
8
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
8
Luận văn tốt nghiệp
khăn. Hơn nữa, các cá nhân và hộ gia đình không dễ dàng vượt qua được các
khó khăn về tài chính như một hãng kinh doanh. Do đó, các khoản cho vay
tiêu dùng thường được quản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt.
- Mức thu nhập và trình độ học vấn của khách hàng. Đây là hai biến số
có quan hệ mật thiết tới nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng. Khách hàng
có thu nhập cao có xu hướng vay nhiều hơn so với mức thu nhập của mình.
Cũng như những gia đình mà người tạo thu nhập chính có học vấn cao luôn
có nhu cầu chi tiêu dùng các sản phẩm giá trị cao, công nghệ cao.
- Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến đổi lớn, phụ thuộc
vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ. Nếu
khách hàng là người buôn bán thì thu nhập của họcó thểcao bất thường nhưng
không ổn định. Chỉ cần một sự biến động không tốt về giá cả những mặt hàng
kinh doanh của họ có thể dẫn đến những con số thiệt hại rất lớn, làm giảm khả
năng trả nợ của họ.
- Tư cách của khách hàng. Đây là yếu tố khó xác định song lại rất quan
trọng, quyết định sự hoàn trả của khoản vay.
1.2.3. Phân loại cho vay tiêu dùng.
1.2.3.1. Căn cứ vào mục đích cho vay: Gồm hai loại
- Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ nhu cầu
mua, xây dựng, cải tạo nhàở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình. Đặc
điểm của các khoản vay này là qui mô lớn và thời gian dài.
- Cho vay tiêu dùng phi cư trú. Là các khoản cho vay tài trợ cho việc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải

trí, du lịch Đặc điểm của các khoản vay này thường có qui mô nhỏ, thời gian
vay ngắn tuy nhiên có mức độ rủi ro thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng
cư trú.
1.2.3.2. Căn cứ vào nguồn gốc của các khoản trả nợ.
Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia cho vay tiêu dùng thành hai loại là
cho vay tiêu dùng gián tiếp và cho vay tiêu dùng trực tiếp.
9
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
9
Luận văn tốt nghiệp
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp. Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng
mua các khoản nợ phát sinh của các doanh nghiệpđã bán chịu hàng hoá hoặc
đã cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, hình thức này ngân hàng cho vay
thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực
tiếp tiếp xúc khách hàng.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp. Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó
ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ
từ người vay.
1.2.3.3. Căn cứ vào phương thức hoàn trả.
Căn cứ vào phương thức hoàn trả cho vay tiêu dùng có thểđược chia làm
3 loại sau:
- Cho vay tiêu dùng trả góp. Là hình thức cho vay tiêu dùng phổ biến
hiện nay, trong đó người vay trả nợ gốc và nợ lãi cho ngân hàng nhiều lần,
theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn nay. Phương thức này áp dụng
cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của người đi vay
không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay.
- Cho vay tiêu dùng trả một lần vào cuối kỳ. Đây là hình thức tài trợ
trong đó số tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần
khi đến hạn. Đặc điểm của các khoản vay này là thường có giá trị nhỏ và thời
hạn ngắn. Do qui mô của khoản tín dụng theo hình thức này nhỏ, nên khi có

tổn thất xảy ra với ngân hàng thì mức độ rủi ro cũng không nghiêm trọng lắm
và ngân hàng có thể khắc phục được. Mặt khác, do qui mô nhỏ nên khách
hàng có thể trả nợđược một lần cho ngân hàng. Hình thức giúp ngân hàng tiết
kiệm được thời gian và nhân lực do không phải thu nợ làm nhiều kỳ.
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn. Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng
cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại séc được
phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo đó, trong thời hạn tín dụng
được thoả thuận trước, căn cứ vào nhucầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ, khách
10
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
10
Luận văn tốt nghiệp
hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ một cách tuần
hoàn theo một hạn mức tín dụng.
1.2.4. Các nhân tốảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng
1.2.4.1. Những nhân tố thuộc về ngân hàng
Với ý nghĩa là những nhân tố chủ quan, các nhân tố thuộc về ngân hàng
có vai trò quyết định đến việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Đây là
những nhân tố mà ngân hàng có thểđiều chỉnh và khắc phục được. Nó bao
gồm những nhân tố sau:
- Khi nhận thức của ngân hàng về sự cần thiết và tác dụng của cho vay
tiêu dùng thì chắc chắn nó sẽ có phương hướng, chiến lược, chính sách, cũng
như biện pháp cụthểđể phát triển hoạt động này, ngay cả trong trường hợp
việc phát triển hoạt động này gặp nhiều khó khăn, thách thức.
- Chiến lược phát triển của ngân hàng tạo ra một định hướng chung về
khách hàng mục tiêu của ngân hàng, tạo lập các chính sách hỗ trợưu đãi cho
nhóm khách hàng đó.
- Phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Con
người là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong hoạt động ngân

hàng nói riêng. Cán bộ tín dụng cóđạo đức và giàu kinh nghiệm là tài sản vô
giáđối với mọi ngân hàng.
- Quy mô ngân hàng, đây là yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng
phát triển, duy trì các hoạt động cũng như khả năng mở rộng cho vay tiêu
dùng của các ngân hàng.
- Điều kiện cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Cũng giống như các hoạt
động tín dụng khác, cho vay tiêu dùng đòi hỏi người vay phải thoả mãn một
sốđiều kiện nhất định để có thể vay được từ ngân hàng. Các điều kiện này cóý
nghĩa sàng lọc những khách hàng tốt và loại bỏ những khách hàng không có
khả năng trả nợ có thể tiếp cận được đến dịch vụ ngân hàng.
11
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
11
Luận văn tốt nghiệp
- Loại hình cho vay tiêu dùng. Hoạt động cho vay tiêu dùng của một
ngân hàng chỉ có thểđược mở rộng khi loại hình cho vay tiêu dùng mà nó
cung cấp phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng của ngân hàng đó.
Tất nhiên điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như trình độ
cán bộ ngân hàng, khả năng quản lí, chính sách của ngân hàng…
- Công nghệ ngân hàng. Nhân tố này cóảnh hưởng to lớn đến khả năng
mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Công nghệ hiện đại cho phép ngân
hàng dùng máy móc thay thế con người, giảm được chi phí nhân công, từđó
giảm chi phí cho vay tiêu dùng. Hơn nữa công nghệ ngân hàng hiện đại còn
cho phép ngân hàng nâng cao năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ giao dịch,
tiết kiệm thời gian, tạo nên sự tiện lợi cho khách hàng.
1.2.4.2. Những nhân tố thuộc về khách hàng.
- Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng có thể mở rộng hay không
phụ thuộc vào qui mô và khả năng tăng trưởng của nhu cầu vay tiêu dùng từ
ngân hàng của khách hàng.
- Qui mô thu nhập thường xuyên của khách hàng.

Trong cho vay tiêu dùng, nguồn trả nợ phổ biến là thu nhập thường
xuyên của khách hàng, sau khi trừđi một phần để tài trợ cho nhu cầu cho tiêu
dùng. Thu nhập có thể dưới dạng tiền công, tiền lương đối với những người
đang ởđộ tuổi lao động hoặc dưới dạng trợ cấp xã hội đối với những người đã
về hưu. Nhìn chung, thu nhập thường xuyên càng lớn, khả năng trả nợ của
khách hàng càng cao, trên cơ sởđó cho vay tiêu dùng càng có khả năng mở
rộng.
- Thói quen tiêu dùng của dân cư cóảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở
rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, dân cư miền
Bắc luôn có xu hướng tiết kiệm hơn dân cư miền Nam.
- Đạo đức của người đi vay là một nhân tố tác động không nhỏđến việc
mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Đạo đức thể hiện trên năng lực
pháp lý và mức độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý là việc khách hàng có tuân thủ
12
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
12
Luận văn tốt nghiệp
và chấp hành theo các qui định của pháp luật hay không. Mức độ tín nhiệm là
sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.
- Tài sản đảm bảo cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng.
Nếu khách hàng ngoài đảm bảo bằng chính tài sản đó, có thêm những tài sản
đảm bảo có giá trị khác thìđộ tín nhiệm càng tăng, khả năng quyết định cho
vay cũng cao hơn.
1.2.4.3. Những nhân tố thuộc về môi trường.
Những nhân tố thuộc về môi trường tác động rất lớn đến nhiều khía
cạnh khác nhau của hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng như qui mô,
rủi ro, lãi suất, phương thức và các loại cho vay tiêu dùng. Trong phạm vi
chuyên đề này, chúng ta chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến khả
năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
- Môi trường kinh tế.

Môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ hội cũng
như những thách thức đối với ngân hàng trong việc mở rộng cho vay tiêu
dùng.
- Môi trường văn hoá- xã hội.
Môi trường văn hoá- xã hội cũng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động mở
rộng cho vay tiêu dùng trong các ngân hàng. Mỗi vùng có một tập quán, thói
quen khác nhau, do đó việc tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ cũng khác nhau
phù hợp với đặc thù của từng vùng.
- Môi trường cạnh tranh.
Sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các ngân
hàng thương mại đang ngày một gia tăng. Hiện tại, không chỉ có các ngân
hàng mới thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng mà cả các công ty tài chính,
công ty bảo hiểm… cũng tham gia vào lĩnh vực này.
- Môi trường pháp lý.
Tất cả các hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối của một hệ thống
pháp luật. Đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng- là một ngành kinh doanh tiền tệ
13
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
13
Luận văn tốt nghiệp
nên chịu sự kiểm soát chặt chẽ của hệ thống pháp luật và các cơ quan của
Chính phủ. Môi trường pháp luật sẽ tạo cho ngân hàng những cơ hội và không
ít những thách thức.
- Môi trường khoa học công nghệ.
Môi trường khoa học công nghệ tác động lớn đến các hoạt động của
ngân hàng, trong đó có cho vay tiêu dùng. Tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp
ngân hàng hạ thấp chi phí hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chào
bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng. Các tiến bộ kỹ thuật còn tạo điều kiện
thuận lợi cho khách hàng của ngân hàng trong việc vay và trả tiền, giúp ngân
hàng đưa ra được các sản phẩm dịch vụđáp ứng được yêu cầu của khách hàng

ví dụ như tín dụng tiêu dùng qua thẻ, tín dụng tiêu dùng thấu chi…
1.2.5. Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng đối với NHTM
- Đối với nền kinh tế. Kinh tế tăng trưởng ổn định làđiều kiện thuận lợi
thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Ngược lại, cho vay tiêu dùng
cũng có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh tế xã hội. Nó làđòn
bẩy kinh tế quan trọng, thông qua việc kích cầu tiêu dùng sẽ kích thích nền
sản xuất phát triển từđó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhờ có cho vay tiêu
dùng người dân có thể thoả mãn những nhu cầu chi tiêu, nâng cao chất lượng
cuộc sống, tạo ra tâm lý thoải mái, nâng cao hiệu quả công việc. Cho vay tiêu
dùng còn giúp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm qua đó khơi thông quá trình
sản xuất lưu thông hàng hoá, giải quyết được công ăn việc làm cho người dân,
tăng thu nhập, giảm bớt các tệ nạn xã hội, tạo ra cuộc sống lành mạnh và tốt
đẹp hơn. Song, nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng như vậy
thì chẳng những không kích thích được cầu mà nhiều khi còn làm giảm khả
năng tiết kiệm trong nước.
-Đối với Ngân hàng. Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi với trách
nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đóđể cho vay kiếm lời. Cho vay tiêu dùng có
những lợi ích quan trọng, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Cho vay tiêu
dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng
14
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
14
Luận văn tốt nghiệp
khác, thu hút được nhiều khách hàng mới, mở rộng quan hệ với khách hàng
từđó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng. Thông qua
hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng cũng thu được khoản lợi nhuận đáng
kể, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao thu nhập, phân tán
rủi ro.
- Đối với người tiêu dùng. Về phía người đi vay, theo các ngân hàng,
cho vay tiêu dùng mang lại khá nhiều thuận lợi. Khách hàng sẽ có một khoản

tiền lớn ngay lúc cần thiết để chi tiêu và hoàn trả dần từ thu nhập trong tương
lai, vàđặc biệt nó rất cần thiết trong những trường hợp khi cá nhân có nhu cầu
chi tiêu cấp bách như chi tiêu cho giáo dục, y tế… Hoạt động cho vay tiêu
dùng ra đời đã giúp người tiêu dùng kết hợp nhu cầu hiện tại với khả năng
thanh toán trong tương lai. Trong những trường hợp cần gấp thì lãi suất cho
vay ngân hàng hợp lý hơn nhiều so với việc khách hàng phải vay "nóng" bên
ngoài. Thời hạn cho vay và phương thực trả nợ linh hoạt căn cứ vào khả năng
trả nợ của khách hàng. Phương án xấu nhất đối với khách hàng chỉ xảy ra khi
họ không trảđược nợ cho ngân hàng nên phải "chia tay" với tài sản của mình.
Tuy nhiên nếu khách hàng thực hiện đúng những yêu cầu của ngân hàng và
mua bảo hiểm đầy đủ theo khuyến nghị của ngân hàng thì rủi ro sẽđược hạn
chế tối đa.
Hiện nay, nhìn chung điều kiện và thủ tục để cóđược khoản vay tiêu
dùng cũng không quá phức tạp cho khách hàng. Khách hàng chỉ cần xác minh
có hộ khẩu thường trú dài hạn trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố nơi có chi
nhánh của ngân hàng mà họđịnh vay hoạt động. Người vay cần xác định mức
thu nhập hàng tháng ổn định vàđảm bảo được khả năng trả nợ và mục đích sử
dụng vốn vay phải hợp lý.
15
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
15
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰCTRẠNGCHOVAYTIÊUDÙNGTẠISỞGIAODỊCH
NGÂNHÀNG NGOẠITHƯƠNGVIỆT NAM
2.1. Tổng quan về sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SGD Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (tên gọi tắt là Vietcombank) được
thành lập theo quyết định số 115/CP ngày 30/12/1962 của Hội đồng chính

phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối Ngân hàng NN (nay là Ngân
hàng Nhà nước). Được chính thức thành lập vào ngày 01/04/1963, Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam là một trong hai Ngân hàng lâu đời nhất trong hệ
thống NHTM ở Việt Nam.
SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (SGD Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam) được thành lập từ ngày 25/03/1991 theo quyết định
34/TCCB của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính
thức hoạt động ngày 01/04/1991. Điều hành SGD là một Ban giám đốc, đứng
đầu là Giám đốc SGD, đồng thời là một trong những Phó tổng giám đốc của
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo quyết định thành lập, SGD sẽ hoạt
động với chức năng là một bộ phận trực tiếp kinh doanh và thực hiện các
nghiệp vụ đầu mối với các SGD trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam. Sau khi toà nhà Vietcombank được xây dựng, trụ sở SGD đã được
đặt ngay tại Hội sở chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 198 Trần
Quang Khải, Hà Nội từ 20/12/2007, đến tháng 1/2008, SGD Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam được chuyển về tòa nhà số 31-33 Ngô Quyền, Hòan
Kiếm, Hà nội
Để tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, Hội đồng
quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã quyết định tiến hành tách
16
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
16
Luận văn tốt nghiệp
riêng hoạt động của SGD với hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương NN
theo Quyết định thành lập SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số
1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT ngày 28/12/2006 của Hội đồng Quản trị Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 2007 là năm đầu tiên SGD chính thức trở
thành một SGD cấp 1 trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương với mục tiêu
thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng đa năng.
Sự ra đời của SGD đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Ngân

hàng Ngoại thương theo cơ chế thị trường. Hoạt động của SGD là nơi thể hiện
rõ nhất kết quả thực thi các chính sách của Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam. Đồng thời SGD, với vai trò của mình cũng góp phần quan
trọng trong việc tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Ngân hàng
Ngoại thương.
Trong phần lớn số lượng cán bộ nhân viên của SGD Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học.
Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao,
nguồn nhân lực của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được đánh
giá cao và sẽ là một trong những tiền đề cho sự phát triển của SGD trong
tương lai.
Trong những năm qua, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với
định hướng không ngừng đổi mới và phát triển đã khẳng định được vị trí của
mình trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đã tạo ra được uy
tín và niềm tin đối với khách hàng. Hiện nay, SGD là một trong những SGD
hàng đầu của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của tổ chức kinh tế và
dân cư với các sản phẩm tiền giử tiết kiệm, tiền gửi thanh toán với các loại kỳ
hạn khác nhau, tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ…
17
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
17
Luận văn tốt nghiệp
- Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh
tế và dân cư khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
- Tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác, đầu từ của các tổ chức trong nước.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.

- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phiếu theo pháp luật hiện hành.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các
nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế.
- Bên cạnh hoạt động cho vay, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam cũng tham gia bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, bảo lãnh thanh toán
hoặc bảo lãnh tiền ứng trước…
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.
Các bộ phận trong SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoạt động
trong mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó. Đại hội cổđông màđại diện là hội đồng
quản trị là những người nắm quyền sở hữu đối với ngân hàng theo mức độ tỷ
lệ vốn góp. Là bộ phận có quyền quyết định cao nhất về phương hướng phát
triển của ngân hàng, trực tiếp bầu ra Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát là những cơ quan quản lý giám sát các hoạt động của ngân hàng,
giúp SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có những thành công lớn trên
con đường phát triển.
Hội sở chính, các chi nhánh và phòng giao dịch là những đơn vị trực
tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh, huy động và cho vay, trao đổi và
mua bán ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhau. Bên
cạnh đó ngân hàng còn có nguồn thu nhờ tham gia các hoạt động đầu tư khác
nhưđầu tư cổ phiếu, đầu tư vào bất động sản, mua công trái, góp vốn liên
18
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
18
Luận văn tốt nghiệp
doanh… Sau khi phân bổ chi phí, khoản lợi nhuận chưa phân phối sẽđược
chia cho các cổđông và một phần giữ lại để bổ sung vốn điều lệ.
Các bộ phận của SGD có mối liên hệ cả trong hoạt động lẫn trong phân

phối thu nhập, sự phát triển của bộ phận không chỉ là tăng thêm thu nhập cho
chính họ mà làđòn bẩy cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn và tăng doanh
thu, lợi nhuận của cả hệ thống.
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.
Sau khi tách ra hoạt động độc lập, Sở giao dịch đã nhanh chóng ổn định
mô hình tổ chức, bắt nhịp nhanh với hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống
NHNTVN( Vietcombank). Hoạt động tín dụng của SGD có những thay đổi
tích cực dư nợđãđạt được 3.612,01 tỷ, hoàn thành kế hoạch do Vietcombank
Trung ương( TW) giao. Số dư bảo lãnh của SGD ước đạt 1.535,82 tỷ VNĐ,
hoàn thành 104% kế hoạch VCB- TW giao và các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ
thanh toán, tài trợ thương mại, thẻ…vẫn duy trìổn định và tiếp tục phát triển.
2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng
Bảng 1: Tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng tại SDG NHNTVN
(2005-2007)
Đơn vị : Tỷđồng
Chỉ
tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Số tiền %
1. Tổng nguồn
vốn
4933 7044,3 11241 2111,3 42,8 4196,7 59,57
2. Dư nợ

3898 4442,55 6181,59 544,55 13,96 1739,04 39,14
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD - NHNTnăm 2005- 2007)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động được tăng nhanh qua các
năm.Năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 4.933 tỷđồng,
19
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
19
Luận văn tốt nghiệp
tăng 42% so với năm 2004 vàđạt 120% kế hoạch năm. Năm 2006, huy động
vốn của ngân hàng đạt 7.044,3 tỷđồng tăng 2111,3 tỷđồng ứng với tăng
42,8% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 11241 tỷđồng tăng 4196,7 tỷđồng
tăng 59,57% so với đầu năm, bằng 122,18% kế hoạch năm, trong đó lượng
vốn huy động từ dân cư tăng khá, đạt 5.567,84 tỷ, tăng 97,1% so với đầu năm.
Mức huy động vốn từ dân cư tăng là nhờ sự thành công của chương trình tiết
kiệm dự thưởng “ Du xuân cùng VCB” với tổng số vốn hy động là hơn 700
tỷ, đạt hơn 200% kế hoạch đề ra. Lượng vốn huy động từ dân cư tăng nhanh
cho thấy uy tín cuả SGD đối với người gửi tiền ngày càng được củng cố. Tuy
nhiên việc tăng nhanh nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng cũng
có những mặt hạn chế là làm tăng rủi ro thanh khoản, tăng chi phí huy động
vốn và giảm tỷ lệ lợi nhuận.
Trong hoạt động tín dụng của mình, SGD luôn chú trọng trong việc cho
vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng theo chiến lược đề ra.
Với những biện pháp tổng thể như tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho nhân
viên ngân hàng, đổi mới qui trình nghiệp vụ, tăng cường công tác tiếp thị
quảng bá hình ảnh, hoạt động tín dụng tại SGD trong những năm qua có bước
tăng trưởng đáng kể. Dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng
trưởng khá. Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng đến 31/ 12/ 2005là 3.898
tỷđồng. Trong năm 2006 ngân hàng chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng,
cơcấu lại hang mục nợ vay, tăng cường các khoản tín dụng có tài sản bảo
đảm, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay tiêu dùng,

nâng tổng dư nợ năm 2006 lên 4.442,55 tỷđồng. Chất lượng tín dụng được
nâng lên đáng kể, từng bước hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro, ngân hàng
đã hạn chếđược nhiều khoản nợ quá hạn mới phát sinh.
Năm 2007 tổng dư nợđạt 6.181,59 tỷđồng, tăng 39,14% so với năm
2006.Trong năm SGD tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu
lại nợ vay, thực hiện nghiêm túc Quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước.
Đến 31/ 12/ 2007 tỷ lệ nợ quá hạn nhóm 2,3,4,5 là 6,85% tỷ lệ nợ quá hạn
20
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
20
Luận văn tốt nghiệp
nhóm 3,4,5 là 2,85%. Tỷ lệ nợ quá hạn đã phản ánh sát thực hơn nợ quá hạn
của ngân hàng.
21
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
21
Luận văn tốt nghiệp
2.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNTVN (2005-2007)
Đơn vị : Tỷđồng
Chỉ
tiêu
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
2006/2005 2007/2006
Số tiền % Sổ tiền %

1.Tổng thu
397,22 571,65 1066,7 174,1 43,92 495,05 86,6
2.Tổng chi
291,83 423,58 825,3 131,75 45,14 401,72 94,8
3.Lợi nhuận
105,39 148,07 241,4 42,68 40,49 93,33 63,03
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh SGD - NHNTnăm 2005-2007)
Tổng doanh thu năm 2007 (không tính thu lãi vốn điều chuyển) của
Ngân hàng Ngoại thương đạt 1.066,7 tỷđồng, tăng 86,6% so với cùng kỳ năm
2006.
Tổng chi phí cũng tăng lên hàng năm cụ thể: Năm 2005 là 291,83
tỷđồng, năm 2006 tăng 131,75 tỷđồng tương úng với tỷ lệ tăng 45,14 % so
với năm 2005, năm 2007 là 825,3 tỷđồng tăng 94,8 % so với năm 2006.
Lợi nhuận trước thuế năm 2007 đạt 241,4 tỷđồng tăng 63,03% so với
cùng kỳ năm trước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, trích lập đủ các quỹ
dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam
2.2.1. Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng.
2.2.1.1. Quy trình cho vay tiêu dùng của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam .
"Quy trình nghiệp vụ Tín dụng khách hàng cá nhân" do Tổng giám đốc
Ngân hàng Ngoại thương ban hành ngày 31/12/2001 quy định về quy trình xử
lý các bước trong một quá trình cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân
22
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
22
Luận văn tốt nghiệp
nhằm đảm bảo tính chất nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tuân thủ
các quy định của pháp luật.

Qui trình cho vay đối với các món vay tiêu dùng gồm 8 bước vàđược
chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt khoản vay.
- Bước1: Tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu, thông báo cho khách hàng biết
các chính sách cho vay mà SGDNgân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện
đang áp dụng, tư vấn hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bộ
hồ sơ vay vốn bao gồm các tài liệu được phân nhóm sau:
+ Hồ sơ pháp lý
+ Hồ sơ khoản vay
+ Hồ sơ tài sản đảm bảo
+ Các hồ sơ khác có liên quan.
- Bước2: Thẩm định khoản vay.
+ Thẩm định khách hàng: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng
lực hành vi dân sự, tư cách người vay.
+ Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, ngành kinh doanh: mục
đích vay vốn, tính khả thi, hiệu quả; nguồn trả nợ, khả năng trả nợ.
+ Thẩm định nguồn trả nợ và khả năng trả nợ.
+ Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay: thẩm định tài sản đảm bảo, điều
kiện tài sản đảm bảo và giá trị tài sản đảm bảo, xác định các biện pháp bảo
đảm bằng tài sản.
Sau đó, CBTD lập tờ trình thẩm định. Nếu không đủđiều kiện cho vay
thì cũng không báo ngay cho khách hàng bằng văn bản.
Cán bộ hỗ trợ tín dụng kiểm tra lại điều kiện, hồ sơ vay vốn của khách
hàng, chấm lại điểm tín nhiệm khách hàng và nêu ý kiến khác (nếu có).
- Bước3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn và phán quyết cho vay.
CBTD tiếp nhận hồ sơ và trình hồ sơ vay vốn cho trưởng phòng Khách
hàng cá nhân/ Giám đốc chi nhánh cấp 1,2 lấy ý kiến về khoản vay. Mức phán
23
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
23

Luận văn tốt nghiệp
quyết và thẩm quyền ký duyệt tín dụng sẽđược HĐQTT và Tổng giám đốc
ban hành theo từng thời kỳáp dụng đối với mỗi đơn vị cho vay.
+ Đồng ý cho vay: Giám đốc đơn vị cho vay ghi rõđồng ý cho vay, các
điều kiện cho vay (nếu có), có thể ghi thêm yêu cầu vềđiều kiện trước khi giải
ngân.
+ Yêu cầu tái thẩm định: Một số trường hợp nhằm tăng độ tin cậy của
các nội dung cần thẩm định Giám đốc đơn vụ cho vay có thể yêu cầu chuyển
qua Phòng quản lí tín dụng các cấp thực hiện tái thẩm định.
+ Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc đơn vị cho vay ghi
rõ lý do không đồng ý cho vay và chuyển lại cho CBTD để lập thông báo gửi
khách hàng.
Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay.
- Bước 4: Lập, đàm phán và kí kết các hợp đồng liên quan đến việc cấp
tín dụng.
Khi khoản vay được phê duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện có
liên quan, CBTD tiến hành soạn thảo các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến
giải ngân.
+ Hợp đồng tín dụng.
+ Hợp đồng thế chấp/ Cầm cố/ Bảo lãnh bằng tài sản.
+ Giấy đề nghi vay vốn kiêm khếước nhận nợ.
Trường hợp có phản hồi từ khách hàng về việc không đồng ý hoặc
không rõ các điều khoản trong hợp đồng thì CBTD trao đổi thêm với khách
hàng để làm rõ, nếu khách hàng chưa đồng ý thì báo cáo trưởng phòng khách
hàng cá nhân giải quyết.
Đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp, cầm cố trong trường hợp
thoả thuận là Ngân hàng đăng ký.
Giám đốc đơn vị cho vay ký hợp đồng.
Giao nhận giấy tờ, tài sản bảo đảm tiền vay.
- Bước 5: Kiểm tra hồ sơ giải ngân và trình duyệt giải ngân.

24
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
24
Luận văn tốt nghiệp
- Bứoc 6: Giải ngân.
Sau khi hồ sơ tín dụng đã hoàn tất, các bộ phận liên quan tiến hành thực
hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với quyết định của ban tín
dụng.
- Bước 7: Giám sát và theo dõi khoản vay.
Cán bộ hỗ trợ tín dụng thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay trên
máy tính và trên sổ theo dõi khách hàng để cập nhật thông tin vàđôn đốc
khách hàng thực hiện đúng theo các cam kết.
CBTD kiểm tra khách hàng vay vốn, kiểm tra việc sử dụng vốn vay,
tình hình sử dụng vốn vay, tài sản bảo đảm của khoản vay và các giấy tờ sổ
sách có liên quan.
Thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh.
- Bước 8: Tất toán khếước, thanh lý hợp đồng, giải chấp, lưu hồ sơ.
2.2.1.2. Đối tượng cho vay vàđiều kiện cho vay.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cho vay tiêu dùng đối
với tất cả các cá nhân và hộ gia đình thoả mãn những điều kiện nhất định của
ngân hàng. Cụ thể khách hàng vay tiêu dùng tại SGDNgân hàng Ngoại
thương Việt Nam phải thoả mãn những điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú (hoặc diện KT3) tại cùng địa bàn hành chính
Tỉnh, thành phốn nơi có trụ sở hoặc các chi nhánh của Sở giao dịch Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Cá nhân, chủ hộ hoặc người đại diện cho chủ hộ của hộ gia đình trong
giao dịch với SGDNgân hàng Ngoại thương Việt Nam phải cóđủ năng lực
hành vi dân sự.
- Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn.

- Có nguồn thu ổn định đảm bảo khả năng trả nợ trong thời hạn cam
kết.
25
SV: Nguyễn Mai Diệp Lớp: 9.49
25

×