Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Những sắc thái cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.02 KB, 28 trang )

Những sắc thái cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku
Nhật Bản


Thơ haiku Nhật bản là một sản phẩm tinh thần quý giá
của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Nó là một thể
thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản. Phần lớn
các nhà thơ haiku đều là các thiền sư. Chính những nhà
thơ thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế, họ nhìn đời
với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ
sĩ.

Cho nên đối với họ, thơ với đời, đời với thiên nhiên là một,
trong sự gắn kết mật thiết. Đây là điểm xuất phát để giải
thích vì sao thơ haiku thấm đẫm chất thiền. Do ảnh hưởng
của tư tưởng Thiền tông trong nhận thức cuộc sống nên
thơ haiku thể hiện những cảm thức thẩm mỹ khác nhau.
Chính điều này góp phần tạo nên tính đặc sắc của thơ
haiku và khiến nó trở thành một thể thơ độc đáo.

Phát hiện và khẳng định những cái đẹp hiện hữu trong
những sự vật bình thường của đời sống là một trong
những nguyến lý thẩm mỹ của thơ haiku. Những cảm thức
thẩm mỹ này thể hiện cái nhìn của các thi sĩ haiku trước
hiện thực mang đậm màu sắc Thiền tông gắn với thiên
nhiên và con người. Trong thơ haiku, các cảm thức thẩm
mỹ như sabi, wabi, aware và karumi được thể hiện rất rõ
nhằm diễn đạt những yếu tố tâm linh

1. Cảm thức Sabi


Sabi (tịch) là cảm thức nổi trội của thơ haiku và thể hiện
tập trung nhất tư tưởng của Thiền tông. Sabi là linh hồn
của tịnh liêu, là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự
vật, nhìn thấy chúng tự bộc lộ những điều kỳ diệu. Sabi là
cô đơn nhưng là “niềm cô đơn huy hoàng”, là cảm thức
hùng tráng chứ không phải là cô đơn cá nhân, không
mang tính bi lụy. Nó là sự tĩnh mịch không có giới hạn. Khi
con người và sự vật ở trong cảnh cô liêu, tĩnh lặng sâu xa
chính là lúc tất cả đã chìm vào hư vô, thoát khỏi bản ngã
để tiến vào trạng thái vô ngã. Và như vậy, sabi là niềm cô
tịnh vô ngã.

Theo kinh nghiệm thiền quán, khi lắng vào niềm tịch tĩnh
thì người ta sẽ lắng nghe được sự chuyển động của vạn
vật:

Ôi tiếng ve kêu
Thấm xuyên vào đá
Trong cõi quạnh hiu. (Basho)

Những hình ảnh trên của bài thơ haiku thể hiện một khung
cảnh buồn, đìu hiu bởi tiếng ve kêu khắc khoải rơi vào “cõi
quạnh hiu”. Những âm thanh mạnh và sắc của tiếng ve
thể hiện niềm cô tịch vô ngã của thiên nhiên đến nỗi đá
núi tưởng như mềm ra và trở nên vô ngại. Trong tiếng ve
kêu, ta bước vào cõi thâm u, nơi mọi vật dung chứa lẫn
nhau. Vẫn là tiếng ve như ngày nào, vẫn là đá núi hôm
qua và trái tim con người vẫn rộn ràng với nhịp đập ngày
thường của nó nhưng không phải ở chốn ồn ào sôi động
mà chính là trong tâm thức, trong cõi tịnh liêu. Niềm cô

tịch được gió đưa đi xa hơn tiếng ve, tiếng chim cu gáy có
tan biến về một nơi nào đó trong không gian vô định thì
trong biển thiền lắng động đó vẫn có sự xao động. Chính
những âm thanh nhỏ nhoi đó làm cho sự cô liêu càng
thêm cô liêu:

Gió mùa thu
Bóng dài của núi
Rung lên mơ hồ. (Issa)

Mô tả khung cảnh của núi rừng vào một sáng thu có
những cơn gió thoáng qua tạo nên một không gian vắng
lặng với hình dáng bóng núi đỗ dài. Ở đây, làn gió rung
lên khe khẽ làm lay động cành cây hay trong cảnh sắc
thiên nhiên cô tịch đó ta cảm tưởng mơ hồ như bóng núi
đang rung lên bởi từng cơn gió?. Chính cảm thức sabi thể
hiện rõ trong những bài thơ haiku đã góp phần tạo thành
giá trị của nó:

Nửa đêm thăm thẳm
Dòng sông Ngân hà
Rời đổi chỗ nằm. (Issa)

Mô tả khung cảnh của núi rừng vào một sáng thu có
những cơn gió thoáng qua tạo nên một không gian vắng
lặng với hình dáng bóng núi đỗ dài. Ở đây, làn gió rung
lên khe khẽ làm lay động cành cây hay trong cảnh sắc
thiên nhiên cô tịch đó ta cảm tưởng mơ hồ như bóng núi
đang rung lên bởi từng cơn gió?. Chính cảm thức sabi thể
hiện rõ trong những bài thơ haiku đã góp phần tạo thành

giá trị của nó:

Nửa đêm thăm thẳm
Dòng sông Ngân hà
Rời đổi chỗ nằm. (Ransetsu)

Nửa đêm thức giấc nhìn lên trời, thi sĩ thấy dải Ngân hà
không còn nằm ở chỗ cũ mà dời sang nơi khác. Đó là sự
vận động của các vì tinh tú trong vũ trụ. Nhưng đặt nhà
thơ dưới đất đang nhìn lên Ngân hà ở vũ trụ, tác giả tạo
nên một cảnh cô tịnh đến huy hoàng. Trong đêm thanh
vắng, con người và sự vật đều chìm vào khoảng không
gian bao la vô định của vũ trụ, chìm vào cái sâu thẳm của
bể đêm.

Nhà thơ đẩy cảm thức sabi đạt đến đỉnh điểm trong một
bài haiku nổi tiếng:

Cánh quạ ô
Trên cây héo hắt
Trên cây héo hắt

Bằng những nét phác thảo, thi sĩ Basho đã vẽ nên một
bức tranh mùa thu mang tính điển hình cao độ: tiêu điều,
xơ xác, buồn tẻ Sự im lìm của cánh quạ đen, sự héo hắt
của cành cây khô và sự tĩnh mịch của chiều thu là hiện
thực tạo thành cái sâu thẳm, vô hạn của cảm thức sabi. Ở
đây tác giả diễn tả quang cảnh một đêm thu thật đơn sơ,
giản dị và cô tịch bằng một thi pháp mà nhà nghiên cứu
Hendersongọi là “nguyên lý tương quan nội tại”. Trong đó

sự tương phản tương đồng được nhà thơ sử dụng hợp lý.
Cả ba sự vật: con quạ, cành cây khô và đêm thu có sự đối
lập nhau tạo thành một khung cảnh thật ảm đạm cô tịch.
Nếu con quạ, cành cây khô là cái hữu hạn thì đối lập với
nó là cái vô hạn “đêm thu”. Bài thơ tạo nên một nỗi buồn
quạnh hiu của một mảng thiên nhiên và biết đâu, đó cũng
chính là sự xót xa buồn tủi của chính Basho trước thế thái
nhân tình đầy rẫy những chết chóc, bi thương của xã hội
đương thời? Cảm nhận về bài thơ này, Henderson cho
rằng: “Ở đây không chỉ đơn giản là phong cảnh héo úa
đậu xuống một chiều thu giống như hình bóng một con
quạ, nó còn là sự tương phản của thân hình đen muội,
nhỏ xíu của con quạ với bóng tối bao la vô định của buổi
chiều hôm và với nhiều điều khác nữa tuỳ người
đọc”[3,174].

2. Cảm thức Wabi

Nếu cảm thức sabi là tâm điểm gắn với tư tưởng Thiền
tông thì wabi (đà) lại gần gũi với các sự vật bình thường
hơn. Wabi là một khái niệm của Phật giáo Thiền tông nói
đến sự cảm nghiệm về sự thanh bần an lạc, sự dung dị
nhưng thanh cao của cuộc sống con người và sự vật.
Cũng mang ý nghĩa cô đơn nhưng nếu sabi nghiêng về
cảm xúc thẩm mỹ thì wabi lại nhằm ám chỉ đến điều kiện
sống và tình cảm của con người và sự vật hơn. Theo
D.T.Suzuki: “Sabi nghiêng về đồ vật cá nhân, trong khi
wabi là sống cuộc đời bình thường trong sự thanh bần
hay tri túc, thiểu dục. Do đó, sabi quy về cảnh vật có tính
khách quan hơn còn wabi thì thiên về cá tính chủ quan

hơn” [6,25]. Đó là những cảm nhận bất ngờ về những cái
“như thế” của sự vật tưởng chừng như rất nhỏ nhoi như
con ốc nhỏ, một chiếc lá rơi, một giọt sương mai

Cũng như con quạ đậu cành khô, con ếch nhảy xuống ao,
tiếng ve thấm xuyên vào đá, thi sĩ mô tả cánh con chim gõ
kiến đang gõ vào sự cô tịch cái nhịp điệu bình thường của
cuộc sống:

Mái lều im
Một con chim gõ kiến
Gõ ngoài trụ hiên. (Basho)

Trong sự lặng im của mái lều và cái trụ hiên bỗng vang
lên tiếng chim kiến đang gõ vào trụ hiên hay gõ vào không
gian vắng lặng?. Sự hiện diện của loài vật đang hoạt động
là một điều tự nhiên được thi sĩ cảm nhận một cách tinh tế
tạo nên cảm xúc thẩm mỹ ở người đọc. Một chú ốc bám
vào ổ khoá cổng cũng là một việc rất bình thường, nhưng
nó được thi sĩ Issa miêu tả:

Trên cổng bụi cây
Nằm thay cho ổ khoá
Chú ốc nhỏ này. (Issa)

Wabi nói đến sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất và các
phương tiện sống, nhưng chứa đựng trong đó là một cái
gì đó thanh cao, phóng khoáng và lành mạnh. Một đêm
lạnh trở mình tỉnh giấc vì gió rét, Basho viết một bài thơ
haiku:


Sương giá nửa đêm
Không ngủ được
Tôi mượn áo bù nhìn. (Basho)

Nhà thơ thể hiện một cảm xúc rất chân thành tự nhiên:
lạnh không ngủ được thì thức giấc. Nhưng ý thơ chuyển
sang đột ngột và bỗng kết thúc với câu “tôi mượn áo bù
nhìn”. Một thực cảnh đến đau lòng cho thi sĩ, nghèo đến
mức mùa đông không đủ áo để mặc, không đủ chăn ấm.
Nhưng biết làm sao bây giờ?. Phải đành “mượn áo bù
nhìn” vậy. Áo “bù nhìn” thay áo người để bớt lạnh - Một ý
tưởng nghịch lý, trớ trêu nhưng mang tính chất ngang
tàng, phóng khoáng.

3. Cảm thức Aware

Cảm thức aware là một khái niệm thuộc phạm trù mỹ học
xuất hiện khá sớm liên quan đến quan niệm của Phật giáo
được văn chương Nhật sử dụng khá rộng rãi. Ngay từ thế
kỷ XI, trong thơ cổ và trong tiểu thuyết Truyện Genji
(Murasaki), nhiều tác giả đã nói đến aware.

Aware (bi ai) là niềm bi cảm, xao xuyến trước mọi vẻ đẹp
não lòng của sự vật. Nó tương tự như một âm vang vọng
lại khi những gì đã qua, sắp qua sẽ tác động vào thế giới
hiện hữu bằng một âm thanh nào đó. Nhưng nó không
nghiêng về cái bi lụy ngông cuồng của lãng mạn hay nỗi bi
tráng ngây ngất của bi kịch mà aware là một bi cảm thâm
trầm.


Trước cái chết của một người bạn, Basho viết:

Trăng rụng rồi
Bốn góc bàn quen thuộc
Còn lại mà thôi.

Ở đây, sự mất mát đối với thi nhân quá lớn nhưng tác giả
không hề nói đến từ “chết” mà dùng những sự vật quen
thuộc thường ngày để diễn tả sự ra đi của bạn. Như vậy,
đây là bài ca bi ai về cái chết của một người bạn. Trăng
rụng là nói đến cái chết ấy. Nhưng bốn góc bàn, nơi người
ấy thường ngồi vẫn còn lại như tất cả những cái khác vẫn
còn tồn tại trên cõi đời. Đây không phải nói đến cái bi kịch
của con người mà là sự cảm nhận của thi sĩ về sự sống
và cái chết cũng đơn giản, bình dị như bốn góc bàn ấy.
Trong cuộc đời, mất và còn, khoảnh khắc này và khoảnh
khắc khác, con người ra đi còn sự vật gần gũi thì ở lại
tất cả là niềm bi cảm của con người.

Một tiếng kêu thảng thốt của con chim nhạn đang đi tìm
chỗ trú giữa mùa đông thâm u gợi lên cảm thức phù du
của trần thế và một niềm thương cảm ở người thi sĩ:

Kêu chi, nhạn ơi
Đi đâu cũng thế
Cõi phù thế thôi. (Issa)

4. Cảm thức Karumi.


Karumi (khinh) bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa là nhẹ
nhàng, thanh thoát. Nó dung hợp giữa tính chân phương
trong phong cách và sự tinh tế trong nội dung. Karumi
được nói đến như một phong thái ung dung, tự tại. Chính
tâm thế đó đã tạo nên ở các thi sĩ haiku có cái nhìn rất
hiện thực khi phản ánh cuộc sống và thấy được vẻ đẹp
của con người và sự vật dẫu cho nó bé nhỏ và tưởng
chừng như bị quên lãng. Một đoá phù dung cũng đủ góp
phần tạo nên hương sắc của mùa:

Mưa mù sương
Phù dung một đoá
Làm mùa lên hương. (Basho)

Những cánh hoa anh đào vương vãi khắp nơi theo làn
gió, “đọng” vào bữa ăn khiến cho cả người và thức ăn đều
thấm một màu hồng của anh đào:

Dưới cây lao xao
Chén canh, đĩa cá
Đều vương anh đào. (Basho)

Thi sĩ đã mô tả một bức tranh đơn sơ, mộc mạc và thanh
bần của một bữa cơm đạm bạc nhưng chính những cánh
anh đào vương vào chén canh, đĩa cá làm cho “bữa tiệc
hoa” trở nên thú vị, nên thơ.

Phát hiện từ trong những cái bình thường, cái đẹp bình dị,
e ấp thể hiện ý nghĩa nhân sinh cao thượng cũng là một
cảm thức mang tính karumi. Con người phải biết chiêm

ngưỡng cái đẹp để vơi đi những khổ đau nhọc nhằn của
cuộc sống phức tạp, bề bộn thường ngày. Đến các loài
chim muông, ong bướm cũng không lãng quên cái đẹp:

×