Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Lịch sử kiến trúc một số chùa Hà Tây docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 32 trang )

Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
MỞ ĐẦU
Đất nước với
4000 năm lịch sử Việt
Nam với diện tích 33
vạn km
2

nằm hoàn
toàn trong vòng đai
nhiệt đới từ vĩ độ cao
nhất là 23
o
22 tới vĩ độ
thấp nhất là 8
o
30 Bắc.
Gió mùa in dấu ấn sâu
sắc vào thiên nhiên
các vùng ven biển,
đồng bằng, miền núi
suốt từ Bắc tới Nam.
Mùa lạnh, mùa nắng, mùa mưa, mùa khô ảnh hưởng lớn đến chế độ sông
ngòi và chế độ sinh trưởng của sinh vật ảnh hưởng đến nếp sống sinh hoạt
của các tộc người và hình thành những phong cách kiến trúc mang tính địa
phương phong phú.
Là vùng đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh
Phúc, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, phía đông giáp Hà Nội, Hưng
Yên, phía nam giáp Hà Nam. Địa hình của tỉnh tương đối đa dạng bao gồm
đồi, núi và đồng bằng. Hà Tây có diện tích là 2192 km, với dân số là
2452500 (theo năm 2002). Hà Tây là vùng đất trú ngụ của một số dân tộc


Việt, Mường, Tày Dao.
Hà Tây với nhiều ngôi
chùa lớn đã đi vào lịch sử với
quá khứ anh hùng của hàng
nghìn năm truyền thống dựng
nước và giữ nước. Qua việc
tìm hiểu kiến trúc tại địa
phương tôi lấy kiến trúc xây
dựng chùa Tây Phương, chùa
Thầy, chùa Hương, chùa Đậu
của quê hương mình làm nền
tảng cho bài viết.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 1
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
NỘI DUNG
I. Chùa Tây Phương
Đã từ lâu, Phật Giáo hòa vào trong tín ngưỡng dân gian chi phối đời sống
của người dân Việt Nam khá sâu sắc. Từ đó có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng
với quy mô hoàng tráng, đồ sộ trên khắp Việt Nam. Nhưng chùa Tây
Phương không hề to lớn, vậy chùa có gì nổi bật mà được mệnh danh la “ Đệ
nhất thắng cảnh?”
1. Lịch sử ra đời của ngôi chùa
Một số sách báo viết về
chùa Tây Phương cho rằng
được xây dựng vào thời
nhà Mạc, nhưng không
chứng minh. Niên đại này
có thể tin được, vì đầu thế
kỷ 17 vào những năm 30
chùa đã phải sửa chữa lớn,

hơn nữa trong chùa còn hai
tấm bia đều bị mờ hết chữ
nhưng còn đọc được rõ tên
bia ở mặt ngoài là Tín thí
và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp vào tường hồi toà
chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí thuộc phong cách nghệ
thuật cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17.
Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, chùa xây dựng thượng điện 3 gian
và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 2
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan.
Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên
mới là "Tây Phương Cổ Tự" và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Thông tin trên trang web chính thức của tỉnh Hà Tây thì nói chùa được
thành lập từ thế kỷ 6-7 nhưng đã trải qua nhiều lần trùng tu
Chùa Tây Phương dựng trên đỉnh núi Tây Phương thuộc xóm Tây
Phương của thôn Yên xã Thạch Xá huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây. Nhiều tư
liệu thư tịch và truyền truyền thuyết cho hay núi Tây Phương còn gọi là núi
Câu Lậu. Sách xưa Việt sử thông giám cương mục và thơ Phan Huy Ích gọi
tên chùa theo tên núi là Chùa Tây Phương.
Cổng chùa và một bức hoành trong
chùa đều ghi rõ Tây Phương Cổ Tự.
Nhưng tất cả bia và chuông hiện còn đều
ghi tên chùa là Sùng Phúc ở trên núi Tây.
Phương. Trong khu vực núi Tây Phương
xưa nay có 3 chùa : Quan Âm ở chân núi.
Thanh Am ở lưng chừng và Sùng Phúc ở
trên đỉnh.
Sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam

(NXB KHXH, năm 1993) trang 230 giới
thiệu tóm tắt 2 văn bản bia chùa Quảng
Phúc và chuông chùa Sùng Phúc ở cùng
một địa phương và cho biết đều là những
tên của chùa Tây Phương. Tấm bia mang
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 3
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
tên “Quảng Phúc tự hưng công tu
tạo thạch bi” ở tình trạng “bia vỡ”,
“chữ mờ” vì thế có lẽ chữ Quảng
chính là chữ Sùng, dựng năm 1639.
Trong bài thơ Qua Tây
Phương Sơn tự ( Thăm chùa núi Tây
Phương) làm năm 1788, Phan Huy
ích viết ở câu 3 : “Cát lệnh dư sa đôi
xích nhưỡng” đã tả cảnh núi: Đan sa
còn dư của quan lệnh họ Cát chất
thành đống đất đỏ. Và ông ghi chú :
“Núi Tây Phương xưa có tên là núi
Câu Lậu. Sách sử chép rằng : Đời
Tấn có Cát Hồng thích việc luyện
đan, biết núi Câu Lậu có đan sa bèn
xin làm chức lệnh Giao Chỉ, tức là
vùng đất này” . Đá núi xám đỏ nay
vẫn còn, song không có dấu tích gì
của việc luyện đan ở đây.
Trong sách Sơn Tây địa chí (1939), Phạm Xuân Độ dẫn lời tâu của
Cao Biền với vua Đường ghi trong truyện Kiều Cao Vương: “ Tại cấp giữa
núi Câu Lậu có huyệt đế vương, thần đã làm chùa để yểm”. Trần Trọng Kim
trong sách Phật lục cũng dẫn truyền thuyết trên, song nghi ngờ ngay: “ Kể

thực ra, thì không có di tích gì làm bằng chứng cả”.
Một số sách báo viết về chùa Tây Phương cho rằng được xây dựng vào
thời Mạc, nhưng không chứng minh. Niên đại này có thể tin được, vì đầu thế
kỷ XVII vào những năm 30 chùa đã phải sửa chữa lớn, hơn nữa trong chùa
còn hai tấm bia đều bị mờ hết chữ nhưng còn đọc được rõ tên bia ở mặt
ngoài là Tín thí và Tây Phương sơn Sùng Phúc tự thạch bi (mặt bia kia áp
vào tường hồi toà chùa giữa nên không đọc được), các hoa văn trang trí
thuộc phong cách nghệ thuật cuối TK XVI sang đầu TK XVlI. Ngoài sân
vườn, cạnh gốc cây sung có tấm bia Tây Phương sơn Sùng Phúc tự bị mờ
gần hết nhưng còn vài dòng in rập cẩn thận có thể đọc được những thông tin
rất quý: “Đại Việt quốc Sơn Tây trấn Quốc Oai phủ Ngày 12 tháng 11 năm
Nhâm Thân trùng tu chùa Sùng Phúc núi Tây Phương, dựng Thượng điện 3
gian, Hậu đường và hành lang 22 gian Ngày 2 tháng 2 năm Âất Hợi đặt
hội an tượng, khai quang điểm nhỡn Nguyên soái tổng quốc chính sư phụ
Thanh Vương ” Thanh Vương là niên hiệu của chúa Trịnh Tráng (1623-
1657), như vậy năm Nhâm Thân sửa chùa là 1632 và năm Âất Hợi an tượng
là 1635, phù hợp với hoa văn trang trí thuộc phong cách nửa đầu TK XVII
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 4
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
2. Không gian kiến trúc ngôi chùa
Đường lên chùa Tây PhươngTừ chân
núi, qua 239 bậc lát đá ong thì đến đỉnh
núi và cổng chùa.
Chùa Tây Phương gồm ba nếp
nhà song song: bái đường, chính
điện và hậu cung. Mỗi nếp có hai
tầng mái kiểu chồng diêm, tường
xây toàn bằng gạch Bát Tràng
nung đỏ, để trần tạo thành một
không khí rất thô sơ mộc mạc,

điểm những của sổ tròn với biểu
tượng sắc và không; các cột gỗ
đều kê trên đá tảng xanh trong
khắc hình cánh sen.
Mái lợp hai lớp ngói: mái trên
có múi in nổi hình lá đề, lớp dưới
là ngói lót hình vuông sơn ngũ sắc
như màu áo cà sa xếp trên những
hàng rui gỗ làm thành ô vuông vắn
đều đặn. Xung quanh diềm mái
của ba toà nhà đều chạm trổ tinh tế
theo hình lá triện cuốn, trên mái
gắn nhiều con giống bằng đất
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 5
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
nung, các đầu đao mái cũng bằng đất nung đường nét nổi lên hình hoa, lá,
rồng phượng giàu sức khái quát và khả năng truyền cảm. Cột chùa kê trên
những tảng đá chạm hình cánh sen. Toàn bộ ngôi chùa toát ra một tính
hoành tráng và phóng khoáng phù hợp với triết lý "sắc sắc không không"
của nhà Phật.
3. Đặc điểm kiến trúc
Vị trí
Vị trí khéo léo khi chọn nơi xây dựng chùa trên một quả đồi yên tĩnh,
không gian kiến trúc được sáng tạo từ lối chân đồi lên tới cổng chùa. Đồng
thời, khu chùa chính được xác lập thành một khu riêng trong bố cục chung
và tạo ra ở đấy một không gian khác. Nằm trên một vị trí cao, chùa có thể
tránh cho chùa ngập lụt.
Bố cục
Bố cục công trình gồm 3
phần song song nhau kiểu chữ

Tam, xung quanh 3 mặt tường
xây gạch để trần có chạm trổ
các ô cửa sổ trang trí hình tròn
“bán âm bán dương” hay “sắc
sắc không không” theo triết lý
nhà Phật. Khối Chùa trước và
sau gồm 5 gian, 4 hàng cột;
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 6
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
khối chùa giữa gồm 3 gian 4 hàng cột. Các ngôi nhà này cách nhau 1,6 m tạo
thành một sân Thiên tỉnh đủ để ánh sáng thiên nhiên lọt vào tạo nên cảm
giác kỳ ảo, trang nghiêm.
Từ bố cục mặt bằng 3 toà
nhà, mỗi toà nhà có 2 tầng
mái, mỗi tầng có 4 lá mái
có người đã nghĩ đến một vũ
trụ luận Tam tài (Thiên - Địa
- Nhân) với sự phát triển
Lưỡng nghi sinh Tứ tượng,
sinh Bát quái rồi biến hoá vô
cùng. Nếu điều suy luận này
tin được thì kiến trúc chùa
Tây Phương đã lồng được ý
nghĩa triết học vào trong giá
trị nghệ thuật để càng đẩy
cao tính nhân văn.
Mặt bằng
Đi hết 200 bậc thang xây bằng
đá ong, hai bên đường là thành đất,
vườn cây là tới khu đất nơi Chùa

toạ lạc, công trình được bố trí ngoài
có cổng chùa nhỏ, không Tam
quan, không gác chuông
Giữa sân là một hồ nước nhỏ, vào
mùa khô hồ luôn giữ được độ ẩm nhất
định, chống nứt nẻ của các kết cấu và
tượng gỗ bên trong công trình.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 7
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Chùa gồm 3 lớp chính, song song theo
hình chữ "Tam", xây thành các khu biệt
lập. Chùa và sân thông suốt nhau, tứ phía
quây lại kín sân thiên tỉnh thành hình
khung cửa sổ dài, mở thẳng lên trời đón
khí và ánh sáng. Tuy nhiên ánh sáng vừa
phải để tạo được vẻ thâm nghiêm cho
công trình
Bộ mái của chùa được coi là
đoá hoa đao đình bởi sự xử lý và
thủ pháp nghệ thuật, tỷ lệ chuẩn
mực.
Trung tâm của chùa có 3 lớp
chùa đã xây gần như sát vách,
lợp chồng diềm có tất cả 24 đoá
đao cỡ lớn. Mái cong và cao, hai hoa nối với nhau thành chiều cao gấp đôi
2.20m+2,20m nên tạo được ánh sáng tốt cho công trình
Mái chùa theo lối chồng diêm (bốn mái trên, 4 mái dưới chồng lên nhau,
hai lớp cách nhau một khoảng ngắn có tên là “cổ mái” hay “cổ diêm”. Các
đầu đao cong vút tạo vẻ nhẹ nhàng thoáng đạt cho công trình. Trên bờ nóc
mái trang trí những hình rồng sinh động và những con vật trong thần thoại

được xếp chồng lên nhau thể hiện bằng những đường cong tạo vẻ đẹp thanh
thoát cho công trình.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 8
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Hệ thống kết cấu của chùa theo
lối “chồng rường giá chiêng”
nhưng thay cho “kẻ” thì lại dùng
“bẩy”, bẩy không nằm nghiêng
mà nằm ngang để đỡ phần mái
đua ra. Đối với mái tầng trên cột
quân còn đứng trên xà nách của
mái tầng dưới… đây là kiểu dáng
kiến trúc độc đáo thế kỷ XVII
Ngoài bố cục kiến trúc đẹp,
chùa Tây phương còn nổi tiếng vì
có hệ thống tượng độc đáo như tượng Tuyết Sơn, Mã Minh và 18 vị La Hán
là những kiệt tác nghệ thuật điêu khắc đương thời mang đậm tính dân gian, ý
nghĩa triết lý nhân sinh, cuộc sống dân giã đời thường và tính thiêng liêng
của Phật pháp.
Chùa Tây Phương là chùa lớn có
lịch sử lâu đời, song cả chùa chỉ có
một tháp mộ sư, hiện mới được xây
lại ở vườn cạnh hồi bên trái khu Tam
bảo, mang tên Phương viên bảo tháp. Tháp bình diện vuông, trên phần nền
cao là 3 tầng thu nhỏ dần ngăn cách bởi các hàng mái có góc đao uốn cong
lên. ở tầng 1 có bia dựng năm Khải Định 9 (1924). Lòng tháp có sá lị thiền
sư Thanh Ngọc và di hài các thiền sư khác nhau là cụ Thanh Túc rồi cụ Phúc
Hải. Tháp và tường hoa bao quanh đều được xây khá muộn (cụ Hải Tịch
năm 1971). Không có tư liệu gì - kể cả trí nhớ của nhân dân về các thiền sư
trước cụ Ngọc (cụ Ngọc về đây trụ trì năm 1893), thậm chí sau khi cụ Túc

SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 9
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
tịch, một thời gian dài do các ông thống trong làng quản lý, mãi sau mới có
cụ Hải về.
Tháp mới, song nhờ gắn với cây xanh vươn cành xoè tán ra để cùng hoà
nhập đã nhân lên cả vẻ đẹp và thời gian. Cũng cần biết cây tháp mộ này tuy
xây sau 1971 nhưng tiền thân của nó đã có trước năm 1943, vốn ở sát hồi toà
chùa giữa khu Tam bảo.
Vật liệu gỗ và gạch đã được tận dụng để sử dụng trong công trình tạo tính
hiệu quả đặc biệt.
Ở trên chúng tôi đã trình
bày tới ưu thế của bộ mái. Tuy
rằng vẻ đẹp của công trình đã
được tăng thêm tính gợi cảm
rất nhiều, nhưng các hàng gạch
được xây trần và ô cửa tròn
(tượng trưng cho sắc sắc không
không), được trổ bên đốc
tường lại là có tác hiệu lực
đáng kể. Lớp gạch này đã cách
nhiệt cho toàn bộ công trình, còn ô cửa trổ nhỏ có thể cung cấp chút ánh
sáng nhỏ bên trong nội thất kết hợp với ánh sáng được rọi từ trên mái xuống.
Công trình vì thế mà đủ ánh sáng soi rọi bên trong và tăng thêm tính thiêng
liêng cho hệ thống tượng. Đây cũng là một thủ pháp xử lý ánh sáng được
cha ông vận dụng ở loại hình chùa như thế này.
Kết cấu
Chùa Tây Phương
không lớn, đất xây chùa
hẹp và ở trên cao, nên
khó vận chuyển vật liệu

để có thể nghĩ đến khả
năng đồ sộ của công
trình. Vì thế, để tạo ra
được một công trình mẫu
mực, các kiến trúc sư dân
gian dường như đã tập
trung mọi cố gắng vào
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 10
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
khai thác những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật kiến trúc dân gian cổ
truyền.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta quan sát kĩ sẽ thấy rằng đó là ba tòa tách biệt
được bố trí song hành gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Nhưng
điều đặc biệt ở đây là ba tòa được liên kết với nhau bởi tường bao đóng
thành một khối kín, có cửa nghách thông sang hai bên, rất dễ khiến người ta
liên tưởng đến không gian chật chội và bó hẹp…
Tuy nhiên, người thợ xưa đã biết cách sử dụng nghệ thuật đối lập
ngay trong kiến trúc, bởi
chỉ có chùa hạ là có 9 cửa
(nhưng thường đóng), còn
hai chùa trong chỉ có cột mà
không có cửa có vách nên
chúng được liên thông với
nhau, tạo cảm giác rộng và
thoáng. Hơn nữa giữa mỗi
tòa nhà đều có một khoảng
sân hẹp thông với không
gian mở rộng lên trời hứng
ánh sáng gọi là sân “Thiên
Tỉnh“ (giếng trời). ở mỗi

khoảng sân này lại được thiết kế một cái bể nước khiến cho lớp gạch lót mái
sắc không tượng trưng cho tấm áo cà sa của đức Phật như ánh lên thứ ánh
sáng muôn màu. Từ ngoài bước vào cái cảm giác về khoảng tối như dần
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 11
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
được mở ra khi bước qua những khoảng sân thiên tỉnh để dần vào trong
chiêm ngưỡng những pho tượng Phật, khiến cho cảm giác về thế giới Phật
pháp như mở cõi lòng đến sự rộng
lớn vô biên.
Nhìn từ ngoài vào, ta còn thấy
một sự khác biệt nữa trong kiến
trúc: đầu hồi của chùa Trung lùi
vào khiến những đầu đao mái
chùa sinh động trong nhịp điệu đã
được thay đổi một cách cơ bản.
Tường bao của ngôi chùa đã
liên kết ba tòa Hạ Trung Thượng
thành dạng thức mặt bằng gần với
chữ công rất phổ biến trong kiến
trúc cổ truyền Việt Nam. Nhưng
ta lại không thể quy mặt bằng này
vào hình chữ công được, vì ba lớp
chùa lại hoàn toàn tách bạch trong
nội thất. Điều này làm nên lối
kiến trúc đặc biệt hiếm thấy của
chùa Tây Phương, như cái lý về
sắc sắc không không vậy.
Điêu khắc trang trí
Lối kiến trúc chữ Tam chưa
hẳn đã đẹp do sự kết hợp với một

số thành phần kiến trúc đặc biệt
như sân “thiên tỉnh“, chùa Trung
“thót“. Nó đẹp còn bởi những đầu
đao được uốn cong, cao vút tạo ra
công trình kiến trúc đẹp và lạ mắt.
ở đây có sự kết hợp giữa sự phức
tạp của trang trí và sự đơn giản từ
kết cấu mặt bằng, sự yên tĩnh của
đường thẳng và sự sinh động của
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 12
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
mái cong. Tất cả những yếu tố đó cộng hưởng một cách nhuần nhuyễn, tự
nhiên sống động một cách lạ thường
II. Chùa Thầy
Nằm gọn dưới chân một dải núi đá vôi hình vòng cung nổi lên giữa
vùng đồng bằng xã Sài Sơn, chùa Thầy (Thiên Phúc tự) thuộc địa phận hai
thôn Đa Phúc và Thụy Khuê, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, là một vùng non
nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy,
nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây là
nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật
tích.
2.1. Lịch sử hình thành của chùa
Chùa Láng gắn liền
với giai đoạn đầu của cuộc
đời Từ Đạo Hạnh, còn chùa
Thầy lại chứng kiến quãng
đời sau cùng cho đến ngày
thoát xác của vị sư thế hệ
thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-
ni-đa-lưu-chi này.

SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 13
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi
Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm
hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả,
tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc
chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu,
nhà bia, gác chuông.
Theo thuyết phong thủy,
chùa được xây dựng trên thế đất
hình con rồng. Phía trước chùa,
bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng
chùa và bên phải dựa vào núi
Sài Sơn. Chùa quay mặt về
hướng Nam, trước chùa, nằm
giữa Sài Sơn và Long Đẩu là
một hồ rộng mang tên Long
Chiểu hay Long Trì (ao Rồng).
Sân có hàm rồng.
Trong Chùa hiện còn lưu giữ 7 tấm bia đá đều có niên đại vào khoảng
thế kỷ 17, trong đó có một tấm bia "Hưng tạo sự công" dựng năm Dương
Đức thứ 7 (1673) nói về việc xây dựng nơi thờ Thánh và tên người cúng
ruộng công đức. Từ niên đại được ghi trên bia đá, và những vết tích trên
kiến trúc, ta có thể hình dung rằng chùa Thầy vốn được xây dựng trên nền
tảng cũ đời Trần, chỉ
đến khi có đợt trùng tu
lớn vào thế kỷ 17, chùa
mới có dạng “nội công
ngoại quốc” như ngày
nay. Cũng từ đợt trùng

tu này, hai cụm kiến
trúc thờ Phật và thờ
Thánh đã được tách
thành hai công trình
riêng biệt, đánh dấu sự
ra đời chính thức của
kiểu thức chùa tiền
Phật - hậu Thánh.
Chùa Thầy rộng 2.400m
2
gồm ba toà nhà chạy song song với nhau
hình chữ tam, dựng trên nền cao bó đá hộc xanh, có hai dãy hành lang chạy
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 14
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
kèm hai bên đầu hồi, với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo mang
phong cách kiến trúc nghệ thuật của thế kỷ XVIII.
Ngoài ra bối cảnh xã hội thế kỷ XVII khi kinh tế phát triển, quyền tự
chủ của các làng, xã trở nên mạnh mẽ hơn. Đây cũng là thời điểm, văn hóa
Việt Nam có những sự khẳng định quyền tự chủ dân tộc trước ngoại bang.
Do vậy, người ta đã đặc biệt quan tâm tới các vị Thánh, không có xuất xứ từ
Đạo giáo Trung Hoa, mà là những người có công với nước, với dân. Do vậy
khi được đưa vào thờ trong các ngôi chùa, các vị thánh này không chỉ được
thờ theo kiểu thờ Hậu Phật rất phổ biến trong thế kỷ XVII, mà được thờ như
những vị tổ nghề của cả một vùng đất. Như truyền thuyết về Dương Không
Lộ, khiến cho dân gian coi ông là tổ của nghề đúc đồng, làm nón, đánh cá,
trị thuỷ. Còn Đức Thánh Từ Đạo Hạnh thì không chỉ là một vị Thiền sư mà
còn được xem là ông tổ của nghề múa rối nước. Thế nên, đôi khi việc thờ
Thánh ở đây lại được đặt ở một vị thế cao hơn thờ Phật.
2.2 Không gian kiến trúc ngôi chùa
Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra

trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng
người tấp nập đi lễ chùa
Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối
kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng
song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước
trong xanh có hoa khoe sắc nở, có thuỷ đình, nơi múa rối nước và hai chiếc
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 15
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Tam phủ còn Nguyệt Tiên kiều nối
với đường lên núi.
Chùa Hạ là nơi lễ
bái của các tăng ni phật
tử và là nơi giảng đạo
của các nhà sư còn chùa
Trung là nơi thờ Tam
Bảo. Lớn nhất to nhất là
chùa Thượng – nơi đặt
ba pho tượng chuyển
kiếp của thiền sư Từ Đạo
Hạnh. Ở chính giữa là
ngôi bảo điện đồ sộ được
trang hoàng rất nguy nga.
Phía trên đặt hòm sắc
linh triều tôn phong của Thiền sư. Phía dưới là tượng Thiền sư nhập đinh
trên toà sen vàng đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoắc áo cà
sa.
Trong khảm thờ ở
phía tay trái của toà bảo
điện là tượng toàn thân
của Thiền sư. Bức tượng

đẹp và được tạc bằng gỗ
chiêu dâu với những
đường nét chạm trổ khéo
léo và tinh vi. Đặt song
song với nó là tượng thiền
sư đã hoá kiếp thành vua
Lý Nhân Tông, đầu đội
mũ bình thiên, ngồi oai
nghi trên ngai vàng.
Chùa Thầy còn thờ
tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo
Hạnh là ông Từ Vinh và bà
Tăng Thị Loan cùng hai người
bạn đồng đạo thân thiết của
thiền sư là Thiền sư Minh
Không và Thiền sư Giác Hải.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 16
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán phía sau là gác
chuông, gác trống.
Lên giữa lưng chừng núi Thầy là
chùa Cao, nơi mà thiền sư Từ Đạo
Hạnh bắt đầu con đường tu hành của
mình. Đi vòng ra phía sau là hang Cắc
Cớ. Xuống hang Cắc Cớ nhỏ hẹp, hang
rộng và sâu tối om, đường đi trơn nên
dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừa phải
lò dò từng bức một và phải vịn vào
nhau khi đến một khoảng không gian
rộng lớn. Một luồng sáng trắng chiếu

thẳng từ trên đỉnh núi xuống càng tạo
vẻ liêu trai. Người dân trong vùng gọi
khu vực này là giếng trời, nơi cửa ngõ
giữa thiên đường và địa ngục.
Đi ngược lên phía trên là đến
Đền Thượng, bên cạnh có hang Bụt
Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang
Bò âm u, hang Giớ với những ngọn
gió thổi thông thốc cả hai đầu.
Ở chân núi phía Tây còn có
chùa Bối Am, còn gọi là chùa Một
Mái, chùa có tên như vậy là vì chùa
chỉ có một mái ngói, mặt sau chùa
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 17
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
dựa vào vách núi. Hang Thánh Hóa nằm lưng chừng núi đá, lối vào hang
chênh vênh, nhỏ hẹp, lờ mờ vẻ huyền bí, càng nhìn kỹ vào vách đá trong
hang, càng thấy có nhiều vết lõm, đó là: Vết đầu, vết chân và vết tay, năm
xưa Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã tỳ vào lúc giải thi (lìa khỏi xác). Bên cạnh đó

hang Hút Gió, thềm đá Thái Lão
Thần Quang động là hệ thống hang được ví như 9 tầng địa ngục. Thần
Quang động có ánh sáng chiếu xuống, nơi có con quỷ án ngữ, tuyển các linh
hồn lên cõi Niết bàn đầu thai làm kiếp khác, hoặc đày xuống âm phủ cho chó
ngao, vạc dầu. Trên đường xuống âm phủ, linh hồn sẽ đi qua tầng thứ 3, nơi
có con suối ngầm trong lòng núi, mà theo một số người từng khám phá, có
rất nhiều xương cốt.
Phía cuối động, bàn thờ
bằng đá với tấm biển gắn
dòng chữ “bàn thờ nghĩa quân

Lữ Gia” nằm im lìm trong
bóng đêm, khói hương lạnh
lẽo. Vài đồng tiền lẻ rơi vãi
quanh bát hương. Những gói
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 18
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
bim bim được các nam thanh nữ tú để ở góc bàn thờ như một sự chia sẻ với
người đã khuất.
Phía sau bàn thờ, nơi góc hang, có một cái bể xây sâu vào vách núi. Trên
góc bể có một tấm biển đề “Bể hài cốt”. Bể được xây bởi những phiến đá
lớn, để hở một ô nhỏ, vừa đủ một người thò đầu vào xem. Bài vị gắn chìm
trong thành bể khắc dòng chữ: “Bảo Đại thập tam niên”. Phía bên phải và
trái bể có những cột nhũ đá khổng lồ.
Ngoài ra còn một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có
giá trị được lưu giữ tại chùa.
Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm
giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Vì vậy chưa đến
hội chính từ mùng năm đến mùng bảy tháng ba âm lịch nhưng những dòng
người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn
phật, cầu duyên, người vãn cảnh chùa đi, báo hiệu cho một mùa lễ hội đông
vui, sôi nổi.
Đặc điểm kiến trúc của chùa
Vị trí
Chùa Thầy là nơi lưu
dấu tu hành và chứng kiến
quãng đời sau cùng cho
đến ngày thoát xác của vị
cao tăng - Thiền sư Từ Đạo
Hạnh. Chùa được xây dựng
trên thế đất hình con rồng.

Chùa quay mặt về hướng
Nam. Phía trước chùa, bên
trái là ngọn Long Đẩu,
lưng chùa và bên phải dựa
vào núi Sài Sơn. Chùa quay
mặt về hướng Nam, trước
chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu
hay Long Trì (ao Rồng). Sân có hàm rồng Xung quanh chùa có hai dãy hành
lang, phía sau có lầu chuông, lầu trống.
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm
của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được
thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật Tiên và Nguyệt tiên nối sang
hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 19
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ
Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.
Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây
cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của
hình thức biểu diễn dân gian này.
Bố cục
Chùa Thầy gồm
ba tòa song song với
nhau gọi là chùa Hạ,
chùa Trung và chùa
Thượng. Giữa chùa Hạ
và chùa Trung có ống
muống nối với nhau,
tạo thành thế hạ công
thượng nhất. Đây là

một ngôi chùa tiền Pật
hậu Thánh linh thiêng
và đẹp đẽ, đánh dấu sự
hội nhập giữa tín
ngưỡng bản địa với Phật giáo, giữa tính chất từ bi của Phật với sự linh thiêng
của Thánh. Đây cũng là kiểu kiến trúc ở chùa Nền (Đản Cơ Tự)cùng nằm
trong hệ thống chùa liên quan đến Ngài. Chùa Thầy được biểu hiện bằng
một cấu trúc hoàn chỉnh gắn kết giữa kiến trúc chùa với một cung Thánh nối
vào phía sau tòa nhà Tam Bảo trên cùng một trục. Cung Thánh là một không
gian đóng kín, với diện tích nhỏ để tạo nên vẻ huyền bí, linh thiêng. Toàn bộ
kiến trúc chùa trải dài, ăn cao dần theo triền núi theo bố cục nội công ngoại
quốc.
Mặt bằng
Chùa Thầy xưa nay không có
Tam quan, bởi thế không có đường
vào mặt trước. Đó cũng là đặc điểm
riêng của kiến trúc chùa Thầy
Những tòa chính của chùa
Thầy được xây trên nền rất cao, thấp
nhất là hành lang và nhà hậu cũng
được làm trên nền cao 1m, tiền
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 20
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
đường cao hơn mặt đất 1m, điện Phật cao 1,76m, cao nhất là điện thánh cao
2,20m xung quanh kê đá hộc.
Toàn bộ cấu trúc chùa theo
kiểu chồng dường kèm giá
chiêng. Hành lang kiểu hệ
thống vì kèo ván chống.
Đáng lưu ý nhất là tòa thiêu

hương (hay ống muống) là
kiến trúc nối liền dựa chủ yếu
hai tòa tiền đường và thượng
điện nên không có cột, hai
bên có lan can gỗ chạm chấn
song con tiện. Tuy nhiên ở
một ngôi chùa đặc biệt như
chùa Thầy, nó còn được dân địa phương gọi là nhà cầu.
Kiến trúc của tòa này rất gần dạng thượng gia - hạ kiều dù trên dưới
không hề có nước. Cùng dạng kiến trúc thượng gia - hạ kiều còn có hai chiếc
cầu đá Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều uốn cong hai bên phải trái trước
chùa, trong địa hình tổng thể như hai năng nanh và hai mắt rồng. Cầu Nhật
Tiên Kiều bên trái chùa để đi ra đảo nhỏ có đền thờ Tam Thánh, còn Nguyệt
Tiên Kiều bên phải chùa nối với bờ hồ có đường lên núi, tương truyền do
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng cuối XVI đầu XVII. Mỗi cầu gồm
năm gian, dưới xây đá cuốn, trên dựng bộ khung nhà gỗ lợp ngói. Hai bên
thành cầu thông thoáng, có lan can thấp. Ngoài nét đẹp của kiến trúc soi
bóng bên hồ, tạo sự
bề thế cho chùa,
Nhật - Nguyệt Tiên
Kiều còn là biểu
hiện của trời - trăng,
âm - dương đối đãi,
hòa hợp tạo thế cân
đối, tăng thêm vẻ
đẹp cho ngôi chùa.
Nằm giữa hồ nước
xanh Long Trì trên
trục chính của chùa
là nhà Thủy Tạ kiểu

phương đình, gồm
hai tầng tám mái chồng diêm xoè ra bốn phía tựa bông sen khổng lồ mọc lên
từ hồ nước. Vào ngày hội chùa, đây là nơi diễn ra trò rối nước vui nhộn.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 21
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Một dấu ấn nữa ghi nhận sự kết hợp tín ngưỡng bản địa với Phật giáo
là việc sử dụng những miếu thờ Thần để Phật hóa Thần. Hang Thánh hóa
của chùa Thầy nay vẫn còn treo biển Hương Hải Am gợi về nơi tu hành xưa
của Từ Đạo Hạnh. “Khởi đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ ứng với Bồ đề
viện của Từ Đạo Hạnh, tương ứng với tòa “Điện Thánh”của chùa. Hiện nay
nền điện thánh còn bảy hòn đá tảng chân cột bằng đá màu đỏ nâu kích thước
0.65m x 0,65m và một số hiện vật niên đại sớm thời Lý”
Chùa Thầy được biểu hiện bằng một cấu trúc hoàn chỉnh gắn kết giữa
kiến trúc chùa với một cung Thánh nối vào phía sau tòa nhà Tam Bảo trên
cùng một trục. Cung Thánh
là một không gian đóng kín,
với diện tích nhỏ để tạo nên
vẻ huyền bí, linh thiêng.
Toàn bộ kiến trúc chùa trải
dài, ăn cao dần theo triền núi
theo bố cục nội công ngoại
quốc, dạng mặt bằng hoàn
chỉnh, phổ biến nhất của kiến
trúc Phật giáo thế kỷ XVII.
Khu Tam Bảo bao gồm cả
tòa nhà Tiền đường, Thiêu
hương, Thượng điện gắn kết
theo chữ (Công), hai bên có hai dãy hành lang dài nối gác chuông, gác
chống, nhà hậu tạo nên một khung chữ nhật (Quốc), tạo cho chùa một không
gian thoáng bên trong nhưng lại kín đáo bên ngoài.

Lưng chừng núi Thầy
là chùa Cao hay còn gọi là
Đỉnh Sơn Tự (vốn là Hiển
Thụy Am) là nơi Từ Đạo
Hạnh đến tu đầu tiên. Chùa
nằm vào vị trí đẹp trong khu
vực với tòa kiến trúc gồm 3
gian, có gác chuông cao,
vách chùa có nhiều bút tích
các danh nho. Phía trên chùa
Cao có một mặt bằng gọi là
chợ Trời với nhiều tảng đá
hình bàn ghế, kệ bày hàng,
ly rượu, trong đó có một phiến đá nhẵn lì được gọi là bàn cờ tiên.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 22
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Từ chùa Cao, đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ huyền nhiệm. Hang
khá sâu, lại hẹp và tối, muồn vào hang phải mang theo đuốc và lửa, càng
xuống sâu hang càng cao, càng rộng, với nhiều ngóc ngách, lối đá rêu phong
trơn tuột với những cột đá sáng long lanh như được khảm bạc dát vàng,
những âm thanh tưởng như từ cõi âm vọng lên, những lỗ thông ra ngoài
hang để ánh sáng luồn vào nhảy múa trong màn đêm… và tận cùng của hàng
động, tục truyền vẫn còn hài cốt của quân nhà Triệu do Lữ Gia chỉ huy trong
cuộc chiến chống lại nhà Hán từ đầu thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên. Từ
hang Cắc Cớ, men theo sườn núi qua hàng cây đại già là đến đền Thượng,
nơi thờ thánh Văn Xương và cũng là nơi hội họp của Đông Kinh Nghĩa Thục
xưa kia. Gần đền Thượng có hang Bụt Mọc với nhiều tảng đá được thời gian
bào mòn trông như tượng Phật. Tiếp đó là hang Bò với lối vào âm u. Cách
một đoạn là đến hang Gió với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.
Kết cấu

Xét về giá trị kiến trúc, chùa Thầy là ngôi chùa còn lưu giữ được
nhiều cấu kiện cổ nhất trên đất nước ta. Đây là kiến trúc chùa vô cùng độc
đáo, hoàn toàn bằng gỗ, nhiều cấu kiện chưa từng thấy xuất hiện ở các ngôi
chùa khác. Chùa Thầy gồm 3 tòa kiến trúc sắp xếp hình chữ Tam, với: tiền
đường, điện Phật, điện Thánh.
Chánh điện (điện Phật) là tòa nhà thứ hai trong cụm kiến trúc trọng
tâm của chùa Thầy, nằm phía sau tiền đường, với kết cấu ba gian hai chái,
dài 20m, rộng 9,5m,
cao 5,5m (tính từ nền
nhà tới thượng lương).
Khung chịu lực của tòa
Điện Phật gồm 8 cột
cái và 16 cột quân,
khoảng cách giữa 2 cột
cái 4,65m; giữa hai
cột quân rộng 2,6m.
Nền chánh điện cao
hơn mặt sân 1,5m, cao
hơn tiền đường 0,5m.
Lối lên điện Phật phải
đi sang hai bên, chia làm 3 bậc cấp theo khẩu độ chênh nhau 0,5m. Mái
giống với mái tiền đường, theo kiểu “tàu đao-mái lá”, lợp bằng ngói mũi hài,
phía dưới có diềm lá sòi cách điệu trang trí cánh sen vuông. Hoành trên mái
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 23
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
chánh điện rải theo lối “thượng tứ - hạ tứ”, đã nâng độ cao của mái lên rất
nhiều.
Vì kèo tứ hàng chân, nhưng hệ thống liên kết giữa các vì không giống
nhau. Trong gian giữa nửa phía trước, các vì sử dụng hệ thống liên kết bằng
con rường, khoảng cách giữa hai con rường rộng tới 0,35m, đây là thông số

rất hiếm gặp. Nhưng ở nửa sau của điện Phật lại dùng kẻ suốt với độ dốc khá
lớn. Như vậy ngay trong một vì đã có hai cách liên kết: “chồng rường-giá
chiêng” và “giá chiêng-kẻ suốt”, phong cách kiến trúc này chỉ thấy xuất hiện
duy nhất tại chùa Thầy. Chánh
điện cũng dùng 4 kẻ xó hỗ trợ
đao, nhưng dài và lớn hơn ở tiền
đường. Liên kết trên vì nóc cũng
vô cùng đặc biệt, thay vì kiểu giá
chiêng, người thợ xưa đã sử dụng
kiểu “kèo cầu - cột giữa”, một lối
kết cấu được coi là cổ nhất trong
kiến trúc cổ truyền Việt Nam.
Những chiếc bẩy giả nơi đây cũng
chưa từng thấy xuất hiện trong bất
kỳ kiến trúc cổ nào ở Việt Nam. Trong kiến trúc truyền thống, sử dụng kẻ
làm thành phần nối liền giữa cột cái và cột con, qua cột quân chạy thẳng ra
ngoài để đỡ mái hiên. Với chánh điện chùa Thầy, mặt sau của vì kèo ba gian
giữa, kẻ được làm chệch ra phía ngoài cột 0,8m tạo thành bẩy giả, đã làm
mở rộng lối đi từ điện Phật lên điện Thánh. Lối sử dụng con sơn chống kẻ
tại đây cũng thường gặp trong những ngôi chùa được xây dựng từ TK XVIII.
Mặt trước ba gian
chính của chánh điện
được bỏ trống để tạo
thành cửa đi vào, hai bên
được ghép ván tạo thành
cửa bức bàn. Hai hồi và
tường phía sau được bưng
kín, có các ô cửa hình
chấn song, cùng những ô
hộc chạm thủng để lấy

ánh sáng. Khám thờ ở hai
đầu hồi cũng kết cấu độc
đáo. Người thợ đã nối cột
cái ra cột quân, ở phía
dưới bằng những xà nhỏ để tạo ra hai khám thờ Đức Ông và Thánh Tăng.
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 24
Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: Võ Thị Vỹ Phương
Rất nhiều ván gỗ được chạm thủng hình lá đề, vân xoắn, mặt trời, rồng,
phượng, hoa để trang trí, đồng thời đón ánh sáng cho khám thờ. Theo
Thượng tọa, toàn bộ ngôi chánh điện bằng gỗ, cần rất nhiều sự kết nối các
thành phần (cột, kèo, xà, vì ) để tạo khung chịu lực, thế nhưng tất cả mọi kết
cấu kiến trúc của tòa nhà chỉ dựa trên cơ sở của 36 lỗ đục. Chi tiết này khiến
tất thảy mọi người đều phải kinh ngạc, thán phục tài nghệ của những người
thợ xưa.
Điện Thánh chùa Thầy được
xây dựng trên nền cũ của ngôi chùa
thời Lý, tuy nhiên đã được trùng tu rất
lớn vào TK XVII, tới thời Nguyễn lại
tiếp tục được sửa chữa. Nền điện
Thánh cao hơn nền điện Phật 0,95cm,
cách mặt sân sau (sân trước của nhà
Tổ) 1,85m. Điện Thánh gồm ba gian
hai chái, dài 14,7m, rộng 11,7m, chiều
cao từ nền tới thượng lương 6m. Toàn
bộ khung chịu lực gồm 4 cột cái
(đường kính 0,5m) và 16 cột quân
(đường kính 0,45m), tất cả các cột đều
được kê trên các tảng đá hình vuông
có kích thước 0,9*0,9m. Trong số 4
cột cái có hai chiếc cột vô cùng quý

giá, là di sản của ngôi chùa thời Trần
còn sót lại, đã 800 năm tuổi. Hai chiếc cột này, một chiếc bằng gỗ pơ-mu
(Ngọc Am) và một chiếc bằng gỗ chò chỉ, được các nhà khảo cổ học đánh
giá là hai chiếc cột gỗ cổ nhất Việt Nam. Vì kèo của hai gian giữa điện
Thánh có khẩu độ rộng bất thường so với các kiến trúc khác của ngôi chùa
Việt. Khoảng cách giữa cột cái là 6m, giữa cột cái và cột quân 2,9m. Câu
đầu (thanh nối giữa hai cột cái) có kích thước lớn khác thường. Kiểu liên kết
của vì vô cùng khác lạ, lối “chồng rường-bảy hiên” ở hai gian chính, riêng vì
nóc lại kiểu “giá chiêng kép”. Hai trụ ngắn kê lên đầu với một xà ngang có
khẩu độ rất lớn, cùng với hai con rường bổ trợ cho trụ ngắn, đồng thời dể đỡ
mái thay hoành. Chông bên trên thanh xà ngang, có hai trụ ngắn nữa đặt trên
với một thanh xà ngang tạo thành kiểu “vì nóc giá chiêng kép”, rất hiếm gặp
trong kiến trúc Việt Nam. Điện Thánh cũng không sử dụng tường chịu lực,
bốn mặt được bưng bằng hệ thống cửa gỗ và ván liệt bản. Các cửa bức bàn
phía trước có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.
Điêu khắc trang trí
SVTH: Nguyễn Thị Ngân – Lớp: 09CVHH Trang 25

×