Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

LỊCH SỬ KIẾN TRÚC -BÀI 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 35 trang )

BÀI TẬP LỚN: L ị ch S ử Ki ế n Trúc
Đề bài :
Câu1: Trình bày lịch sử kiến trúc Châu Âu từ thiên kỷ thứ 4 trước công
nguyên đến thế kỉ 4 sau công nguyên
Câu 2 : Trình bày về 1 công trình kiến trúc của Việt Nam?

Bài Làm
Câu1 : Trình bày về lịch sử kiển trúc Châu Âu từ thiên kỷ thứ 4 trước công nguyên
đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên:
A.Mở đầu :
Kiến trúc Châu Âu là một trong những nền kiến trúc lâu đời nhất thế giới,có tính đa dạng cao và có
tầm ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều trường phái kiến trúc của các Châu lục khác (đặc biệt là kiến trúc
hiện đại và cận hiện đại).
Cũng như mọi loại hình văn hoá khác, sự phát triển của kiến trúc Châu Âu chịu ảnh hưởng nhiều bởi
các điều kiện về tự nhiên,kinh tế, chính trị - xã hội ,và đặc biệt là vào sự phát triển và hình thành các
nền văn minh của Châu Lục. Trong phạm vi của bài tập lớn này -từ thiên kỷ thứ 4 trước công
nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên - ở Châu Âu hình thành hai nền văn minh lớn là : văn
minh Hy Lạp cổ đại và văn minh La Mã…mà cho đến ngày nay tầm ảnh hưởng, cũng như quan
niệm kiến trúc của chúng vẫn còn được nghiên cứu nhiều; rất nhiều công trình còn lại của các thời kì
này vẫn làm cho các kiến trúc sư ngày nay phải ngưỡng mộ bởi quy mô cũng như vẻ đẹp của nó.
B.Sự phát triển của các nền văn minh kéo theo sự phát triển của kiến trúc Châu Âu:
B.1 Nền văn minh Hy Lạp cổ đại:( Thiên kỷ thứ 3 trước công nguyên đến năm 30 sau
công nguyên):
Văn minh Hy Lạp trải qua các thời kỳ phát triển rực rỡ, người ta chia làm hai thời kỳ lớn: thời kỳ
Tiền Hy Lạp (kéo dài từ 3000 năm đến 1200 năm TCN) và thời kỳ Hy Lạp chính thống (từ thế kỷ 12
TCN đến thế kỷ 1 TCN).
Thời kỳ Tiền Hy Lạp (còn gọi là thời kỳ văn minh vùng biển Aegaeum) bao gồm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn văn hóa đồ đồng, thiên niên kỷ 3, gần như còn rất ít dấu vết.
* Giai đoạn văn minh Aegean (đảo Crete - Mycenae) (năm 2000 - 1600 TCN)
* Giai đoạn văn minh Mycenaean (năm 1600 TCN - 1200 TCN).
Thời kỳ Hy Lạp chính thống được phân ra 3 thời kỳ nhỏ:


* Thời kỳ Viễn cổ (còn gọi là Thời kỳ Đen tối của Hy Lạp), (thế kỷ 12 đến thế kỷ 9 TCN)
* Thời kỳ Cổ điển tin kì (Hy Lạp cổ đại), (năm 776 TCN đến 323 TCN)
* Thời kỳ Cổ điển thịnh kì, (năm 323 TCN đến 146 TCN)
1

Phụ nữ HyLlạp thời kỳ Mycenaean
.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội
. Đặc điểm tự nhiên:
Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia màu mỡ, rộng lớn ở
vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike ,Beotia ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese ở
phía nam Hy Lạp. Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều
đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía đông Hy Lạp là nơi
tấp nập tàu thuyền.
-Lãnh thổ nền văn minh Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển
Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á.
- Nằm bên bờ Địa Trung Hải và biển Ê-giê, gồm:
•Trung tâm là nước HyLạp và đảo Crét,
•Các đảo nhỏ trong vịnh Ê-giê,
• Toàn miền nam bán đảo Ban-căng,
• Khu vực Tiểu Á, vùng ven biển Hắc Hải,
•Xứ Italia, Si-xin,
•Pháp,
2
•Tây Ban Nha
•Ai Cập.
Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng di cư trong lịch sủ cổ
đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang, từ châu Âu xuống.
Bán đảo Hy lạp và các đảo lân cận
-Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte ) đồng (ở đảo Kypros ) - vàng (ở Thrace ) và bạc (ở
Attike ). Đó là điều kiện thuận lợi cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm.

Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương mại, thủ công nghiệp
và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng.
+ Khí hậu Địa Trung Hải thuộc vành Á nhiệt đới, ấm áp dễ chịu. Bầu trời trong xanh với
ánh sáng chan hòa. Nuôi dưỡng tình cảm yêu thiên nhiên, thích hợp với nhiều hoạt
động sinh hoạt ngoài trời của cư dân: tế lễ, thuyết họp nơi công cộng, biểu diễn hát,
kịch, thi đầu thể thao

Bờ biển ở Hy Lạp

3

Hoạt động sinh hoạt tập thể của người Hy Lạp cổ đại.
2.2 Đặc điểm xã hội:
•Các thành bang có các hình thức tổ chức xã hội không hoàn toàn giống nhau, song
tất cả đều theo chế độ chiếm hữu nô lệ. Thành Athen với chính thể được gọi là “Dân
chủ chủ nô”; Thành Sparta với chế độ “Cộng hòa quí tộc” của các quí tộc quân sự.•Không có nhà
vua với những đặc quyền “Thần quyền, vương quyền bao trùm toàdân” kiểu Pharaon ở Ai Cập

•Người Hy Lạp thờ rất nhiều thần, không xem có môt thần độc đoán làm chúa tể vũ trụ.
•Các thần là sự nhân cách hóa các hiện tượng trong tự nhiên (tính nhân văn).
•Ngoài ra còn có các thần thể hiện muôn mặt cuộc sống của con người bấy giờ như
thần săn bắn, thần rượu tiệc, thần lửa…
Nghệ thuật – Triết học
•Nghệ thuật Hy Lạp đã đặt nền móng cho nhiều ngành nghệ thuật Châu Âu sau này.
•Điêu khắc:
•Văn học: thần thoại, anh hùng ca, thơ ca trữ tình. Các vở bi kịch, hài kịch (cùng với
sự phát triển của loại hình kịch trường ngoài trời.)
•Sử học:Hê-rô-đôt với cuốn Lịch sử chiến tranh Hy-Ba, Tuy-xi-đi cuốn Lịch sử chiến
tranh Pêlôpôn.
•Triết học: xây dựng nền móng cho cả hai trường phái Duy vật và Duy tâm ở châu Âu:

Duy vật với Hê-ra-clít, ở Tk 5 TCN.
Duy tâm với Sô-crát, 470-399 TCN (có tài liệu ghi 469-399)
3-Quá trình phát triển của kiến trúc Hy Lạp cổ đại- những công trình tiêu biểu:
Kiến trúc Hy Lạp cổ đại ra đời và hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, bao gồm miền Nam bán đảo Balkans, các
đảo nhỏ ở vùng biển Aegaeum (Αιγαίον, Aigaion), khu vực Tiểu Á, vùng ven Hắc Hải, Ý, Sicilia, Pháp, Tây Ban Nha
và Ai Cập.
Các quần thể kiến trúc thánh địa và kiến trúc dân dụng Hy Lạp cổ đại
4
Ở nơi đây, người ta thường tổ chức các lễ hội, tiến hành thi đấu thể dục thể thao, bình luận văn
chương, diễn thuyết, ngâm thơ và biểu diễn kịch, ngoài ra còn có thể trao đổi, mua bán. Do đó, về
sau người ta đã xây thêm xung quanh các quần thể này những sân bãi thi đấu, quán trọ, hội trường,
các hành lang cột và các loại đền đài.

Agora ngày nay (Ảnh: wikimedia)
Hai quần thể kiến trúc công cộng phổ biến trong đô thị cổ đại lúc bấy giờ là agora (quảng trường
công cộng, mang tính dân dụng) và acropol (là những quần thể kiến trúc với nhiều đền đài, được
xây dựng trên những khu đồi cao). Diện tích các agora khoảng 5% diện tích đất thành phố. Những
agora tiền kỳ có hình dạng bất quy tắc nhưng từ cuối thế kỷ 4 TCN trở đi, nó có dạng hình học nhất
định và được bao vây bởi các hàng cột thức hai tầng. Ở giữa agora có đặt bàn thờ và tượng thần. Các
agora quan trọng có thể kể ra là agora ở Miletos (Μίλητος), Megalopolis (Μεγαλοπολη), ở Asoss và
Knid.
Vào thời kỳ cổ điển thịnh kỳ, các acropol được xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời có thềm dốc
bậc ở các khu vực chân núi. Các acropol nổi tiếng nhất là acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama
(hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum.
5
Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại
Đền đài Hy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài
được phân theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó như sau:Loại đền cổ nhất có dạng
hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng Distyle; ví
dụ như ngôi đền thờ thần Themis ở Rhamnus.


Thần Themis
Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng
Distyle ở hai cạnh; ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina
(Ελεύσινα).
Đền thờ Artemis
6
Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng
Prostyle; ví dụ ngôi đền ở Selinus (Σελινοΰς).
Đền ở Selinus (Ảnh: Mlahanas)
Loại đền giống loại đền thứ hai, nhưng có bốn cột ở cạnh ngắn phía trước và bốn cột ở cạnh ngắn phía sau, gọi là loại
Amphi-Prostyle (tiền tố "amphi" có nghĩa là "cả hai phía").
Amphi-Prostyle
)
Loại đền hình tròn, vành ngoài có hàng cột vòng quanh gọi là Tholos; ví dụ Tholos ở Epidaurus
7
Th
olos ở Epidaurus (Ảnh: erasmus)
Loại đền hình chữ nhật có tường chịu lực là chính, nhưng mặt ngoài tường ghép thêm các cột, gọi là
loại đền có các cột giả, hay là đền Pseudo-Peripteral; ví dụ đền thờ thần Zeus ở Olympia (Ολυμπία).
Đền thờ thần Zeus
8

Đền Pseudo-Peripteral
Loại đền hình chữ nhật có một hàng cột chạy ở vành ngoài chu vi công trình, có tên là Peripteral; ví
dụ đền Hephaestos (hay Theseio - Θησείο) và đền Parthenon (Παρθενώνας) ở Athena (Αθήνα,
Athína), đền Paestum...

Đền Hephaestos (ảnh: flickr)
Loại đền hình chữ nhật, có hai hàng cột chạy bao xung quanh công trình, có tên gọi là đền Dipteral;

ví dụ đền Olympeion ở Athena, đền thờ Apollo ở Miletos (Μίλητος)...

9
Đền Olympeion (Ảnh: mff.cuni.cz)
Mặt bằng đền thờ Hy Lạp cổ đại được tạo thành bởi ba thành phần chính: pronaos (tiền sảnh), naos
(gian thờ) và pathenon (phòng để châu báu). Ngoài ra, trong một số đền còn có thêm opisthodomos (hậu
sảnh). Vẻ đẹp của đền đài Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự ra đời và phát triển của các loại thức cột.
Sự hình thành và phát triển của các loại thức cột
Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái
đẹp lý tưởng. Có 3 loại thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp: cột Doric, cột Ionic và cột Corinth.
Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được
thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ
điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.
Thức cột Doric:
10
Thức cột Doric
Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống
các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung,
thức cột này không có phần đế cột (base) lẫn không có phần đầu cột (capital). Vẻ đẹp thức cột này
thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nó được sử dụng ở
tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột
trên chiều cao cột khoảng 1:4.
Thức cột Lonic

11
Bản vẽ cột Lonic (Ảnh: flickr)
Thức cột Lonic mang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột
Lonic là Lonia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Lonic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20
gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột (base) ở phía dưới
và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong (volute). Các dầm

ngang của cột Lonic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền
Artemis ở Ephesus (Έφεσος), đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae (Βασσές, Bassaes), đền Erecteyon
ở Athena.
Thức cột Corinth
12

Thức cột Corinth (Ảnh: flickr)
Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét
mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với
mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sưCallimachus sáng tạo ra. Cột này
có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có
thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.
Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai
loại thức cột mới là Toscan và Composite.
2- Các công trình tiêu biểu cho kiến trúc thời kỳ này:
13

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×