Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

phương pháp bộ não và ứng dụng thành công vào việc học đại học hiệu quả - nhóm finance ftu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.2 KB, 49 trang )

Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐÀO TẠO DOANH CHỦ

BÀI DỰ THI
“PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ”
Nhóm thực hiện: FINANCE
Trường: Đại học Ngoại Thương CSII
Tp. HCM, ngày 19 tháng 3 năm 2009
- 1 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM FINANCE:
ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII
Họ tên Chức vụ Lớp
Điện thoại
1. Phạm Đức Tâm Thành viên K46B-A4 0902660799
2. Tống Lê Giang Thành viên
K46B-A4
0906642794
3. Trần Việt Trinh Thành viên
K46B-A5
01688208865
4. Hoàng Lê Diệu Hường Thành viên
K46B-A6
0976728589
5. Trần Nhật Khánh Thành viên
K46B-A6
0988820092
6. Huỳnh Xuân Huy Thành viên
K46B-A4
0972408279


7. Nguyễn Thị Kim Khuyên Nhóm trưởng
K46B-A6
0978623720
Email:
- 2 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
Trong chúng ta, không ai không muốn thành công cả, đặc biệt là sinh viên,
những con người đang ở độ tuổi sung sức nhất, hoài bão nhất, khát vọng nhất. Thế
nhưng chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Câu trả lời ấy chính là hãy tìm cho mình một
phương pháp đúng đắn. Là sinh viên, muốn chinh phục được đỉnh cao của tri thức
cũng như thành công không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này, việc
xác định cho mình một phương pháp phù hợp và có hiệu quả là hết sức cần thiết.
Henry Adams cũng đã đưa có một nhận định tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức
sâu sắc về việc học “ Ai biết cách học là đã biết đủ rồi.”
Cuộc thi “Phương pháp học Đại Học hiệu quả” được tổ chức bởi Nhà Văn
Hóa Sinh Viên phối hợp với Trường Doanh Chủ, đã tạo điều kiện cho nhóm chúng
tôi, những sinh viên đến từ trường Đại Học Ngoại Thương, có cơ hội tìm hiểu và
nghiên cứu về phương pháp học tập của riêng mình.
Bài viết của chúng tôi bao gồm 4 chương:
1. Chương I : Phương pháp luận Bộ Não
2. ChươngII : Thực trạng học Đại Học truyền thống.
3. ChươngIII : Ứng dụng sáng tạo phương pháp luận vào thực tiễn.
4. Chương IV : Những đề xuất để áp dụng phương pháp trên qui mô lớn.
Với phần phương pháp luận Bộ Não được đúc kết từ những cuốn sách của
những tác giả nổi tiếng về học thuật như Colin Rose và Malcolm J.Nicholl với cuốn
“Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI”; Bobbi DePorter - Mike Hernacki với cuốn
“Phương pháp ghi nhận siêu tốc”; Tony Buzan với cuốn “Use your head”…; cùng
những câu chuyện, những trải nghiệm gần gũi, thực tế, chúng tôi hi vọng rằng
những phương pháp học mà chúng tôi nêu ra trong bài viết này, sẽ phần nào giúp
cho các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn tân sinh viên có được phương pháp học

tập phù hợp và đúng đắn, từ đó học tập tốt hơn và thấy tự tin hơn trên con đường
đạt đến thành công.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Nhà Văn Hóa Sinh Viên cùng Trường Đạo
Tạo Doanh Chủ đã có tâm huyết tổ chức cuộc thi bổ ích này cho chúng tôi. Đây
không chỉ là một sân chơi bổ ích, một môi trường lí tưởng để học tập và hoàn thiện
phương pháp học của bản thân mà còn là một chương trình lớn nhằm nâng cao
hiệu quả học Đại Học của sinh viên hiện nay. Mong rằng trong thời gian tới, Nhà
Văn Hóa Sinh Viên và Trường Đào Tạo Doanh Chủ sẽ tiếp tục phát triển cuộc thi
trên qui mô lớn hơn nhằm phát huy hơn nữa mặt tích cực của nó đối với sinh viên
Việt Nam.
- 3 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
CHƯƠNG I : PHƯƠNG PHÁP LUẬN BỘ NÃO 5
1. Bộ não: 5
1.1 Cấu tạo: 5
1.2 Vận hành 6
1.3 Sóng não 7
1.4 Trí thông minh: 8
2. Xác định mục tiêu học tập cho bộ não: 9
2.1. Khái niệm: 9
2.2. Phương pháp xác định mục tiêu: 10
3. Phương pháp vận hành bộ não để học tập: 11
3.1. Tư duy tích cực 11
3.2. Tạo môi trường thuận lợi cho bộ não hoạt động. 11
3.3. Vận hành bộ não trong quá trình đọc 13
3.4. Thu nhận thông tin từ bộ não 15
3.5. Vận hành bộ não trong quá trình nhớ.
15
3.6. Vận hành bộ não trong quá trình ghi chép 18
3.7. Vận hành bộ não trong quá trình thực hành những gì đã học 19

3.8. Vận hành bộ não trong quá trình vận động: 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC ĐẠI HỌC TRUYỀN THỐNG 22
1. Những tồn tại trong phương pháp học truyền thống của nhóm: 22
1.1. Về mặt học tập: 22
1.2. Về mặt tham gia các hoạt động ngoại khóa: 23
1.3. Về mặt rèn luyện thể lực: 23
2. Đánh giá những giải pháp đã áp dụng trong phương pháp học tập của nhóm: 24
3. Thực trạng phương pháp học Đại học hiện nay: 26
3.1. Phiếu khảo sát: 26
3.2. Đánh giá: 27
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG SÁNG TẠO PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀO THỰC TIỄN 29
1. Ứng dụng trong hoạt động chung của nhóm: 29
2. Ứng dụng trong hoạt động tạo môi trường học tập cho bộ não: 32
3. Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng đọc: 33
4. Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng viết: 35
5. Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng ghi nhớ 36
6. Ứng dụng trong quá trình rèn luyện kĩ năng thực hành: 36
7. Ứng dụng trong quá trình nghe giảng và ôn tập: 39
7.1. Nghe giảng: 39
7.2. Ôn tập: 40
CHƯƠNG IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÊN QUI MÔ LỚN
42
1. Tính khả thi: 42
2. Đề xuất phương án áp dụng qui mô lớn: 43
2.1 Điều khó nhất đối với công việc này, đó là làm thế nào để mọi người biết được rằng
có một phương pháp học hiệu quả như thế 43
2.2 Những khó khăn trong việc thực hiện dự án và cách khắc phục: 45
- 4 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
CHƯƠNG I : PHƯƠNG PHÁP LUẬN BỘ NÃO

Khoa học hiện nay dù đã tiến những bước rất xa so với lịch sử của nhân loại
nhưng vẫn chưa thế tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho ba vấn đề, và có thể nói đó là
những vấn đề phức tạp nhất của khoa học hiện nay. Ba vấn đề đó là cái rất lớn (vũ
trụ), cái rất nhỏ (thế giới vi mô) và cái rất phức tạp (bộ não và tâm trí). Thật đáng
ngạc nhiên là con người khám phá tự nhiên nhờ bộ não và tâm trí, nhưng lại chưa
hiểu chúng được bao nhiêu. Và câu hỏi bộ não sinh ra tâm trí như thế nào có lẽ là
một thách thức còn rất lâu dài đối với khoa học.
Bộ não con người có độ phức tạp không tưởng. Có thể nói, bộ não là cấu trúc
vật chất phức tạp nhất tự nhiên. Với khối lượng chỉ 1.4 kg, não chứa hàng trăm tỉ tế
bào thần kinh hay nơ ron, kết nối với nhau qua các khớp thần kinh. Ngoài ra là hệ tế
bào đệm, với số lượng lớn hơn khoảng 10 lần! Những con số trên có thể làm ta
kinh ngạc, nhưng nói chung, số lượng tế bào thần kinh (tế bào não) không phải là
điều quan trọng. Điều quan trọng là những kết nối giữa chúng. Độ phức tạp trong
khả năng kết nối nơ ron của bộ não là nỗi kinh hoàng có thể của cả những máy tính
lượng tử siêu việt tương lai. (Đỗ Kiên Cường – Bài viết “Bí ẩn bộ não và tâm trí”
Tạp chí Tia Sáng ( ), 18/09/2008).
Đồng thời với khoảng một triệu kết nối mới tạo thành trong một giây, với hình
thái và trọng số kết nối luôn thay đổi, nên trên thực tế mỗi bộ não là một cấu trúc
động duy nhất, theo nghĩa không thể có hai bộ não giống nhau. Chính nhờ các kết
nối luôn thay đổi đó mà kí ức được ghi nhớ, hành vi được học tập hay nhân cách
được hình thành bằng cách tăng cường các kiểu kết nối này hay dập tắt các kiểu kết
nối khác.
Nhận thức được “không gian bên trong và cách thức làm việc của bộ
não là yếu tố cơ bản để có thể hiểu được quá trình học tập, hiểu được tại sao
việc học tập suốt đời từ khi còn nằm nôi cho đến khi nằm xuống mộ lại quan
trọng đến vậy, và việc học đó cải thiện đáng kể cho cuộc sống mọi người như
thế nào. Vậy bộ não có cấu tạo như thế nào và nó vận hành như thế nào?
1. Bộ não:
1.1 Cấu tạo:
Bộ não của con người có một cấu tạo đặc biệt. Theo Paul Maclean, mỗi người

đều có 3 bộ não trong 1. Mỗi bộ não đều có những chức năng và tác dụng riêng biệt
cho việc học. Đó là: Não bò sát, não thú và não người.
1.1.1. Não bò sát hay gốc bộ não được cấu tạo để hành động và phản ứng
tự động không có dự định. Phần này của bộ não tạo nên sự tự vệ từ các tấn
công và thương tổn sinh lý. Khi bị não bò sát điều khiển, bản năng sinh tồn
- 5 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
vượt khỏi logic và suy luận và những phản ứng liên quan đến bản năng sinh
tồn làm hạn chế việc học hỏi.
1.1.2. Não động vật có vú ( hay hệ thống cổ áo) ảnh hưởng đến khía cạnh
cảm xúc trong cuộc sống. Bằng chứng của các cuộc nghiên cứu cho thấy
cảm xúc được sinh ra từ hệ thống rìa limbic nằm ở trung tâm bộ não chúng
ta. Hệ thống này là bảng điều khiển trung ương, là cơ quan nhập thông tin từ
thị giác, thính giác và trong một số trường hợp từ vị giác và khứu giác. Sau
đó, hệ thống này sẽ phân phát thông tin tới bộ phận tư duy của bộ não, đó là
vỏ não. Phần não này có chức năng thể hiện tình cảm và nhận thức, trí nhớ
và khả năng học tập. Ngoài kiểm soát cảm xúc thì phần não này còn có kiểm
soát cả tình trạng sức khỏe và trí nhớ. Khi một điều gì đó gây ra cảm xúc
mạnh, nó thường được ghi nhớ rất lâu. Điều đó cũng có nghĩa là việc thưởng
thức, sắm vai, cộng tác hay các trò chơi đều là những yếu tố rất quan trọng
trong quá trình học tập vì chúng liên quan đến những cảm xúc tích cực. Khi
bộ não ở trong trạng thái được khơi gợi cảm xúc tích cực, các nhà nghiên
cứu nhận ra rằng “những chất hóa học dễ chịu” giống như thuốc phiện được
gọi là endorphin được giải phóng. Do đó, hiện tượng này làm tăng việc truyền
tải noron thần kinh gọi là acetylcholine. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì các
đơn vị truyền tải thần kinh là “chất bôi trơn cho phép tạo ra các kết nối giữa
các tế bào não. Nói một cách đơn giản, khi bộ não thoải mái nó sẽ hoạt động
hiệu quả hơn. Do đó người ta có cơ sở khoa học trong việc sử dụng nghệ
thuật, màu sắc, cảm xúc, trò chơi trong học tập vì chúng có liên quan đến
những cảm xúc tích cực.

1.1.3. Vỏ não mới (hay bộ não tư duy): Đây là vị trí của trí tuệ, bộ phận não
giúp ta trở thành con người và khiến con người trở thành loài động vật độc
nhất vô nhị. Vỏ não kiểm soát hành động nhìn, nghe, sáng tạo, suy nghĩ,
nói…trên thực tế là tất cả những hành động của một trí tuệ cao cấp hơn. Có
vỏ não mới người ta mới có thể đưa ra những quyết định, tổ chức thế giới và
lưu lại những kinh nghiệm trong trí nhớ của mình. Vỏ não mới được chia
thành những phần chuyên biệt (các thùy não) cho các chức năng nghe, nói,
nhìn và cảm giác. Điều đó có nghĩa là chúng ta lưu giữ lại những kí ức ở
những nơi khác nhau tùy thuộc vào giác quan. Nếu chúng ta muốn tạo ra một
ký ức mạnh mẽ, chúng ta nên lưu giữ thông tin bằng cách sử dụng tất cả các
giác quan. Điều này rất có ý nghĩa khi bạn muốn lưu giữ kiến thức trong quá
trình học của mình: hãy sử dụng tất cả các giác quan để tạo ra những ghi
nhớ mạnh mẽ.
1.2 Vận hành
Một điểm đặc biệt nữa của bộ não con người mà chúng ta cần dựa vào để tìm ra
phương pháp học tập phù hợp cho mình là việc phân chia chức năng của 2 bán cầu
đại não. Bán cầu não phải và bán cầu não trái với chế độ tư duy riêng, đảm bảo kỹ
năng nhất định, và chúng được kết nối với nhau bằng một mạng lưới phức tạp bao
gồm 300 triệu nơron đưa đi đưa lại thông tin giữa hai bán cầu não.
Quá trình tư duy của não trái mang tính logic, liên tục, có định hướng và lý trí.
Phần não này được tổ chức khá chặt chẽ và có khả năng giải thích được những vấn
đề mang tính tượng trưng và trừu tượng. Nó cũng phải đảm nhiệm các nhiệm vụ
- 6 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
như: diễn đạt bằng lời nói, viết, đọc, liên kết thính giác, xếp đặt các chi tiết và sự
kiện ngữ âm và biểu tượng hóa.
Chế độ tư duy của não phải mang tính ngẫu nhiên, không theo trật tự, mang tính
trực giác và thuộc về chính thể luận. Các chế độ này rất phù hợp với các phương
thức nhận biết không thuộc lời nói như: cảm giác và tình cảm, các nhận thức căn cứ
vào xúc giác, nhận thức về không gian, hình thù và mô hình, nhận thức về âm nhạc,

nghệ thuật, nhạy cảm màu, sáng tạo và hình dung.
Mặc dù mỗi bán cầu não chỉ chuyên dành cho một số hoạt động nhất định nhưng
chúng liên quan đến hầu hết các quá trình suy nghĩ. Ví dụ khi chúng ta nhìn một quả
bóng màu đỏ lăn dọc theo một cái bàn, bộ não của chúng ta sẽ xử lý màu sắc, hình
dạng, chuyển động và vị trí của quả bóng tại bốn khu vực khác nhau trong để có thể
đưa ra một đánh giá hoàn chỉnh về những gì chúng ta nhìn thấy. Một ví dụ khác, khi
bạn nghe một bài hát, não trái sẽ chú ý đến lời bài hát, còn não phải sẽ xử lý giai
điệu của bài hát, ngoài ra hệt thống cổ áo/cảm xúc của não cũng tham gia vào quá
trình này. Cả hai bán cầu não đều quan trọng như nhau. Để cân bằng hai bán cầu
não, cần phải có các hoạt động như âm nhạc và thẩm mỹ, đồng thời bạn phải tự tích
cực điều chỉnh. Những điều đó giúp ta có những cảm xúc tích cực, điều khiển cho
bộ não của bạn làm việc hiệu quả hơn. Xúc cảm tích cực sẽ đem lại khả năng cho
bộ não, đem đến cho bạn những thành công, giúp bạn có lòng tự trọng cao, rồi từ đó
lại có được những cảm xúc tích cực – một chu kỳ đầy sinh lực giúp bạn vươn cao
hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng khi phần não “yếu hơn” được kích thích và
khuyến khích hoạt động cùng phần não mạnh hơn, kết quả cuối cùng sẽ là sự tiến
bộ đáng kể của toàn bộ năng lực. (Colin Rose và Malcolm J.Nicholl
Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI, NXB Tri thức, trang 52)
1.3 Sóng não
Một yếu tố khác giúp ta tìm được phương pháp để não làm việc tối ưu đó là
nghiên cứu về 4 loại sóng não
Bộ não chúng ta truyền thông tin ở các tần số khác nhau giống như đài phát
thanh và đài truyền hình tuyền đi tín hiệu. khi các suy nghĩ tới, não sẽ tạo ra những
xung điện rất nhỏ. Có 4 loại sóng não bao gồm:
1.3.1. Sóng não betha : từ 14hz cho tới 38 Hz. Ở sóng não này, chúng ta
thường ở trong trạng thái tâm trí tỉnh thức, suy nghĩ tập trung, chủ động. Ở
mức sóng betha cao, chúng ta thường dễ dẫn đến bị stress, mệt mỏi, giận
giữ. Ở mức sóng betha thấp hơn, thì chúng ta ở trạng thái thư thái hơn, và nó
làm cho chúng ta học hỏi điều mới.
1.3.2. Sóng não alpha là sóng não có mức sóng thấp hơn, từ 8hz đến 14 Hz.

Đây là loại sóng não chúng ta có ở trong trạng thái tỉnh táo, thư giãn, trạng
thái mà chúng ta có thể hình dung hoá (vizualization, -nhưng thực chất là
sensualization- hình dung mà có trải nghiệm với các giác quan). Trạng thái
của sóng não này cũng thấy khi ta xem một bộ phim, một cuốn sách hay, một
gameshow TV mà hấp thụ đựơc hoàn toàn. Bởi vì ta đang ở trạng thái ý thức,
học hỏi hiệu quả: nhớ và thu nhận đựơc nhiều thông tin, hiểu nhanh mà vẫn
thư giãn.
- 7 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
1.3.3. Sóng não theta có tần số thấp hơn. Thường xuất hiện khi chúng ta ngủ
lơ mơ, nửa tỉnh, nửa thức. Tần số của nó là từ 4 -8 hz. Ở sóng não theta này,
nếu có các hình ảnh xuất hiện trong tâm trí, nó có thể có nhiều màu sắc,
nhưng chúng ta không hiểu đựơc ý nghĩa của nó, vì chúng ta đang ở trong
trạng thái vô thức. Nhưng nếu có kết hợp với sóng não alpha, sóng não của
trạng thái ý thức, thì chúng ta sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều. Sóng não theta
này cũng rất có tác dụng cho việc giảm stress.
1.3.4. Sóng não delta là sóng não có tần số thấp nhất. Từ 1hz tới 3hz. Sóng
não delta thường xuất hiện ở trạng thái ngủ sâu, không mơ gì. Thực chất, nó
cũng còn có thể xuất hiện khi chúng ta ở trạng thái cực kì tỉnh táo- thấu hiểu,
thiền cực sâu, tất nhiên, khi ở trạng thái này, thì chúng ta cũng hoàn toàn thư
giãn, vui sướng. Trạng thái này, não còn tiết ra những hormone tăng trưởng,
đó là tại sao, nó còn giúp ích cho việc hàn gắn và trẻ hoá. Sóng não delta khi
kết hợp với nhiều loại sóng não khác còn có nhiều lợi ích đa dạng. Nó còn có
thể coi như là một ‘’trực giác’’, hay một cảm nhận, một sự thấu hiểu (insight)
nào đó về người khác, về môi trường bên ngoài.
(Bobbi DePorter- Mike Hernacki, Phương pháp ghi nhận siêu tốc, trang 21-23)
Vậy loại sóng não nào tốt nhất cho việc học tập? Nhiều nhà nghiên cứu đã
kết luận rằng, bạn có thể lưu giữ thông tin hiệu quả nhất trong trí nhớ dài hạn của
mình khi bạn đang trong trạng thái thoải mái nhưng vẫn tỉnh táo. Trong trạng thái
tinh thần có sóng alpha, bạn cảm thấy thoải mái hơn, trí óc của bạn rộng mở hơn và

dễ tiếp thu hơn. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để có sóng não alpha?
Hãy nhắm mắt lại và nghĩ về một nơi và thời điểm mà bạn cảm thấy thư thái,
bình yên. Đó có thể là một địa điểm du lịch ưa thích hay một căn phòng đặc biệt
trong căn nhà của bạn. Hãy mường tượng bạn đang ở nơi này và cảm thấy hoàn
toàn thư thái. Làm như vậy trong vài phút để lưu điều này vào trong tâm trí. Não bạn
nhận những tín hiệu từ cơ thể và từ vị trí mà bạn đang ở đó. Để tăng cường sự tập
trung, hãy cố gắng đưa bản thân vào trạng thái sinh lý có sự tập trung. Ngồi học
đúng tư thế và có một không gian tốt cho việc học cũng sẽ khiến bạn tập trung hơn.
Dựa trên những nghiên cứu trên về bộ não con người và chức năng vận hành
của nó thì việc học tập phải theo phương pháp giúp kích hoạt phần não cảm xúc,
điều hòa hoạt động não trái và não phải; tận dụng toàn bộ nguồn lực của trí óc; trong
điều kiện thời gian và không gian thoải mái. Có như thế, việc học mới đạt được mức
độ cao nhất của nó.
1.4 Trí thông minh:
Nhà giáo dục học, giáo sư Howard Gardner thuộc trường Harvard cho rằng, trí
thông minh không phải chỉ đơn thuần được xác định qua chỉ số IQ mà là “ khả năng
giải quyết vấn đề hay mẫu mã của một sản phẩm được đánh giá trong một hay một
số môi trường văn hóa nào đó”. Ông nói “đã là con người thì ai cũng có một vốn kĩ
năng để giải quyết các vấn đề khác nhau”. Tức là tùy theo hoàn cảnh mà trí thông
minh có thể rất đa dạng. Nếu như bị bỏ rơi cùng với một thổ dân trong rừng rậm mà
không có thức ăn hay nước uống gì thì người thổ dân đó sẽ là người thông minh vì
anh ấy biết làm thế nào để sinh tồn. Còn ngược lại, người thổ dân nếu sống ở thành
thị thì sẽ không được cho là thông minh vì không biết gì.
- 8 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
Trong cuốn sách của mình “Cơ cấu trí tuệ”, Gardner đã đưa ra lý luận về 8 loại trí
thông minh. Đó là:
1.4.1. Trí thông minh về ngôn ngữ : là khả năng đọc, viết và giao tiếp bằng
chữ (nhà báo, nhà thơ, nhà diễn thuyết, nhà soạn kịch )
1.4.2. Trí thông minh logic và toán học : là khả năng lý luận và tính toán, suy

nghĩ mọi việc bằng phương pháp logic và có hệ thống (kĩ sư, nhà khoa học,
nhà kinh tế…)
1.4.3. Trí thông minh về thị giác và không gian : là khả năng suy nghĩ trong
những bức tranh và hình dung được về kết quả trong tương lai, khả năng
tưởng tượng mọi thứ bằng con mắt của trí óc (kiến trúc sư, nghệ sĩ, nhiếp
ảnh…)
1.4.4. Trí thông minh về âm nhạc : là khả năng tạo ra hoặc soạn các bản
nhạc, khả năng hát hay, hiểu rõ về âm nhạc, khả năng giữ nhịp điệu (nhà
soạn nhạc, ca sĩ…)
1.4.5. Trí thông minh của cơ thể: là khả năng giải quyết vấn đề, tạo ra sản
phẩm, thể hiện cảm xúc nào đó (khiêu vũ, đóng phim…)
1.4.6. Trí thông minh giao tiếp (xã hội): là khả năng làm việc hiệu quả với
những người khác, thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu để nhận ra động lực
và mục tiêu của họ (giáo viên, nhà chính trị, nhà trị liệu, người bán hàng
giỏi…)
1.4.7. Trí thông minh nội tâm : là khả năng tự phân tích, phản ánh, đánh giá
một người nào đó, là khả năng lên kế hoạch, đặt ra mục tiêu, tự nhận biết về
bản thân (nhà triết học, tư vấn…)
1.4.8. Trí thông minh của nhà tự nhiên học: là khả năng nhận ra quần thực
vật và động vật, phân tích kết quả trong tự nhiên (nông dân, nhà thực vật học,
nhà sinh học, nhà môi trường…)
Qua lí luận trên thì ta nhận ra được rằng “trí thông minh” chỉ là tập hợp những kĩ
năng và khả năng của mình. Mỗi người thường sở hữu những loại trí thông minh
nêu trên ở nhiều cấp độ khác nhau. Ta có thể hoàn toàn cải thiện và phát triển trí
thông minh của mình qua việc sử dụng tối đa những khả năng của mình.
Người ta có thể sử dụng trí thông minh mạnh nhất của mình để giúp cho việc
học tập được thoải mái và dễ dàng hơn.
2. Xác định mục tiêu học tập cho bộ não:
2.1. Khái niệm:
Mục tiêu là kết quả cuối cùng mà chúng ta mong muốn trong một khoảng

thời gian xác định. Không có mục tiêu rõ ràng bộ não sẽ dễ bị chệch hướng và
không hoàn thành nhiều công việc trong cuộc sống.
- 9 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
2.2. Phương pháp xác định mục tiêu:
Mục tiêu là tổng hợp của 4 nhân tố: đam mê, tài năng, nhu cầu và lương
tâm. Biết được điểm mạnh và điều cần thiết cho mình, giữ vững được đam mê và
gắn nó với trách nhiệm, bạn sẽ có được định hướng rõ ràng từ đó chọn cho mình
con đường đi đúng đắn.
2.2.1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Bạn sẽ không đạt được mục tiêu mà bạn không nhìn thấy. Học tập giống như
việc bạn tự lập một hành trình cho mình. Bạn cần phải biết điểm đến cuối cùng của
mình là gì và cách nào để bạn có thể đến đó. Bạn thực sự muốn điều gì trong cuộc
sống? Để đạt được điều đó bạn phải:
- Có một viễn cảnh rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được
- Có một niềm tin chắc chắn rằng bạn sẽ đạt được viễn cảnh đó.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng đặc điểm chung của những người
thành công là họ sở hữu một khả năng tương đối khá để có thể thực hiện một nhiệm
vụ trong trí óc mình bằng cách sử dụng trí tưởng tượng hay sự mường tượng. Trí
tưởng tượng có thể bao gồm tất cả các giác quan. Nó có nghĩa là bạn nhìn thấy
những hình ảnh, nghe thấy những âm thanh, trải qua những cảm giác và thậm chí
ngửi thấy hay nếm thấy trong trí óc mình. Kích thích các giác quan sẽ trở thành công
cụ học tập rất mạnh mẽ và hiệu quả. Vì sự tưởng tượng có tác dụng vì trí óc không
thể phân biệt giữa thực tế và sự kiện chỉ trong tưởng tượng. Đó chính là bởi những
lối mòn thần kinh điện hóa học trong bộ não của bạn đã được kích hoạt
2.2.2. Có ý chí mạnh mẽ để vươn tới thành công:
Sức mạnh của ý chí=một tầm nhìn rõ ràng+sự tin tưởng vào khả năng của bạn
Yếu tố chủ chốt là tất cả những người thành công nhất đều có một điểm
chung là họ không có tài năng bẩm sinh nhưng họ lại có những động lực và lòng
quyết tâm phi thường có được từ tầm nhìn về những gì họ sẽ trở thành.

2.2.3. Ghi nhớ mục tiêu
Nếu đó là mục tiêu quan trọng, hãy viết nó ra giấy và dán ở nơi bạn thường
xuyên nhìn thấy và đặt nó kèm với một kế hoạch hành động. Hãy lập danh sách
những việc cần thực hiện, sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên. Bản danh sách của
bạn cần đảm bảo hai điều. Nó tập trung tư tưởng của bạn vào những điều bạn cần
làm nhằm hiện thực hóa các kế hoạch và nhằm đạt được mục tiêu của bạn. Ngoài
ra, nó mang lại cảm giác hài lòng khi bạn đánh đánh dấu những công việc đã hoàn
thành. Cảm giác về sự tiến bộ là một phần quan trọng của động lực
2.2.4. Lập kế hoạch sử dụng thời gian:
Thời gian là vô giá, những người có nhiều tiền nhất trên thế giới cũng không
thể mua được thời gian. Họ cũng như chúng ta, có 1440 phút trong một ngày. Trừ
- 10 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
những người bị cầm tù, chúng ta được tự do sử dụng thời gian đó. Trong khi chúng
ta không thể tạo ra (hay mua) được thời gian thì bạn có thể lãng phí nó hay mất nó.
Vì vậy hãy lập kế hoạch quản lý thời gian của bạn. Giải pháp là
- Xác định mục tiêu
- Thiết lập một kế hoạch hành động để đạt được chúng
- Lập một danh sách “những việc cần thực hiện”, sắp xếp chúng theo thứ tự
ưu tiên
- Đặt ra thời hạn hoàn thành công việc
- Yêu cầu bản thân thực hiện đúng
- Vượt qua sự trì trệ của bạn
Ngoài ra, bạn hãy sử dụng “thời gian chết” một cách hiệu quả. Thời gian chết là
khoảng thời gian vô ích như khi chờ xe bus, chờ tàu hay chờ trong phòng khám của
nha sĩ. Những khoảng thời gian này tưởng nhỏ nhưng nếu gộp chúng lại với nhau
thì rất là lớn và bạn có thể làm nhiều việc mà không để nó bị lãng phí.
3. Phương pháp vận hành bộ não để học tập:
3.1. Tư duy tích cực
Việc trước tiên bạn phải làm là tạo một trạng thái tinh thần đúng đắn. Trên

thực tế, tất cả những người được cho là thành công trong cuộc sống như các nhà
khoa học, doanh nhân, chính trị gia và các nhà giáo dục đều có một viễn cảnh trong
rõ ràng về kết quả lao động cuối cùng của họ. Họ tạo ra quyết tâm để đạt được mục
tiêu và vô cùng lạc quan về những nỗ lực của mình. Họ biết họ sẽ đi đến đâu. Điều
này có ý nghĩa như thế nào đối với việc học?
Trước hết, bạn phải tự hỏi bản thân mình xem bạn có thực sự muốn học
không. Bạn đã sẵn sàng đón nhận những kinh nghiệm, tiếp thu những kiến thức
mới hay chưa? Bạn có muốn trở thành người thành công nhất không? Bạn có muốn
mình tích cực xử lý những vấn đề phát sinh xung quanh mình không? Tất nhiên ai
cũng có những nghi ngờ, bất ổn khi lao vào những lĩnh vực chưa được khám phá.
Nhưng bạn có thể vượt qua khuynh hướng đó nếu bạn muốn. Nếu bạn giữ một thái
độ tiêu cực, nếu bạn không thích tiếp thu những gì bạn được dạy dỗ thì bạn gần
như đã nắm chắc sự thất bại trong tay mình. Khi bạn đã có một thái độ tích cực đối
với học tập, khi bạn đã có động lực, khi bạn biết tại sao bạn muốn học và những lợi
ích mà bạn sẽ được hưởng khi đạt được mục tiêu của mình thì bạn hãy tạo môi
trường cho việc học tập có hiệu quả.
3.2. Tạo môi trường thuận lợi cho bộ não hoạt động.
Một môi trường học tập thoải mái, tạo được sự ham thích tất yếu sẽ làm cho
việc học đạt có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Việc tạo dựng môi trường học tập phù hợp
là rất quan trọng sẽ trở thành môt công cụ giá trị trong xây dựng và duy trì thái độ
học tập tích cực, nó cũng giống như việc chuẩn bị trang phục cho các diễn viên vậy,
- 11 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
trang phục đẹp, diễn tả đúng tính cách, hoàn cảnh nhân vật thì người diễn viên mới
có thể diễn được hay nhất. Trong khi học bộ não là nơi làm việc nhiều nhất nên việc
cần thiết là tạo điều kiện tốt nhất cho bộ não hoạt động hiệu quả. Hay nói cách khác
là cần tạo sự cân bằng giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải. Điều này được
thực hiện bằng cách đặt việc học trong một môi trường hiệu quả được kết hợp bởi
các yếu tố như không gian, ánh sáng, thẩm mĩ, âm nhạc…
3.2.1 Không gian:

Việc đầu tiên cần tạo dựng trong môi trường học tập đó là không gian dành cho
việc học tập. Tốt hơn hết là tạo được một nơi học tập riêng cho chính bạn ở ngay tại
gia đình. Một không gian học được thiết kế phù hợp sở thích riêng sẽ tạo được sự
hứng thú, thuận tiện và thoải mái đối với người học. Việc cần thiết phải có một
không gian học tập riêng còn thể hiện ở việc nó sẽ tạo nên ý thức học tập. Như vậy
sẽ cho hiệu quả học tập cao hơn. Một phương pháp học tích cực cũng đang được
khuyến khích là học tập năng động, tức là không gian học không chỉ bó gọn trong
góc học tập ở nhà mà thâm nhập, tìm hiểu, tiếp xúc với môi trường xung quanh. Đôi
khi bạn có thể tìm thấy những điều rất thú vị mà không thể nào tìm được ở góc học
tập quen thuộc của mình. Đó chính là những cơ hội lớn thách thức khả năng tìm tòi,
sáng tạo của bạn.
3.2.2 Ánh sáng:
Về yếu tố ánh sáng, ánh sáng phù hợp sẽ giúp tăng sự tập trung và hiệu quả
học tập. Ánh sáng quá mạnh hay quá yếu đếu có ảnh hưởng không tốt. Bố trí ánh
sáng có thể phụ thuộc vào sở thích của mỗi người: dàn trải đều hoặc tập trung, một
hoặc nhiều màu. Tuy nhiên không được quá cầu kì gây mất tập trung, phải đảm bảo
phục vụ tốt cho việc học.Hãy cố gắng tạo cho chính bạn một không gian học đẹp,
thú vị, nhiều màu sắc. Nó sẽ tạo sự thích thú học tập, kích thích tư duy và sáng tạo
đáng kể.
3.2.3 Âm nhạc:
Âm nhạc là chiếc cầu nối giữa tâm hồn và cảm xúc, một yếu tố không thể
không nhắc đến. Có thể nói âm nhạc chính là công cụ hỗ trợ kì diệu cho học tập.
Người ta đã chứng minh được rằng âm nhạc có khả năng kết nối các mạch nơron,
kích thích hoạt động não. Nó còn là một trong những nhân tố liên kết hiệu quả hoạt
động của hai bán cầu não, giai điệu của nó là sự hấp dẫn kích thích bán cầu não
trái, còn kết cấu âm thanh là sự lôi cuốn đối với bán cầu não phải. Rất nhiều nghiên
cứu đã khẳng định tầm ảnh hưởng lớn của âm nhạc trong quá trình phát triển trí tuệ.
Trẻ em được tiếp cận sớm với âm nhạc thì ý thức, trí nhớ và óc sáng tạo sẽ linh
hoạt hơn hẳn. Plato cũng đã miêu tả âm nhạc là “ một công cụ thần kì hơn bất kể
một công cụ nào khác cho nền giáo dục” và âm nhạc chính là môn học đầu tiên mà

trẻ nên học.
Nhưng không phải bất kì loại nhạc nào cũng có các tác dụng hữu ích cho việc
học. Cần phải lựa chọn các loại nhạc với giai điệu và phối âm nhẹ nhàng. Loại nhạc
không thích hợp sẽ gây phản tác dụng, làm mất sự tập trung và thư giãn. Bác sĩ
Georgi Lozanov, cha đẻ của phương pháp học siêu tốc đã thấy rằng nhạc Baroque
là loại nhạc thích hợp nhất cho việc học. Nhạc Baroque đều, trang nghiêm với nhịp
- 12 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
60 phách một phút, tương đương với biên độ sóng não khi ở trạng thái thư giãn –
biên độ sóng Anpha. Khi bộ não đạt được trạng thái thư giãn thì sẽ trở nên rất linh
hoạt, khả năng tiếp thu, phân tích, ghi nhớ và xử lí thông tin trở nên tốt nhất, đây
chính là điều kiện lí tưởng nhất cho việc học.(Bobbi DePorter&Mike Hernacki,
Phương pháp học tập siêu tốc, NXB Alpha, trang 82)
Vì vậy có thể nói âm nhạc là một phần không thể thiếu trong môi trường học
tập hiệu quả.
3.2.4 Các dấu hiệu tích cực:
Các dấu hiệu tích cực hay nói cách khác là chính là những tác nhân tích cực,
kích thích, cỗ vũ bạn đạt được thái độ học tập tích cực. Đầu tiên, các văn bằng, giải
thưởng, các thành tựu, những vật kỉ niệm đánh dấu bước tiến nào đó có ý nghĩa với
bạn … đều là những điều có tác dụng cổ vũ rất lớn. Nó sẽ gợi nhắc rằng bạn là
người có năng lực, bạn có thể làm mọi việc. Thứ hai, chính là những tấm gương mà
bạn ngưỡng mộ. Có thể treo những hình ảnh những nhân vật nổi tiếng, nhà bác học
hay cũng có thể chỉ là những người làm bạn khâm phục ở một lĩnh vực nào đó. Điều
này sẽ tạo cho bạn động lực, mục tiêu phấn đấu cao hơn từ đó sẽ tạo một thái độ
tích cực.Thứ ba, tạo những khẩu hiệu tích cực đặt ra những mục tiêu, đích phấn đấu
cho mình, treo hay dán chúng ở những nơi dễ thấy nhất trong không gian học tập
của bạn. Tác dụng của việc này không thể xem thường, bạn sẽ thấy tự tin hơn và
được khích lệ khi gặp phải những tình huống khó khăn.
Tóm lại, không chỉ trong việc học mà trong cuộc sống và mọi công việc,
tạo dựng và kiểm soát môi trường kết hợp với phương pháp phù hợp là việc

làm cần thiết và có tác dụng to lớn.
3.3. Vận hành bộ não trong quá trình đọc.
Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một phương pháp đọc thật hiệu
quả được rút ra từ việc nghiên cứu những phương pháp của các nhà đọc học nổi
tiếng trên thế giới và đã được áp dụng rất thành công ở nhiều cá nhân. Nhờ đó bạn
có thể tiếp thu lượng thông tin khổng lồ mà không mất nhiều thời gian.
Phương pháp đọc:
a. Đọc theo nhóm từ:
Các bạn có biết rằng tốc độ đọc của một người bình thường là từ 200 đến
300 từ một phút (tmp), trong khi đó tốc độ xử lí của não người trung bình là 600-800
tmp. Vì vậy, khi đọc từng chữ một, não của bạn sẽ tốn công hơn để cố gắng hiểu ra
nghĩa của chỉ riêng từ đó nhưng thật ra phải đọc hết cả cụm mới hiểu được. Vì vậy,
tại sao bạn không tìm cách đọc nhanh lên để tiết kiệm thời gian và năng lượng cho
não bộ. Thực tế đã chứng minh rất nhiều trường hợp những người có thể đọc với
tốc độ nhanh hơn bình thường rất nhiều trong khi họ vẫn hiểu được đại ý của bài
đọc. Qua sự tìm hiểu, những người này cho biết không phải tự nhiên họ có thể đọc
được như thế, mà chính là vì xuất phát từ nhu cầu muốn nắm bắt được nhiều thông
tin trong một thời gian ngắn và sự nỗ lực tập luyện không ngừng mới làm nên thành
công của họ. Đọc nhanh ở đây tức là bạn phải đọc câu văn bản theo nhóm từ, đọc
- 13 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
từng nhóm 3 từ, 4 từ, 5 từ,… nhiều nhất chừng nào có thể, khi đọc mắt bạn nên
thường tập trung vào khoảng trắng giữa hai dòng để lướt qua các cụm từ mà bạn
đọc, tức là như kiểu “nhìn mà không nhìn”. Bạn không tin não bộ có thể xử lí kịp
những gì bạn tiếp thu với tốc độ như thế, nhưng hãy nghĩ đến việc bạn đang lái xe
trên 1 đoạn đường nguy hiểm toàn cây cối, có nhiều chi tiết mà bạn phải quan sát
thật nhanh để xử lí, nhưng bạn vẫn có thể làm được. Vậy vấn đề ở đây chỉ là sự
kiên trì luyện tập để có được khả năng đọc nhanh mà thôi.
b. Tầm nhìn ngoại biên:
Vấn đề tiếp theo được phân tích ở đây là tầm nhìn ngoại biên của mắt khi

đọc. Ngoại biên ở đây chính là phần không gian mà mắt có thể nhìn thấy rõ nhất khi
không di chuyển mắt. Hãy dựng đứng 2 ngón tay cái và để chúng sát vào nhau, sau
đó đưa chúng thẳng về hướng trước mắt, cách mắt khoảng 50cm, di chuyển ngón
trái từ từ sang ngang đồng thời giữ nguyên ngón phải, đến lúc nào mắt không thể
nhìn thấy hình dạng tương đối rõ ràng của ngón tay nữa thì dừng lại, làm tương tự
với bên phải. Phần không gian mà 2 ngón tay đã quét qua gọi là tầm nhìn ngoại biên
của mắt. Việc luyện tập tăng ngoại biên của mắt rất quan trọng đối với cách đọc của
bạn. Cách luyện tập tầm nhìn ngoại biên của mắt: hướng sự chú của bạn vào những
khoảng trắng giữa các dòng của trang giấy. Khi bạn đọc từng dòng một, thường bạn
nhìn vào những phần trắng ấy hơn bản thân những chữ cái. Hãy để tầm nhìn ngoại
biên của bạn nhìn dòng chữ ở trên phần trắng, bạn có thể mở rộng tầm nhìn ngoại
biên để có thể đọc được nhiều chữ hơn cùng một lúc. Nó cũng tạo điều kiện thuận
lợi hơn cho đôi mắt, giúp mắt ít mỏi hơn.
c. Công cụ dẫn đường:
Một công cụ hữu hiệu giúp bạn đọc nhanh hơn, đó là dụng cụ dẫn đường
cho mắt khi đọc. bạn có thể dùng một cây bút chì hoặc một vật gì đó thon nhỏ để
khỏi cản trợ tầm nhìn của mắt. Bởi vì mắt bạn thường tự nhiên theo dõi sự chuyển
động nên khi dùng vật dẫn đường, mắt bạn sẽ buộc phải lướt xuống theo từng dòng
một cách chính xác và kịp thời. Và hãy chú ý rằng hãy lướt vật chỉ đường của bạn
nhanh hơn 1 chút so với phần bạn có thể đọc.
d. Các lưu ý đặc biệt trong quá trình đọc của bạn :
1. Tạo cho bạn một không gian thật thích hợp cho việc đọc. Hãy tìm 1 chỗ yên
tĩnh để đọc, thêm vào đó là 1 chút nhạc baroc sẽ khiến cho bạn tập trung dễ dàng
hơn.
2. Ngồi thẳng ngay trên mép ghế của bạn, hai chân thẳng xuống sàn và dựng
sách ngay trước mắt bạn, cách mắt khoảng 40-50cm.
3. Hãy nhắm mắt lại, thở sâu và hình dung về một nơi nào đó mà bạn cảm thấy
dễ chịu nhất, hãy tưởng tượng về nó trong vài phút. Sau đó mở mắt ra, bạn sẽ cảm
thấy tinh thần mình thật sảng khoái và đã sẵn sàng cho việc đọc sách.
4. Xem trước tài liệu khi đọc, cũng giống như việc mình lướt qua các mặt hàng

trong siêu thị trước khi quyết định chọn mua cái nào. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian
của bạn rất nhiều khi bạn chính thức đọc tài liệu đó.
- 14 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
5. Tạo ra hứng thú khi đọc sách, dù cho đó là quyển sách viết về những thứ bạn
không hề thích nhưng hãy nghĩ đến những khía cạnh lợi ích nó đem lại khi ta có
được kiến thức trong đó.
6. Cố gắng nắm bắt những ý chính và lưu giữ chúng trong đầu, không nên để ý
quá lâu đến những câu chữ không quan trọng.
7. Sơ đồ ghi nhớ sẽ giúp bạn lưu giữ thông tin đã đọc rất hiệu quả. Hãy viết nó
ra giấy ngay sau khi đọc.
Trên đây là cách đọc nhanh mà chúng tôi cho là có thể áp dụng cho
phần lớn sinh viên chúng ta hiện tại. Áp dụng những phương pháp đọc nêu
trên, các bạn sẽ mau chóng đạt được kết quả khả quan, việc đọc một quyển
sách dày cả nghìn trang bây giờ không phải là vấn đề lớn đối với bạn nữa. Khi
đó các bạn sẽ cảm thấy thích đọc sách nhiều hơn, từ đó tạo ra cho mình động
cơ học tập tốt hơn và chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công.
3.4. Thu nhận thông tin từ bộ não.
Bạn cần thu thập những thông tin cho việc học của bạn mà vẫn đảm bảo rằng
bạn nhận được thông tin theo phương pháp thoải mái nhất- phương pháp giúp bạn
tiếp thu và ghi nhớ các kiến thức mới nhanh nhất. Các bước sau là một phương
pháp để bạn tiếp thu tốt những gì bạn học
- Nắm bắt ý khái quát
- Tìm ra ý nghĩa chính
- Phác thảo kiến thức của bạn
- Chia phần kiến thức bạn muốn học ra nhiều phần nhỏ
- Luôn đặt ra các câu hỏi
- Học theo phương pháp VAK
+ Visual: học nhờ quan sát
+ Auditory: học nhờ lắng nghe

+ Kinesthetic: Học thông qua các hoạt động thể chất và tham gia trước tiếp
3.5. Vận hành bộ não trong quá trình nhớ.
3.5.1 Khả năng nhớ vào từng giai đoạn:
Bạn thường thắc mắc rằng chúng ta nhớ được bao nhiêu phần trăm những gì
mình đã học nhưng có bao giờ bạn tự hỏi chúng ta quên nhanh như thế nào chưa?
Nghiên cứu cho thấy 70% những gì bạn học hôm nay sẽ bị quên lãng trong vòng 24
tiếng nếu bạn thực sự không cố gắng nhớ. Mỗi người có đặc điểm khác nhau, trí
- 15 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
thông minh của từng người cũng khác nhau vì vậy vì vậy khả năng ghi nhớ của mọi
người cũng khác nhau. Một vài người có khả năng nhớ rất rõ tên, khuôn mặt, hay
những con số nhưng không thể nhớ cùng lúc cả ba điều trên. Song hầu như tất cả
các loại trí nhớ đều có thể cải thiện bằng phương pháp rèn luyện hợp lý. Trong
những điều kiện bình thường và khả năng hiểu gần như ổn định, chúng ta có
khuynh hướng nhớ: nhiều hơn vào lúc đầu và cuối buổi học; nhiều hơn nếu có sự
lặp lại bằng giác quan, âm vần…và cũng nhiều hơn nếu có nội dung khác thường
hoặc độc đáo (hiệu ứng Von Restorff) và ít hơn với các nội dung ở giữa buổi học.
3.5.2 Quan hệ giữa hiểu và nhớ trong quá trình ghi nhớ:
Hãy thử một bài tập nhỏ sau của Tony Buzan từ cuốn Use your head: một bảng
từ tiếng Anh được cho và yêu cầu là đọc nhanh mỗi từ trong bảng một lần theo thứ
tự rồi ghi lại càng nhiều càng tốt những từ nhớ được: WENT, THE, BOOK, WORK,
AND, GOOD, AND, START, OF, THE, LATE, WHITE, AND, PAPER, LEONARDO
DA VINCI, LIGHT, OF, SKILL, THE OWN, STAIR, NOTE, AND, RODE, WILL, TIME,
HOME. Kết quả là đa số mọi người nhớ được 2-8 từ đầu bảng, phần lớn từ xuất
hiện hơn một lần (THE, AND, OF), 1-2 từ trong 5 từ cuối, từ/cụm từ đặc biệt so với
những từ khác (LEONARDO DA VINCI) và một vài từ ở giữa bảng.
Qua bài tập trên, Tony Buzan đã chứng minh rằng trí nhớ và hiểu không làm
việc giống nhau theo thời gian, có nghĩa là có thể tất cả từ đều được hiểu nhưng chỉ
có một số từ được nhớ mà thôi. Ông giải thích nguyên nhân là do trí nhớ có khuynh
hướng giảm dần theo thời gian. Và ông đưa ra cách giải quyết là cần xác định được

khoảng thời gian mà nhớ và hiểu làm việc hài hòa với nhau (thường là 20-50 phút),
điều đó có nghĩa nếu phải mất nhiều thời gian hơn để tham khảo một bài giảng, một
cuốn sách hay tư liệu nào đó thì nên có những quãng nghỉ ngắn để hạn chế sự giảm
sút của trí nhớ trong suốt quá trình tham khảo.
3.5.3 Giữ khả năng nhớ bằng ôn tập:
Và quan trọng không kém chính là việc giữ khả năng nhớ cao sau khi học. Cách
thức duy nhất đạt được điều đó là ôn tập. Phải hình thành một phương pháp ôn tập
thật bài bản, bền bỉ sao cho có thể áp dụng bất cứ khi nào khả năng nhớ sắp giảm.
Kỹ năng ôn lại và đánh giá không chỉ kiểm tra lại những gì bạn học mà đặc biệt là
kiểm tra phương pháp bạn học như thế nào. Có một sự thật đơn giản là bạn không
thể cải thiện một quá trình mà bạn không hiểu rõ về nó. Và cũng có một sự thật khác
đã chứng minh là bạn hoàn toàn có thể tăng tốc việc học tập của mình lên gấp 3, 4
lần chỉ bằng một phương pháp đơn giản là tự mình đánh giá việc học tập của mình,
rồi cải thiện nó. Theo nghiên cứu của Colin Rose và Malcolm J. Nicholl trình bày
trong cuốn sách “Kỹ năng học tập siêu tốc thế kỷ XXI” – trang 262, thì việc tự
phân tích bản thân không mất nhiều thời gian nhưng phần thưởng mà nó đem lại
lớn hơn gấp nhiều lần những gì bạn bỏ ra.
a. Phương pháp:
Trước tiên, lập sơ đồ theo dõi quá trình học tập của bạn bằng cách liên tục
trả lời 3 câu hỏi đơn giản sau:
- 16 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
1. Tôi đã làm tốt những gì ?
2. Lẽ ra, tôi có thể làm gì tốt hơn ?
3. Lần sau, tôi có thể làm tốt hơn như thế nào
Bản chất của 3 câu hỏi trên thực ra là: ưu điểm trong quá trình vừa làm là gì,
cải thiện những khuyết điểm còn lại như thế nào và nếu được làm lại từ đầu mình sẽ
tránh những cái gì trước tiên.
Thứ hai, ôn tập lại những gì đã học. Theo Tony Buzan, bạn nên ôn lại tài liệu
học của mình một cách thường xuyên dù chỉ là sơ qua. Lần ôn tập thứ nhất nên

diễn ra sau giờ học khoảng 10 phút và thời gian ôn tập là 5 phút; sau 1 ngày là lần
ôn tập thứ hai kéo dài 2-4 phút. Khả năng nhớ sau lần ôn tập thứ hai có thể duy trì
trong một tuần, sau đó là lần thứ ba dài 2 phút, và một tháng sau là lần thứ tư. Chuỗi
ôn lại đã được chứng minh rằng nó giúp cải thiện khả năng nhớ lại kiến thức đã học
lên đến 400%.
Bạn hãy ôn tập bằng cách hình thành một trí nhớ đa cảm giác.
- Ghi chép hoặc lập ra sơ đồ học tập (mindmap) khi bạn đang nghe bài giảng.
Bạn lắng nghe (sử dụng thính giác), ghi chép hoặc vẽ (sử dụng giác quan
tâm động) và nhìn thấy kết quả nghiên cứu của mình (sử dụng giác quan thị
giác).
- Hãy nhớ lấy những bước trong quy trình. Bạn quan sát hoạt động của ai đó
(thị giác), đọc to các bước (thính giác), sau đó đọc lướt qua và chủ động làm
thử (giác quan tâm động) trước khi cố gắng làm thật
- Hãy sử dụng hình ảnh. Trí nhớ thị giác là trí nhớ mạnh nhất – đặc biệt khi nếu
bạn có thể tạo ra hình ảnh trong tâm tưởng khác lạ so với cuộc sống đời
thường và có liên quan đến điều bạn cần nhớ.
b. Tác dụng:
Việc ôn tập đúng phương pháp sẽ giúp tích tụ lâu dài hơn vốn kiến thức hiện
có của mình, ngoài ra nó sẽ còn tác động đến tất cả các mặt của việc học, tư duy và
nhớ. Và nhờ vào khả năng tiếp thu, xử lí những kiến thức trong tầm tay, xem đó là
món khai vị giúp “tiêu hóa” tốt khối lượng kiến thức mới khi bắt đầu một tình huống
học tập mới. Ngược lại, việc vận dụng không đúng phương pháp sẽ làm giảm đi
đáng kể các kết nối tự động giữa các thông tin mới và cũ, dẫn đến hậu quả là không
hiểu nội dung bài học đầy đủ, hiệu năng nhớ nội dung đó cũng sẽ kém đi. Quy trình
tiêu cực này cứ tiếp diễn và cuối cùng sẽ xuất hiện tình trạng “chán” học vì cứ học là
quên, cứ tiếp cận nội dung mới là thấy nặng nề.
Bởi trí nhớ là một quy trình dựa trên sự liên kết, liên tưởng nên càng ít thông
tin có trong “kho nhớ” thì càng ít có khả năng những thông tin mới được ghi nhận,
kết nối. Quy trình này cũng giống như quy trình lăn của một hòn tuyết, càng lăn hòn
tuyết càng lớn nhanh rồi lại tiếp tục lăn theo quán tính của nó. Việc áp dụng phương

- 17 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
pháp giúp tăng khả năng nhớ sẽ nâng cao sự tự tin và chất lượng công việc và cuộc
sống của bạn.
3.6. Vận hành bộ não trong quá trình ghi chép.
Ghi chép là một kĩ năng mà mỗi sinh viên cần phải học nghiêm túc. Mục đích
chính của kĩ năng ghi chép siêu tốc là giúp ghi nhớ và nắm vững thông tin có giá trị,
tổng quát hóa và sắp xếp các ý tưởng. Đồng thời khuyến khích sáng tạo và vượt
qua những “khối ỳ” trong tâm lý. Một hệ thống ghi chép dễ dàng và hiệu quả bao
gồm:
Bản đồ tư duy.
Cải biến tư duy.
Kĩ thuật TM.
Hệ thống này tạo ra đặc trưng cá nhân của thông tin được ghi chép. Liên kết
thông tin với kinh nghiệm bản thân, nghĩ ra các biểu tượng và sự kết nối, do đó lưu
trữ thông tin một cách tốt nhất cho não.
3.6.1 Bản đồ tư duy – mô phỏng các hoạt động của não
Bản đồ tư duy là một phương pháp ghi chép hiệu quả được phát triển bởi
Tony Buzan vào đầu thập niên 70. Phương pháp này mô phỏng cách thức mà bộ
não người hoạt động bằng cách sử dụng hình ảnh, biểu tượng, màu sắc (kích
thích não phải) ; trong khi bán cầu não trái liên kết ngôn ngữ, logic. Bản đồ tư duy sẽ
giúp bạn có một định hướng rõ ràng, đồng thời chia nhỏ toàn bộ quá trình và tính
toán từng bước hoạt động cụ thể
Bắt đầu từ giữa trang giấy với hình ảnh hoặc chủ đề, sau đó vẽ những nhánh
đậm phát sinh từ chủ đề chính và sau đó ghi những ý nhỏ hơn hoặc từ khóa quan
trọng. Cuối cùng là gắn thêm những nhánh mới vào chủ đề nhỏ nếu bạn nảy sinh
những ý tưởng trong lĩnh vực này. Bạn cũng nên sử dụng nhiều màu sắc để kích
thích não phải, tốt nhất là dung các màu khác cho mỗi nhánh chính và dùng màu
trùng nhau cho những nhánh mở rộng. Tô đậm những chữ gần trung tâm và nhạt
dần với những chữ ở xa.

Cải biến tư duy (một dạng bản đồ thị giác) là một bước phát triển cao hơn
của bản đồ tư duy và mang tính cá nhân sâu sắc hơn, được phát triển bởi Nancy
Margulies. Bà đã phát triển phương pháp độc nhất này giúp ghi lại thông tin với khả
năng đánh mạnh hơn vào thị giác, dựa vào từ ngữ liên kết những đoạn trích dẫn và
hình ảnh sống động.
3.6.2 Kĩ thuật TM – ghi lại thông tin với những suy nghĩ, cảm nhận và ấn tượng
TM là viết tắt của Taking (nắm bắt) và Making (xử lí) được phát triển bởi Mark
Reardon – nhà nghiên cứu nổi tiếng về học tập siêu tốc. Note taking (ghi chép) và
viết lại những thông tin bạn muốn ghi nhớ. Note making (xử lí ghi chép) là ghi lại
những suy nghĩ và ấn tượng của bạn về thông tin thu nhận được. Bằng cách ghi lại
- 18 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
những gì nghe được và những suy nghĩ ấn tượng của mình về nó, bạn sẽ tập trung
cả phần tư duy tiềm thức và có ý thức, vì vậy bạn sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin.
Để thực hiện kĩ năng TM, trên mặt tờ giấy vẽ một đường dọc chia tờ giấy làm
2 phần, phần lớn hơn (chiếm ¾ tờ) sẽ nằm phía bên trái đường dọc đó. Bây giờ,
dùng phần bên trái dành cho việc ghi chép những gì bạn nghe được. Phần bên phải
là nơi ta thể hiện suy nghĩ và ấn tượng của mình về thông tin – đó là thao tác xử lí
thông tin. Với kĩ thuật này, bạn cần ghi lại những cảm xúc, cảm nhận về thông tin,
dùng những biểu tượng và hình ảnh cho phần ghi chép của mình. Hãy đi theo bất
cứ ý tưởng nào đã được ghi lại trên trang giấy. Đôi khi sự mở rộng một cách vô thức
sẽ là điểm khởi đầu cho những điều vĩ đại.
Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả nhất cho các buổi thuyết trình ,
hội họp hay khi chúng ta đọc sách và muốn giữ những ý tưởng mà sách đã đề cập.
3.7. Vận hành bộ não trong quá trình thực hành những gì đã học.
3.7.1. Thực hành :
Thực hành chính là yếu tố quyết định khả năng biến đổi của bạn từ người mới học
thành chuyên gia trong lĩnh vực bạn nghiên cứu. Những chuyên gia thường làm việc
trông thật đơn giản và dễ dàng. Họ không hẳn là có trí thông minh siêu việt hay những
khả năng trời phú. Tất cả là nhờ vào việc họ rèn luyện và thực hành liên tục không biết

mệt mỏi những kĩ năng đó cho đến khi nó trở thành bản năng thứ hai của họ. Vì vậy, nếu
có thể, hãy vận dụng những gì bạn học được một cách độc lập và thoát ly môi trường học
hành của bạn, sử dụng những gì bạn học theo những cách khác nhau đồng thời phát
triển và cải thiện nó chứng tỏ rằng bạn thật sự nắm vững những kiến thức đó.
Thuyết trình, làm bài cho các kì thi hay những thể hiện kiến thức của mình khi
giao tiếp với những người xung quanh….là những trường hợp điển hình để bạn
vận dụng những gì bạn đã học. Viết tiểu luận hay báo cáo là một kỹ năng khá quan
trọng để bạn hoàn thiện các kỹ năng tổng hợp của mình. Nó thể hiện những gì bạn
đã học và nắm bắt được. Một bài tiểu luận thật lôi cuốn và hấp dẫn sẽ cho thấy bạn
học tập hiệu quả và có phương pháp như thế nào.
3.7.2. Tương tác với những người xung quanh :
Bạn sẽ học hiệu quả hơn khi học có tương tác với những người xung quanh
a. Học cùng gia đình:
Hãy thu hút gia đình bạn cùng học với bạn, chẳng hạn nghe bạn giải thích những gì bạn
đã học. Như vậy bạn sẽ nhớ lâu hơn và sẽ có động lực hơn nếu gia đình bạn hiểu ra và
thích thú với vấn đề đó.
b. Học cùng bạn thân:
Hãy tìm cho mình một đối tác trong học tập- một ai đó luôn cố gắng hiểu và sử dụng
những gì bạn đang nghiên cứu. Theo cách này bạn có thể thu được ý kiến phản hồi một
- 19 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
cách chính xác và hiệu quả về những gì bạn học được, cách bạn trình bày nó cũng như
rất nhiều khía cạnh khác về môn học.
c. Học theo vòng tròn:
Một nhóm người cùng nghiên cứu một chủ đề tụ họp lại để cùng nhau chia sẻ kinh
nghiệm, thắc mắc. Khi học cùng một nhóm bạn, bạn không chỉ có thể tự kiểm tra lẫn
nhau mà còn so sánh được phương pháp học của từng người trong nhóm, rút ra
phương pháp học hiệu quả nhất đối với mình. Học tập theo nhóm (Teamwork) còn
là sự hòa hợp 2 kỹ năng: kỹ năng tổ chức quản lý và kỹ năng tương tác cá nhân
d. Học từ người thầy:

Một người thầy hay một ai đó thật sự chuyên sâu về vấn đề mà bạn đang tìm hiểu. Một ai
đó có thể động viên hoặc khuyến khích cũng như là nguồn cung cấp thông tin cho bạn,
đưa ra những ý kiến phản hồi, lời phê bình cũng như đóng góp ý tưởng cho bạn. Những
kinh nghiệm mà thầy bạn có sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian bạn cần để nắm vững vấn đề
đó.
3.8. Vận hành bộ não trong quá trình vận động:
Một vài người thường không học được khi họ bị ép buộc phải ngồi im một
chỗ. Họ cần vận động cơ thể để có thể học tốt hơn. Điều này không có gì ngạc
nhiên, chúng ta đều biết rằng chỉ khoảng 20% những gì chúng ta giao tiếp được thể
hiện dưới dạng lời nói, 80% còn lại là dựa vào cử chỉ phi ngôn ngữ bao gồm giọng
nói và ngôn ngữ cơ thể. Vận động rèn luyện thể lực ngoài tác dụng làm cho cơ thể
khỏe hơn mà còn giúp học tập tốt hơn. Tại sao như vậy? Vô số các cuộc nghiên cứu
cho thấy rằng các thanh thiếu niên tập thể dục đều đặn thì mạnh khỏe hơn, cân đối
hơn, giàu nghị lực hơn và có trí óc linh hoạt hơn. Đi bộ đường dài, chạy một vài lần
trong tuần, trượt patin và tìm ra những môn chơi khác để làm cơ thể năng động,
ngoài ra chúng còn dạy cho cơ thể bạn những cử động mới mà nhờ đó cải tiến khả
năng suy nghĩ sáng suốt hơn.
Phương pháp hữu hiệu nhất chính là nghỉ ngơi, thư giãn và tạo cho mình một
khoảng thời gian ngắn mỗi ngày để vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện
cùng bạn bè… Luôn giữ một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng giữa học tập và
nghỉ ngơi là bí quyết vàng giúp bạn tránh mỏi mệt. Hãy cố gắng suy nghĩ thật tích
cực, không tự gây căng thẳng cho mình. Đồng thời, có thể chia nhỏ công việc, để
tránh dồn quá nhiều việc vào cùng một lúc hoặc đề nghị sự giúp đỡ từ bạn bè,
người thân… nếu cần thiết để đạt hiệu quả cao hơn trong khi học.
Trên đây là một số phương pháp học tập hiệu quả mà nhóm tác giả đã
tổng hợp từ các nghiên cứu của những chuyên gia nổi tiếng thế giới về não
bộ và các phương pháp học nhằm tác động vào não bộ. Những phương pháp
này đã được áp dụng rất hiệu quả ở nhiều trường học và cá nhân trên thế
giới. Nhóm tác giả cũng nhận thấy rằng đây là cơ sở lý luận chung nhất cho
phương pháp học của từng thành viên trong nhóm cũng như toàn bộ nhóm.

Các phương pháp học cụ thể hơn của nhóm sẽ được đề cập kĩ hơn ở phần
sau-thực trạng và giải pháp.
- 20 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
ỨNG DỤNG MINDMAP CHO PHẦN PHƯƠNG PHÁP LUẬN BỘ NÃO
- 21 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌC ĐẠI HỌC TRUYỀN
THỐNG.
1. Những tồn tại trong phương pháp học truyền thống của
nhóm:
Trong thời gian học phổ thông, tất cả các thành viên trong nhóm đều quen với
cách ghi chép truyền thống thụ động – thầy đọc trò chép vốn ăn sâu vào lối giáo dục
nước ta. Thậm chí trong nhiều trường hợp, người học không ý thức được những gì
mình đã ghi. Họ biến thành một chiếc máy đánh chữ thụ động và nảy sinh tâm lí
chán những giờ học.
Bước vào giảng đường Đại học, hầu hết sinh viên đều chưa được giáo dục về
cách thức học tập mới. Thế nên, vấn đề càng trở nên trầm trọng hơn khi cách học
truyền thống vẫn được áp dụng ở Đại học. Khi giảng viên nói sinh viên chép, việc
chọn những thông tin nào cần thi để ghi chép là việc của mỗi sinh viên. Và theo như
cách này, khi không có một phương pháp ghi chép phù hợp thì sinh viên sẽ rất mệt
mỏi mỗi khi không biết phải bắt đầu từ đâu, chép cái gì và học như thế nào.
Như đã phân tích ở trên, học tập, làm việc và nghiên cứu là một quá trình kết
hợp nhiều kỹ năng cùng phương pháp một cách khoa học và hợp lý. Bên cạnh đó,
duy trì một thái độ nghiêm túc cũng là một yếu tố quan trọng đóng vai trò động lực
giúp thực hiện thành công những mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Thế nhưng, để có thể
có được một kết quả khả quan trong vận dụng phương pháp luận mà chúng tôi đã
nêu trên, việc tìm ra những điểm tích cực và những điều còn tồn tại trong cách học
của sinh viên nói chung và cụ thể nghiên cứu ở đây là nhóm chúng tôi nói riêng là
một bước không thể bỏ qua. Cụ thể:

1.1. Về mặt học tập:
Mỗi cá nhân trong nhóm đã có những khả năng tích cực trong phương
pháp học tập của mình:
• Khánh đã sắp xếp được việc học tập của mình song song với tham gia
nhiều hoạt động ngoại khóa khác. Ngoài ra, bạn cũng đã rèn luyện cho mình kỹ
năng đọc nhanh, theo phương pháp của Tony Buzan, điều này giúp bạn khá nhiều
trong việc tiếp thu bài giảng trên lớp và tiết kiệm thời gian cho việc đọc giáo trình ở
nhà để có thể tìm tòi thêm những nguồn tài liệu khác.
• Khả năng tiếp thu nhanh chóng và ghi nhớ được lâu của Trinh. Bạn
cũng luôn tự tạo cho mình một cách học sáng tạo để có thể trau dồi kỹ năng vốn có
và xây dựng thêm nhiều kỹ năng khác cho riêng mình. Có trí nhớ kém hơn Trinh
nhưng Khuyên, nhóm trưởng của nhóm, đã khắc phục điểm yếu này của mình với
những mẩu giấy ghi chú lại những công việc cần làm.
Ngoài ra, một điểm đặc biệt có thể nhận thấy ở tất cả thành viên trong nhóm, đó
chính là sự tự tin, mạnh dạn và chủ động, được thể hiện rõ nhất trong các buổi
thuyết trình diễn ra trong lớp và khoa.
Bên cạnh những điểm đáng ghi nhận, các thành viên nhóm vẫn còn những tồn
tại trong phương pháp học tập của mình.
• Khả năng ghi chép không hiệu quả, không đạt được cân bằng được
cuộc sống và học tập đã khiến cho kết quả của Tâm không như ý muốn.
- 22 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
• Huy và Giang thì dễ dàng bị phân tán, mất tập trung bởi những tác
động bên ngoài.
• Sự phân bổ thời gian không hợp lý cũng được nhận thấy ở cách học
tập và làm việc của nhiều bạn trong nhóm. Điều này thể hiện ở chỗ các bạn không
tiến hành ôn tập một cách đều đặn, có kế hoạch mà đợi đến gần thời điểm thi cử
mới bắt đầu vội vã học.
Hậu quả là không đạt được hiệu quả như mong đợi, tiến trình học tập và làm việc vì
thế mà cũng chậm chạp, mất thời gian hơn.

1.2. Về mặt tham gia các hoạt động ngoại khóa:
Mảng làm việc này của nhóm đã có rất nhiều tích cực. Có thể dẫn một số minh
chứng sau đây:
• Khuyên là cựu Bí Thư Đoàn Khóa, hiện là ủy viên ban chấp hành Đoàn
trường, thường xuyên trực tiếp tham gia và phát động các phong trào trong và ngoài
trường.
• Hường và Khánh là những chiến sĩ mùa hè xanh.
• Trinh là thành viên năng động và tích cực của câu lạc bộ Kĩ năng doanh
nhân.
• Tâm tham gia tổ chức các hoạt động tập thể cho khoa, lớp.
• Giang và Huy cũng góp phần cho nhiều hoạt động của khoa và của diễn đàn
trường.
Đó là chưa kể đến nhiều cuộc thi khác mà các cá nhân hay cả nhóm đều tham
gia như: “Nhà Kinh Tế Tương Lai” do trường tổ chức, “Đi Tìm CEO Tương Lai” của
Đại Học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, “Rung chuông vàng” do đài truyền hình
Việt Nam tổ chức, cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học của đoàn trường tổ chức,
tàu SSEAYP, “Phương pháp học đại học hiệu quả” của Nhà Văn Hóa Sinh Viên…
Thế nhưng, bản thân các cá nhân và tập thể nhóm vẫn tồn tại những khuyết
điểm như:
• Chưa thật sự đầu tư nhiều vào hoạt động mình tham gia, có chăng cũng là
mang tính chất phong trào.
• Khi tham gia và tiến hành công việc, chưa có thói quen lên kế hoạch cụ thể,
rõ ràng, dẫn đến lãng phí thời gian và công sức của cả nhóm.
• Còn yếu kém trong khâu tự quản và phân bổ công việc, nhiệm vụ trong suốt
quá trình làm việc.
Một nhân tố khác cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả tham gia các hoạt động
ngoại khóa của nhóm, đó chính là tinh thần và thái độ chưa thật sự nhiệt tình, kiên
trì của một số thành viên.
1.3. Về mặt rèn luyện thể lực:
Một số thành viên ngay từ năm nhất đã thực hiện thời gian biểu luyện tập thể dục

thể thao cho riêng mình. Thể chất cường tráng giúp tinh thần sảng khoái, minh mẫn,
tạo công suất cao trong học tập và làm việc. Một số hình thức các thành viên trong
nhóm đã thực hiện được như:
• Chạy thể dục buổi sáng xung quanh nơi ở hay công viên.
- 23 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
• Tham gia đội bóng của khoa, các hoạt động rèn luyện thể chất của trường
( cuộc thi sinh viên 3 tốt).
• Chơi các môn thể thao khác như bóng rổ, cầu lông, bơi lội…bên ngoài giờ
học.
Tuy vậy, không phải tất cả đều có hay đạt được những lợi ích này. Vì một số khó
khăn như chỗ ở, sinh hoạt, phương tiện đi lại khiến cho sinh viên nói chung và
nhóm chúng tôi nói riêng không dành nhiều thời gian hơn cho việc rèn luyện thể
chất. Ngoài ra, một số sinh viên vẫn tham gia nhưng vẫn không thể có kết quả tốt là
do:
• Phương pháp luyện tập chưa hiệu quả, khoa học.
• Thái độ không bền bỉ.
2. Đánh giá những giải pháp đã áp dụng trong phương
pháp học tập của nhóm:
2.1.Những giải pháp đưa ra vẫn còn tiến hành một cách riêng lẻ, chưa có
sự liên kết với nhau:
Một trong những yếu điểm của sinh viên đó là việc bị cuốn theo một vấn đề nào
đó, dẫn đến những công việc khác bị bỏ dở dang. Đó là chưa kể đến việc, sinh viên
sẽ không tận dụng được cơ hội, hay ở một số trường hợp là không biết cách, để rèn
luyện sự phối hợp, liên kết các thao tác, kĩ năng lại với nhau trong quá trình học tập,
làm việc. Chẳng hạn, sinh viên có thể lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho một tuần học
của mình nhưng lại không biết cách phân bổ, đặt trọng tâm cho từng loại công việc (
việc quan trọng thì phải nên dành nhiều thời gian và đầu tư cho nó, trong khi việc
cần giải quyết nhanh thì cần phải được sắp xếp ưu tiên trước…). Nếu chỉ đơn thuần
là lập ra một thời gian biểu và thực hiện máy móc theo thời gian biểu đó mà thiếu sự

linh hoạt và có sự tìm hiểu từng công việc mình đang đối mặt thì chắc chắn quá trình
tiến hành tất cả khối lượng công việc ấy sẽ nảy sinh vấn đề. Hậu quả là bị xáo trộn,
tự mình lập ra rồi cũng tự mình phá vỡ khung thời gian biểu đó.
Công việc chuẩn bị bài, đọc bài trước khi đến lớp cũng thường bị sinh viên coi
nhẹ. Sinh viên thường hay có thái độ khá thụ động trong việc tiếp cận với kiến thức
mình đang học. Có thể một số sinh viên có hoặc đã học tập được kĩ năng đọc, ghi
chép nhanh và hiệu quả nhưng nếu không có sự chuẩn bị trước, lượng kiến thức
sinh tiếp thu được sẽ không đầy đủ và thời gian ghi nhớ chúng cũng sẽ không lâu
được.
Song song với chuẩn bị bài đó là việc ôn tập. Phần nhiều sinh viên hiện nay chỉ
chờ “nước tới chân mới nhảy”. Trong khi, không thể chỉ một lần đọc, một lần nghe là
nhớ được tất cả. Chính vì sự chủ quan này, mà tình trạng căng thẳng, kiệt sức
trước ngày thi hoặc bỏ thi vì “không đủ kiến thức đi thi”, dẫn đến thi lần thứ hai hoặc
học lại vẫn tồn tại khá nhiều.
Biết tìm tòi kiến thức mới cũng là một điểm khó bắt gặp ở sinh viên hiện nay.
Nhiều sinh viên chỉ mang theo mình và hoàn thành tốt việc đọc duy nhất một tài liệu
là giáo trình. Như vậy vẫn chưa đủ vì mức độ hiểu biết về vấn đề sẽ hạn hẹp hơn, bị
bó buộc quanh những gì chỉ có trong bài giảng của giảng viên. Nếu nói một cách cụ
- 24 -
Phương Pháp học Đại Học hiệu quả - FINANCE
thể và sâu rộng hơn về mặt tư duy, sinh viên sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng “copy lại
suy nghĩ của người giảng dạy” mà không có cái nhìn nhận riêng của mình. Điều này
làm hạn chế sự sáng tạo tư duy, gây khó khăn trong việc trình bày vấn đề cho sinh
viên (chẳng hạn như viết tiểu luận, thuyết trình…nếu không có sự tìm tòi, học hỏi
bên ngoài thì kiến thức nêu ra cũng chỉ là sự lặp lại các luận điểm đã được học).
Đối với việc tham gia hoạt động ngoại khóa cũng có những điểm chưa thật sự
hiệu quả tương tự. Sinh viên hiện nay đã quan tâm khá nhiều tới các hoạt động xã
hội bên ngoài việc học từ tham gia các cuộc thi đến các hoạt động tình nguyện…
nhưng ở một số bộ phận có sự xuất hiện tính chất phong trào trong tham gia. Sự
đầu tư không nhiều hoặc nghiêng về số lượng mà quên đi chất lượng. Chúng tôi

đang muốn nói tới cách “lựa chọn thiếu tập trung” của sinh viên. Nhiều sinh viên
muốn và sẵn sàng tham gia rất nhiều hoạt động nhưng kết quả lại không như ý
muốn, đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng không tích cực đến quá trình học tập.
Chưa thật sự có sự liên kết mật thiết và thường xuyên giữa các hoạt động ngoại
khóa và việc học. Vẫn có quan niệm trong sinh viên cho rằng, tham gia hoạt động
ngoại khóa chỉ để giải trí hoặc đạt được tiêu chí thi đua. Điều này chỉ khiến sinh viên
thêm lãng phí thời gian và công sức. Và tất yếu, những cái thu được cũng không thể
được đánh giá cao.
2.2.Việc thực hiện các giải pháp vẫn còn mang tính riêng lẻ, chưa có hệ
thống và tổ chức:
Phần lớn sinh viên đã nhận thức được tự học là yêu cầu và là phương pháp rất
hữu hiệu ở bậc đại học, nhưng lại quên mất rằng học nhóm chính là “liều thuốc” hỗ
trợ và giúp tăng cuờng hơn nữa những điều mà bản thân đã tích luỹ được trong quá
trình tự học. Một môn học, nếu sinh viên chỉ “hoàn thành” nó với vỏn vẹn một hai
cuốn sách thì học thành nhóm sẽ giúp sinh viên có thể tiếp cận với nhiểu kiến thức
hơn. Mặt khác, việc học tập thành nhóm cũng sẽ giúp sinh viên đạt đựơc thêm nhiều
kỹ năng bổ trrợ khác như sự tự tin trong phát biểu trình bày,lắng nghe, phản biện để
bảo vệ và xây dựng ý kiến…Một tác dụng về trí não của việc học nhóm là tăng
cuờng khả năng tư duy, phân tích vấn đề khi một thành viên khác trong nhóm đưa
ra. Khi tham gia trong bất kỳ nhóm học, câu lạc bộ nào, điều mà chắc chắn sinh
viên, có thể không thể tự mình nhận ra ngay, có được đó chính là tiếp xúc với một
môi truờng làm việc có tổ chức, khoa học. Cách làm quen này sẽ tạo một nền tảng
khởi đầu, tránh sự bỡ ngỡ cho công việc tuơng lai sau này của sinh viên.
Sự chưa có tổ chức còn thể hiện qua các lần tham gia thuyết trình hay làm tiểu
luận cho cả nhóm. Một số nhóm sinh viên chỉ đơn giản là phân công việc, mỗi thành
viên đảm nhận một phần, đến lần họp tiếp theo, “ghép” tất cả các phần đó lại với
nhau, vậy là công việc hoàn tất. Sẽ không thể có buổi thuyết trình hay, cuốn hút, sẽ
không thể có bài tiểu luận mạch lạc với nhiều ý tuởng hay, sáng tạo nếu không có
sự bắt tay và phối hợp nhịp nhàng, thống nhất trong công việc chung của tất cả các
thành viên.

Cuối cùng, đó chính là thái độ và tinh thần làm việc. Làm việc nhóm cần nhất là
tinh thần trách nhiệm. Mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm với nghĩa vụ và công
việc mà mình được giao đảm trách trong nhóm. Trách nhiệm trong hoạt động nhóm
cũng sẽ giúp rèn luyện và nâng cao đạo đức trong công việc và sau này là nghề
nghiệp cho mỗi thành viên. Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp nhóm được
duy trì lâu hơn, thậm chí có thể phát triển hơn, cả về số luợng lẫn chất luợng. Trách
nhiệm nhưng cũng không thể thiếu sự nhiệt tình, tâm huyết trong làm việc với nhau.
- 25 -

×