Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Đề tài: Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Công ty TNHH Trần Hiếu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.33 KB, 62 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:
1
Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
ở Công ty TNHH Trần HiếuMỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới với xu hướng mở cửa và hội nhập,
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong những năm gần đây
Việt nam được thế giới biết đến không chỉ qua xuất khẩu than, dầu mỏ mà
còn được biết đến qua xuất khẩu may mặc.
Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng
với chính sách mở cửa của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng
may mặc xuất khẩu phát triển và đủ khả năng hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình,Việt
2
nam đã chọn xuất khẩu may mặc là một trong những ngành xuất khẩu mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Xét tương quan trong toàn
ngành may mặc, xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng về tổng sản lượng,
nộp ngân sách và đặc biệt đã thu hút hơn 40% lực lượng lao động của cả
nước.
Bên cạnh những thuận lợi cũng như những thời cơ nói trên, xuất
khẩu may mặc cũng gặp nhiều thắch thức, khó khăn, các đơn vị kinh doanh
xuất khẩu may mặc luôn luôn mất ổn định và trải qua những thăng trầm
diễn biến của thị trường. Công ty TNHH Trần Hiếu cũng trải qua những
thách thức đó.
Trong thời gian qua cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước
Châu Á và lan rộng ra một số nước phương Tây cũng làm thu hẹp thị
trường hàng may mặc xuất khẩu của công ty. Trong thời gian tới đất nước
gia nhập AFTA đặt ra cho công ty bài toán làm sao để khổi bị loại khỏi thị
trường quốc tế, đứng vững và kinh doanh có lãi. Cả thị trường trong nước


và ngoài nước đều có nhữngvấn đề khó khăn cho Tổng công ty khi tiếp
cận. Đối với thị trường nước ngoài người tiêu dùng là người khó tính, họ có
nhiều khả năng lựa chọn từ chủng loại đến kiểu cách tiêu chuẩn chất lượng
nhưng họlà những người có vai trò quan trọng. Bên cạnh đó việc xuất hiện
nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước làm cho cạnh tranh càng trở
nên gay gắt hơn.
Tình hình đó đòi hỏi nhà quản lý Công ty NHHH Trần Hiếu phải làm
sao giữ được bạn hàng cũ, mở rộng quan hệ tìm kiếm khách hàng mới tiềm
năng. Muốn đạt được điều đó công ty phải hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
chất lượng, vận chuyển giao hàng đúng thời hạn,phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng ở từng khu vực. Điều đó có nghĩa là công ty phải nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước và trên thị trường thế giới.
Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Trần Hiếu,
với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Chu Thị Thuỷ, cùng ban
3
giám đốc cán bộ phòng XNK5 và phòng kinh tế tổng hợp tôi đã đi sâu
nghiên cứu đề tài:
“Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu ở Công ty TNHH Trần Hiếu”
Mục đích nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ căn cứ luận, phương
pháp luận và thực tiễn nội dung của các khâu từ thu mua chế biến, bảo
quản, đống gói để đảm bảo chất lượng và có thể cạnh tranh với hàng hoá
thế giới. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng nhằm đưa ra những kiến nghị
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu đặc biệt là hàng xuất
khẩu chủ yếu ở công ty như quần áo và hàng may mặc.
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1- VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.

1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một đặc tính cơ bản của nền kinh tế thị trường, cạnh
tranh là điều kiện tất yếu, là môi trường hoạt động của nền kinh tế thị
4
trường. Không có một nền kinh tế thị trường nào không có cạnh tranh và ta
cũng chỉ thấy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Là một phạm trù rất rộng, được rất nhiều nhà kinh tế học quan tâm
nên cạnh tranh có rất nhiều khái niệm khác nhau.Tuy nhiên tựu chung lại
cạnh tranh được hiểu là:
Theo Marx: “cạnh tranh là sự ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm
giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản suất và tiêu thụ hàng hoá để
thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Trong kinh tế học cạnh tranh (Competition) được định nghĩa là sự
giành giật thị trường (khách hàng) để tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh
nghiệp.
Trong từ điển kinh doanh (Anh - Xuất bản 1920), cạnh tranh trong
cơ chế thị trường được định nghĩa là: “Sự kinh doanh ,sự kình địch giữa
các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản suất cùng loại sản
phẩm về phía mình”.
Ngoài ra trên thực tế còn thấy cạnh tranh được hiểu là cuộc đấu
tranh giữa các doanh nghiệp nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản suất,
tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nhưng những cuộc đấu đá này
không hề thấy trong nền kinh tế tập trung mà cạnh tranh theo nghĩa là giành
giật thị phần (khách hàng) thì chỉ có trong nền kinh tế thị trường và có nền
kinh tế thị trường thì đương nhiên có cạnh tranh.
Như vậy các nhà doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị
trường thì đương nhiên phải đối mặt với cạnh tranh. Họ sẽ không được hậu
thuẫn: “lãi hưởng, lỗ bù” mà họ phải tự vận động để cạnh tranh mà tồn tại.
Hơn nữa vấn đề sống còn của doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận được
tạo ra bởi những lợi thế của doanh nghiệp như mua rẻ, bán đắt, là thu hút

được khách hàng nhiều hơn để tiêu thụ được lượng sản phẩm lớn hơn.
Suy cho cùng vì vấn đề lợi nhuận mà các doanh nghiệp phải làm vừa
lòng khách hàng. Khách hàng sẽ hài lòng với những sản phẩm tốt giá cả
5
phải chăng mẫu mã đẹp. Theo đó doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng
cao chất lượng, giảm thiểu giá thành, cải tiến mẫu mã, bao bì để cung ứng
ra thị trường những sản phẩm không những làm thoả mãn khách hàng mà
còn có khả năng cạnh tranh trên thị trường, chính lợi nhuận sẽ đưa các nhà
kinh doanh đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mà xã hội cần nhiều hàng
hoá hơn và từ bỏ những lĩnh vực mà xã hội cần ít hàng hoá hơn.
1.2 Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra mạnh mẽ ở cả ba cấp
độ: Nhà nước, doanh nghiệp và sản phẩm. Đối với cạnh tranh ở cấp độ
doanh nghiệp quy luật thị trường sẽ sẵn sàng loại bỏ những doanh nghiệp
yếu kém, không có sức cạnh tranh và tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp có
sức đề kháng cao vượt lên và chiến thắng trong cạnh tranh. Sức đề kháng
đó là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà
doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó lâu dài trên thị trường cạnh
tranh, đảm bảo thực hiện ít nhất một mức lợi nhuận bằng tỷ lệ đòi hỏi cho
việc thực hiện cac mục tiêu của doanh nghiệp.
1.2.2 Những biểu hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
• Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm.
Việc xác định sản phẩm và cơ cấu sản phẩm là nội dung trong chính
sách sản phẩm. Khi xây dựng chính sách sản phẩm các doanh nghiệp phải
xác định được các mặt hàng chủ lực, cơ cấu sản phẩm cho hợp lý thích hợp
với nhu cầu thị trường cho phép doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và mở
rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh
những mặt hàng chủ lực thì các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá

sản phẩm.sản phẩm phải luôn được hoàn thiện về chất lượng, cải tiến bao
bì mẫu mã, tăng cường đào sâu cách biệt ở sức cạnh tranh đối với những
mặt hàng mà doanh nghiệp chiếm lợi thế và duy trì khoảng cách cạnh tranh
6
các sản phẩm của mình. Tuy nhiên đa dạng hoá sản phẩm không chỉ đảm
bảo nhu cầu thị trường mà còn cho phép doanh nghiệp phân tán rủi ro trong
kinh doanh. Khi sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt kéo theo mức độ rủi ro rất
cao. Tuỳ theo từng trường hợp nhất định các doanh nghiệp có thể thực hiện
chiến lược khác biệt hoá sản phẩm để có thể thu hút sức hấp dẫn, tạo ra nét
tiêu biểu khác biệt đối với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Như vậy xác định sản phẩm và có cơ cấu sản phẩm hợp lý là yếu tố
đầu tiên quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
• Yếu tố giá cả.
Là một trong những phương tiện cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá
cả phản ánh giá trị của sản phẩm, giá cả có vai trò rất quan trọng đối với
quyết định của khách hàng. Một hàng hoá cỏ chất lượng tốt nhưng giá cả
lại quá cao không phù hợp với khách hàng ít tiền, ngược lại hàng hoá rẻ đôi
khi lại bị nghi ngờ là hàng hoá không tốt. Do đó định giá ngang giá thị
trường cho phép doanh nghiệp giữ được khách hàng, duy trì và phát triển
thị trường.
• Chất lượng sản phẩm.
Cùng với giá cả chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố cạnh tranh.
Tuy nhiên hiện nay chất lượng sản phẩm được coi là vấn đề sống còn của
doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam khi
họ phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài có trình độ khoa học
công nghệ cao hơn. Một khi chất lượng không được đảm bảo các doanh
nghiệp sẽ mất khách hàng, mất thị trường.
Hiện nay khi nền kinh tế đã phát triển quan niệm chất lượng sản
phẩm đã thay đổi. Không phải sản phẩm có chất lượng tốt, bền đẹp là đã
tiêu thụ được nhiều mà còn phụ thuộc vào khách hàng. Quản lý chất lượng

là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của khách hàng mang tính khách quan.
7
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất
lượng sản phẩm mà chất lượng sản phẩm là kết quả của một quá trình từ
thu mua, sản xuất , bảo quản đến tiêu thụ hàng hoá …
• Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là giai
đoạn thực hiện bù đắp chi phí và lợi nhuận. Tổ chức têu thụ sản phẩm
chính là hình thức cạnh tranh phi giá cả gây ra sự chú ý và thu hút khách
hàng. Việc lựa chọn các kênh phân phối giúp tiếp cận nhanh nhất với khách
hàng, nhanh chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí và thu hồi
vốn. Ngoài ra doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ bán hàng
như quảng cáo, khuyến mãi và dịch vụ sau bán hàng.
• Nguồn nhân lực.
Là những người quyết định phương thức sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm. Trình độ tay nghề cao và tinh thần
hăng say lao động cùng với trách nhiệm của họ là cơ sở đảm bảo chất
lượng, năng suất lao động. Nguồn nhân lực giỏi, chất lượng cao là tiền đề,
thế mạnh cụ thể để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị
trường.
• Cở sở vật chất khoa học kỹ thuật.
Một hệ thống khoa học hiện đại cùng với công nghệ tiên tiến phù
hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp lên rủi rất nhiều. Cùng với chất lượng nguồn
nhân lực tốt, khoa học công nghệ hiện đại là yếu tố trực tiếp sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng cao với giá cả phải chăng là một sự kết hợp hài hoà tạo
bước đột phá cho doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên để có thể
giải quyết được những vấn đề đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp thì yếu tố đầu tiên là khả năng tài chính.
• Khả năng tài chính.

8
Nếu như tất cả những biểu hiện trên mà doanh nghiệp không có khả
năng tài chính để trang trải thì mọi chuyện đều không thể thành hiện thực.
Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, có khả năng trang bị những
kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao
động thì khả năng cạnh tranh của họ đối với những đối thủ là rất cao.
Quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vấn đề tài chính. Các hoạt động
đầu tư trang thiết bị, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, quảng cáo đề phải tính
toán dựa vào khả năng tài chính của doanh nghiệp. Các hình thức cạnh
tranh, các mục tiêu mà oanh nghiệp đeo đuổi cũng bị chi phối rất nhiều vào
khả năng tài chính của họ.
1.2.3 Một số tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh:
Thị phần là chỉ tiêu phản ánh phần trăm thị trường chiếm được của
doanh nghiệp. Thị phần có thể tính:
Doanh thu
Thị phần của doanh nghiệp = x100
Tổng doanh thu trên thị trường.

Lượng bán
Hoặc thị phần = x100
Lượng tiêu thụ trên thị trường
Doanh nghiệp có thị phần càng lớn thì độ lớn của thị trường, vai trò,
vị trí của doanh nghiệp những chỉ tiêu này khó chính xác.
Doanh thu của đối thủ mạnh nhất:

9
Doanh thu
Thị phần so với đối thủ = x100
cạnh tranh mạnh nhất. Doanh thu của các đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất.

Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính do đối thủ cạnh tranh thường có
nhiều thông tin hơn và những thị phần mà đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
chiếm giữ thường là khu vực thị trường có lợi nhuận cao hơn và rất có thể
doanh nghiệp cần phải chiếm lĩnh khu vực thị trường này. Nhưng khó có
thể lựa chọn được đối thủ mạnh nhất
+ Tỷ suất lợi nhuận:

Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = x100
Doanh thu
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức cạnh tranh trên thị trường. Nếu chỉ tiêu
này thấp thì mức cạnh tranh là rất gay gắt, có nhiều đối thủ cạnh tranh
trong khu vực. Ngược lại nếu chỉ tiêu này cao có nghĩa là công việc kinh
doanh thuận lợi, thu lợi cao.
+ Tỷ lệ chi phí cho Marketing.
Là một công cụ cạnh tranh rất hữu hiệu, marketing rất được ưa
chuộng. Chi phí cho marketing chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi
phí của doanh nghiệp.
Chi phí marketing Chi phí marketing
(1) (2)
Tổng doanh thu. Tổng chi phí.
10
Nếu chỉ tiêu (1) cao tức là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào
marketing nhưng lại không hiệu quả. Do đó doanh nghiệp cần xem xét lại
marketing cho phù hợp hơn mang lại hiệu quả cao hơn.
Nếu chỉ tiêu (2) cao nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào
marketing. Doanh nghiệp cần xem xét lại cơ cấu chi tiêu để đảm bảo lợi ích
lâu dài cho doanh nghiệp: Tăng chi phí cho nghiên cứu và phát triển, nâng
cao khả năng cạnh tranh.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởnh đến khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là những năng lực mà doanh
nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó lâu dài trên thị trường cạnh tranh. Môi
trường hoạt động của doanh nghiệp là thị trường mà thị trường lại bao gồm
rất nhiều yếu tố phức tạp và khó có thể lượng hoá được, cả những yếu tố vi
mô và vĩ mô.
1.3.1 Môi trường kinh tế.
Là một nhân tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Mọi sự ổn định hay bất ổn của nó đều ảnh hưởng đến
hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp nếu nền kinh tế ổn định, nền tài
chính quốc gia lành mạnh tiền tệ ổn định lạm phát được khống chế. Điều
đó là môi trường tốt cho sự tăng trưởng. Bởi vì khi nền kinh tế phát triển
cao không những tốc độ đầu tư sản xuất sẽ tăng lên do khả năng tích tụ và
tập trung tư bản lớn mà sức mua của người tiêu dùng cũng sẽ tăng lên do
thu nhập tăng lên. Khi hàng hoá được bán nhiều hơn, cơ hội đầu tư nhiều
hơn thì chắc chắn cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ tăng lên và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp cũng được tăng lên. Tuy nhiên nền kinh tế phát
triển cao làm số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường tăng lên
nhanh chóng dẫn tới cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngược lại trong giai
đoạn nền kinh tế suy thoái tỷ lệ lạm phát cao, giá cả tăng lên, sức mua của
11
người dân bị giảm sút, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giữ khách
hàng, sự cạnh tranh trở nên khốc liết hơn.
Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bởi khi lãi suất tăng lên
đẩy chi phi khoa học công nghệ tăng lên làm cho khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp giảm.
Ngoài ra tỷ giá hối đoái, tiền công, tiền lương cũng ảnh hưởng tới
sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như mức
độ cạnh tranh trên thị trường.

1.3.2 Môi trường chính trị pháp luật
Chính trị pháp luật là nên tảng cho sự phát triển kinh tế, là cơ sở
pháp lý để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường. Pháp luật
rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi đảm bảo sự bình đẳng cho
các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả trên thị
trường. Chính trị định tạo hành lang thông thoáng cho cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật rõ ràng là quy định lĩnh vực hình thức mà doanh
nghiệp được phép và không được phép hoạt động.
Cho nên sự quy dịnh cụ thể tạo sân chơi thông thoáng cho các doanh
nghiệp, trên cơ sở đó cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có cơ hội để phát
triển. Do đó thúc đẩy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.3 Môi trường khoa học công nghệ
Thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán, khoa học công nghệ tác
động mạnh mẽ đến khả năng của doanh nghiệp. Bất kỳ một sản phẩm nào
được sản xuất ra đều phải gắn liền với một khoa học kỹ thuật nhất
định.công nghệ sản xuất quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác
động tới chi phí cá biệt của từng sản phẩm từ đó ảnh hưởng tới khả năng
cạnh tranh của từng sản phẩm cũng như của toàn doanh nghiệp.
12
Trong cuộc cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì cạnh tranh phi giá cả
đang được doanh nghiệp sử dụng rất nhiều. Việc nắm bắt và xử lý thông tin
chính xác và kịp thời đôi khi quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Trong khi dó khoa học công nghệ mới cho phép doanh nghiệp làm được
điều đó. Doanh nghiệp phải tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật để có đầy
đủ chính xác thông tin diễn biến động thái thị trường của đối thủ cạnh
tranh.Từ đó doanh nghiệp có được những quyết định chính xác nhờ thu
thập lưu trữ và xử lý thông tin.
Khoa học công nghệ mới tạo hệ thống cơ sở vật chất hiện đại của
nền kinh tế quốc dân nói chung, của từng doanh nghiệp nói riêng là tiền đề

để doanh nghiệp phát triển ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình.
1.3.4 Môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội
Điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng quốc gia là nhân tố quan
trọng tạo thuận lợi cũng như gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
cạnh tranh. Thể hiện một điều kiện tự nhiên tốt có các trung tâm kinh tế, hệ
thống cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho việc tập hợp các yếu tố sản xuất của
doanh nghiệp, qua đó tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, trình độ văn hoá tác động trực
tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nhu cầu khách
hàng và cơ cấu nhu cầu của thị trường. ở những vùng khác nhau, lối sống,
thị hiếu, nhu cầu cũng khác nhau. Do vậy doanh nghiệp cần có sự nghiên
cứu kỹ càng, nghiêm túc thị trường trước khi thâm nhập thị trường để có
những chính sách sản phẩm, lựa chọn kênh phân phối đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của từng vùng, từng thị trường.
1.3.5 Mô hình cạnh tranh (Micheal Porter với 5 lực lượng cạnh
tranh)
Bên cạnh những tác động vĩ mô nói trên, khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp còn chịu tác động của môi trường cạnh tranh. Theo Micheal
13
Các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường nhưng có tiềm năng lớn
Các doanh nghiệp cạnh tranh hiện tại
Sản phẩm, dịch vụ
thay thế
Người bán Người mua
Poster, doanh nghiệp cần quan tâm tới 5 lực lượng cạnh tranh theo mô hình
sau
Hình 1: Mô hình 5 sức mạnh cạnh tranh.
Chính sức ép của các đối thủ này đối với doanh nghiệp làm cho giá
cả các yếu tố đầu vào và đầu ra biến động theo những xu hướng khác nhau.

Doanh nghiệp phải linh động điều chỉnh các hoạt động của mình giảm
thách thức, tăng thời cơ chiến thắng cạnh tranh để nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường, đưa ra thị trường những sản phẩm mới có chất lượng cao, mẫu
mã đa dạng, phù hợp, giá cả phải chăng theo mô hình Micheal Porter có 5
tác lực cạnh tranh là đối thủ tiềm ẩn, người cung cấp, người mua, sản
phẩm, dịch vụ thay thế và sự cạnh tranh của các công ty hiện tại.
1.3.5.1. Sự đe doạ từ các đối thủ tiềm ẩn.
14
Các đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp chưa có mặt trong ngành
nhưng có khả năng tham gia vào ngành.
Trong bất kỳ môi trường cạnh tranh ngành nào đều có đối thủ tiềm ẩn.
Sự xuất hiện đối thủ này phụ thuộc vào rào cản nhập cuộc trong môi
trường đó. Rào cản nhập cuộc là những điều kiện và khả năng của doanh
nghiệp tính riêng biệt của một thị trường nào đó như các rào cản mang bản
chất kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật (phương pháp sản xuất mà không phải
ai cũng có hoặc những bí quyết công nghệ thậm chí là kinh nghiệm).
Khả năng về mặt tài chính là một rào cản nhập cuộc. Sẽ có một số
ngành đòi hỏi khi tham gia phải được đầu tư lớn ngay từ đầu hoặc doanh
nghiệp phải có lợi thế quy mô.
Những rào cản mang bản chất thương mại: hình ảnh và uy tín của
sản phẩm hoặc sự lôi kéo được những khách hàng trung thành.
Ngoài ra với nguồn lực khan hiếm (bị kiểm soát rất chặt chẽ) cũng là
một rào cản các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhập cuộc.
Chính vì những nguy cơ nhập cuộc của đối thủ tiềm ẩn mà nghiên
cứu đối thủ tiềm ẩn là một quá trình hết sức cần thiết trong việc xây dựng
chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp chủ động
né tránh, đối phó thậm chí là kìm hãm sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn.
1.3.5.2 Sức ép từ nhà cung cấp
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng chịu sức ép từ
những phía khác. Sức ép có thể từ nhà cung cấp hay từ khách hàng. Tuy

nhiên trong mỗi trường hợp khác nhau, mức độ sức ép của nhà cung cấp
cũng khác nhau, có thể là mạnh hay yếu. Nếu như các nhà cung cấp tập
trung thì họ có khả năng ép giá, ngược lại doanh nghiệp có thể chi phối
được giá cả đầu vào của người cung cấp.
Khả năng ép của người cung cấp còn phụ thuộc vào những vấn đề
sau:
15
* Thứ nhất, ngành hoạt động có phải là khách hàng chủ yếu hay
không, nếu không thì họ sẵn sàng bỏ qua ngành này để tập trung vào khách
hàng chủ yếu. Khi đó sức ép thuộc về người cung cấp.
* Thứ hai, bản thân ngành hoạt động có khả năng tìm sản phẩm
thay thế hay không nếu như khả năng thay thế dễ dàng thì doanh nghiệp có
khả năng ép gía và ngược lại.
* Thứ ba, chi phí chuyển đổi là chi phí khi mà doanh nghiệp thay
nhà cung cấp này bằng nhà cung cấp khác. Nếu chi phí này lớn thường
doanh nghiệp không chuyển đổi và ngược lại.
* Thứ tư, là khả năng hội nhập dọc ngược chiều và xuôi chiều. Quá
trình hội nhập là tự mình cung cấp nguyên vật liệu cho chính mình làm
giảm sức ép của nhà cung cấp và hội nhập với nhà cung cấp. Khi đó, doanh
nghiệp phải có những năng lực mới vì khi đó doanh nghiệp không chỉ hoạt
động sản xuất mà còn hoạt động thêm của nhà cung cấp.
1.3.5.3 Sức ép của khách hàng
Cũng như quan hệ của doanh nghiệp và nhà cung cấp thông qua chỉ
số: giá chất lượng, giao hàng và phương tiện tính toán. Những quan hệ giữa
doanh nghiệp với khách hàng có khác bởi khách hàng là người quyết định
sự tồn tại của doanh nghiệp.
Sức ép của khách hàng tuỳ thuộc vào một số tiêu thức sau:
- Quy mô tương đối của khách hàng.
- Ngành hoạt động có phải là nhà cung cấp chủ yếu không.
- Khách hàng có khả năng tìm sản phẩm thay thế hay không.

- Chi phí chuyển đổi có cao không.
- Khả năng hội nhập dọc, xuôi chiều của doanh nghiệp.
- Thông tin của khách hàng.
1.3.5.4 Đe doạ từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm cho phép cùng nhu cầu so với
sản phẩm hiện tại của ngành.
16
Việc xác định sản phẩm thay thế là rất khó khăn vì có thể nó đến từ
rất xa hoặc ngay trong nội bộ ngành.
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao khả năn cạnh tranh của doanh nghiệp
Hàng xuất khẩu chủ yếu trước hết phải là những mặt hàng có lợi thế
so sánh, có trữ lượng nhiều và kim ngạch xuất khẩu lớn. Đối với một quốc
gia hay một doanh nghiệp, hàng xuất khẩu chủ yếu kéo chiến lược hướng
về xuất khẩu của một quốc gia, đưa chiến lược kinh doanh của một doanh
nghiệp thành công.
Trong một quốc gia xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực vừa tận
dụng được lợi thế so sánh vừa tạo nguồn vốn ban đầu. Trong phạm vi
doanh nghiệp hàng xuất khẩu chủ yếu là sợi chỉ nam xuyên suốt mọi hành
động của doanh nghiệp. Nó là chìa khoá thành công cũng là nhân tố tác
động mạnh tới thất bại của doanh nghiệp.
Dưới tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản
xuất tạo ra sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm truyền thống. Thị trường
thế giới diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa sản phẩm truyền thống và sản
phẩm mới. Những sản phẩm dựa trên lợi thế sẵn có dần dần bị thu hẹp lại
và phát triển chậm thay vào đó là những sản phẩm mới có tính cạnh tranh
về nhiều mặt.
Một trong những việc phải làm ngay là phải nâng cao khả năng cạnh
tranh ở cả ba cấp độ: Nhà nước, doanh nghiệp và hàng hoá. Trong khi đó
hàng xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng hết sức quan trọng và cần thiết chiếm
tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, giải quyết việc làm thì nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng là cần
thiết và khách quan.
Như đã đề cập, doanh nghiệp và hàng hoá là hai đối đượng cần phải
nâng cao khả năng cạnh. Để hội nhập được thành công các doanh nghiệp
phải tồn tại và phát triển được thì đương nhiên phải cạnh tranh được.
Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì phải có tính cạnh tranh. Do vậy
17
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá là hết sức cần thiết với mọi
doanh nghiệp.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH Ở CÔNG TY
TNHH TRẦN HIẾU
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1 Hoàn cảnh ra đời
. Công ty Trần Hiếu là một Công ty TNHH được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102000552 do sở kế hoạch và đầu tư
Hà Nội cấp ngày 29 - 9 - 2000. Trụ sở chính đặt tại 395 Trần Khát Chân -
Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Trần Hiếu là một tổ hợp tác được thành lập từ
năm 1990. Trong quá trình phát triển do yêu cầu đổi mới để phù hợp với
tình hình mới đã được chuyển đổi lên thành Công ty có tên gọi và nhiệm
vụ như sau:
- Tên gọi: Công ty TNHH Trần Hiếu
- Tên giao dịch: Trần Hiếu company L.T.D
- Trụ sở chính: 395 Trần Khát Chân – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
1.2 Mục đích hoạt động:
18
Mục đích hoạt động của Công ty là thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp
hoặc xuất nhập khẩu nội biên , nhập uỷ thác xuất nhập khẩu tư doanh nhằm
đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá xuất khẩu làm tốt công tác xuất nhập

khẩu góp phần đáp ứng nhu cầu cao về số lượng , chất lượng mặt hàng do
công ty đầu tư , sản xuất và kinh doanh phù hợp với thị trường nhất là thị
trường quốc tế từ đó tăng thu ngoại tệ cho nhà nước góp phần phát triển
kinh tế đất nước.
1.3 Quá trình phát triển của Công ty : chia 3 giai đoạn chính
Giai đoạn 1 ( chủ yếu là nhập khẩu )
Đây là giai đoạn đầu , công ty đang chập chững bước đầu tìm hướng
đi đúng. Cũng do mới hình thành nên quan hệ giữa công ty với các cơ sở
trong nước chưa được xác lập , chưa mấy địa phương biết đến hoặc còn
chưa tin vào uy tín của công ty , còn đối với các đối tác kinh doanh nước
ngoài tên tuổi của công ty con mới mẻ
Thời gian này chủ yếu để tạo uy tín cho công ty,hiệu quả kinh doanh
tuy đạt các chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đề ra nhưng chưa cao .
Gặp rất nhiều khó khăn , tuy nhiên công ty đã tìm ra hướng đi cho mình ,
ngoài việc ổn định lại bộ máy tổ chức , nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh
doanh cho cán bộ công nhân viên , sơ bộ rút ra được một số kinh nghiệm
để giai đoạn sau của công ty đi vào đúng quỹ đạo hoạt động giai đoạn này
thể hiện dưới bảng sau :
Giai đoạn 2 ( bắt đầu phát triển )
Những năm này , bước đầu đã khẳng định được một số yếu tố cần
tập chung xây dựng , kết hợp với một số kinh nghiệm thực tế , công ty đã
tập chung sức lực của mình cho các vấn đề . Phương thức kinh doanh , xây
dựng quỹ hàng hoá , cơ sở vật chất kinh doanh .
Thời kỳ này , công ty phát triển mạnh mẽ về mọi mặt , được bộ kinh
tế đối ngoại tặng 5 bằng khen , 2 lá cờ đơn vị thi đua xuất sắc trong năm
lĩnh vực hoạt động của mình
19
Qua việc chấn chỉnh nâng cao nhận thức công ty đã thu được những
tiến bộ đáng kể .Sau đây là những chỉ tiêu kim ngạch XNK của công ty
Giai đoạn 3

Vượt qua các khó khăn để tiếp tục phát triển vững bước đi lên trong
thời kì mới . Công ty mất đi một số thị trường quen thuộc do sự sụp đổ của
hệ thống các nước XHCN đông âu .
Công ty đã mở rộng đa dạng hoá các hoạt đong phát triển KD,tạo ra
3 mảng kinh doanh sản xuất dịch vụ, trong đó lấy XNK làm trọng tâm.
Từ 13,9 tỷ đồng (tháng 12 năm 1991) ến năm 1993 công ty đã tạo được số
vốn khoảng 34 tỷ đồng , đến năm 1997 là 45 tỷ đồng,luôn là đơn vị đứng
đầu bộ thương mại , đươc tặng thưởng huân chương lao động hạng I,II,cờ
thi dua.
Chính vì vậy , tuy trải qua nhiều thăng trầm biến động trong giai
đoạn này nhưng đến nay công ty không những đã trụ vững mà đang phát
triển một cách mạnh mẽ luôn đạt chỉ tiêu đề ra,giữ vững uy tín với khách
hàng,được mệnh danhg là con chim đầu đàn trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu,với tổng số vốn hiện tại có là 90,297 tỷ vnd,số cán bộ trực thuộc là
616 kể cả các chi nhánh và các xí nhiệp trực thuộc)
Kết quả kinh doanh từ nâưm 1990 đến năm 2002:
Năm Kim ngạch
XNK(triệu USD)
Tỉ lệ % so với kế
hoạch
Nộp ngân sách
nhà nước
1990 40.655 102 6.751.825.942
1991 27.624 101.2 6.526.543.703
1992 31.9 106.34 7.784.665.440
1993 46 102 41.897.000.000
1994 49.222 103.2 40.645.213.968
1995 56.612 113.2 39.839.000000
1996 63.357 115 45.350.000.000
1997 78.432 135.32 48.125.012.644

1998 64.473 102.3 51.018.027.984
1999 66.581 105 54.350.688.212
20
2000 68.238 103 56.345.455.345
2001 78.457 105 57.768.789
2002 79.345 104 78.674.769
21
1.1.4 sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của từng phòng ban trong
công ty:
Cơ cấu tổ chức trong công ty kết hợp hài hoà ,linh động,phù hợp với
hoạt động kinh doanh đa dạng.
Công ty TNHH Trần Hiếu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực
tuyến chức năng trong đó tổng số lao động là 616 người bao gồm các khối
phìng ban chi nhánh ,các phòng nghiệp vụ 1 đến 8 kinh doanh xuất nhập
khẩu các mặt hàng :nông sản ,khoáng sản thủ công mỹ nghệ ,gia công may
mặc,sợi mgỗ và các sản phẩm từ gỗ,chế biến quặng ,nhập khẩu xe máy
nguyên chiếc (ckd) và xe máy dạng skd
2. Thực trạng kinh doanh của công ty TNHH Trần Hiếu
2.1 các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty :
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002
Số CBCNV Người 450 464 457 502 503
Tổng doanh thu Triệu đ 273.441 302.624 329.618 350.715 372.147
Tổng chi phí Triệu đ 172.543 182.125 185.246 208.325 214.367
Vốn Triệu đ 165.356 175.368 182.692 198.648 209.354
Vốn cố định Triệu đ 41.339 45.595 49.326 55.621 62.806
Vốn lưu động Triệu đ 124.017 129.773 133.366 143.027 146.547
Thu nhập bình quân
(người/tháng)

1000đ 880 930 960 1050 1100
Nộp Ngân sách Triệu đ 39.839 45.350 48.125 51.018 54.350
Lợi nhuận Triệu đ 6.000 7.258 7.400 7.952 8.270
Trong năm 2002 mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức mới mà
công ty phải đối mặt ,đòi hỏi công ty phải phát huy sức mạnh ,trí tuệ của
tập thể toàn công tyđẻ tìm bước đi mới phù ợp với thị trường và pháp
22
luật ,giữ vững ổn định ssản xuất kinh doanhviệc làm và đời sống cán bộ
công nhân viên ,công ty đã đặt mục tiêu cụ ghể cho năm 2002 như sau:
Kim nghạch xuất khẩu 67 triệu USD
Trong đó :
• Xuất khẩu 37 triệu USD
• Nhập khẩu 30 triệu USD
• Tổng doanh thu 3904.930 triêụ đồng
• Tổng nộp ngân sách 55.880 triệu đồng
• Quỹ lương 6.700 triệu đồng
Công ty TNHH Trần Hiếu là công ty xnk rất nhiều loại mặt hàng
trong đó có một số mặt hàng chính:gia công may mặc,thiếc, lạc nhân,cà
phê,hàng tạm nhập tái xuất.Trong đó tỷ trọng hàng may mặc chiếm khoảng
59,1% trong tổng kim nghạch xuất khẩu.Thị trường xuất khẩu của công
tykhông có nhiều biến động đáng kể ,tuy maats một sốthị trường các nước
xhcn và đông âu nhưng công ty đã mở rộng được một số thị truờng mới
như mỹ,trung quốc trung đông thêm vào đó,các thị trườngquen thuộc của
công ty có nhu cầu xuất khẩu khá lớn những mặt hàng mà công ty có thê
mạnh,chính vì vậy kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty qua các năm gần
đây tăng trưởng khá ổn định.
Mặt khác do công ty không ngừng nở rộng các mặt hàng kinh
doanh ,đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh như: cho thuê kho ,xe, dịch
vụ giao nhận liên doanh ,chú trọng bám sát thị trường trong và ngoài
nước ,đầu tư chất xám để kinh doanh hiệu quả.Nhờ vậy,lợi nhuận công ty

có xu hướng tăng theocác năm ,dấn đến đời sống công nhân viên ngày
càng cải thiện từ 880.000đ năm1998 tăng lên 1.100.000 năm 2002.tỷ suất
lợi nhuận của công ty còn cao chứng tỏ chi fhì công ty bỏ ra còn cao.Trong
khi tỷ lệ lãi chung (6tháng đầu năm2002) là 2,8%,tỷ lệ lãi trong kinh doanh
xuất nhập khẩu trước thuế là 1.41%,nộp NS là 54,35 tỷ đồng,trong đó gồm:
Thuế xuất nhập khẩu:20.69 tỷ VND
23
Thuế giá trị gia tăng:30,91 tỷ VND
Thuế vốn:1.18 tỷ VND
Thuế đất:92.8 triệu VND
Kinh phí công đoàn:60,1 triệu VND
Bảo hiểm Y tế:300 triệu VND
Bảo hiểm xã hội:36,75 triệu VND
Nghĩa vụ khác:1,75 tỷ VND
2.2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty :
2.2.1 Phân tích và đánh giá môI trường kinh doanh của công ty
Các trung tâm lớn về hàng may mặc là châu Âu, châu á và Bắc Mỹ,
chiếm 80-90% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của thế giới. Hiện nay
buôn bán nội khu vực chiếm tỷ trọng đáng kể, đây là xu hướng buôn bán
chủ yếu trong những năm gần đây. Xu hướng này gia tăng mạnh mẽ ở châu
Âu và châu Mỹ vì vị trí thuận lợi và vì lợi ích của cả nước xuất khẩu lẫn
nhập khẩu. Trong những năm gần đây kim ngạch hàng may mặc trung bình
của thế giới đạt trung bình 170 tỷ/ năm, chiếm hơn 6% tổng kim ngạch mậu
dịch toàn thế giới giai đoạn 1995 – 2000 có xu hướng tăng ổn định. Ngành
may mặc Việt Nam trong những năm lại đây đã có những tiến bộ, đáp ứng
được yêu cầu chất lượng của nhiều thị trường, chủng loại hàng đã phong
phú hơn từ chỗ may mặc không có tên trong danh sách mặt hàng xuất khẩu
chủ lực đã vươn lên vị trí thứ hai, sau dầu thô. Tốc độ tăng trưởng cao của
xuất khẩu hàng may mặc nói lên sự lớn mạnh của ngành, càng chứng tỏ
tính đúng đắn trong việc xây dựng ngành may mặc thành một ngành xuất

khẩu chủ của Việt Nam. Sau đây là một vái số liệu về ngành may việt nam
và thế giới:
24
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY:
Hiện nay, trên thị trường thế giới đã xuất hiện tất nhiều sản phẩm
may mặc cùng loại, giữa chúng không khác nhau nhiều về chất lượng
nhưng hình thức và mẫu mã rất khác nhau. Chính vì vậy, sự cạnh tranh
trên thị trường hàng may mặc ngày càng trở nên gay gắt. Có thể nói, công
ty phải đương đầu với áp lực cạnh tranh từ hai phía môi trường là trong
nước và ngoài nước.
Ở môi trường trong nước công ty gặp phải sự cạnh tranh với các
công ty có chức năng xuất nhập khẩu như công ty INTIMEX,
TOCONTAP, đăc biệt là gần 40 doanh nghiệp thuộc tổng công ty dệt may
Việt Nam như :May Thăng Long, may Việt Tiến, may 10, may Đức
Giang…
Hiện nay, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng
may mặc với mục tiêu đưa nó trở thành một ngành chủ lực. Vì vậy, ngay cả
các công ty sản xuất hàng may mặc cũng được quyền xuất khẩu hàng của
mình, vô hình dung đã hình thành tình trạng cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp sản xuất và các công ty xuất nhập khẩu trong đó có công ty TNHH
Trần Hiếu. Tình trạng này gây khó khăn cho công ty trong việc thu mua
nguồn hàng để xuất khẩu bởi lẽ khi có cơ hội, các công ty sản xuất rất nhạy
bén trong việc tìm kiếm thị trường và xuất khẩu trực tiếp. Tuy trình độ
nghiệp vụ của họ không thể bằng được các công ty xuất nhập khẩu chuyên
25
Xuất khẩu hàng may mặc của
thế giới phân theo khu vực năm
2002
(Nguồn : Textile Asia 12/2002

×