Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Đề tài: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Hà Nội pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.07 KB, 59 trang )

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài
Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động huy động vốn tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Hàng Hải Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Bằng viện huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt
động của các tổ chức tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút
lượng vốn lớn để cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư thúc đẩy
nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của
Ngân hàng. Chính vì vậy, kết quả huy động vốn của tổ chức tín dụng cao
hay thấp có ảnh hưởng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản
thân tổ chức tín dụng mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế, đặc biệt
là đối với một nền kinh tế vừa bước ra khỏi cơ chế bao cấp và đang khởi
sắc trong những bước đầu đổi mới như ở nước ta.
Hoà mình với công việc đổi mới chung của đất nước, cùng góp phần
vào những thành tựu đã đạt được trong thập niên qua, ngành Ngân hàng đã
phải vượt qua không ít khó khăn để phấn đấu cho mục tiêu phát triển đất
nước. Vì mục tiêu này, không ai khác mà chính hệ thống Ngân hàng phải
trở thành bàn đạp vững chắc cho nền kinh tế. Tuy nhiên, 10 năm đổi mới
chưa phải là nhiều, Ngân hàng còn phải giải quyết nhiều những khó khăn
trước mắt mà một trong những vấn đề nổi cộm là hiệu quả công tác huy
động vốn của ngân hàng hiện nay.
Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Hà Nội đã góp phần không nhỏ
vào sự phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực Hà Nội nói
riêng. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Nâng cao hiệu
quả của hoạt động huy động vốn để củng cố sự tồn tại và phát triển ngân
hàng, đã đang và sẽ là những vấn đề được quan tâm bởi Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Hàng Hải và hệ thống ngân hàng.


Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Hàng Hải Hà Nội, em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và hoàn thành đề
tài: "Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Hà Nội". Với cấu trúc như sau:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ huy động vốn của
Ngân hàng Thương mại.
Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Hà Nội.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động
vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hảng Hải Hà Nội.
Do thời gian có hạn, vấn đề lại rất phức tạp và đa dạng, hơn nữa khả
năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, nên những gì
em trình bày trong luận văn khó tránh khỏi sai sót, rất mong có sự bổ xung,
góp ý hướng dẫn của các thầy, cô và cơ sở nơi em thực tập.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG
VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. VAI TRÒ - CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế
thị trường.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong các ngành công nghiệp
ra đời sớm nhất. Ở Mỹ Ngân hàng thương mại đầu tiên được thành lapạ
năm 1782, trước khi Hiến pháp liên bang được thông qua và nhiều Ngân
hàng thương mại được thành lập từ những năm 1800 đến nay vẫn đang hoạt
động. Ở mỗi mỗi một nước, luật Ngân hàng thương mại có quy định khác
nhau, người ta thường dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của Ngân
hàng trên thị trường tài chính để đưa ra cách hiểu về Ngân hàng thương
mại.
Ở Pháp, theo luật ngân hàng hàng năm 1941 thì "được coi là Ngân
hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của

công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ
dùng cho chính họ và các nghiệp vụ chứng khoán tín dụng hay dịch vụ tài
chính". Hay như ở Ấn Độ, luật ngân hàng năm 1950 và được bổ sung năm
1959 đã nêu: "Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay,
tài trợ, đầu tư". Và theo luật ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định
nghĩa: "Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác,
buôn bán vàng bạc, hàng nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các
phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân,
đứng ra bảo hiểm ". Để hiểu về Ngân hàng thương mại thì có rất nhiều
định nghĩa khác nhau, nhưng ta thấy rằng các Ngân hàng thương mại
không phải là các trung gian tài chính duy nhất và để hiểu được các Ngân
hàng thương mại là như thế nào và để phân biệt các Ngân hàng thương mại
với các trung gian tài chính khác như: Các Công ty bảo hiểm, các quỹ đầu
tư gọi chung là các tổ chức phi ngân hàng thì cần phải dựa trên tính chất
cơ bản của Ngân hàng thương mại đó là: Ngân hàng thương mại là nơi
nhận tiền ký thác, tiền ký gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào
các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu vá các dịch vụ kinh doanh khác của
chính ngân hàng.
Ở Việt Nam, theo Điều 20 Luật tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc
Hội thông qua tháng 12 năm 1997 có nêu: "Tổ chức tín dụng là doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của
pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân hàng với nội
dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch
vụ thanh toán". Luật chỉ nêu ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được
thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh có liên
quan. Theo tổ chức và mục tiêu hoạt động của các loại hình ngân hàng,
hiện nay hệ thống Ngân hàng Việt Nam bao gồm năm loại ngân hàng:
Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, Ngân
hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác, Ngân hàng thương mại ra đời với tính
chất là nhận tiền gửi, sử dụng vào nhiệm vụ cho vay, chứng khoán và các

dịch vụ khác của ngân hàng, ngày càng thể hiện rõ vai trò của nó đối với sự
phát triển kinh tế. Với chức năng của mình, Ngân hàng thương mại giữ vai
trò quan trọng trong nền kinh tế thể hiện qua các nội dung sau:
1.1.1. Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.
Thực tế cho thấy, để phát triển kinh tế các đơn vị kinh tế cần phải có
một lượng vốn lớn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác. Nhưng điều khó khăn hơn lợi íchả là cần có người đứng ra tập
trung tiền nhàn dỗi ở mọi nơi mọi lúc và kịp thời cung ứng cho nơi cần
vốn. Bằng vốn huy động được trong xã hội thông qua hoạt động tín dụng,
Ngân hàng thương mại đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp
ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Nhờ có hoạt
động của hệ thống Ngân hàng thương mại và đặc biệt là hoạt động tín
dụng, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến
máy móc, công nghệ để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế
và chất lượng sản phẩm cho xã hội.
1.1.2. Ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị
trường.
Bước sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự phát triển của tín dụng Ngân
hàng đã làm biến đổi hoạt động ruỗng lát trong các nhà máy, xí nghiệp khơi
dậy sức sống bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại năng suất cao, thực
hiện chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến. Điều không thể thực hiện
bằng vốn tự có của các doanh nghiệp vốn dĩ đã rất ít ỏi. Bên cạnh đó, tín
dụng ngân hàng còn cung cấp một phần vốn không nhỏ trong việc tăng
cường nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp. Một vấn đề luôn là mối
lo thường trực của các doanh nghiệp. Một khía cạnh khác đòi hỏi sự có mặt
của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp. Đó là một ngân quỹ để dành
cho việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự phát triển của khoa học -
kỹ thuật - công nghệ cao. Đặc biệt trong điều kiện nước ta vẫn còn thiếu
nhiều những chuyên gia đầu ngành, những cán bộ có năng lực và những
công nhân lành nghề.

1.1.3. Ngân hàng thương mại là một công cụ để Nhà nước điều
tiết vĩ mô nền kinh tế.
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng được chia
làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng chuyên doanh
(NHTM). Các NHTM được Nhà nước sử dụng như công cụ để quản lý hoạt
động tiền tệ, điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Nhà nước điều tiết ngân
hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường thông qua hoạt động tín dụng và thanh
toán giữa các Ngân hàng thương mại trong hệ thống từ đó góp phần mở
rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông và thông qua việc cung ứng
tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mại thực hiện
việc dẫn dắt các luồng tiền tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều
khiển chúng một cách có hiệu quả.
1.1.4. Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với
nền tài chính quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế quốc tế, sự hội nhập kinh
tế quốc gia với thế giới đem lại những lợi ích kinh tế to lớn, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Một trong các điều kiện quan trọng
góp phần thúc đẩy sự hội nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
đó là nền tài chính quốc gia. Nền tài chính quốc gia là cầu nối với nèn tài
chính quốc tế thông qua hoạt động của Ngân hàng thương mại trong các
lĩnh vực kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán,
nghiệp vụ ngoại hối và các nghiệp vụ khác. Đặc biệt là các hoạt động thanh
toán quốc tế, buôn bán ngoại hối, quan hệ tín dụng với các ngân hàng Nhà
nước của Ngân hàng thương mại trực tiếp hoặc gián tiếp tác động góp phần
thúc đẩy hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và thông qua đó Ngân hàng
thương mại đã thực hiện vai trò điều tiết tài chính trong nước phù hợp với
sự vận động của nền tài chính quốc tế.
1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Chức năng làm trung gian tín dụng.
Chức năng trung gian tín của Ngân hàng thương mại được thể hiện

qua sơ đồ luân chuyển vốn sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ luân chuyển vốn

nhân

doanh
nghiệp
Ngân
hàng
thương
mại

nhân

doanh
nghiệp
Đầu tư
Cho vay
Uỷ thác đầu tư
Với chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại làm "cầu
nối" giữa người thừa vốn và người thiếu vốn và nó đã không chỉ đem lại lợi
ích cho những người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại
lợi ích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế. Đối với ngân hàng, họ sẽ tìm
được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi
suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở cho
Ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển. Đối với nền kinh tế, chức năng
này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp
ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và
để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng đã biến vốn
nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân

chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Đây chính là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại,
nó quyết định sự duy trì và phát triển của Ngân hàng đồng thời là cơ sở để
thực hiện các chức năng sau:
1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán.
Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng ra
thanh toán hộ cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản này sang
tài khoản khác theo yêu cầu của họ. Thông qua chức năng này Ngân hàng
đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân
hàng là người giữ tiền của khách hàng, chi tiền hộ cho khách hàng. Nền
kinh tế thị trường càng phát triển thì chức năng này của ngân hàng ngày
càng được mở rộng.
Thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống Ngân hàng
thương mại góp phần phát triển nền kinh tế. Khi khách hàng thực hiện
thanh toán qua ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro, giảm chi phí thanh toán cho
khách hàng đồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh của khách hàng
Gửi tiền
nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng tăng. Đối với
Ngân hàng thương mại chức năng này góp phần tăng lợi nhuận của ngân
hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Hơn nữa, nó lại tăng nguồn vốn
cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của khách
hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở để hình thành chức năng tạo tiền
của Ngân hàng thương mại.
1.2.3. Chức năng tạo tiền.
Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ
một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng
chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn
hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của
hệ thống ngân hàng.
Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền

gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đã để
lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sư đem đi đầu tư, cho vay từ đó
nó sẽ chuyển sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác. Với vòng quay của
vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng
thương mại thực hiện được chức năng tạo tiền.
2. VỐN - TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
2.1. Vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân
hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư
hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Vốn của ngân hàng được thể
hiện dưới các dạng: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động.
2.1.1. Nguồn vốn chủ sỡ hữu.
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng thương mại là vốn tự có do ngân
hàng tạo lập được thuộc sở hữu riêng của ngân hàng, thông qua góp vốn
của các chủ sở hữu hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Ở những nước
khác nhau, định nghĩa về vốn tự có có thể khác nhau nhưng nét chung nhất
vốn tự có bao gồm các thành phần sau:
1 - Vốn góp của chủ sở hữu để thành lập hoặc mở rộng doanh
nghiệp.
2 - Các quỹ dự trữ được hình thành trong quá trình hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng theo cơ chế tài chính hoặc quyết định của chủ sở hữu
vốn như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính
3 - Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động kinh doanh chưa sử dụng
4 - Các khoản nợ được coi như vốn.
Vốn này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân
hàng, song lạ là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng.
Do tính chất ổn định, nó thực hiện chức năng thành lập, chức năng bảo vệ
và điều chỉnh đối với hoạt động ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng, thì vốn tự có của ngân hàng chiếm dưới 10%, như vậy vốn ký

thác của ngân hàng khoảng trên 90%. Các Ngân hàng Trung Ương quy
định mức vốn tự có của ngân hàng lớn hơn hoặc bằng 8% trên tổng tài sản
có rủi ro quy đổi, điều này muốn nói lên rằng chức năng chủ yếu của khối
lượng giới hạn vốn chủ sở hữu đã được xem như là tài sản bảo vệ cho
những người gửi tiền. Chức năng bảo vệ không chỉ được xem như sự bảo
đảm thanh toán cho người gửi tiền khi ngân hàng vỡ nợ, mà còn góp phần
duy trì khả năng trả nợ, bằng cách cung cấp một khoản tài sản có dự trữ để
ngân hàng khỏi bị đe doạ bởi sự thua lỗ, để có thể tiếp tục hoạt động.
Ngoài việc cung cấp nền tảng cho các hoạt động và để bảo vệ người
gửi tiền. Chức năng điều chỉnh cũng đã được xác định cho vốn chủ sở hữu
của Ngân hàng thương mại. Dựa trên mức vốn tự có của ngân hàng, các cơ
quan quản lý xác định, điều chỉnh hoạt động cho ngân hàng ví dụ như các
ngân hàng chỉ có thể cho một khách hàng lớn nhất vay không quá 15% vốn
tự có của ngân hàng. Nếu như ngân hàng cho vay quá số đó sẽ ảnh hưởng
đến hoạt động an toàn của ngân hàng.
2.1.2. Nguồn vốn huy động.
Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là
những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và
các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ ký
thác, các nghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinh doanh.
Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác
nhau, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyển sở hữu và có
trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn (nếu là tiền gửi
có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn (nếu là tiền gửi không
kỳ hạn). Vốn huy động đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Ngân hàng thương mại huy động vốn dưới các hình
thức: Nhận tiền gửi (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm); phát hành các công cụ nợ (tín phiếu, trái phiếu); và nguồn vốn đi
vay. Ngoài ra vốn của ngân hàng còn được hình thành thông qua việc làm
uỷ thác, đại lý cho các tổ chức trong và ngoài nước hoặc cung cấp các

phương tiện thanh toán như thẻ rút tiền tự động từ máy ATM
Nhìn chung nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ
trọng lớn nhất, chiếm khoảng từ 70% - 80% và nó có tính biến động. Nhất
là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy
động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa
bàn hoạt động. Vì vậy Ngân hàng thương mại cần phải đi sâu tìm hiểu,
phân tích nguồn hình thành vốn này, dự đoán trước tình hình cung cầu vốn
để có đối sách phù hợp.
2.2. Vốn huy động và vai trò của nó đối với Ngân hàng thương mại.
Vai trò đầu tiên của vốn huy động đó là nó quyết định đến quy mô
của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Thông thường nếu so với
các ngân hàng lớn thì các ngân hàng nhỏ có khoản mục đầu tư và cho vay
kém đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng cho vay của các ngân hàng này
cũng nhỏ hơn. Trong khi các ngân hàng lớn cho vay được ở thị trường
trong nước, ngoài nước thì các ngân hàng nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi
hẹp, mà chủ yếu trong cộng đồng. Mặt khác do khả năng vốn hạn hẹp nên
các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được với sự biến động về
chính sách, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp
dân cư và các thành phần kinh tế.
Thứ hai là vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm
bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Để tồn tại
và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín
trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó trước hết phải được thể hiện ở
khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, khả năng thanh toán
của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn, đồng
thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn, đồng
thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với quy mô lớn,
tiến hành các hoạt động cạnh tranh có qhj, đảm bảo uy tín, nâng cao thanh
thế của ngân hàng trên thị trường.

2.3. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
2.3.1. Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi.
2.3.1.1. Tiền gửi không kỳ hạn.
Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng mà khách hàng
không có thoả thuận trước về thời gian rút tiền. Ngân hàng phải trả một
mức lãi suất thấp hoặc không phải trả một lãi cho số tiền gửi này. Bởi vì,
tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng rất biến động, khách hàng có thể rút
ra bất kỳ lúc nào, do đó ngân hàng không chủ động sử dụng số vốn này,
ngân hàng phải dự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khi
khách hàng có nhu cầu. Tiền gửi không kỳ hạn gồm hai loại:
* Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân
hàng để thực hiện các khoản thanh toán về tiền mua hàng hoá, dịch vụ và
các khoản thanh toán khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh
của khách hàng. Đứng trên góc độ là khách hàng thì đây là tiền khách hàng
gửi vào ngân hàng để sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt:
Séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi Họ có quyền rút ra bất kỳ lúc nào thông
qua công cụ thanh toán. Đứng trên góc độ ngân hàng thì ngân hàng coi đây
là một khoản tiền mà họ phải có trách nhiệm hoàn trả cho khách hàng bất
kỳ lúc nào. Tuy nhiên ngân hàng cần tận dụng loại tiền gửi này để làm vốn
kinh doanh của mình bởi vì trong quá trình lưu chuyển vốn của ngân hàng
do có sự chênh lệch giữa các khoản tiền gửi vào và rút ra giữa các tài khoản
của khách hàng.
* Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: Là loại tiền gửi không kỳ hạn,
khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn về tài sản. Tiền gửi
không kỳ hạn thuần tuý cũng là tài sản của người ký thác, họ có quyền rút
bất kỳ lúc nào, ngân hàng luôn luôn phải đảm bảo có thể thanh toán, lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán.
Mục đích của người gửi tiền là bảo đảm an toàn vì khách hàng không xác
định được thời gian nhàn rỗi cho số tiền của họ và họ không có nhu cầu sử
dụng tiền gửi thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng.

2.3.1.2. Tiền gửi có kỳ hạn.
Là loại tiền gửi, khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thoả thuận
trước về thời hạn rút tiền. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi tương đối ổn
định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của khách hàng để thanh
toán cho khách hàng đúng thời hạn. Do đó ngân hàng có thể chủ động sử
dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết. Đối
với loại tiền gửi này, ngân hàng có rất nhiều loại thời hạn từ 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng mục đích là tạo cho khách hàng có được nhiều kỳ hạn gửi
phù hợp với thời gian nhàn rỗi của khoản tiền mà họ có. Chính vì là loại
tiền gửi mà ngân hàng có quyền sử dụng nó trong thời gian nhất định nên
loại tiền gửi này được trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
2.3.1.3. Tiền gửi tiết kiệm.
Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi.
Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng cấp cho khách hàng một
cuốn sổ, khách hàng phải quản lý và mang theo mỗi khi đến ngân hàng
giao dịch.
Xét về bản chất, tài khoản tiền gửi tiết kiệm là một phần thu nhập
của cá nhân người lao động mà họ chưa đưa vào tiêu dùng, và là một dạng
đặc biệt để tích luỹ tiền tệ thay cho hình thức cất trữ vàng, hàng hoá. Tiền
gửi tiết kiệm có ba loại:
* Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thể rút ra bất
cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho
người khác. Số dư tiền gửi này không lớn, nhưng ít biến động, vì vậy đối
với loại tiền gửi này các Ngân hàng thương mại thường trả lãi suất cao hơn
với tiền gửi thanh toán.
* Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về
thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ
hạn. Loại hình tiết kiệm này khá quen thuộc ở Việt Nam, các Ngân hàng
thương mại Việt Nam thường huy động tiết kiệm với thời hạn phong phú từ
ba tháng đến một năm.

* Tiết kiệm dài hạn: Đây là loại tiền gửi phổ biến ở một số nước
công nghiệp. Loại tiết kiệm này có tính ổn định cao bởi vì thời gian gửi tiền
từ một năm trở lên, do đó ngân hàng chủ động sử dụng nguồn vốn này, nó
tạo cho ngân hàng có tính chủ động sử dụng vốn cho mục đích vốn dài hạn.
Để thu hút vốn này, ngân hàng thường phải trả lãi suất cao.
2.3.2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá.
Giấy tờ có giá mà các Ngân hàng thương mại dùng để huy động vốn
thực chất là các giấy nhận nợ mà ngân hàng trao cho những người cho ngân
hàng vay tiền xác nhận quyền đòi nợ của khách hàng đối với ngân hàng ở
một mức lãi suất và ngày hoàn trả nhất định.
Việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng để hình thành vốn sử
dụng có tính ổn định cao, đồng thời nhằm giải quyết những khoản vốn
thiếu hụt có tính tình thế do khả năng thu hút bằng nguồn tiết kiệm hạn chế.
Ngân hàng thường sử dụng các loại giấy tờ có giá dưới các hình thức:
2.3.2.1. Phát hành trái phiếu:
Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân
hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân
hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc
phát hành trái phiếu, các Ngân hàng thương mại chịu sự quản lý của Ngân
hàng Trung Ương, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và
có thể bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng.
2.3.2.2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng.
người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn
khi đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường
tiền tệ.
2.3.2.3. Phát hành kỳ phiếu.
Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm). Nó có đặc điểm
giống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn trái phiếu vì vậy nó được
sử dụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng.

2.3.2.4. Giấy tờ có giá khác.
Điển hình là việc phát hành EURO DOLLAR. Đây là hình thức phát
hành phiếu nợ để thu hút vốn ở nước ngoài. Nó có đặc điểm là chỉ dùng
huy động vốn bằng đô la và khi trả lãi và vốn gốc cũng bằng đô la. Đối với
loại này ngân hàng sử dụng để thu hút vốn huy động ngắn hạn (3 tháng). Ở
các trung tâm tài chính, loại phiếu nợ này được chấp nhận như là đô la.
Quyền phát hành ở một số nước trong đó có Việt Nam được giới hạn ở một
số ngân hàng đặc biệt, như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng xuất nhập
khẩu. Các ngân hàng trên được phép phát hành phiếu nợ này ở trong nước
và nước ngoài, còn với các ngân hàng khác chỉ được phát hành ở nước
ngoài.
Huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá các Ngân
hàng thương mại phải trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi. Vì vậy khi phát
hành các Ngân hàng thương mại phải căn cứ vào đầu ra để quyết định đến
khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, phương pháp huy động phù
hợp.
2.3.3. Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác.
Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng thương mại có được nhờ thông qua
quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng thương mại với Ngân hàng Trung Ương
hoặc các Ngân hàng thương mại với nhau hay với các tổ chức tín dụng
khác. Vốn đi vay là nguồn vốn mà ngân hàng chịu chi phí cao hơn vốn huy
động vì vậy chỉ trong trường hợp ngân hàng thiếu vốn khả dụng trong thời
gian ngắn nào đó thì ngân hàng mới tìm đến các Ngân hàng thương mại
khác để thoả mãn nhu cầu vốn khả dụng.
Nếu Ngân hàng thương mại không thoả mãn được nhu cầu đó từ phía
các Ngân hàng thương mại khác thì giải quyết tiếp theo là đi vay của Ngân
hàng Trung Ương. Tuỳ theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, các
Ngân hàng thương mại có thể vay Ngân hàng Trung Ương các loại vốn:
Vốn vay ngắn hạn bổ sung vốn ngắn hạn còn thiếu của Ngân hàng thương
mại hoặc vốn vay để thanh toán giữa các ngân hàng nhằm bù đắp những

thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, hoặc các Ngân hàng thương mại mang
các giấy tờ có giá đến Ngân hàng Trung Ương xin tái chiết khấu (tái cấp
vốn).
Ngân hàng Trung Ương thông qua nhu cầu vay vốn của Ngân hàng
thương mại với Ngân hàng Trung Ương nhằm mục đích phát hành thêm
tiền Trung Ương theo kế hoạch, bổ sung lượng vốn khả dụng cho Ngân
hàng thương mại một cách thường xuyên và là cứu cánh cho vay cuối cùng
nhằm cứu nguy cho các Ngân hàng thương mại khi cần thiết, nếu sự đổ vỡ
của các Ngân hàng thương mại có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ
thống ngân hàng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
HÀNG HẢI HÀ NỘI
1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI.
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ
chức của chi nhánh.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh.
Theo Điều 1, Chương 1 của Điều lệ Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Hàng Hải năm 1999 thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải gọi tắt
là Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. Tên gọi bằng tiếng Anh: Vietnam
Maritime Commecrial Stock Bank, gọi tắt Maritime Bank, viết tắt là
MBS.MSB đăng ký hoạt động tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) cấp
giấy phép hoạt động số 01/NH - GP có hiệu lực kể từ ngày 08/6/1991. Theo
quy định số 259/QĐ/NH5 với số vốn ban đầu là 40 tỷ VNĐ. Sau đó, Ngân
hàng bắt đầu kinh doanh từ tháng 7 năm 1991 với thời hạn 25 năm, thời
hạn này sẽ thay đổi khi có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
MSB được thành lập trên cơ sở tự nguyện góp vốn của các cổ đông.

Vì vậy vốn điều lệ là do các cổ đông đóng góp, MSB tự chủ về tài chính, tự
chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm với khách hàng
của mình trước pháp luật.
Các chi nhánh, các văn phòng đại diện, các Công ty trực thuộc là
pháp nhân duy nhất có con dấu riêng, và làm nghĩa vụ đối với Nhà nước
theo pháp luật quy định.
MSB có các trụ sở chính: Hải Phòng: (trụ sở chính): Giấy phép hoạt
động số 001/NH - GP ngày 08/6/1991 và các chi nhánh:
+ Chi nhánh tại Hà Nội: Giấy phép hoạt động số 001/NH - GP ngày
08/6/1991.
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Giấy phép số 001/NH - GP
ngày 08/6/1991.
+ Chi nhánh tại Quảng Ninh: Giấy phép số 0001/NH - GTC ngày
15/9/1992.
+ Chi nhánh tại Cần Thơ: Giấy phép số 0007/NH - GTC ngày
29/3/1993.
+ Chi nhánh tại Đà Nẵng: Giấy chập thuận số 0008/GTC ngày
10/5/1993.
+ Chi nhánh tại Vũng Tàu: quyết định số 185/QĐ - NH5 ngày
12/7/1996.
Là một ngành thương mại cổ phần, hoạt động theo luật Ngân hàng và
các tổ chức ttín dụng, luật doanh nghiệp, MSB tiến hành các hoạt động
nghiệp vụ huy động vốn trên các loại như: vốn ngắn, trung, dài hạn (tiền
gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm) bằng VND và ngoại tệ
trong nước và ngoài nước đề đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế. Đối với hoạt
động sử dụng vốn MSB cho vay ngắn hạn với các tổ chức kinh tế và cá
nhân được phép hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thương
mại và các nhu cầu hợp pháp khác. cho vay trung và dài hạn tuỳ theo tính
chất và khả năng nguồn vốn mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận, hoàn
vốn đúng hạn MSB thực hiện các nhiệm vụ khác như chiết khấu thương

phiếu, trái phiếu và các giấy tờ khác, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật
hiện hành và do hội đồng quản trị quyết định, thực hiện các nhiệm vụ kinh
doanh đối ngoại và các nhiệm vụ khác khi được ngân hàng Nhà nước cho
phép.
MSBHN là chi nhánh của MSB ra đời cùng với sự ra đời của MSB
và tiến hành hành các hoạt động nghiệp vụ như trên dưới sự chỉ đạo của
MSB, chi nhánh MSBHN hoạt động tại 44 Nguyễn Du, là chi nhánh hoạt
động lớn nhất của hệ thống MSB.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành ngân hàng và của
MSB, MSBHN đã có những cách thức tổ chức quản lý phù hợp với đặc
điểm ngành nghề, đáp ứng yêu cầu về nhân lực và chất lượng hoạt động.
Tại thời điểm 31/12/2001 tổng số cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị
là 77 lao động. Số cán bộ có trình độ đại học chiếm trên 70% về tổ chức
của MSB HN được thực hiện theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức MSBHN
Ban giám đốc
Trong hoạt động giữa các phòng ban luôn có mỗi quan hệ mật thiết
với nhau, hỗ trợ nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng.
1.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của MSB.
Bảng số 1: Huy động vốn theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu VND
STT Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001
Tổng số Tỷ trọng % Tổng số Tỷ trọng %
Tổng vốn huy động 298.632 100 358.715 100
1 Ngành Hàng Hải 21.495 7,19 20.479 5,7
2 Ngành Giao thông 2.039 0,68 1000 0,278
3 Ngành bưu chính 124.168 41,58 276.337 77
4 Ngành khác 150.91 50,5 60.899 16,98
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2000)

Như vậy, trong tổng nguồn vốn huy động năm 2000 ngành Hàng Hải
chiếm 7,19% năm 2001 giảm xuống chỉ còn 5,7%., Ngành Bưu chính năm
2000 chiếm 41,58% năm 2001 tăng lên tới 77%. Đặc biệt đối với ngành
Giao thông, trong năm 2001 huy động vốn của Chi nhánh đã giảm rất mạnh
(từ 68% xuống còn 27,8% trong tổng vốn huy động).
Với tình hình khách hàng của MSBHN như trên, nhưng Chi nhánh
chưa thực sự thu hút được các khách hàng lớn, khách hàng mang lại nhiều
lợi ích cho MSBHN. Điều này có thể nói rằng: chính sách khách hàng của
MSBHN chưa có tính cạnh tranh, chi nhánh chưa có khả năng đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng lớn, trong khi đó nhiều doanh nghiệp vừa và
nhỏ có uy tín chi nhánh chưa tiếp cận được.
1. 3. Nguồn vốn của MSBHN.
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
Phòng
tài
chính
kế toán
Phòng
kiểm
soát
nội bộ
Phòng
Hành
chính -
Tổng
hợp
Phòng

tín
dụng
Phòng
xử lý
rủi ro
kinh
doanh
Theo Điều 14, chương III của Điều lệ MSB thì vốn hoạt động của
MSB gồm: vốn điều lệ, vốn huy động, vốn tiếp nhận, vốn đi vay, vốn tích
luỹ và vốn khác, hiện tại nguồn vốn của MSBHN gồm:
- Nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và cá nhân (gồm ngắn hạn dưới
12 tháng và trung hạn từ 12 tháng trở lên).
- Nguồn huy động từ TCTTD khác ngoài hệ thống MSB (gồm ngắn
hạn dưới 12 tháng và trung hạn từ 12 tháng trở lên chủ yếu là bằng VNĐ).
- Nhận vốn kinh doanh từ trụ sở chính bằng ngoại tệ nhằm thực hiện
điều chuyển vốn ngoại tệ trong thanh toán ngắn hạn và trung hạn.
- Vốn cấp từ trụ sở chính bằng VNĐ dưới hình thức tiền mặt và tài
sản.
Các nguồn vốn trên có tỷ trọng khác nhau cụ thể qua thống kê hai
năm (2000 - 2001).
Bảng số 2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng
Tỷ giá : 15.500VNĐ = 1USD
Đơn vị tính: Triệu đồng và
1000USD
TT Chỉ tiêu
Năm 2000 Quy đổi Năm 2001 Quy đổi
VND USD Giá trị
Tỷ
trọng
VND USD Giá trị

Tỷ
trọng
Tổng nguồn vốn 240.136 8,000 364.136 100 336.51
5
12,371 528.26
5
100
1 Hoạt động TCKT$CN 200.000 6,000 293.000 80.46 298.00
0
3,400 350.70
0
66
1.1 N.hạn dưới 12 tháng 176.000 4,531 246.231 220.40
0
1,850 249.07
5
1.2 Trung hạn trên 12
tháng
24.000 4,469 46.769.500 77.600 1,551 101.62
5
2 Huy động TCTDMSB 5.632 0 5.632 1,5 015 0 8,05 2
2.1 Ngắn hạn dưới 12
tháng
58 0 58 15 0 15
2.2 Trung hạn trên 12
tháng
5.574 0 5.574 8000 0 8000
3 Nhận USD vốn từ trụ sở
chính
0 2,000 31.000 8,5 0 8,971 139.05

0
26
3.1 Ngắn hạn dưới 12
tháng
0 1,526 1.526 0 5,971 92.552
3.2 Trung hạn trên 12
tháng
0 474 7.347 0 3000 46.500
4 Vốn huy động khác 0 0 0 0 0 0 0 0
5 Vốn cấp từ trụ sở chính 34.504 0 34.504 9,475 30.500 0 30.500 6
Qua số liệu trên ta thấy, vốn huy động tổ chức và các nhân của
MSBHN chiếm tỷ trọng phần lớn và chủ yếu, tổng nguồn vốn của Chi
nhánh đến 31/12/2001 đạt 528.265 triệu VNĐ tăng 45% so với cùng kỳ
năm 2000.
Với nguồn vốn huy động được bằng VND đạt khá nên chi nhánh kịp
thời hỗ trợ vốn cho trụ sợ chính để cân đối vốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về
nguồn vốn kinh doanh và thanh toán của chi nhánh. Đồng thời chi nhánh
còn tăng số dư tiền gửi có kỳ hạn của chi nhánh tại Hội Sở chính từ 60.000
triệu VND (năm 2000) lên 130.000 triệu đồng (năm 2001).
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng chậm qua các năm,
chi nhánh đã huy động thêm được ngoại tệ, thu hút thêm được từ tổ chức
kinh tế và dân cư nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu kinh doanh ngoại
tệ của chi nhánh và nhu cầu vốn dài hạn.
1. 4. Công tác sử dụng vốn.
Phương châm trong sử dụng vốn của chi nhánh là "an toàn và hiệu
quả". Vì vậy, trong hoạt động cho vay của chi nhánh với các pháp nhân, cá
nhân hoạt động sản xuất kinh doanh, vay tiền dùng khi có nhu cầu vay
được thực hiện theo quy chế cho vay.
Đồng thời, ngân hàng cũng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm
đảm bảo cho chi nhánh đáp ứng mọi nhu cầu rút tiền, gửi tiền của ngân

hàng theo đó chi nhánh đã thực hiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm tỷ
trọng vốn dụng cho vay để tăng tỷ trọng cao như kinh doanh ngoại tệ kinh
doanh trên thị trường liên ngân hàng. Đặc biệt, một phần vốn VNĐ không
nhỏ được điều chuyển về trụ sở chính để cân đối cho toàn hàng, cơ cấu sử
dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng số 3: Cơ cấu sử dụng vốn
Tỷ giá : 15.500VNĐ = 1USD
Đơn vị tính: Triệu đồng và
1000USD
TT Chỉ tiêu
Năm 2000 Quy đổi Năm 2001 Quy đổi
VND USD Giá trị
Tỷ
trọng
VND USD Giá trị
Tỷ
trọng
Sử dụng vốn 240.136 8,000 364.136 100 336.51
5
12,371 528,26
5
100
1 Dự trữ trong thanh
toán
13.268 300 17.917 4,9 20.904 500 28.645 5
1.1 Tại MSB 7.218 150 9.543 9.000 200 12.100
2 Cho vay 96.020 10.250 254.896 70 136.00 11.871 320.00 61
0 0
2.1 Ngắn hạn 48.020 4.250 113.895 90.000 4.581 161.00
6

2.1.1 Hợp vốn uỷ thác 39.680 2.100 72.230 68.000 2.100 100.55
0
2.2 Trung và dài hạn 48.000 6.000 141.000 46.000 7.290 158.99
5
2.2.1 Hợp vốn và uỷ thác 38.600 2.500 77.350 40.000 2.000 71.000
3
Gửi vốn có kỳ hạn tại
HO
60.000 0 60.000 16,47 130.00
0
0 130.00
0
25
3.1 Dưới 12 tháng 30.000 0 30.000 60.000 0 60.000
3.2 Trên 12 tháng 30.000 0 30.000 70.000 0 70.000
4 Nhà cửa và TSCĐ 20.000 0 20.000 5,49 20.000 0 20.500 4
5 Sử dụng khác 11.324 f0 11.324 3,1 29.111 0 29.111 6
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001)
Qua biểu đồ trên ta thấy:
+ Về dự trữ thanh toán: vốn dùng thanh toán năm 2000 đạt tỷ lệ 6%
so với vốn huy động. Năm 2001 chi nhánh đã tăng lên gần 8%.
+ Về nghiệp vụ cho vay: doanh số cho vay năm 2001 là 320.000
triệu đồng, chiếm tỷ trọng 61% trong tổng vốn sử dụng giảm 9% so với
năm 2000 với số lượng cho vay là 254.895 triệu đồng. Doanh số cho vay
tăng chủ yếu do tăng cho vay với một số khách hàng lớn như Công ty xuất
nhập khẩu vật tư đường biển, do tăng cho vay đồng tài trợ và uỷ thác đầu tư
ngắn hạn từ 72.230 triệu VND năm 2000 lên 100.550 triệu VND năm
2001.
+ Về chất lượng tín dụng: hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chủ
yếu cho ngân hàng nhưng cùng là hoạt động hàm chứa nhiều rủi ro cho

ngân hàng. Hoạt động tín dụng chỉ hiệu quả khi doanh số cho vay lớn, lãi
cho vay nhiều và nợ quá hạn ở mức thấp. Hiện nay, chi nhánh đã dần tăng
vòng quay đồng vốn, đồng thời tỷ trọng dư nợ có khả năng thu được lãi
tăng do chi nhánh giảm được dư nợ quá hạn (gần như toàn bộ nợ quá hạn
của chi nhánh không thu được lãi phát sinh).
Bảng số 4: Tình hình nợ quá hạn của MSBHN
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000 Năm 2001
Số tiền % Số tiền %
A. Tổng vốn huy động 298.632 358.715
B. Tổng dư nợ cho vay 254.895 85 320.000 89
C. Tổng dư nợ quá hạn 20.678 8,1 18.584 5,8
1. Nợ quá hạn theo thành
phần kinh tế
20.678 100 18.584 100
- Nợ quá hạn kinh tế ngoài
quốc doanh
14.681 71 14.310 77
- Nợ quá hạn kinh tế quốc
doanh
5997 29 4.274 23
2. Nợ quá hạn theo thời hạn 20.678 100 18.584 100
- Ngắn hạn 16.749 81 15.425 83
- Trung và dài hạn 3.929 19 3.159 17
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001).
Qua số liệu trên cho thấy:
- Tổng dư nợ cho vay năm 2001 tăng so với năm 2000 (tăng về tỷ lệ
là 4%).
- Tổng dư nợ quá hạn giảm: năm 2000 tỷ lệ NQH là 8,1% nhưng đến

năm 2001 tỷ lệ NQH chỉ còn 5,8%. Và tỷ lệ NQH này chủ yếu tập trung
vào những món cho vay ngắn hạn, và tài chính kế toán thuộc thành phần
KTNQD.
Nguyên nhân của tình hình NQH trên một mặt là do hoạt động kinh
doanh của khách hàng thường gặp rủi ro, do khách hàng chày ỳ trong việc
trả nợ Ngân hàng.
1. 5. Các nghiệp vụ khác của MSBHN.
Cùng với sự hội nhập mở cửa của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng
không chỉ bó hẹp trong các hoạt động tiêu dùng, cho vay đối với các tổ
chức kinh tế và cá nhân. Trong cả nước mà còn theo đà phát triển của các
ngành kinh tế khác như ngành xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế. Để hỗ
trợ và kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngân hàng đã cung cấp
các dịch vụ bảo lãnh và cam kết tín dụng thư xuất nhập khẩu, các nghiệp vụ

×