Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Con đường tới bình đẳng giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 52 trang )

Con đường
tới Bình đẳng
Giới
Pathway to Gender Equality
CEDAW, Beijing and the MDGs
Cơng ước về xóa bỏ tất cả
các hình thức phân biệt
đối xử chống lại phụ nữ,
Cương lĩnh Hành động
Bắc Kinh và
Các Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ
Bộ Hợp tác Kinh tế và
Phát triển Liên bang Đức
Tổ chức Quốc tế về
Phát triển Bền vững của Đức (GTZ)
Quỹ Phát triển Phụ nữ
Liên hợp quốc (UNIFEM)
Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM)
UNIFEM là Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc (LHQ). UNIFEM hỗ trợ cả về tài chính
và kỹ thuật cho các chương trình và chiến lược có sáng kiến thúc đẩy nhân quyền, tham
chính và an ninh kinh tế của phụ nữ. UNIFEM quan hệ hợp tác với với các tổ chức của
LHQ, chính phủ, phi chính phủ và các mạng lưới nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. UNIFEM
đưa các vấn đề và mối quan tâm của phụ nữ vào chương trình nghị sự của các quốc
gia, khu vực và tồn cầu thơng qua việc phát triển hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật về lồng
ghép giới và các chiến lược tăng cường quyền năng cho phụ nữ.
Bản tiếng Anh của quyển sách này được xuất bản với sự hợp tác và hỗ trợ của dự
án GTZ “Thúc đẩy quyền của phụ nữ”, đại diện cho Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển
Liên bang của Đức (BMZ).
Tổ chức Quốc tế về
Phát triển Bền vững của Đức (GTZ)


Bộ Hợp tác Kinh tế và
Phát triển Liên bang Đức
Quỹ Phát triển Phụ nữ
Liên hợp quốc (UNIFEM)
Tác giả: Lee Waldorf, trên cơ sở nghiên cứu của Shelley Inglis
Xin chân thành cảm ơn:
Sự góp ý và ủng hộ của một số cá nhân - nguồn hỗ trợ lớn lao trong
việc xuất bản cuốn sách này và chúng tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc
biệt tới Barbara Adams, Carol Barton, Mara Bustelo, Nanette Braun,
Noeleen Heyzer, Chandni Joshi, Osnat Lubrani, Zina Mounla, Juliane
Osterhaus, Leigh Pasqual, Joanne Sandler, Hanna Beate Schoepp-
Schilling và Damira Sartbaeva về những đóng góp q báu của họ.
Con đường tới Bình đẳng Giới: Cơng ước CEDAW, Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
và Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs)
Bản quyền Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc
ISBN: 1-932827-17-X
Bản tiếng Việt do cơng ty Luck House Graphics Ltd. thực hiện
Tel: 04. 7722346/8312818 * Fax: 04. 7722347
Quỹ Phát triển Phụ nữ
Liên hợp quốc (UNIFEM)
Trong lịch sử đấu tranh cho việc thực hiện quyền bình đẳng
giới trên thế giới trong vòng vài thập kỷ qua, có ba mốc lớn
cơ bản là:
1. Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối
xử chống lại phụ nữ (CEDAW) được Đại hội đồng Liên
hợp quốc thông qua năm 1979 và hiện có 185 quốc gia
thành viên.
2. Hội nghị Thế giới lần thứ tư
về Phụ nữ được tổ chức
tại Bắc Kinh (Trung Quốc) trong năm 1995 với sự tham

gia của các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới, hàng
nghìn các tổ chức phi chính phủ đã đề ra Cương lĩnh
Hành động Bắc Kinh trên 12 lĩnh vực.
3. Hội nghị Cấp cao Thiên niên kỷ được Liên hợp quốc tổ
chức trong năm 2000 tại Niu-oóc (Mỹ) với sự tham gia của
các nhà lãnh đạo cấp cao của 189 nước trên thế giới đã
thông qua Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu, trong đó
mục tiêu 3 về thực hiện bình đẳng giới.
Thực ra, các mục tiêu thiên niên kỷ không có gì mới
đặc biệt, mà là sự nối tiếp việc thực hiện 12 lĩnh vực mà
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và những mục tiêu của
Công ước CEDAW cùng những điều ước quốc tế khác về
quyền con người đảm bả
o các quyền của phụ nữ và trẻ
em gái. Cái mới của các mục tiêu thiên niên kỷ là cụ thể, có
định hạn thời gian thực hiện và những chỉ tiêu định lượng.
Lời giới thiệu
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
Cuốn sách Con đuờng tới Bình đẳng Giới này do Bộ Hợp
tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức, Tổ chức Quốc tế về
Phát triển Bền vững của Đức (GTZ) và Quỹ Phát triển Phụ nữ
Liên hợp quốc (UNIFEM) sẽ giúp bạn hiểu hơn về mối quan
hệ giữa ba sự kiện trên và tầm quan trọng của việc CEDAW,
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các Mục tiêu Thiên
niên kỷ.
Chúng tôi cám ơn Ủy ban Quốc gia về sự Tiến bộ của Phụ
nữ Việt Nam (NCFAW) đã tổ chức dịch, Cơ quan Phát triển
Quốc tế Canada (CIDA) tài trợ việc in bản tiếng Việt của quyển
sách này và xin được trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.



Vũ Ngọc Bình
Điều phối viên Quốc gia
Chương trình CEDAW Đông Nam Á
UNIFEM
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập Quỹ Phát triển
Phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM) năm 1976 theo lời kêu
gọi của các tổ chức phụ nữ tham dự Hội nghị Thế giới
lần thứ nhất về Phụ nữ năm 1975 ở Mêhicô.
Trong suốt 30 năm qua, UNIFEM cung cấp hỗ trợ về kỹ
thuật và tài chính cho những sáng kiến về chương trình và
chiến lược để
đẩy mạnh công việc nâng cao năng lực cho
phụ nữ và bình đẳng giới trên toàn thế giới.
Nhiệm vụ của UNIFEM là:
· Hỗ trợ những hoạt động đem lại lợi ích cho phụ nữ phù
hợp với các ưu tiên của quốc gia và khu vực.
· Đóng vai trò phục vụ là cơ quan xúc tác, với mục tiêu
đảm bảo sự tham gia phù hợp của phụ nữ trong các
hoạt động phát triển từ
giai đoạn ban đầu.
· Giữ vai trò sáng tạo và xúc tác trong sự hợp tác phát
triển của toàn hệ thống của Liên hợp quốc theo Nghị
quyết GA 29/125.
Với việc lấy quyền con người của phụ nữ làm trung tâm,
UNIFEM chú trọng vào những hoạt động tăng cường và xây
dựng năng lực, phát triển pháp luật và chính sách, tuyên
truyền vận động cho việc thực hiện các quyền con người
của phụ nữ

theo tinh thần và khuôn khổ của Công ước về
xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ
nữ (CEDAW) tập trung vào bốn mục tiêu chiến lược sau:
Quỹ Phát triển
Phụ nữ
Liên hợp quốc
(UNIFEM)
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
· Giảm nghèo cho phụ nữ.
· Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ.
· Đẩy lùi sự lây lan của HIV/AIDS đối với phụ nữ và trẻ em.
· Đạt được bình đẳng giới trong cả khi có chiến tranh
cũng như trong hoà bình. Đối tác của UNIFEM là các
cơ quan nhà nước, xã hội dân sự, kể cả các tổ chức
phi chính phủ và những tổ chức của phụ nữ.
Bạn có thể tìm hiể
u thêm về UNIFEM tại: www.unifem.org
Chương trình CEDAW Đông Nam Á
Chương trình CEDAW khu vực Đông Nam Á
(CEDAW SEAP) là một chương trình của UNIFEM do Cơ
quan Phát triển Quốc tế (CIDA) Canada tài trợ với mục
tiêu đẩy mạnh việc thực hiện Công ước CEDAW có hiệu
quả hơn nhằm đóng góp cho việc thực hiện các quyền
con người của phụ nữ tại bảy nước khu vực Đông Nam
Á (Việt Nam, Thái Lan, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xia, Phi-
líp-pin, Lào và Đông Timor) là những quốc gia thành viên
của Công ước CEDAW.
Mục tiêu của Chương trình CEDAW SEAP là (a)
Nâng cao nhận thức của các cơ quan chính phủ, các
tổ chức xã hội dân sự, kể cả các tổ chức phi chính phủ

phụ nữ về quyền con người của phụ nữ, giúp họ hiểu
rõ hơn về Công ước CEDAW, (b) Tăng cường năng lực
cho chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự trong việc
thúc đẩy quyền con người của phụ nữ trong khuôn khổ
Công ước CEDAW ở cấp quốc gia và khu vực (c) Thúc
đẩy cam kết của các quốc gia trong việc thực hiện Công
ước CEDAW thông qua công tác phổ biến CEDAW, hỗ
trợ tăng cường năng lực phụ nữ để bảo vệ các quyền
bình đẳng của mình.
Văn phòng Dự án CEDAW SEAP Việt Nam đặt tại số 11
Lê Hồng Phong, Hà Nội.
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
1
Lời mở đầu 1
Chương trình nghị sự Thiên niên kỷ về Bình đẳng Giới 2
Để Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ thúc đẩy
Bình đẳng Giới 3
Liên kết Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ với
CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh 4
Mục tiêu 1:
Xóa bỏ đói nghèo cùng cực 5
Mục tiêu 2:
Đạt được phổ cập giáo dục tiểu học 6
Mục tiêu 3:
Thúc đẩy bình đẳng và tăng quyền năng cho phụ nữ
7
Mục tiêu 4 và 5:
Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, cải thiện sức khỏe bà mẹ 8
Mục tiêu 6:

Phòng chống HIV/ AIDs, bệnh sốt rét và các bệnh khác 9
Mục tiêu 7: Đảm bảo bền vững về môi trường 10
Mục tiêu 8:
Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển 11
Các nguồn tài liệu qua mạng điện tử 12
Danh mục tài liệu tham khảo 13
Mục lục
ẢNH BÌA: NGƯỜI TRỒNG HOA Ở GẦN PALOMAR, BÔ-LI-VIA. ẢNH CỦA AIZAR RALDES--AFP/HÌNH ẢNH CỦA GETTY
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
2
T
uyên bố Thiên niên kỷ và Các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
(MDGs) đã mở ra cánh cửa mới
cho việc thúc đẩy bình đẳng giới.
Với tiềm năng của mình, Tuyên
bố Thiên niên kỷ và MDGs có thể trở thành
phương tiện hóa giải mối ràng buộc dai
dẳng giữa bất bình đẳng giới, sự lãng phí và hỦy hoại tiềm
năng con người của phụ nữ và sự nghèo đói ngày càng gia
tăng. Như đã thừa nhận trong Tuyên bố Thiên niên kỷ, mức
độ giảm đói nghèo đáng kể và bền vững phụ thuộc vào sự
sẵn sàng của chúng ta để đương đầu với thực tế là một nửa
dân số thế giới - phụ nữ và trẻ em đang bị xem là những
đối tượng bị phụ thuộc và yếu thế một cách có hệ thống. Và
chúng ta cần nỗ lực không ngừng để xóa bỏ sự bất bình đẳng
đó bằng những hành động cụ thể.
Vì MDGs đã trở thành tiêu điểm trong chương trình nghị sự
chung của các đối tác phát triển, kể cả cộng đồng hỗ trợ phát
triển, nên MDGs được coi là động cơ thực sự hiệu quả nhằm

tạo ra sự thay đổi. Nhưng điều quan trọng hơn là sự đồng
thuận trong nỗ lực đạt được MDGs phải luôn hướng tới tầm
nhìn của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Trong khi MDGs đưa ra các
mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số về giảm nghèo một cách cụ thể, theo
khung thời gian và có thể đo lường được, thì những gì phải làm
lại chưa được mô tả một cách chi tiết. Tuyên bố Thiên niên kỷ
phải được xem là văn kiện định hướng cho chúng ta trong việc
đưa MDGs vào cuộc sống - và thông điệp của Tuyên bố Thiên
niên kỷ là cần phải thúc đẩy các nỗ lực ở
các cấp độ nhằm thực hiện các cam kết
được tuyên bố tại các hội nghị quốc tế cũng
như các chuẩn mực về quyền con người
được quy định trong luật pháp quốc tế.
Tuyên bố Thiên niên kỷ cũng chỉ cho
chúng ta thấy nhu cầu cấp thiết đối với
các biện pháp tiếp cận giảm nghèo theo
hướng tổng thể và liên kết. Những mối
quan tâm chung như thúc đẩy bình đẳng
giới, phòng chống HIV/AIDS và xây dựng
mối quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát
triển là rất quan trọng, được xem như là
những mục tiêu tự thân. Tuy nhiên, điều
này không thể làm chệch hướng quan tâm
ẢNH CỦA AIZAR RALDES--AFP/HÌNH ẢNH CỦA GETTY
của chúng ta là đề xuất các sáng
kiến theo các khía cạnh khác nhau
nhằm đạt được MDGs. Đại dịch
HIV/AIDS đe dọa nghiêm trọng tới
việc đạt được các mục tiêu khác.
Nếu như hợp tác phát triển không

nhằm hỗ trợ tất cả các mục tiêu, thì
các nỗ lực ở cấp quốc gia có thể
trở thành vô ích. Như cuốn sách này đã đề cập chi tiết thì
bất bình đẳng giới có mối liên hệ mật thiết với mọi thách thức
phát triển mà MDGs đã nêu.
Cuốn sách cũng nhấn mạnh rằng, Công ước Liên hợp
quốc về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống
lại phụ nữ (Công ước CEDAW) và Hội nghị Thế giới lần thứ
tư về Phụ nữ tại Bắc Kinh phải trở thành những chuẩn mực
để thực hiện MDGs trên thực tế. Những kinh nghiệm và nhận
thức quý báu về bản chất của sự phân biệt đối xử dựa trên
cơ sở giới và các bước cần tiến hành để đạt bình đẳng giới
được nêu trong Công ước CEDAW và tiến trình của Hội nghị
Bắc Kinh cần được xem xét. Bằng cách sử dụng Công ước
CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh (Cương lĩnh
HĐBK) như một lăng kính để qua đó hiểu rõ và triển khai thực
hiện MDGs, chúng ta có thể đạt được cả hai mục tiêu nâng
cao nhận thức và phát triển một cách hiệu quả nhất.
Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc (UNIFEM) và Bộ
Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) cùng chia
sẻ quan điểm đã nêu trong Tuyên bố Thiên niên kỷ. BMZ đề
cao tầm quan trọng của việc thực thi các quyền con người
của phụ nữ như là một mục tiêu phát triển và phương tiện
cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển
bền vững. UNIFEM xem việc thực thi quyền con người của
phụ nữ nhằm đạt bình đẳng giới như một khuôn khổ toàn diện
và là mục tiêu cao nhất trong mọi hoạt động - từ tăng cường
quyền năng kinh tế đến kiến tạo hòa bình, phòng chống đại
dịch HIV/AIDS và nạn bạo hành đối với phụ nữ. UNIFEM và
BMZ hy vọng rằng công cụ nguồn này sẽ là đóng góp quan

trọng vào lĩnh vực mà chúng ta cùng với những nhà hoạt
động vì bình đẳng giới trên toàn cầu, đang nỗ lực nhằm biến
lời hứa của Tuyên bố Thiên niên kỷ trở thành hiện thực.
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
3
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
4
C
ác Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ được xây
dựng trên cơ sở Tuyên
bố Thiên niên kỷ - một
văn kiện mang tính toàn
cầu thể hiện sự đồng thuận chưa từng
có được 189 quốc gia thành viên Liên
hợp quốc (LHQ) thông qua năm 2000.
Trong Tuyên bố, các quốc gia thành viên đã cùng nhau cam
kết thúc đẩy tầm nhìn toàn cầu nhằm cải thiện điều kiện của
nhân loại trên toàn Thế giới trong các lĩnh vực phát triển và
xóa đói giảm nghèo, hòa bình và an ninh, bảo vệ môi trường,
nhân quyền và dân chủ.
Bản Tuyên bố đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thúc
đẩy nhân quyền của tất cả mọi người nhằm đạt tầm nhìn đã
vạch ra. Đặc biệt, thúc đẩy quyền của phụ nữ để đạt được
bình đẳng giới được coi là hết sức cần thiết đối với sự tiến bộ
xã hội. Tuyên bố đã nêu một cách rõ ràng cần phải “xóa bỏ
tất cả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và thực hiện Công
ước CEDAW”. Tuyên bố cũng thừa nhận tầm quan trọng của
việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng của
phụ nữ như là một giải pháp hiệu quả để xóa bỏ nghèo đói,

bệnh dịch và thúc đẩy phát triển bền vững thực sự.

Đồng thời, Tuyên bố Thiên niên kỷ tái khẳng định vai trò
trung tâm của vấn đề bình đẳng giới theo Hội nghị Thế giới
lần thứ tư về Phụ nữ ở Bắc Kinh (1995) và các Hội nghị Thế
giới quan trọng khác như Hội nghị Ri-ô về Môi trường và Phát
triển (1992), Hội nghị Viên về Quyền Con người (1993), Hội
nghị Cai-rô về Dân số và Phát triển (1994), Hội nghị Thượng
đỉnh Thế giới tại Cô-pen-ha-gen về Phát triển Xã hội (1995)
và Hội nghị Is-tan-bun về Định cư (1996). Các hội nghị này
được LHQ tổ chức trong những năm 90 đã tạo ra động lực để
cộng đồng quốc tế cùng nhau hội tụ tại Hội nghị Thượng đỉnh
Thiên niên kỷ năm 2000 và thống nhất các bước cần thiết
nhằm giảm đói nghèo và đạt phát triển bền vững. Tuyên bố
Thiên niên kỷ đã một lần nữa tái khẳng định cam kết của các
quốc gia thành viên tại các hội nghị này.
Tám cam kết quan trọng được nêu trong Tuyên bố Thiên
niên kỷ đã thiết lập nên Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên
kỷ (MDGs):
1. Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực
2. Phổ cập giáo dục tiểu học
Ảnh: Những phụ nữ cốt cán
tại một cuộc biểu tình
nhân ngày Lao động Quốc tế
ở Islamabad, Pakistan
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
5
ẢNH CỦA FAROOD NAEEM--AFP/HÌNH ẢNH CỦA GETTY
6
3. Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao quyền

năng cho phụ nữ
4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em
5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ
6. Phòng chống HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các bệnh
dịch khác
7. Đảm bảo bền vững về môi trường
8. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển
MDGs bao gồm 16 chỉ tiêu và 48 chỉ số mang tính toàn
cầu. Các mục tiêu, ch
ỉ tiêu và chỉ số được xác định nhằm
khuyến khích hành động một cách hiệu quả và nhanh
chóng để đạt được sự phát triển và xóa đói nghèo nêu
trong Tuyên bố. Các chỉ tiêu và chỉ số được thiết lập nhằm
đưa ra thước đo cụ thể về mức độ đạt được của các quốc
gia trong việc thực hiện các mục tiêu trên. Quá trình này sẽ
được đánh giá thường xuyên ở cấp quốc gia thông qua việc
soạn thảo báo cáo quốc gia về tình hình thực hiện MDGs.
Thực hiện MDGs đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
của tất cả các đối tác phát triển - các chính phủ, hệ thống
LHQ cũng như các tổ chức tài chính quốc tế.Trên thực tế,
Tuyên bố Thiên niên kỷ đã nhấn mạnh tới việc cần thiết phải
giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Hơn thế nữa, các mục
tiêu cụ thể về bình đẳng giới và việc thừa nhận bình đẳng
giới là yếu tố quan trọng để đạt các mục tiêu đã được nhấn
mạnh trong MGGs. Tất cả điều này cho thấy rằng MDGs đã
tạo dựng một cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy chương
trình nghị sự về bình đẳng giới.
Tuy nhiên, rất nhiều nhà hoạt động trong lĩnh vực nhân
quyền cho phụ nữ đã chỉ ra rằng bình đẳng giới - một mối
quan tâm xuyên suốt nhằm đạt MDGs - lại chưa được thể hiện

rõ ràng trong các mục tiêu và chỉ tiêu toàn cầu
1
. Cũng còn có
mối lo ngại rằng việc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ và
cam kết đối với Công ước CEDAW, Cương lĩnh Hành động
Bắc Kinh và các văn kiện thoả thuận khác ở cấp toàn cầu và
khu vực cũng chưa được phản ánh. Song các nhà hoạt động
trong lĩnh vực quyền con người nhân cơ hội này đã kêu gọi
đưa ra hàng loạt các mục tiêu và chỉ tiêu có nhạy cảm giới ở
cấp quốc gia. Và quan trọng hơn, bên cạnh việc đánh giá và
báo cáo, cần phải bổ sung các sáng kiến về bình đẳng giới đã
được triển khai thành công vào các giải pháp chiến lược nhằm
hoàn thành MDGs. Đúng như Báo cáo Phát triển Con người
năm 2003 của LHQ đã nhấn mạnh, “bình đẳng giới là vấn đề
mấu chốt để đạt được MDGs- từ nâng cao sức khỏe và phòng
chống bệnh tật tới việc xóa đói giảm nghèo, mở rộng giáo dục
và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, tăng cường việc tiếp cận tới nước
sạch và đảm bảo sự bền vững về môi trường”.
2
1
LIÊN MINH QUỐC TẾ VÌ CÔNG BẰNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ, 2004
2
UNDP, 2003
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
7
MDGs đã đề cập tới việc xóa bỏ bất bình đẳng giới, song
trong khuôn khổ toàn cầu, các mối quan tâm về bình đẳng giới
xuất hiện dưới hình thức hết sức đơn giản. Liệu MDGs có làm
cho cộng đồng quốc tế hiểu một cách sai lệch về các vấn đề

phức tạp cần phải được giải quyết? Các nhà hoạt động trong
lĩnh vực bình đẳng giới đ
ã nỗ lực không mệt mỏi nhằm đảm
bảo rằng nghĩa vụ và cam kết đối với Công ước CEDAW và
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh phải được thực hiện. Bằng
chứng là cho đến nay có nhiều bộ luật, các điều khoản hiến
pháp, quyết định của các cơ quan tư pháp cũng như các chính
sách, cơ cấu tổ chức của nhiều chính phủ đã mang tính nhạy
cảm giới. Liệu MDGs có làm cho các mối quan tâm và cam kết
bị chệch hướng khỏi các tiến trình bình đẳng giới khá hiệu quả
mà chúng ta đã kiên trì theo đuổi từ lâu?
MDGs có thể tạo thêm nhiều cơ hội, nếu chúng ta giữ
nguyên tinh thần Tuyên bố Thiên niên kỷ và không hạ thấp các
chuẩn mực hiện tại về phân tích giới và các chiến lược bình
đẳng giới cũng như không lược giảm các chu trình bình đẳng
giới có quy mô toàn cầu đã được thiết lập. Các nỗ lực để đạt
MDGs phải được định hướng không chỉ thông qua các mục
tiêu và chỉ tiêu toàn cầu mà quan trọng nhất là thông qua việc
Tuyên bố Thiên niên kỷ thừa nhận tầm quan trọng đặc biệt của
bình đẳng giới đối với những tiến bộ trong phát triển.
Chính vì vậy, cuốn sách này đề xuất một cách tiếp cận mà
qua đó MDGs không chỉ được xem như một chương trình nghị
sự mới và còn là một phương tiện mới đối với việc thực hiện
Công ước CEDAW và Cương lĩnh Hành Động Bắc Kinh.
Chúng ta sẽ đạt được nhiều hơn khi tiếp cận CEDAW, Cương
lĩnh Hành động Bắc Kinh và MDGs như các quy trình hỗ trợ
lẫn nhau. Việc phân tích sâu sắc và toàn diện các hình thức
bất bình đẳng giới trong mọi khía cạnh của đời sống phụ nữ
đã được đề cập trong CEDAW và Cương lĩnh Hành động
Bắc Kinh đồng thời cũng sẵn sàng cho việc triển khai MDGs.

Nhiều chiến lược hiệu quả nhằm đạt bình đẳng giới đã được
xây dựng trong vài thập kỷ gần đây khi triển khai thực hiện
CEDAW cũng như Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các
phương pháp tiếp cận này có thể được tăng cường sử dụng
trong quá trình thực hiện MDGs. Đây không chỉ đơn thuần là
vấn đề CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh có thể
làm gì cho MDGs. Nếu các cam kết và nguồn lực được huy
động nhằm thực hiện MDGs có thể được khai thác để hỗ trợ
các hoạt động mà chúng ta biết rõ ràng cần phải tiến hành vì
CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh thì những thành
tích thực hiện CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh sẽ
tiếp t
ục được nhân lên.
Nếu chúng ta hành động, Tuyên bố Thiên niên kỷ có thể đi
vào cuộc sống.
BÁO CÁO QUỐC GIA VỀ VIỆC
THỰC HIỆN MDGs
B
áo cáo Quốc gia về việc thực hiện MDGs vạch ra
các thứ tự ưu tiên và các phương pháp tiếp cận
mà mỗi một quốc gia thông qua nhằm đạt được
từng Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Phần lớn
các quốc gia đã thực hiện MDGs hiện nay đang
trong giai đoạn soạn thảo hoặc bắt đầu soạn thảo báo cáo*.
Quá trình làm báo cáo không chỉ là cơ hội để các nước điều
chỉ
nh khuôn khổ MDGs toàn cầu cho phù hợp với bối cảnh
quốc gia mà còn góp phần tăng cường mối quan tâm thích
đáng tới khía cạnh bình đẳng giới trong từng Mục tiêu.
Như sẽ được trình bày cụ thể ở phần 2, các vấn đề bình đẳng

giới trong từng mục tiêu của MDGs như bình đẳng giới nghĩa là
gì và cần phải làm gì để đạt bình đẳng giới được liên kết trọn vẹn
với CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và không thay
đổi về khuôn khổ. Đây là một thế mạnh lớn khi kết hợp với MDGs
vì hàng thập kỷ qua, các nhà hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng
giới đã cam kết rằng CEDAW và Cương lĩnh HĐBK có thể được
áp dụng một cách trực tiếp. Sau đây là một số bước chính:
Đưa các nhà hoạt động về Công ước CEDAW và
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh tới bàn họp
Công tác soạn thảo báo cáo quốc gia về tình hình thực
hiện MDGs nên có sự tham vấn rộng rãi các thành phần
liên quan trong xã hội. Cần có các chuyên gia bình đẳng
giới tham gia đóng góp ý kiến và nên bắt đầu từ Công
ước CEDAW và Cương lĩnh HĐBK. Có rất nhiều người ở
các bộ ngành của chính phủ và xã hội dân sự đã tham gia
tích cực vào việc thực hiện và giám sát CEDAW cũng như
thực hiện kế hoạch Hành động Quốc gia về Bắc Kinh.
Phân tích thực trạng triển khai Công ước CEDAW và
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
Đối với từng mục tiêu của MDGs, báo cáo nên bắt đầu từ
việc phân tích thực trạng, trong đó đánh giá mức độ đạt
Mục tiêu và những thách thức tới đây. Nhiều thông tin liên
quan đến bình đẳng giới không cần phải tiến hành thu thập
vì chúng đã có trong các báo cáo chính phủ và phi chính
phủ trình lên Ủy ban CEDAW (cũng như trong các báo cáo
khác có thể đang trong quá trình so
ạn thảo cùng thời gian
với báo cáo MDGs). Bên cạnh đó, đã có các cuộc khảo sát
tiến hành và báo cáo liên quan tới thực trạng bình đẳng
giới ở cấp quốc gia đã được chuẩn bị cho các Hội nghị Bắc

Kinh + 5 và Bắc Kinh + 10. Các báo cáo này chứa đựng rất
nhiều thông tin định tính và định lượng một cách chi tiết về
bất bình đẳng giới ở mỗi quốc gia.
* Thời điểm 2004 - 2005 (chú thích của người d
ịch)
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
8
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
9
Xây dựng các chỉ tiêu
giám sát quốc gia đáp
ứng các ưu tiên của
CEDAW và Cương lĩnh
Hành động Bắc Kinh

Các mục tiêu và chỉ tiêu
toàn cầu có lẽ là những
khía cạnh yếu nhất của
MDGs nhìn từ góc độ giới
và rõ ràng nên được tiếp
tục hoàn chỉnh. Các chỉ
tiêu và mục tiêu này có thể điều chỉnh và mở rộng cho phù
hợp với bối cảnh của từng quốc gia trong các báo cáo về
tình hình thực hiện MDGs. Bất cứ các chỉ tiêu về bình đẳng
giới nào đã được xây dựng nhằm thúc đẩy việc thực hiện
CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh cũng đều là các
nguồn tham khảo hữu ích. Đồng thời, khi xây dựng các chỉ
tiêu giám sát mới thì các yêu cầu của CEDAW và Cương lĩnh
Hành động Bắc Kinh cũng đều có thể là những định hướng
bổ ích nhằm đảm bảo rằng các chỉ tiêu này được thiết kế một

cách phù hợp với việc đánh giá tiến bộ về bình đẳng giới.
Cải thiện năng lực thống kê về các vấn đề bình đẳng giới
MDGs chú trọng đặc biệt tới việc sử dụng các số liệu thống
kê. Các mục tiêu và chỉ tiêu đều mang tính định lượng về mặt
thống kê và có thể sử dụng để so sánh giữa các quốc gia và
từng khu vực. Vì trong rất nhiều trường hợp số liệu thống kê
về các vấn đề bình đẳng giới quan trọng hiện nay thường
thiếu cho nên những nỗ lực quốc gia nhằm đạt MDGs đã tạo
thêm cơ hội nâng cao năng lực trong các lĩnh vực này. Việc
có các số liệu mới này sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác tuyên
truyền, vận động vì bình đẳng giới ở mỗi quốc gia.
Xác định các biện pháp thực hiện phù hợp
CEDAW và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh có thể được
sử dụng để xác định các hành động thực sự cần thiết
ở mỗi lĩnh vực trong từng bối cảnh quốc gia khác nhau
theo các mục tiêu MDGs. Ở nhiều quốc gia, các mục tiêu
chiến lược của Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh đã được
thể hiện bằng các kế hoạch hành động quốc gia và việc
đánh giá tình hình thực hiện theo yêu cầu của các Hội nghị
Bắc Kinh + 5 và Bắc Kinh + 10. Về CEDAW, các chính
phủ không chỉ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý quy định
trong Công ước CEDAW mà còn phải tiến hành các bước
cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu của Ủy ban CEDAW.
Thêm vào đó, trong các khuyến nghị chung, Ủy ban còn
đưa ra những hướng dẫn rất chi tiết về nhiều vấn đề quan
Ảnh: Các bà mẹ và con cái
tại một phòng khám di động ở Zambia.
ẢNH CỦA TRYGVE BOLSTAD--HÌNH ẢNH CỦA PANOS
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
10

trọng như bạo lực đối với phụ nữ, chăm sóc sức khỏe và
tham gia chính trị. Tất cả các nguồn tài liệu này có thể
được sử dụng giúp các quốc gia xác định các biện pháp
bình đẳng giới nhằm đạt được các mục tiêu MDGs.
GIÁM SÁT: DUY TRÌ NHỮNG
ĐIỂN HÌNH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
V
iệc soạn thảo Báo cáo Quốc gia về tình hình thực
hiện MDGs là bước khởi đầu cho tiến trình giám sát
nhằm đảm bảo việc đạt được MDGs và cũng đòi hỏi
việc cập nhật thông tin trong các báo cáo thường kỳ
tiếp theo. Tuy nhiên, trên thực tế còn có 2 quy trình
giám sát khác đối với các cam kết về bình đẳng giới đã và đang
được thực hiện khá hiệu quả. Hai quy trình giám sát sau đây
có tính chiến lược và hiệu lực cao, đang được triển khai và sẽ
vẫn được tiến hành ngay cả khi đạt được MDGs. Việc sử dụng
các quy trình giám sát, đánh giá tình hình thực hiện CEDAWvà
Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh để xác định tiến bộ đạt được,
những trở ngại trong triển khai các biện pháp bình đẳng giới
cần thiết theo MDGs sẽ giúp tăng cường các cam kết quốc gia
và quốc tế về bình đẳng giới.
Các phiên họp của Ủy ban CEDAW
Cứ 4 năm một lần, 179 quốc gia thành viên Công ước
CEDAW (tính đến tháng 10/2004) phải đệ trình báo cáo
lên Ủy ban CEDAW. Hàng năm, Ủy ban CEDAW xem xét
báo cáo do các quốc gia tự đánh giá về những thành tựu
và thách thức nhằm đạt được bình đẳng giới cùng với các
nguồn thông tin tham khảo khác (các báo cáo “bóng” do các
tổ chức phi chính phủ về phụ nữ gửi tới) trong hai phiên họp
của mình. Tại các phiên họp này,sau khi xem xét báo cáo,

Ủy ban sẽ tiến hành đối thoại với các chính phủ và đưa ra ý
kiến kết luận, trong đó xác định những vấn đề tồn tại và đề
xuất các biện pháp mà chính phủ cần phải tiến hành.
Công ước CEDAW đòi hỏi phải xóa bỏ phân biệt đối xử
trong mọi khía cạnh của đời sống phụ nữ để đạt được bình
đẳng giới. Vì vậy, Ủy ban tập trung đánh giá xem các quốc
gia đã thực hiện các sáng kiến về bình đẳng giới nhằm đạt
được MDGs hay chưa cũng như mức độ hỗ trợ về nguồn
lực, tổ chức và tài chính cho các sáng kiến này ra sao. Khi
báo cáo về thực hiện Công ước, các quốc gia thành viên
phải cung cấp thông tin về những biện pháp mới được đưa
ra liên quan tới MDGs. Các tổ chức phi chính phủ về phụ
nữ có thể cung cấp thông tin cả về thành tựu lẫn tồn tại cho
Ủy ban. Khi Ủy ban đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy bình
đẳng giới thông qua MDGs thì các khuyến nghị này cần
được xem xét trong quá trình đánh giá MDGs.
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
11
Hội nghị Bắc Kinh + 10

Hội nghị Bắc Kinh + 10 được tổ chức tại Khóa họp lần thứ
49 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ (28/2 đến 11/3/2005) là cơ
hội để các nhà hoạch định chính sách cấp cao của các
chính phủ tổng kết hoạt động bình đẳng giới. Mục tiêu
của Hội nghị là đánh giá những tiến bộ trong thực hiện
các cam kết tại Hội nghị Bắc Kinh, xác định nhữ
ng thách
thức hiện tại và các chiến lược phù hợp tiếp theo. Trong
quá trình chuẩn bị, các chính phủ có trách nhiệm đánh giá
những tiến bộ mình đạt được dựa vào mẫu bảng hỏi của

LHQ và các tổ chức xã hội dân sự cũng có cơ hội cung
cấp thông tin mang tính bổ xung. Thông tin về những tiến
bộ đạt được ở các quốc gia được tổng hợp đưa vào báo
cáo toàn cầu do Tổng thư ký LHQ công bố.
Trên cơ sở báo cáo tổng kết cũng như kết quả các
hội nghị trù bị cho Bắc Kinh + 10 ở cấp khu vực, các đoàn
đại biểu chính phủ thống nhất đưa ra các khuyến nghị
chung. Các khuyến nghị của Hội nghị Bắc Kinh + 10 được
đệ trình tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ + 5 (tổ
chức vào tháng 9/ 2005) để thảo luận về các biện pháp
nhằm đạt được MDGs.
Hội nghị Bắc Kinh +10 tạo ra cơ hội thúc đẩy các nỗ
lực vì bình đẳng giới nhằm đạt được MDGs. Thông tin đầy
đủ về các kế hoạch thúc đẩy bình đẳng giới hiện có thông
qua MDGs cùng với đề xuất về các giải pháp hiệu quả
cần được đại diện các chính phủ quan tâm hơn nữa. Các
khuyến nghị mạnh mẽ về bình đẳng giới của Hội nghị Bắc
Kinh + 10 và Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ là những
công cụ mang tính hiệu lực cao để các quốc gia có những
hành động về bình đẳng giới kiên quyết hơn nữa.
LỒNG GHÉP BÌNH ĐẲNG GIỚI
N
ỗ lực thực hiện MDGs đòi hỏi phải có sự hợp tác
toàn diện của các bộ ngành trong chính phủ, các
đối tác phát triển và các tổ chức xã hội dân sự.
Đây là cơ hội tăng cường phối hợp các mối quan
tâm về bình đẳng giới và nâng chúng lên tầm
chính sách và cao hơn. MDGs sẽ góp phần định hướng, tăng
cường giám sát và nâng cao trách nhiệm của các bộ ngành
và các cơ quan chính phủ đối với các mục tiêu và chỉ tiêu cụ

thể. Nếu như những quan tâm về bình đẳng giới được kết
hợp thành công trong thực hiện các Mục tiêu thì quy trình
thực hiện MDGs sẽ giúp lồng ghép sâu rộng hơn vấn đề giới
vào các chương trình, chính sách quốc gia.
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
12
B
ình đẳng giới là mối quan tâm xuyên suốt trong Các
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ nhưng để thành
công vẫn cần phải được thể hiện rõ hơn trong các
mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp chiến lược ở cấp độ
quốc gia. May mắn thay, CEDAW và Cương lĩnh Hành
động Bắc Kinh đã định hướng chi tiết về các vấn đề bình đẳng giới
liên quan, do đó có thể vận dụng cho khớp với các chương trình
nghị sự về MDGs. Để sử dụng CEDAW và Cương lĩnh Hành động
Bắc Kinh cho mục đích trên, việc đầu tiên cần phải làm là xác định
cách thức cụ thể để 3 khuôn khổ hành động này được hài hòa
và hỗ trợ cho nhau. Sau đó là đến việc sắp xếp sơ bộ các vấn đề
bình đẳng giới đã có trong từng mục tiêu đồng thời đưa ra những
nghĩa vụ và cam kết tương ứng theo CEDAW và Cương lĩnh Hành
động Bắc Kinh. Tất nhiên, các ưu tiên, thách thức và biện pháp
giải quyết phù hợp đối với từng quốc gia và khu vực sẽ khác nhau.
Ý kiến kết luận của Ủy ban CEDAW đối với từng nước, Kế hoạch
hành động và đánh giá việc triển khai Kế hoạch hành động quốc
gia theo Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh là những văn bản tham
khảo quan trọng thể hiện sự liên kết giữa CEDAW và Cương lĩnh
Bắc Kinh với MDGs trong đó có sự phản ánh tình hình thực tế của
mỗi quốc gia.
Ảnh: Phụ nữ đang lấy nước tại
một ốc đảo gần Jodhpur, Ấn Độ

ẢNH CỦA JEREMY HORNER-- HÌNH ẢNH CỦA PANOS
Liên kết
Các Mục tiêu
Phát triển
Thiên niên kỷ
với CEDAW
và Cương lĩnh
Hành động
Bắc Kinh
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
13
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
14
Ảnh: Một người dân nông thôn
đang bán rau trong khu chợ
Thượng Hải
C
ản trở chính mà những
nước đang cố thoát khỏi
bẫy đói nghèo phải đối mặt
là thiếu kỹ năng và trình độ
nguồn lực để tạo ra bước
chuyển đổi, trong đó bất bình đẳng giới
là một trong những nguyên nhân lớn
nhất. Việc rất nhiều phụ nữ không được
tham gia vào các bậc học từ phổ thông
cơ sở đến phổ thông trung học và cao
hơn, không được hưởng lợi từ các dịch
vụ y tế và xã hội cũng như không được tham gia đầy
đủ vào lực lượng lao động và thị trường lao động đã

hạn chế không nhỏ đến việc phát triển các kỹ năng cần
thiết để làm kinh tế. Nhóm Đặc trách Thiên niên kỷ về
Đói nghèo đã chỉ rõ “một trong những rào cản lớn nhất
đối với bước chuyển đổi về nhân lực là sự phủ nhận
các quyền con người cơ bản của một bộ phận lớn dân
số mà chủ yếu các quyền của phụ nữ”
3
.
Việc tiếp cận của phụ nữ tới tư liệu sản xuất và các
nguồn lực thường bị hạn chế. Ví dụ, phần lớn nông
dân nghèo trên thế giới là phụ nữ, nhưng ở nhiều
quốc gia, họ không có quyền hợp pháp để sở hữu
chính mảnh đất đang cày cấy cũng như những tài
sản có thể giúp họ đầu tư tăng thêm thu nhập. Hơn
nữa, sự thất bại hoặc khả năng yếu kém của chính
phủ trong việc cung cấp một cơ sở hạ tầng xã hội
Chỉ tiêu 1
Giảm một nửa
số người có mức sống
dưới một đô la một ngày
Chỉ tiêu 2
Giảm một nửa
số người đói ăn
ẢNH CỦA JIN LIU--AFP/HÌNH ẢNH CỦA GETTY
3
NHÓM ĐẶC TRÁCH DỰ ÁN THIÊN NIÊN KỶ VỀ NGHÈO ĐÓI VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
15
MỤC TIÊU


CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
16
đảm bảo đã đẩy gánh nặng lao động và chăm sóc gia đình
cho phụ nữ và trẻ em gái nghèo. Đồng thời, sự “nghèo đói
về thời gian” do ngày làm việc quá dài đã hạn chế các cơ hội
tham gia hoạt động tăng thu nhập, công việc cộng đồng và cơ
hội học tập của họ. Phụ nữ nghèo ở cả các nước phát triển
và đang phát triển đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chính
sách và hoạt động thương mại đang diễn ra - chúng tác động
tới cách thức cung cấp các dịch vụ thiết yếu và nhu cầu về thị
trường lao động, hàng hóa và dịch vụ.
Cụ thể, trong mối liên quan giữa nghèo đói và suy dinh
dưỡng, điều quan trọng cần thừa nhận rằng chỉ tăng trưởng
kinh tế sẽ không thể đem lại giải pháp nếu các điều kiện xã
hội thiếu công bằng và người ta tiếp tục loại trừ phụ nữ và
trẻ em gái bằng việc phủ nhận quyền được tiếp cận bình
đẳng tới lương thực và chăm sóc sức khỏe của họ. Việc bảo
đảm và tăng cường quyền tự chủ về kinh tế cho phụ nữ là
rất cần thiết để bảo vệ nhu cầu dinh dưỡng của bản thân và
con cái họ.
CEDAW VÀ CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG
BẮC KINH ĐÒI HỎI ĐIỀU GÌ?
Các chính phủ đã ký kết CEDAW và Cương lĩnh Bắc Kinh có
trách nhiệm tiến hành một loạt các biện pháp nhằm bảo đảm
quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ tới các nguồn lực
kinh tế thiết yếu cho việc xóa đói giảm nghèo. Các chính phủ
phải bảo đảm bình đẳng giới trong mọi khía cạnh về việc làm.
Luật pháp, chính sách và các quy trình quản lý phải bảo đảm
rằng phụ nữ có quyền bình đẳng về sở hữu tài sản, ký kết

hợp đồng và vay vốn - trong đời sống kinh tế công cũng như
trong cuộc sống hôn nhân và gia đình. Phụ nữ phải được tiếp
cận với thị trường, tín dụng và công nghệ. Phải lưu ý tới tình
trạng của phụ nữ nông thôn, đặc biệt là bảo đảm quyền bình
đẳng của họ trong sở hữu đất đai cũng như những điều kiện
sống về nhà ở, vệ sinh và cung cấp nước sạch.
Xóa bỏ
ẢNH CỦA JIN LIU--AFP/HÌNH ẢNH CỦA GETTY
CEDAW
Xóa bỏ sự phân biệt đối xử chống lại
phụ nữ trong lĩnh vực việc làm nhằm
đảm bảo những quyền như nhau trên
cơ sở bình đẳng nam nữ (Điều 11)
Đặc biệt, bảo đảm các các cơ hội có
việc làm như nhau, quyền tự do lựa
chọn ngành nghề, hưởng phúc lợi
và điều kiện làm việc, được đào tạo
nghề và trả lương bình đẳng khi làm
những việc có giá trị ngang nhau
(Điều 11b, 11c, 11d)
Bảo đảm cho phụ nữ quyền bình
đẳng với nam giới trước pháp luật,
đặc biệt có quyền và khả năng như
nhau trong việc ký kết các hợp đồng
và quản lý tài sản (Điều 15)
Đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ
những quyền như nhau trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã
hội, đặc biệt là quyền vay tiền của
ngân hàng và tham gia tất cả các

hình thức tín dụng (Điều 13b)
Bảo đảm trên cơ sở bình đẳng nam
nữ trong mọi vấn đề liên quan đến
hôn nhân, gia đình và đặc biệt là vợ
chồng có quyền như nhau trong việc
sở hữu, mua sắm, kiểm soát, quản
lý, hưởng thụ và sử dụng tài sản
(Điều 16.1.h)
Đảm bảo cho phụ nữ nông thôn
được đối xử bình đẳng trong cải
cách ruộng đất và tiếp cận các loại
hình tín dụng và vốn vay dành cho
nông nghiệp, các cơ hội thị trường
và công nghệ (Điều 14.2.g)
Bảo đảm cho phụ nữ nông thôn
được hưởng các điều kiện sống
đầy đủ, nhất là về nhà ở, điều kiện
vệ sinh, điện nước, giao thông vận
tải và thông tin liên lạc
(Điều 14.2.h)
CƯƠNG LĨNH
HÀNH ĐỘNG BẮC KINH
Sửa đổi lại các điều luật và thủ tục
quản lý hành chính nhằm đảm bảo
các quyền và sự tiếp cận bình đẳng
của phụ nữ đối với các nguồn lực
kinh tế (Mục tiêu chiến lược A.2)
Tạo điều kiện cho phụ nữ được
tiếp cận với các cơ chế và các
thể chế tiết kiệm và tín dụng

(Mục tiêu chiến lược A.3)
Xây dựng các phương pháp luận
dựa trên cơ sở giới và tiến hành
nghiên cứu để giải quyết nạn nữ
hóa sự nghèo đói
(Mục tiêu chiến lược A.4)
Tăng cường các quyền và sự độc
lập về kinh tế của phụ nữ, bao gồm
khả năng tiếp cận với việc làm,
điều kiện làm việc phù hợp và năng
lực kiểm soát các nguồn kinh tế
(Mục tiêu chiến lược F.1)
Tạo điều kiện cho phụ nữ được tiếp
cận với các nguồn lực, việc làm, thị
trường và thương mại
(Mục tiêu chiến lược F.2)
Cung cấp các dịch vụ kinh doanh,
đào tạo và tiếp cận với thị trường
thông tin và công nghệ, đặc biệt cho
số phụ nữ có thu nhập thấp
(Mục tiêu chiến lược F.3)
Tăng cường năng lực hoạt động kinh
tế và các mạng lưới thương mại của
phụ nữ (Mục tiêu chiến lược F.4)
Xóa bỏ sự tách biệt nghề nghiệp
theo giới tính và các hình thức
phân biệt đối xử về việc làm
(Mục tiêu chiến lược F.5)
Tăng cường sự hài hòa giữa việc làm
và trách nhiệm gia đình của phụ nữ

và nam giới (Mục tiêu chiến lược F.6)
MỤC TIÊU

đói nghèo cùng cực
17
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
18
M
ục tiêu giáo dục bảo đảm rằng
đến năm 2015 tất cả trẻ em
trai và trẻ em gái hoàn thành
chương trình giáo dục tiểu học. Trong
vài thập kỷ qua, xu hướng bình đẳng giới
trong giáo dục đã ngày càng trở nên rõ
ràng. Tuy nhiên, hiện nay trên toàn cầu
vẫn còn 150 triệu trẻ em ở độ tuổi 6-11
không được đến trường, trong đó hơn
90 triệu trẻ em gái
4
- và ở một số vùng,
tỷ lệ trẻ em gái đến trường ở cấp tiểu học vẫn thấp
hơn 60%.
Một loạt các rào cản về kinh tế, xã hội và văn hóa
cần phải xóa bỏ nhằm đạt bình đẳng giới trong giáo
dục tiểu học. Cụ thể là xóa bỏ những nhu cầu về lao
động trẻ em gái trong gia đình và nông trại cũng như
những nhận thức và hành vi cho rằng các cơ hội việc
làm và tăng thu nhập của các em sẽ bị hạn chế như
người lớn. Tất cả những biện pháp nhạy cảm nhằm

xóa bỏ các rào cản đối với việc tiếp cận tới giáo dục
Ảnh: Trường làng ở
Ban Saming, Lào
Chỉ tiêu 3
Bảo đảm rằng tất cả
trẻ em trai và trẻ em gái
hoàn thành chương trình
giáo dục tiểu học
ẢNH CỦA JONH VINK--AFP/HÌNH ẢNH CỦA MAGNUM
4
NHÓM VỀ PHÁT TRIỂN VÀ GIỚI CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI, 2003:11
CON ĐƯỜNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI
19
MỤC TIÊU

×