Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo kiến tập Con đường di sản thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.01 KB, 21 trang )

Phần I: Tổng quan chuyến đi kiến tập
Chuyến đi kiến tập được tiến hành trên cơ sở chương trình “Con đường di sản
thế giới” do sinh viên trong Khoa tự tổ chức nhằm mục đích khảo sát, kiểm tra và
đánh giá sự hợp lý của lịch trình, sức hấp dẫn của các điểm du lịch. Đồng thời,
chuyến đi này cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, xây dựng các
chương trình du lịch có sức thu hút với khách du lịch trong và ngoài nước dựa trên
những kiến thức tiếp nhận qua các môn học chuyên ngành.
1.1. Một số thông tin chung về chuyến đi
1.1.1. Tên chương trình khảo sát “Con đường di sản thế giới”
1.1.2. Độ dài chuyến đi: 6 ngày 5 đêm
1.1.3. Lịch trình:
Ngày thứ 1: Hà Nội – Phong Nha
06h00: Xe đón khách và xuất phát tại cổng chính Đại học Kinh tế Quốc dân
08h30: Nghỉ tại Tam Điệp
12h00: Xe đến Vinh. Nghỉ ăn trưa tại Khách sạn Bến Thủy
13h00: Xe tiếp tục hành trình
18h00: Đến Phong Nha. Nhận phòng tại nhà nghỉ Phong Nha – Địa chỉ: Sơn
Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
19h00: Nghỉ ngơi ăn tối tại nhà nghỉ Phong Nha
21h00: Giao lưu với Sở Du lịch Quảng Bình
Ngày thứ 2: Phong Nha – Huế
06h30: Ăn sáng tại Nhà nghỉ Phong Nha
07h00: Tham quan động Phong Nha:
+ Nghe thuyết trình, giới thiệu về động
+ Đi thuyền tham quan động
11h30: Về nhà nghỉ Phong Nha ăn trưa
12h30: Trả phòng. Khởi hành đi Huế
15h00: Viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
16h00: Tiếp tục hành trình đi Huế
1
18h00: Đến Huế. Nhận phòng tại khách sạn Đồng Lợi. Địa chỉ: Số 1 Phạm


Ngũ Lão
20h00: Ăn tối, nghỉ đêm tại khách sạn. Các nhóm tự do vui chơi
Ngày thứ 3: Tham quan Huế
07h00: Ăn sáng tại khách sạn
08h00: Đi tham quan
+ Đại Nội: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Thế Miếu, Cửu Đỉnh,…
+ Tham quan chùa Thiên Mụ
+ Tham quan Nhà vườn An Hiên
11h30: Ăn trưa tại khách sạn Đồng Lợi
13h30: Thăm quan Lăng Khải Định
15h00: Thăm quan Lăng Tự Đức
17h00: Về Khách sạn ăn tối
19h00: Nghe ca Huế trên sông Hương
22h00: Nghỉ đêm tại khách sạn
Ngày thứ 4: Huế - Đà Nẵng
06h30: Trả phòng, ăn sáng tại khách sạn
08h00: Khởi hành đi Đà Nẵng
11h00: Đến Đà Nẵng. Nhận phòng, ăn trưa, nghỉ ngơi tại Khách sạn Thanh
Long (Công ty Dana Tour), 130 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng.
13h00: Thăm quan Bảo tàng Chăm
15h00: Thăm quan Thánh địa Mỹ Sơn
17h00: Về Hội An
18h00: Ăn tối tại Hội An
22h00: Về khách sạn, nghỉ đêm tại Đà Nẵng
Ngày thứ 5: Đà Nẵng – Đồng Hới
06h30: Trả phòng, ăn sáng tại khách sạn
07h30: Xuất phát đi Vinh
2
11h30: Ăn trưa tại khách sạn Phương Đông. Địa chỉ: 20 Quách Xuân Quỳ,
Đồng Hới, Quảng Bình.

13h00: Xe khởi hành về Vinh
15h00: Nghỉ ngơi tại bãi biển Kỳ Anh, Hà Tĩnh
19h00: Về nghỉ đêm tại Cửa Lò hoặc về Vinh. Nhận phòng, ăn tối và nghỉ đêm
tại khách sạn Bến Thủy. Địa chỉ: đường Nguyễn Du, Vinh, Nghệ An
Ngày thứ 6: Làng Sen – Hà Nội
06h30: Ăn sáng tại khách sạn
07h30: Trả phòng, xuất phát đi quê Bác
08h30: Tham quan quê Bác, quảng trường Hồ Chí Minh
10h00: Xuất phát về Hà Nội
13h30: Nghỉ ăn trưa tại nhà hàng Dạ Lan, Thanh Hóa
15h00: Khởi hành về Hà Nội
19h00: Xe về điểm xuất phát
1.2. Thực tế chuyến đi
Chuyến đi kiến tập lần này của sinh viên lớp Du lịch 44 khởi hành tại địa điểm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội vào ngày 26 tháng 2 năm 2006, kết thúc
vào ngày 3 tháng 3 năm 2006. Thành phần của đoàn gồm có 2 giáo viên của Khoa
Quản trị Kinh doanh Du lịch và Khách sạn là thầy giáo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Mạnh –
Trưởng đoàn – và thầy giáo, Thạc sĩ Bùi Trung Kiên – phó đoàn -cùng 51 sinh viên
lớp Du lịch khóa 44 bố trí trên 2 xe du lịch 16 và 45 chỗ. Do số lượng đoàn đông,
đồng thời để bảo đảm sự thuận tiện và thoải mái cho các thành viên trong suốt hành
trình, lãnh đạo đoàn đã chủ động phân chia thành viên theo các nhóm dựa trên 2 cơ
sở:
- Phương tiện hành trình (2 xe): chia đoàn thành 2 nhóm với phương châm mỗi
xe phải có 1 giáo viên và một số cán bộ lớp:
+ Xe 16 chỗ (1 lái xe): bao gồm 1 giáo viên và hơn 10 bạn chủ yếu là
các bạn nam trong lớp.
3
+ Xe 45 chỗ (1 lái xe và 1 phụ xe): bao gồm 1 giáo viên và các thành
viên còn lại.
- Phòng nghỉ đêm (4 - 6 người/ phòng): chia lớp thành 9 nhóm theo tiêu chí

giới tính gồm 5 phòng nữ và 4 phòng nam. Giáo viên và thành viên nhà xe có phòng
riêng.
Những nhu yếu phẩm cần thiết cho chuyến đi đã được các thành viên trong lớp
chuẩn bị rất kỹ lưỡng với sự tư vấn của thầy cô trong khoa và các anh chị khóa trước,
bao gồm:
- Băng rôn thông báo chuyến đi thực tế của sinh viên lớp Du lịch 44, dán trên
thành xe 45 chỗ.
- Thuốc men, nước uống, hoa quả ăn đường…
Vì mục đích chủ yếu của chuyến đi lần này là nhằm mục đích học tập và thu
lượm những kiến thức thực tế nên qua mỗi địa phương, trên xe ô tô trưởng và phó
đoàn đều tổ chức cho sinh viên tham gia thuyết minh hướng dẫn và cả các hoạt động
văn nghệ tạo ra bầu không khí trẻ trung, sôi động trong suốt hành trình.
Sau đây là một số thông tin về chuyến đi được sắp xếp trên cơ sở ngày tham
quan:
N gày thứ 1 (26/02/2006): Hành trình của đoàn là Hà Nội – Phong Nha. Lịch
trình là 6h khởi hành nhưng đa số thành viên đoàn đã có mặt trước đó khoảng 10 đến
15 phút để thực hiện chuyển đồ của tập thể, cá nhân lên xe và dán băng rôn, đồng
thời bố trí xe theo phân công của cán bộ lớp.
+ Đúng 6h15 phút sáng, đoàn đi thực tế xuất phát từ địa điểm là trường Đại
học Kinh tế Quốc dân – chậm 15 phút so với lịch trình do 1 số cá nhân đến muộn.
+ Khoảng 7h30 phút, đoàn tạm dừng chân tại Phủ Lý, Hà Nam để ăn sáng mất
30 phút rồi lên xe tiếp tục hành trình. Đoàn đi thực tế không dừng chân tại Tam Điệp
như trong lịch trình mà đi thẳng vào Nghệ An.
+ 11h30, đoàn tạm nghỉ chân trước khi vào thành phố Vinh trong khoảng gần
20 phút.
4
+ 13h30, đoàn dừng chân, ăn trưa tại nhà hàng của khách sạn Bến Thủy, thành
phố Vinh trong 1 tiếng, rồi mới tiếp tục lên đường vào Phong Nha, Quảng Bình–
chậm 2h30 phút so với thời gian trong lịch trình.
+ 18h30, đoàn chechk-in tại khách sạn Công đoàn Nhật Lệ không phải là Nhà

nghỉ Phong Nha như lịch trình. Tổng cộng có 10 phòng – 6 người/ phòng – trong đó
có 4 phòng nam, 5 phòng nữ và 1 phòng dành cho giáo viên, nhà xe.
+ 19h, tất cả thành viên đoàn đi thực tế tham dự bữa cơm chiêu đãi của Sở Du
lịch Quảng Bình.
+ khoảng 20h30, đoàn giao lưu văn nghệ với cán bộ nhân viên khách sạn Công
đoàn Nhật Lệ và cán bộ Sở Du lịch Quảng Bình đến 22h
+ 23h30, tất cả thành viên nghỉ đêm chuẩn bị cho chuyến đi ngày hôm sau
N gày thứ 2 (27/02/2006): Hành trình Phong Nha – Huế gồm 2 phần: trước tiên
là đi thăm quan Phong Nha – Kẻ Bàng, sau đó tiếp tục hành trình vào Huế.
+ 6h30, cả đoàn tập trung ăn sáng tại nhà ăn, sau đó check-out tại quầy lễ tân
khách sạn Nhật Lệ và lên xe đi tham quan Phong Nha – Kẻ Bàng.
+ 8h, xe đến khu di sản thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng. Có 2 hướng dẫn
viên đi theo đoàn hôm nay và 3 anh chị cán bộ của Sở Du lịch Quảng Bình.
Đoàn được tham quan và thuyết minh về 5 động của khu di sản bao gồm 1
động (Tiên Sơn) thăm quan bằng đường bộ, 4 động (Phong Nha, Thiên Cung, Bi Ký,
động Tiên) thăm quan bằng thuyền – mất khoảng 3 tiếng 30 phút.
+ 12h, Sở Du lịch Quảng Bình tổ chức chiêu đãi đoàn đi thực tế ngay tại nhà
hàng Phong Nha.
+ 13h, toàn bộ thành viên đoàn tập trung nghe anh Giám đốc khu bảo tồn
Phong Nha – Kẻ Bàng giới thiệu thêm những thông tin chung về di sản thiên nhiên
thế giới này.
Phong Nha - Kẻ Bàng là vùng Karst trẻ rộng lớn (khoảng 200.000 ha) và điển
hình không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới, là một mẫu điển hình của quá
trình địa chất về thể loại Karst và hình thành hang động đang diễn biến có giá trị toàn
5
cầu không chỉ ở lĩnh vực đa dạng sinh học mà còn là một khu vực thắng cảnh hang
động bậc nhất thế giới.
Vùng Phong Nha - Kẻ Bàng và phụ cận được giới hạn trong tọa độ 17
o
22' –

17
o
50' vĩ độ Bắc và 105
o
45' – 106
o
24' kinh độ Đông, bao gồm lãnh thổ một phần các
huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa trải rộng từ biển tới biên giới
Việt Lào.
Có thể nói, đây là vùng có lịch sử phát triển địa chất phức tạp và lâu dài từ Cambi
đến ngày nay. Trải qua các kỳ vỹ kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt
gãy, phối tảng và uốn nếp đã liên tục tạo ra các dãy núi trùng điệp do chuyển động
nâng cao và các bồn trầm tích do chuyển động sụt lún, đóng vai trò như nguyên nhân
của mọi nguyên nhân để tạo ra tính đa dạng về địa chất, địa hình - địa mạo, mạng
lưới thủy văn và tính đa dạng, kỳ thú về hang động du lịch đối với các thành hệ đá vôi
Phong Nha - Kẻ Bàng phát triển từ Đevon đến Cacsbon - Trecmi.
Sông Son có sắc đỏ của đất phong hóa Terrarossa bắt nguồn từ vùng đá vôi
hòa vào sông Nan và rào Đẩy. Tính đa dạng và độc đáo của địa chất, địa hình, địa
mạo là điều kiện tiên quyết để kéo theo những tính độc đáo khác nữa đó là tính đa
dạng sinh học, những cảnh quan đẹp và bí hiểm, những cảnh rừng hoang sơ như
những khu bảo tàng thiên nhiên đầy bí mật được ít người biết đến. Giá trị khu động
Phong Nha (trong vùng Karst Kẻ Bàng) là một tập hợp sinh cảnh cực kỳ quan trọng
cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, tiềm chứa nhiều nguồn gen quý hiếm, trong đó có
những loài có giá trị toàn cầu như Sao la, Mang lớn...
Ngoài sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã, vùng Karst này chứa đựng
trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn nhỏ được mệnh danh là "vương
quốc hang động", đang tiềm ẩn trong nó nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám
hiểm, các nhà khoa học và du khách. Khu động Phong Nha còn là nơi đã từng tồn tại
và đang hiện diện cả một hệ di tích lịch sử văn hóa có giá trị cho nhiều thời đại như
các di tích khảo cổ học tiền sử, di tích văn hóa Chàm, di tích các trọng điểm trong

chiến tranh.
Đặc biệt, trong hệ thống các giá trị của khu vực Karst này, hệ thống động Phong
6
Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang
động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: Có các sông ngầm dài nhất, có cửa
hang cao và rộng nhất, có những bơ cát rộng và đẹp nhất, có những thạch nhũ đẹp
nhất. Hội nghị lần thứ 27 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Paris tháng 7-2003 đã
công nhận Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới.
+ 13h30, giao lưu văn nghệ với các anh chị hướng dẫn và cán bộ quản lýcủa
khu bảo tồn di sản.
+ 14h, đoàn rời Phong Nha – Kẻ Bàng, khởi hành đi Huế theo đường Hồ Chí
Minh
+ 16h30, đoàn dừng chân viếng thăm Nghĩa trang Trường Sơn, thắp hương
trên mộ các liệt sĩ Trường Sơn trong thời gian 45 phút rồi tiếp tục khởi hành đi Huế.
+ 18h20, đoàn đi thực tế check-in khách sạn Đồng Lợi. Tổng cộng có 13 phòng
(4 người/ phòng) trong đó có 5 phòng nam, 7 phòng nữ và 1 phòng dành cho giáo
viên và nhà xe.
+ 19h, tập trung ăn tối tại nhà hàng của khách sạn Đồng Lợi, sau đó các nhóm
thuê xích lô tự do đi chơi.
+ 23h, nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày thứ 3 (28/02/2006): Tham quan chùa Thiên Mụ và Đại nội Huế vào buổi
sáng, buổi chiều tham quan lăng tẩm của các vị vua có hướng dẫn viên thuyết minh đi
cùng đoàn.
+ 6h30, đoàn tập trung ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn, rồi lên xe đi tham
quan chùa Thiên Mụ.
+ 7h30, đến điểm tham quan chùa Thiên Mụ, nghe chị hướng dẫn viên thuyết
minh và vãn cảnh chùa.
Tên của ngôi chùa bắt nguồn từ một huyền thoại. Chuyện kể rằng từ xa xưa,
dân địa phương đêm đêm thường thấy một bà già mặc áo đỏ, quần lục xuất hiện trên
ngọn đồi nơi chùa toạ lạc ngày nay, và nói: rồi sẽ có chân chúa đến lập chùa ở đây để

tụ khí cho bền long mạch. Hễ nói xong là bà biến mất. Sau khi vào trấn Thuận Hoá,
chúa Nguyễn Hoàng một lần đi qua, nghe kể chuyện đã cho xây chùa và đặt tên là
7
Thiên Mụ Tự. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê,
tả ngạn sông Hương, xã Hương Long.
Năm 1601 chùa được xây dựng. Năm 1665 chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu.
Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả đại hồng chung cao 2,5m nặng 3285
kg, và năm 1715, chúa lại cho xây dựng tấm bia cao 2,58m đặt trên lưng con rùa bằng
cẩm thạch. Vào thời Nguyễn, các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Thành Thái
đều cho trùng tu chùa. Tháp Phước Duyên (ban đầu được đặt tên là tháp Từ Nhân)
được vua Thiệu Trị cho xây vào năm 1844. Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21 m). Ðiện
Ðại Hùng là ngôi chính điện trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga.
Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói còn treo một khánh đồng
được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa
Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714. Hai bên chùa có nhà trai, nơi các sư tĩnh dưỡng
và nhà khách để đón khách đến vãn cảnh chùa.
Trước các điện, quanh chùa là các vườn hoa cây cảnh xanh tươi, rực rỡ. Phía
sau cùng là vườn thông tĩnh mịch, phong cảnh nên thơ. Chùa bị hư hỏng nặng năm
1943. Từ năm 1945, Hoà thượng Thích Ðôn Hậu đã tổ chức công cuộc đại trùng tu
kéo dài hơn 30 năm.
Sau 1 tiếng 30 phút, đoàn lên xe về điểm tham quan Đại nội Huế.
+ 9h30, tham quan và nghe thuyết minh những di tích của Đại nội Huế
• Ngọ Môn: vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Ðại Nội. Mặc dù đã trải
qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến
tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỷ thuật xây dựng khéo léo và nhất là nghệ
thuật kiến trúc rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn đứng vững với
thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu
của miền núi Ngự Sông Hương.
Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại
mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội.

Vì Kinh Dịch quy định ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía Nam để
cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802-1810), khi xây dựng Kinh đô
8

×