Thủ tục hành chính Cấp phép dạy
thêm cấp tiểu học và trung học cơ sở,
Mã số hồ sơ 020694
Tài liệu tham khảo và hướng dẫn thủ tục hành chính chung cấp huyện áp dụng
trên địa bàn tỉnh Bình Phước thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo ban hành kèm
theo Quyết định 26 /2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Các trường, cơ sở tư nhân và cá nhân xin mở lớp dạy thêm học
thêm có thu tiền phải làm tờ trình và hồ sơ đúng theo quy định tại Quyết định số
02/2008/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh Bình Phước và công văn số
565/SGDĐT-GDTrH ngày 03/03/2008 của giám đốc sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước
về việc hướng dẫn thực hiện dạy thêm học thêm theo quyết định số 02/2008/QĐ-
UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh. Đối với hồ sơ xin mở lớp dạy thêm, học
thêm do nhà trường tổ chức nộp về phòng GD&ĐT; đối với hồ sơ của cơ sở tư
nhân và cá nhân nộp cho trường tiểu học hoặc THCS trên địa bàn quản lý
- Bước 2: Hiệu trưởng các trường tiểu học, trung hoc cơ sở đượcTrưởng
phòng Giáo dục và Đào tạo ủy quyền theo phân cấp quản lý trên địa bàn, tổ chức
thẩm định cơ sở tư nhân và cá nhân xin mở lớp dạy thêm. Sau khi đi thẩm định
nếu thấy đủ điều kiện thì báo cáo và đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp
giấy phép dạy thêm cho trường, cơ sở tư nhân và cá nhân xin mở lớp dạy thêm.
Phòng GD&ĐT trực tiếp tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đối với các lớp dạy
thêm, học thêm do nhà trường tổ chức.
- Bước 3: Sau khi được cấp giấy phép dạy thêm thì trường, cơ sở tư nhân
và cá nhân xin mở lớp dạy thêm có quyền tổ chức dạy thêm. Thời hạn sử dụng
giấy phép dạy thêm: 1 năm (một năm) tính từ ngày cấp. Nếu giấy phép hết thời
hạn mà các trường, cơ sở tư nhân và cá nhân còn tiếp tục duy trì hoạt động dạy
thêm học thêm thì phải có đơn xin gia hạn (Chỉ gia hạn một lần và thời gian không
quá 01 tháng) hoặc làm đơn xin cấp giấy phép tiếp tục hoạt động dạy thêm học
thêm và bổ sung hồ sơ, thủ tục quy định tại điều 12 – Chương II của Quyết định số
02/2008/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh Bình Phước (nếu có thay
đổi) gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã.
* Lưu ý:
- Giáo viên được dạy thêm là những giáo viên có trình độ chuyên môn đạt
chuẩn và tay nghề khá, giỏi đã hoàn thành tốt công tác được giao. Giáo viên có
trình độ chuyên môn yếu, ý thức tổ chức kỷ luật kém thì không được dạy thêm.
- Phòng học phải đủ diện tích, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sang theo quyết
định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định
vệ sinh trường học
- Mức thu tiền học thêm của từng cấp học phải thu đúng theo Quy định về
mức thu tiền học thêm của UBND tỉnh Ban hành kèm theo Quyết định số
02/2008/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND Tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
Hồ sơ nộp trực tiếp và nhận kết quả tại Phòng Giáo dục và Đào tạo
(Chuyên môn Tiểu học đối với dạy thêm bậc Tiểu học; Chuyên môn THCS đối
với dạy thêm THCS).
c) Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn xin mở lớp dạy thêm, ghi rõ số lượng học sinh, số lớp, số học
sinh/lớp (theo mẫu của công văn 565/SGDĐT-GDTrH ngày 03/03/2008 của Giám
đốc Sở GD&ĐT Bình Phước về việc hướng dẫn thực hiện dạy thêm học thêm theo
quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh);
+ Danh sách người dạy, lý lịch người dạy, chuẩn đào tạo của từng người, bản
sao văn bằng, chứng chỉ sư phạm (có chứng thực thực hoặc đem theo bảng gốc để đối
chiếu), những người không thuộc diện ngành giáo dục và đào tạo quản lý kể cả cán bộ,
giáo viên đã nghỉ hưu phải có giấy khám sức khỏe đủ điều kiện để đảm bảo giảng dạy;
+ Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học;
+ Văn bản của hiệu trưởng (đối với giáo viên trường công lập) đồng ý cho
dạy thêm theo quy định về số giờ, số buổi dạy thêm tại cơ sở tư nhân, cá nhân;
+ Văn bản thẩm định về người dạy, về các điều kiện mở lớp dạy thêm học
thêm của Hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục và đào tạo;
+ Bản Cam kết thực hiện đúng các quy định tại điều 7, 8, 9, 10, 11 của
Quyết định số 02/2008 QĐ-UBND ngày 01/02/2008 ban hành Quy định về việc
quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Bình Phước;
+ Phải có giấy xác nhận của địa phương theo khoản 2 điều 7 Quyết định số
03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 ban hành Quy định về việc dạy thêm học thêm.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp
lệ.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Giáo dục & Đào tạo
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực
hiện: không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Cơ quan phối hợp : UBND các xã, phường, thị trấn.
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
g) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu đơn xin học thêm và dạy thêm theo
Công văn số 565/SGDĐT-GDTrH ngày 03/03/2008 của giám đốc sở GD&ĐT
h) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính :
i) Phí, lệ phí: Thu 5% tổng số tiền thu học phí (Theo Quyết định số
02/2008/QĐ UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh Bình Phước Quyết định
Ban hành Quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh)
k) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép dạy thêm.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Quyết định Ban hành Quy định về việc dạy thêm học thêm;
- Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh Bình
Phước Quyết định Ban hành Quy định về quản lý dạy thêm học thêm trên địa bàn
tỉnh;
- Công văn số 565/SGDĐT-GDTrH ngày 03/03/2008 của giám đốc sở GD&ĐT
tỉnh Bình Phước về việc hướng dẫn thực hiện dạy thêm học thêm theo quyết định
số 02/2008/QĐ-UBND ngày 01/02/2008 của UBND tỉnh.