Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bệnh học phụ khoa - U nang buồng trứng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.78 KB, 18 trang )

Bệnh học phụ khoa - U nang buồng trứng

1. Mở đầu :
- U nang buồng trứng : Là loại u lành tính, phát sinh từ các thành phần cấu trúc
buồng trứng bình thường hay từ những di tích phôi thai của buồng trứng.
- Là loại u có vỏ bọc bên ngoài gọi là vỏ nang, bên trong có chứa dịch tùy đặc
điểm giải phẫu của từng loại u.
- Tỉ lệ : Chiếm 90% các khối u của buồng trứng.
- Có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau.
- Nếu đã chẩn đoán xác định là u nang buồng trứng thì phải có chỉ định phẫu thuật
từng loại lấy khối u và gởi giải phẫu bệnh lý tổ chức khối u này vì 2 nguy cơ lớn
nhất của u nang buồng trứng là các biến chứng và thoái hóa ác tính.
2. Phân loại: Có 2 loại
2.1. Nang cơ năng:
- Sinh ra do rối loạn chức năng buồng trứng, không có tổn thương giải phẫu.
- Thường chỉ xảy ra ở những phụ nữ trong lứa tuổi còn đang hành kinh.
- Đặc điểm là những nang nhỏ, vỏ mỏng, chứa dịch căng.
- Tiến triển thường nhanh, không cần điều trị gì tự nhiên sẽ mất đi sau vài chu kỳ
kinh.
2.1.1. Nang bọc mãn: Còn gọi là nang De Graff, nang De Graff có kích thước từ 2
- 2,5 cm, không vỡ vào ngày rụng trứng mà kích thước cứ tiếp tục lớn lên với
đường kính từ 3 - 5 cm và vẫn tiếp tục tiết oestrogen.
2.1.1.1. Triệu chứng:
- Thường không có triệu chứng gì đặc biệt, đôi khi bệnh nhân có cảm giác nặng
bụng vùng hạ vị, chậm kinh khi nang chưa vỡ.
. - Nếu nang De Graff vỡ: Triệu chứng giống thai ngoài tử cung bao gồm:
+ Đau bụng hạ vị.
+ Rong kinh.
2.1.1.2. Chẩn đoán :
Chẩn đoán dương tính dựa vào:
- Triệu chứng lâm sàng.


- Triệu chứng cận lâm sàng:
SA: Khối U < 5cm có vỏ mỏng, bên trong là cấu trúc Echo trống.
Test HCG (-).
Chẩn đoán phân biệt : Thai ngoài tử cung bao gồm:
+ Trễ kinh.
+ Đau bụng hạ vị.
+ Rong huyết
+ Test HCG (+)
+ Khám : Có khối u cạnh tử cung mật độ mền giới hạn rõ, ấn đau.
+ Siêu âm : Khối Echo hỗ hợp cạnh tử cung hoặc thấy hình ảnh túi thai ở ngoài tử
cung.
2.1.1.3. Điều trị: Phụ thuộc vào kích thước và triệu chứng .
- Nang bọc noãn thường lành tính, hay gặp ở lứa tuổi sinh đẻ có thể tự nhiên mất
đi mà không cần điều trị gì.
- Nếu đường kính nang lớn hơn 5 cm thì chẩn đoán phân biệt với nang thực thể và
thai ngoài tử cung.
- Chỉ định phẫu thuật khi:
+ U nang tồn tại trên 3 tháng.
+ Theo dõi thấy u nang càng to lên, đường kính > 6 cm .
+ Có dấu hiệu xoắn u nang hoặc vỡ u nang.
2.1.2. Nang hòang tuyến:
- Có thể rất to trong đa thai , thai trứng, ung thư tế bào nuôi hoặc bệnh nhân được
điều trị bằng hormon hướng sinh dục liều cao.
- Lớn hơn nang De Graff có thể gặp ở một hoặc 2 bên buồng trứng.
- Đặc điểm là vỏ nang mỏng bên trong có chứa dịch hoàng thể do nồng độ HCG
tăng cao.
2.1.2.1. Chẩn đoán:
- Thường bệnh nhân có triệu chứng đau ở tiểu khung.
- Khám thấy có khối u to, đường kính có thể trên 10cm.
- Định lượng HCG thường tăng rất cao so với thai thường.

2.1.2.2. Điều trị :
- Đa số là điều trị bảo tồn: nang hoàng tuyến sẽ nhỏ dần và mất đi khi nồng độ
HCG giảm hoặc mất đi.
- Phẫu thuật chỉ đặt ra khi có dấu hiệu xoắn nang hoặc vỡ nang.
2.1.3. Nang buồng trứng do điều trị ( loạn dưỡng đa nang): Do dùng thuốc kích
thích rụng trứng.
2.2. Nang thực thể:
- Thường lành tính - tuy nhiên vẫn có khả năng ác tính. Là loại u nang do tổn
thương thực thể giải phẫu của buồng trứng.
- Đặc điểm là khối u lớn chậm, không bao giờ tự mất, kích thước thường lớn, có
vỏ dày.
- Có thể gặp các loại u sau đây.
2.2.1. U nang bì ( Dermoid cyst).
- Là loại u nang thường gặp chiếm khoảng 25% các loại khối u buồng trứng.
- Thường gặp nhất là u quái ( teratoma) và khối u tế bào mầm. 10% khối u quái (
teratoma) gặp khi mang thai.
- Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng hay gặp nhất ở lứa tuổi sinh đẻ - đặc biệt
ở lứa tuổi 20 - 30 thì khoảng 20%. Nang phát triển cả hai bên do đó khi phẫu thuật
cần kiểm tra buồng trứng bên đối diện.
- Là loại u bao gồm nhiều tổ chức khác nhau mọc lên từ 2 hay 3 lớp tế bào mầm:
Nội bì, trung bì, Ngoại bì.
- Hay gặp nhất là biến chứng xoắn, biến chứng ác tính hiếm gặp.
- Thành nang có cấu trúc như da có lớp sừng, mỡ, mồ hôi, bên trong có thể gặp
các tổ chức như xương, tóc, răng, tuyến bã.
2.2.2. U nang nước:
- Chiếm khoảng 50% các khối u buồng trứng.
- Tuổi thường gặp là 3- - 40 tuổi hoặc sau mãn kinh.
- U thường có vỏ mỏng, có 1 hay nhiều thùy chứa dịch trong, có cuống dài.
- Thường không dính vào xung quanh.
- Biến chứng ác tính hay gặp nhất là khi có nhú ở mặt trong hoặc mặt ngoài của vỏ

nang.
2.2.3. U nang nhầy.
- Bờ rõ có nhiều thùy nên kích thước có thể rất to.
- Khoảng 5% u nang nhầy có thể hóa ác tính.
- Thành nang dày có 2 lớp: Ngoài là tổ chức xơ, lớp trong là lớp thượng bì trụ đơn
bên trong có chứa chất dịch nhầy màu vàng.
- Thường hay gây biến chứng dính với các tạng xung quanh.
- Về mặt tổ chức học đôi u nang nhầy kết hợp với u nang bì.
3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
3.1. Triệu chứng lâm sàng:
Khối u buồng trứng thường không có triệu chứng gì rõ rệt, đa số các trường hợp
khám phá được là do đi khám định kỳ hoặc khám vì lý do nào khác như khám vô
sinh, khám kế hoạch. Khối u buồng trứng chỉ có biến chứng khi đá quá to hoặc
hoặc khi đã có biến chứng.
3.1.1. Cơ năng:
- Hỏi : Chú ý đến tuổi, tình trạng gia đình, số con, kỳ kinh cuối và diễn tiến của
các dấu hiệu cơ năng nếu có.
- Đặc biệt nếu u nang buồng trứng xuất hiện ở lứa tuổi như dậy thì, tuổi mãn kinh
thì nguy cơ ác tính càng cao.
3.1.2. Khám tổng quát:
- Nếu u nhỏ thì khó khám được khối u khi thăm khám bụng.
- Nếu u lớn có thể nhìn hoặc sờ thấy u ở bụng dưới căng, gõ đục, di động. Có khi
có dấu hiệu chèn ép tĩnh mạch gây phù nề chi dưới.
3.1.3. Khám phụ khoa:
- Chuẩn bị bệnh nhân : + Để bệnh nhân nằm ở tư thế phụ khoa.
+ Bàng quang và trực tràng trống.
+ Sát khuẩn vùng âm hộ, tầng sinh môn.
- Khám bằng mỏ vịt trước rồi mới khám âm đạo, khám trực tràng phối hợp với
khám bụng.
+ Nếu khối u nhỏ còn nằm trong vùng chậu khám thấy 1 khối u cạnh tử củngtòn,

kích thước có thể to hoạc nhỏ mật độ căng, không đau, phân cách với tử cung bởi
1 rãnh và di động độc lập với tử cung.
+ Đánh giá tính chất của tử cung, phần phụ và tử cung.
- Nếu khối u lớn vượt khỏi vùng chậu lên đến bụng, sờ được khối u ngay trên
bụng, thường nằm giữa
- Có thể khối u lọt vào túi cùng Douglas có thể sờ được khối u qua thăm khám trực
tràng.
- Nếu khối u không di động là những u:
+ Khối u nằm trong dây chằng rộng.
+ Khối u quá to nằm chật trong ổ bụng.
+ Khối u có nhiều màng dính do viêm.
- Nếu bệnh nhânh quá mập, thành bụng quá dày thăm khám lâm sàng có thể khó
thấy được khối u.
- Nếu u có kích thước nhỏ nên thăm khám lại sau vài kỳ kinh kế tiếp để xem u còn
tồn tại hay không.
3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng:
3.2.1. Test thử HCG: nếu HCG (-) thì ta loại trừ trường hợp bệnh nhân có thai.
Siêu âm : Giúp đánh giá khối u qua những tính chất như :
- Kích thước khối u.
- Âm vang đồng nhất hay không đồng nhất.
- Có 1 thùy hay nhiều thùy.
- Có chồi, sùi hay có vách ngăn trong khối u.
- Vỏ u nang dày hay mỏng.
- Có dịch ổ bụng hay không?
- Tình trạng của tử cung và phần phụ phía bên kia.
* Nếu là u nang nước siêu âm: Phải âm trống, vỏ nang mỏng.
* Nếu là u màng nhầy: Siêu âm thấy khối u có bờ rõ, nhiều thùy trong lòng chứa
dịch có phản âm kém.
* Nếu là u nang dạng bì : Siêu âm thấy khối u chứa dịch phản âm hỗn hợp, có
những vùng tăng âm, có bóng

* Nếu là nang lạc nội mạc tử cung: Chứa dịch hơi có phản âm, hơi di động.
* Siêu âm cần chú ý quan sát 2 bên thận xem có tình trạng ứ nước, do niệu quản bị
chèn ép bởi khối u.
3.2.3. Xquang bụng không chuẩn bị : Thấy vùng vòi hóa là răng, tóc, xương
trong trường hợp nang bì.
3.2.4. Chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang cho thấy hình ảnh gián tiếp của
u nang buồng trứng qua hình ảnh tử cung bị đẩy lệch sang 1 bên, vòi trứng bị kéo
căng dài ra.
3.2.5. Chụp Xquang niệu (IVP) mục đích xem niệu quản có bị đẩy lệch hoặc có bị
ứ nước thận hay mất chức năng thận do chèn ép không.
4. Chẩn đoán phân biệt:
4.1. Nếu u to lan lên vùng bụng cần chẩn đoán phân biệt với.
- Tử cung có thai: Thường mềm, di động dính liền với tử cung, HCG (+), siêu âm
thấy hình ảnh thai.
- Bụng có dịch cổ chướng.
- U mạc treo, bàng quang đầy nước tiểu.
4.2. Nếu u nhỏ nằm trong tiểu khung cần chẩn đoán phân biệt với.
- Có thai trong tử cung, dựa vào siêu âm, HCG (+).
- Viêm phần phụ: Có tiền sử viêm nhiễm, ứ nước vòi trứng.
- U xơ tử cung: Dễ nhầm nhất với u xơ dưới phúc mạc, u xơ có cuống, u trong túi
cùng Douglas, u trong dây chằng rộng chẩn đoán phân biệt nhờ vào hình ảnh siêu
âm.
- Thai ngoài tử cung có trễ kinh, đau bung, rong huyết, khối u cạnh tử cung đau,
HCG (+), trong trường hợp khó khăn có thể dựa vào soi ổ bụng để giúp chẩn đoán
phân biệt.
4.3. Chẩn đoán ung thư buồng trứng khi có các dấu hiệu sau.
- U ở 2 bên, có dịch cổ chướng, có những nhú trên bề mặt khối u, khối u phát triển
nhanh, đặc biệt là u thể đặc.
- Nếu trên 50 tuổi thì khả năng ung thư trên 50%. Đặc biệt là những khối u ở trẻ
nhỏ.

- Giải phẫu bệnh lý giúp chẩn đoán xác định.
5. Chẩn đoán mô học:
Chẩn đoán mô học chỉ có thể thực hiện sau khi đã mổ lấy khối u.
5.1. U thượng bì.
5.1.1. U nang tiết dịch nhầy.
- Chiếm khoảng 60% các trường hợp.
- U gồm 1 hay nhiều thùy có khi rất to chứa 1 chất dịch nhầy dính trong. Nếu u bị
nứt hay vỡ thì sẽ gây nên 1 tình trạng viêm phúc mạc giả nhầy.
- Thường ít khi thoái hóa ung thư.
5.1.2. U nang tiết dịch trong:
- Chiếm khoảng 30% các trường hợp.
- U thường có kích thước gồm 1 hay nhiều thùy.
- Tỉ lệ thoái hóa ung thư cao hơn so với loại tiết dịch nhầy nhất là khi có chồi sùi
trong hoặc nang.
5.2. U tế bào mầm.
- Thường là u bì hay teratoma trưởng thành.
- Là loại u nang gồm nhiều thùy.
6. Tiến triển biến chứng:
6.1. Tiến triển:
- U nang buồng trứng tiến triển 1 cách lặng lẽ nhưng bất cứ lúc nào cũng có thể
đột ngột cho những biến chứng cấp hay bán cấp vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi
nếu bệnh nhân đang mang thai. Biến chứng đáng sợ nhất là thoái hóa ung thư.
- Tất cả các u nang buồng trứng thực thể đều phải được mổ cắt khối u và gửi giải
phẫu bệnh lý.
6.2. Biến chứng:
6.2.1. Biến chứng cấp:
6.2.1.1. Xoắn u nang.
- Là biến chứng hay gặp nhất thường gặp ở những u nang nặng, có cuống dài đặc
biệt là loại u bì.
- Triệu chứng: Đau đột ngột, dữ dội vùng hạ vị, vã mồ hôi choáng, nôn, đôi khi có

rối loạn tiêu hóa.
- Thăm âm đạo: sờ vào khối u bệnh nhân cảm giác rất đau.
- Xử trí: Mổ cấp cứu cắt cuống nang không được tháo xoắn.
6.2.1.1. Xuất huyết:
- Thường là xuất huyết trong nang xảy ra sau khi xoắn hay xuất huyết ngoài nang
sau vỡ gây bệnh cảnh xuất huyết nội giống thai ngoài tử cung vỡ.
- Xử trí : Mổ cấp cứu cắt bỏ u nang.
6.2.1.3. Vỡ nang:
- Thường xảy ra sau khi u nang bị xoắn nhiều vòng.
- Gây bệnh cảnh viêm phúc mạc: Đau bụng dữ dội lan khắp bụng, ói, khích thích
và bắt đầu có các triệu chứng nhiễm trùng.
- Xử trí : Mổ cấp cứu.
6.2.1.4. Nhiễm trùng cấp:
- Hiếm gặp. Xảy ra sau khi xoắn nang nhiễm khuẩn làm nang to lên, dính vào các
tạng xung quanh.
- Biểu hiện lâm sàng giống viêm phúc mạc tiểu khung, tụ mủ tay vòi.
6.2.2. Biến chứng bán cấp:
6.2.2.1. Bán xoắn:
- Thường khó chẩn đoán, rất nguy hiểm nếu là u tiết dịch nhầy.
6.2.3. Biến chứng mãn:
- Chèn ép các cơ quan vùng chậu thường do u quá to hoặc u nằm ở vị trí đặc biệt.
- Chèn ép bàng quang: gây tiểu khó, tiểu nhiều lần có thể gây bí tiểu.
- Chèn ép trực tràng gây táo bón, cảm giác mót rặn.
6.2.4. Thoái hóa ác tính:
- Tiên lượng rất xấu.
- Hay gặp ở nang nước chiếm khoảng 32 - 45% là ác tính.
6.2.5. Biến chứng sản khoa.
6.2.5.1. Ảnh hưởng của u nang buồng trứng trên thai kỳ.
- Gây vô sinh, sẩy thai, sanh non, nhau tiền đạo.
- Gây đẻ khó do ngôi bất thường hoặc u nằm ở vị trí tiền đạo cản trở không cho

ngôi lọt.
6.2.5.2. Ảnh hưởng của thai kỳ trên u nang buồng trứng.
- Có thể gây biến chứng cấp tính bất cứ ở giai đoạn nào của thai kỳ kể cả sau sanh.
Đặc biệt trong những ngày đầu sau sanh dễ có biến chứng xoắn.
7. Xử trí:
7.1. Nguyên tắc xử trí:
- Nếu là u nang cơ năng : cần theo dõi thêm trong 2 -3 chu kỳ kinh kế tiếp.
- Nếu không phân biệt được u cơ năng hay u thực thể ( u nhỏ nhưng không biến
mất sau vài chu kỳ kinh) thì nên mổ nội soi để chẩn đoán và xử trí.
- Nếu là u thực thể thì nên có chỉ định mổ lấy u nhất là ở phụ nữ đã mãn kinh.
7.2. Nguyên tắc phẫu thuật:
- Luôn thám sát các cơ quan trong ổ bụng, quan sát u nang và buồng trứng phía
bên kia, quan sát tử cung, phúc mạc, mạc nối lớn, gan, dạ dày
- Phụ nữ trẻ tuổi: Phẫu thuật bảo tồn nếu có thể được: Bóc u nang chừa lại mô
lành. Nếu khó khăn thì cắt buồng trứng có khối u.
- Những phụ nữ lớn tuối, đã mãn kinh: Thường cắt luôn tử cung và 2 phần phụ.
- Nếu là u bì nên khảo sát buồng trứng bên kia.
- Nếu là u ác thì phẫu thuật cắt tử cung và 2 phần phụ, cắt bỏ mạc nối lớn. Sau
phẫu thuật phối hợp thêm hóa trị và xạ trị.
- Nếu u buồng trứng phát hiện trong thai kỳ
+ Mổ cấp cứu ở bất kỳ tuổi thai nào nếu có biến chứng cấp.
+ Nếu không có biến chứng nên mổ lấy khối u vào đầu tan cá nguyệt thứ 2. Kết
hợp thuốc giảm co tử cung sau mổ.
8. Kết luận:
- U nang buồng trứng thực thể luôn luôn có chỉ định mổ vì:
+ Cần biết được đặc điểm mô học.
+ Đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.
- U nang buồng trứng có rất nhiều loại với những đặc điểm riêng nên phải có chẩn
đoán mô học và xử trí tùy thuộc vào tuổi tác, số con của bệnh nhân.


×