Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA MỘT DOANH NGHIỆP LÂM NGHIỆP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.68 KB, 5 trang )

CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
LÂM NGHIỆP
1. Cơ cấu tổ chức sản xuất là gì
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức
lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy
mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã
hội với hiệu quả cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị
trường: sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào và sản xuất cho ai.
Cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp được tạo lập bởi các bộ phận
nội bộ và mối quan hệ giữa chúng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, nó phản ánh bố cục về chất và quan hệ về lượng bên trong của quá
trình sản xuất trong doanh nghiệp
Nếu như trước đây các doanh nghiệp lâm nghiệp chỉ chuyên thực hiện khâu
tạo rừng nguyên liệu hoặc chỉ chuyên thực hiện khâu công nghiệp rừng thì nay các
doanh nghiệp này không những được thực hiện tất cả các khâu trong sản xuất,
kinh doanh lâm nghiệp mà còn được phép sản xuất kinh doanh tổng hợp các ngành
nghề khác như: nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ sản xuất và du
lịch khai thác mọi tiềm năng về đất đai, tài nguyên rừng, lao động, kỹ thuật
Một doanh nghiệp thực hiện tất cả các khâu đó được gọi là doanh nghiệp lâm
nghiệp tổng hợp
Như vậy doanh nghiệp lâm nghiệp tổng hợp là doanh nghiệp lâm nghiệp thực
hiên các khâu:
- Xây dựng rừng với sản phẩm là rừng: trong đó thực hiện các công việc như
trồng, chăm sóc, quản ký bảo vệ, khoanh nuôi làm giàu…
- Khai thác vận chuyển lâm sản
- Chế biến lâm sản trong đó có gỗ và các lâm sản ngoài gỗ, cung ứng nguyên
liệu cho các cơ sở chế biến công nghiệp và nhu cầu tiêu dùng khác của nền
kinh tế quốc dân
- Ngoài ra còn có các hoạt động sản xuất phụ như áp dụng mô hình nông lâm
kết hợp, lấy ngắn nuôi dài, thu hái đặc sản rừng…
+ Cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau đây:


- Các hoạt động sản xuất kinh doanh được triển khai tại doanh nghiệp
- Tổ chức các bộ phận để thực hiện các hoạt dộng sản xuất kinh doanh
- Có cơ chế vận hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức sản xuất
- Chủng loại, đặc điểm kết cấu và yêu cầu chất lượng sản phẩm
- Chủng loại, khối lượng, đặc tính cơ lý hóa của nguyên vật liệu cần dùng
- Máy móc, thiết bị công nghệ
- Trình độ chuyên môn hóa và hiệp tác hóa sản xuất
Sơ đồ tổ chức sản xuất của một doanh nghiệp tổng hợp có thể minh họa theo sơ
đồ:
Trong các doanh nghiệp lâm nghiệp bộ phận sản xuất hàng hóa thường tổ chức
thành các đội hoặc các phân xưởng sản xuất
- Thông thường trong khâu lâm sinh (SDR) các đội sản xuất thường thực
hiện các nhiệm vụ tổng hợp và thường được phân khu theo khu vực lãnh
thổ (tiểu khu, khoanh)
Khai
thác
vận
chuyể
n lâm
sản
Chế
biến
lâm sản
KD phụ
và NL
kết hợp
- Sửa chữa cơ khí
- XD và sửa chữa
đường vận chuyển

- Cung cấp vật tư,
năng lượng
- Chăm sóc súc vật
kéo
Phục vụ đời sống vật
chất, văn hóa tinh
thần, y tế sức khỏe
- Nhà ăn tập thể
- Cửa hàng bách hóa
- Nhà trẻ, mẫu giáo
- Trường học, trạm y
tế…
-Khai
thác
chính
- Khai
thác
trung
gian
Doanh nghiệp lâm nghiệp
Bộ phận sản xuất
lâm sản hàng hóa
Bộ phận phục vụ sản
xuất
Bộ phân phục vụ
đời sống
Xây
dựng
rừng
- Tái

sinh tự
nhiên
- Tái
sinh
nhân
tạo
- Xúc
tiến tái
sinh tự
nhiên
- Khâu chế biến lâm sản: Thường tổ chức thành các phân xưởng sản xuất,
mỗi một phân xưởng thường được tổ chức theo nghề hoặc theo đối tượng
- Đối với bộ phận phục vụ sản xuất có thể có hai cách tổ chức các bộ phận để
thực hiện các bộ phận này: tổ chức thành các phân xưởng, các đội: xưởng
cơ khí, đội cầu đường tổ chức thành các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp
hoặc trực thuộc các đội, phân xưởng sản xuât
- Bộ phận phục vụ đời sống thường được giao cho các phòng ban của doanh
nghiệp thực hiện trong đó chủ yếu là phòng hành chính quản tri
2. Ý nghĩa của việc xác định cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý
Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa
to lớn về nhiều mặt :
- Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên,
nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanh nghiệp.
- Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh
doanh của doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh
nghiệp, tức làm ăn có lãi.
- Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
(không gây môi trường, không gây độc hại).
- Tổ chức sản xuất hợp lý cũng là cơ sở hoàn thiện bộ máy quản lý doanh
nghiệp

Từ ý nghĩa to lớn đó mà ta thấy tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một
trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có
phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp
phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các loại hình sản xuất và phương pháp
tổ chức sản xuất
3. Phương hướng tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp lâm nghiệp
Một cơ cấu sản xuất được coi là tối ưu khi sản xuât kinh doanh của doanh
nghiệp đạt được hiệu quả cao nhất và khi nó phản ánh đầy đủ, đúng đắn quá trình
sản xuất sản phẩm, những đặc điểm về công nghệ chế tạo, quy mô và loại hình sản
xuất của xí nghiệp. Mặt khác, nó phải bảo đảm tính hợp lý xét trên cả hai mặt: sắp
xếp bố trí các bộ phận sản xuất trong không gian và mối liên hệ sản xuất giữa
chúng trên cơ sở tăng cường chuyên môn hóa và hiệp tác hóa sản xuất. Ngoài ra,
cơ cấu sản xuất cũng phải đảm bảo khả năng nhất định trong qua trình phát triển
sản xuất của xí nghiệp
Trong doanh nghiệp lâm nghiệp cơ cấu tổ chức sản xuất là một yếu tố luôn
luôn động vì các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất mang tính khách quan, và
chúng luôn biến đổi, chính vì thế cơ cấu sản xuất cần phải được hoàn thiện phù
hợp với những điều kiện đã và đang được hình thành
Phương hướng để hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp lâm
nghiệp:
- Tạo sự cân đối bền vững giữa khâu XDR với khai thác lợi dụng rừng: Trong
khâu tạo rừng nguyên liệu, cần coi trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo
hướng hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Trong khâu chế biến, phải xác định
quy mô và công nghệ chế biến lâm sản phù hợp với khả năng cung cấp nguyên
liệu do doanh nghiệp sản xuất ra, hoặc do các cơ sở khác và của nhân dân trong
vùng sản xuất. Tránh tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên liệu
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng rừng và chế biến lâm sản: Áp dụng
các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh, sử dụng giống mới; áp dụng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu
rừng, phòng chống cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng; thiết bị, kỹ thuật và

công nghệ tiên tiến trong khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản. Trong tạo rừng,
đối với việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phải sử dụng các giống cây bản địa; đối
với trồng rừng nguyên liệu phải chọn các loài cây trồng chủ yếu cho năng suất
cao, áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, cây con như nhân giống (mô,
hom), và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thâm canh trong trồng và chăm sóc rừng;
xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình tạo rừng có hiệu quả cho nhân dân
trong vùng thực hiện. Trong chế biến cần chuyển từ chế biến cơ lý sang chế biến
cơ lý hoá tổng hợp, coi trọng việc áp dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến trong chế
biến lâm sản nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường
- Đẩy mạnh các hoạt dộng thu gom và chế biến gỗ và các lâm sản ngoài gỗ với
các quy mô thích hợp để đảm bảo kinh doanh tổng hợp và lợi dụng toàn diện tài
nguyên rừng: Trong trồng rừng và trong chế biến không chỉ quan tâm đến gỗ mà
phải chú ý đến những sản phẩm là lâm sản ngoài gỗ. Sản xuất, tiêu thụ lâm sản
ngoài gỗ là một hướng phát triển không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp
- Tận dụng các điều kiện thuận lợi để mở mang các hoạt động sản xuất kinh
doanh phụ trong đó có nông lâm kết hợp để nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp
- Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế để tổ
chức các hoạt động sản xuất, trong đó chú trọng tổ chức các hình thức khoán kinh
doanh rừng lâu dài, liên doanh với các hộ gia đình thành viên trong khâu XDR.
Doanh nghiệp được mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ
chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, với nhân dân trong vùng để bảo vệ,
phát triển rừng và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Việc liên doanh, liên kết có
thể thực hiện theo hướng doanh nghiệp là người bỏ vốn để đầu tư hoặc doanh
nghiệp là người tiếp nhận vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân khác.
- Đối với bộ phận phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống: trong điều kiện có thể
được thì ký hợp đồng với đơn vị chuyên ngành. Trong điều kiện bắt buộc thì nên
chuyển sang chế độ hạch toán riêng, mở rộng phục vụ ở bên ngoài
- Mở rộng các hoạt động dịch vụ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải mở rộng các hoạt động dịch vụ đầu vào và đầu ra trong quá

trình sản xuất lâm nghiệp, nhằm phục vụ và thu hút ngày càng nhiều hơn các lực
lượng xã hội. Các dịch vụ đó bao gồm các công việc như: khuyến lâm, khuyến
nông, hướng dẫn kỹ thuật, làm đất, cung ứng giống, phân bón, thuốc phòng, trừ
sâu bệnh hại cây rừng, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ lâm sản. Trong đó,
quan tâm khâu sản xuất cung ứng giống, vật tư; chế biến và tiêu thụ lâm sản.

×