Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sàng kiến kinh nghiệm " Đổi mới phương pháp dạy học ở trung tâm GDTX một số giải pháp từ góc độ công tác quản lý " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.03 KB, 10 trang )


1
Đổi mới phương pháp dạy học ở
trung tâm GDTX
một số giải pháp từ góc độ công
tác quản lý
PGS.TS Đặng Quốc Bảo
1. Đổi mới phương pháp dạy học cần được hiểu là đổi mới cách thực hiện
phương pháp dạy học.
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề bàn luận và thực
hiện sôi nổi trong những năm gần đây ở mọi bậc học. Đã có nhiều hội thảo, nhiều bài
viết, nhiều bàn luận xung quanh vấn đề này. Bài viết này xin góp thêm một vài kiến
giải nhìn từ góc độ công tác quản lý.
1.2. Đổi mới PPDH cần được hiểu là đổi mới cách chỉ đạo thực hiện PPDH.
Bản thân PPDH nào cũng đều có cái hay và cái hạn chế. Khi phương pháp dạy
học được sự cộng hưởng của cả người dạy và người học, người quản lý thì nó phát
huy hiệu ứng tối đa nét tích cực. Khi một trong ba tác nhân này không làm tốt trách
nhiệm của mình thì phương pháp có nhiều hạn chế và bộc lộ của nó làm giảm thiểu
kết quả giáo dục.
1.3. PPDH gắn bó chặt chẽ với mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo. Khi mục
tiêu đào tạo dù được tuyên bố rất hay, rất lý tưởng; thí dụ mục tiêu đào tạo nhấn mạnh
đến việc đào tạo người làm chủ, người tích cực, song trong thực tế lại muốn có người

2
ngoan ngoãn, người biết vâng lời cấp trên thì tất yếu phương pháp đào tạo - giáo dục -
dạy học phải xoay theo mục tiêu đào tạo; nó bị biến dạng méo mó đi.
2. Phải chuyển được cách dạy học từ Sư phạm quyền uy sang Sư phạm
của tình bạn dân chủ hợp tác thì mới có thể đổi mới thực hiện PPDH có kết quả.
2.1. Sư phạm quyền uy (Power Pedagogy) là lối sư phạm mệnh lệnh, sự ban ơn,
người dạy là chân lý, lời thầy nói ra là ý tối cao. Chính cách dạy học theo quan điểm
này đã làm thui chột mọi sự sáng tạo và tư duy phê phán của người học. Sư phạm


quyền uy thích hợp với tư cách dạy học kiểu nhà thờ truyền giáo.
Cuộc cách mạng dạy học chuyển sang Sư phạm tình bạn dân chủ (Demorcatic
Fellowship Pedagogy) bắt đầu được khởi sướng từ Kômenski qua tác phẩm "Đại giáo
khoa" từ thế kỷ XV đã làm bừng lên xu hướng dạy học mới: Xu hướng dạy học phát
huy tính tích cực chủ động của người học.
Đỉnh cao của xu hướng này diễn ra trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ XX bắt đầu
từ Dewey rồi đến Carl Rogers, với các thông điệp: Dạy học lấy người học làm trung
tâm hoặc dạy học xuất phát (từ) người học và tập trung (vào) người học.
2.2. ở Phương Đông, tinh thần dạy học dân chủ thật ra đã được nhen nhóm từ
nhà trường của Khổng Tử.
Khổng Tử dù có nhấn mạnh "Phi Sư bất thành" song ông cũng lưu ý môn đệ
phải chịu khó hỏi thày; Ông tâm sự: "Nếu môn đệ không chịu hỏi phải làm ra sao?
Phải làm ra sao? thì ta cũng không biết làm thế nào cả".
Trong dạy học ông xuất phát từ "Người học" với các yêu cầu:
- Bác học (Học rộng)
- Thâm vấn (Hỏi sâu)
- Thận tư (Suy nghĩ cho cẩn thận)
- Minh biện (Phân biệt rõ ràng)

3
- Đốc hành (Làm cho hết sức)
Từ đó ông yêu cầu người dạy (người thày) phải làm được 5 việc:
- Dụ (Dẫn dụ, lôi kéo người học vào cuộc)
- Trợ (Hỗ trợ giúp đỡ người học)
- Đạo (Chỉ đạo)
- Khải (Thức tỉnh)
- Phát (Phát triển nhân cách người học)
Sau Khổng Tử, phái "Pháp gia" đã làm thui chột lý tưởng dạy học nhân văn này
với phương thức dạy học.
"Lấy luật pháp mà dạy, lấy quan lại làm thày" (Hàn Phi)

Những thời sau: Hán Nho, Tống Nho dù có trở lại một số ý tưởng nhân văn của
Khổng Tử, song thực chất họ chủ trương "pháp trị" bằng "Đức trị" (Pháp trị là mục
tiêu, đức trị là phương tiện). Họ thực hiện: "Âm pháp, dương nho" (Bên trong thì
Pháp trị bên ngoài ra vẻ Đức trị, Nho nhã).
Nhà trường thực chất lại trở về khuôn phép giáo điều, cách dạy học nhằm tạo ra
những con người phục vụ cho giai cấp cầm quyền.
2.3. Cuộc cách mạng dạy học ngày nay dù bước sang thời kỳ "Thế giới phẳng"
(The World is flat) nhưng vẫn chịu sự giằng co giữa hai chiều hướng:
"Sư phạm quyền uy" và "Sư phạm dân chủ"
(Power Pedagogy) (Democratic Pedagogy)
Sở dĩ có sự giằng co này vì giáo dục phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ
có tính đối ngẫu: Vừa phải phục vụ cho yêu cầu xã hội hoá, vừa phải phục vụ cho
yêu cầu phân hoá.

4
2.4. ý kiến của Anhstanh có thể xem là bài thuốc hữu hiệu giải toả sự giằng
co này.
Anhstanh chủ trương phải xây dựng được nhà trường với kiểu dạy học hình
thành cho con người các giá trị "Chân thiện mỹ". Ông gọi đó là các
"Humanities". Ông cảnh báo: "Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ.
Bởi bằng cách đó, anh ta có thể trở thành một cái máy khả dụng nhưng không trở
thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta phải được
dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là cái đẹp và cái gì là thiện. Nếu
không với kiến thức được chuyên môn hoá của mình, tanh ta chỉ giống như một
con chó được huấn luyện tốt hơn là một con người được phát triển hài hoà. Anh
ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu được những ảo tưởng
và những nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với tính
đồng loại của mình cũng như với cộng đồng".
Anhstanh cũng nhắc đến mục tiêu dạy học phải giúp cho thế hệ trẻ có được
"Tư duy phê phán" (Xem Anhstanh. Thế giới như tôi thấy. NXB Tri thức 2007).

2.5. ý kiến của Edgar Morin thì nhấn mạnh đến mục đích của nền giáo dục
hiện đại trước xu hướng vừa phải làm tốt hai chức năng phân hoá - xã hội hoá theo
ba điều sau:
(i) Đào tạo những con người có năng lực tổ chức và liên kết các tri thức để mưu
cầu hạnh phúc cho bản thân mình và cho toàn xã hội chứ khôngphải nhồi nhét kiến
thức theo kiểu chất vào kho.
(ii) Giáo dục về hoàn cảnh con người, làm cho mọi người có ý thức sâu sắc thế
nào là một con người. Dạy cho thế hệ trẻ cách sống, chuẩn bị cho họ biết cách đối mặt
với những khó khăn và những vấn đề chung của cả loài người.
(iii) Thực tập tư cách công dân của đất nước và của toàn thế giới phức hợp
và đa dạng.
(Xem Edar Morin: Liên kết tri thức. NXB Đại học Quốc gia H.2007)

5
2.6. Nghiên cứu ý kiến của Anhstanh và Edar Morin lại nhớ đến lời bàn về giáo
dục của Khổng Tử và Hồ Chí Minh. Từ cách đây 25 thế kỷ, Khổng Tử nêu lên 8 điều
trong việc học:
- Muốn cải cách được sự vật (Cách vật) thì tri thức phải hoàn toàn xác đáng.
- Muốn tri thức được hoàn toàn xác đáng (Trí tri) thì ý tưởng phải chân thành.
- Muốn ý tưởng được chân thành (Thành ý) thì cái tâm phải ngay thẳng
- Muốn cái tâm được ngay thẳng (Chính tâm) thì cái thân phải tu dưỡng
- Cái thân có tu dưỡng được (Tu thân) thì cái nhà mới lo liệu được
- Cái nhà có lo liệu được (Tề gia) thì đất nước mới hưng thịnh được
- Đất nước có hưng thịnh (Quốc trị) thì thiên hạ mới thanh bình (Thiên hạ
bình).
Môn đệ của Khổng Tử (trong sách Đại học) đã nêu lên thông điệp:
"Đại học chi đạo
Tại minh minh đức
Tại tân dân
Tại chỉ ư chí thiện"

(Con đường học là rộng lớn, muốn đi trên con đường này phải có đức sáng phải
có lý tưởng làm mới nhân dân, đạt đến sự hoàn thiện nhất).
Tổng hợp các điều trên Nho gia gọi là "Tam cương - Bát mục" của đạo học,
đạo làm người. Có thể mô hình hoá "Tam cương - Bát mục" như sau:

6










Tiếp thu lý tưởng cao đẹp của Nho gia, trong lần nói chuyện tại thủ đô ngày
21/7/1956, Bác có lời dạy:
"Đại học chi đạo
Tại minh minh đức
Tại tân dân"
Từ "Tân dân" (làm cho mới dân) sang "Thân dân" (đem bản thân mình do được
hoàn thiện về việc học, hết lòng phục vụ nhân dân).
Hồ Chí Minh chỉ thêm vào một chữ H đã làm lý tưởng cao quý của nho gia
hiện đại hơn, cao đẹp hơn, chí tình, chí nghĩa hơn.
3. Tam giác 3T (Tri - Trò - Thày) và trách nhiệm của người quản lý
3.1. Nói đến "Dạy học" là nói đến 3 nhân tố:
Thành ý

Trí tri


Cách vật
Minh đức
Chính tâm
Tu thân
Tề gia
Quốc trị
Thiên hạ bình
Chí thiện
Tân dân

7
Tri thức (Tri)
Người học (Trò)
Người dạy (Thày)
Không có sự liên kết của 3 nhân tố này, không thể nói đến việc dạy học. Đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới sự thực hiện phương pháp dạy học phải điều khiển
tốt mối liên hệ của 3 nhân tố này.
Đương nhiên "Đổi mới việc thực hiện PPDH" phải bắt đầu từ người thày.
Ngày xưa ở nền văn minh con trâu có nhà trường ông đồ; mỗi người thày đồng thời
là một Hiệu trưởng (Dàn nhạc một nhạc công, một nhạc trưởng). Ngày nay ở nền
văn minh tin học, theo sự phân công xã hội nhiều người thày làm việc dưới sự chỉ
đạo của một Hiệu trưởng (Dàn nhạc nhiều nhạc công, một nhạc trưởng).
Nhạc công, nhạc trưởng hành động phải phối hợp hài hoà đồng bộ với nhau thì
bài nhạc tấu lên mới có các giai điệu du dương hoành tráng.
Cần nhớ đến lời dạy của Marx:
"Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình
Còn dàn nhạc thì cần một nhạc trưởng"
Người nhạc trưởng phải làm cho mỗi nhạc công có năng lực thực hiện tốt sự
phân công của mình trong dàn nhạc, đồng thời phải có năng lực hợp tác với các nhạc

công khác của dàn nhạc thực hiện được sứ mệnh cao cả của giáo dục là đào tạo được
"Nhân cách - Nhân lực" cho đất nước.
3.2/ Mối liên hệ 3T và vai trò của người quản lý

8








Tri thức nhân loại truyền thông vào Trò nhờ Thày (tác nhân). Ngày nay có thể
nói đến "Tự học", "Tự động học tập". Tuy nhiên bất cứ sự "Tự học", "Tự động học
tập" nào cũng phải có sách. Sách là một ông thầy đã kết tụ tri thức nhân loại (A) để
chuyển vào người học (a).








Tri

(T
1
)

Trò

(T
2
)
Thày

(T
3
)
A

a

Tác
nhân
(Thày - Sách)

9
Giáo án của người thày khi lên lớp có thể coi là bộ lọc đầu tiên đối với A để
phù hợp với mục đích trên và nhiệm vụ của bài học đặt ra.
3.3/ Trách nhiệm của nhà quản lý (Hiệu trưởng)
(i) Giúp cho thày tiếp cận với "Tri"
Chọn lọc ở "Tri" (T
3
==> T
1
)
Những nhân tố gì là:
- Cơ bản nhất

- Hiện đại nhất
- Việt Nam nhất
Theo mục tiêu bài học.
(ii) Giúp cho thày tác động vào quá trình dạy học
[T
3
==> (T
1
- T
2
)]
Sao cho quá trình này diễn ra:
- Có tính mục đích
- Có tính tổ chức
- Có tính kế hoạch
(iii) Giúp cho thày có được mối quan hệ với trò
(T
3
<==> T
2
)
Bảo đảm được các yêu cầu:
- Tính kỷ cương

10

- Tính khoan dung
- Tính trách nhiệm
Quan hệ của Thày - Trò trong trường hợp này dù là quan hệ "Sư đệ", nhưng
trước hết là quan hệ của hai người công dân với nhau. Người quản lý phải giúp cho

quan hệ này theo đúng tinh thần "Sư sư - Đệ đệ" tức là "Thày ra Thày - Trò ra Trò,
Dạy ra Dạy - Học ra Học", "Thày dạy tốt - Trò học tốt".
Nhưng cũng là mối quan hệ như Bác Hồ đã từng căn dặn: "Trong nhà trường
Thày phải quí trò, Trò phải kính thày, có việc gì bàn bạc dân chủ với nhau, chứ
không được cá đối bằng đầu".
Đổi mới dạy học, đổi mới cách thực hiện PPDH ở các nhà trường là công
việc diễn ra theo một dòng chảy liên tục. Công việc này ở bậc học phổ thông đã
khó, song trung tâm GDTX còn khó hơn.
Sản phẩm của trung tâm GDTX tham gia trực tiếp vào thị trường nhân lực
của đất nước.
Dạy học ở trường phổ thông có thể theo công thức "Thày truyền đạt - Trò
tiếp nhận" song ở trung tâm GDTX phải là "Thày dẫn dắt - Trò lĩnh hội", "Thày cố
vấn - Trò khám phá". Người học ở trung tâm GDTX không chỉ là "Bắt chước" lại
kiến thức mà phải là người "Tái tạo" và "Sáng tạo" kiến thức.
Người dạy (Nhạc công) có sứ mệnh phức tạp hơn, nặng nề hơn. Trước bản
giao hưởng này thì người quản lý (Nhạc trưởng) sứ mệnh còn khó khăn nhiều hơn
trong sự điều hành này.




×