Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phân tính tâm nhân vật bà cụ Tứ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.38 KB, 12 trang )

Phân tính tâm nhân vật bà cụ Tứ trong chuyện ngắn
Vợ nhặt của Kim Lân.



Phân tính tâm nhân vật bà cụ Tứ trong chuyện ngắn Vợ
nhặt của Kim Lân.
BÀI LÀM

Cái cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
(Ca dao Việt Nam)
Sẽ chẳng bao giờ ta quên cánh cò bay mải mê chấp
chới cách cò trắng gầy guộc suy tư lặng lẽ như cuộc đời
người mẹ. Người mẹ việt nam hiền lành, nhẫn nhục
thương con va giầu lòng nhân ái. Chẳng biết từ bao giờ
hình ảnh người mẹ đã trở thành một đề tài khá quen thuộc
trong thi đàn văn học Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ 1945-
1975. Giữa những năm “đói mòn đói mỏi” ấy nếu như cái
đói đã làm con người ta mất đi nhân tính vui với “một bữa
no”, “một cái móng giò” thì đây vẫn còn những người mẹ
giầu lòng nhân hậu săn sàng đánh đổi sự sống của mình
để cưa mang kể khác. Có đọc Vợ nhặt của Kin Lân ta mới
thấu hiểu thé nào là lòng mẹ. Vâng, “Lòng mẹ bao la như
biển thái bình dat dào”.
Truyện được mở đầu bằng một tình huông khà độc đáo.
Vào một buổi chiều “Tối sầm lại vì đói khát” giữa những
năm tháng “người chết như ngả rạ” ấy. Chàng lại dắt về
giới thiệu một “nàng dâu”. Cả cái xóm ngụ đang bị cái đói
làm mờ cả măt ấy bỗng xôn xao hẳn lên: Người thở người
thì “khẽ thì thầm” người “bỗng lại cười lên cùng cục” và họ


cùng nín lặng. Cái khống khí ảm đạm ấy đi theo tràng và
người đàn bà nọ đến tận nhà. Buổi lễ ra mắt hêt sức kỳ
quặc và hết sức bất ngờ. Không bất ngờ làm sao được khi
mọi chuyện lại xảy ra một cách chóng váng như thế, dẫu
bà cụ Tứ có thương con đến mấy lòng cũng không khỏi
ngạc nhiên. Tràng nhắc đi nhắc lại mấy lần: “Kìa nhà tôi
nó chào u”. Nhưng bà cụ vẫn không hiểu. “Bà lão băn
khoăn ngồi xuống giường. Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Chỉ
đến khi Tràng nhắc lại “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi
đấy u ạ.” thì bà lão mới vỡ lẽ. Ra là thế. Đọc đến đây tự
dưng tôi lại nhớ đến bà mẹ trong Một đám cưới (Nam
Cao), bà mẹ ấy trong đám cưới của con mình dù là một
đám cưới nghèo đã hoạt bát và nhanh nhẹn biết bao. Giá
trong hoàn cảnh khác có lẽ mẹ Tứ cũng vui mừng và hớn
hở như ai, làm cha làm mẹ có ai lại không mong con cái
yên bề gia thất có cháu để ẵm bồng, nhưng qua cái giọng
ngập ngừng đứt quãng của Tràng hình như phần nào ta
cũng nhận ra cái xót xa đến tội nghiệp. Tràng không ngờ.
Bà lão càng không ngờ. Ai có thể ngờ rằng Tràng sẽ cưới
vợ đúng hơn là nhặt vợ trong lúc này đâu. “Bà lão cúi đầu
nín lặng. Bà lão hiểu rồi.”. Trong cái khoảnh khắc lặng im
ấy có đến hàng trăm hàng nghìn nỗi lo toan giữa lòng mẹ.
“Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu
cơ sự, vừa ai oán vừa tiếc thương cho số kiếp đứa con
mình”. Chính giữa lúc này chấp nhận “nàng dâu” là mẹ Tứ
đồng tình với cái khó cái khổ cái đói đang de doạ tính
mạng của gia đình bà. Cuộc đời mà ai có thể biết được
ngày mai sẽ còn ai sẽ mất ai trong những năm tháng đói
khổ này. Cắhc hẳn bà nghĩ lung lắm. Ta chợt nhớ đến bà
lão trong Một bữa no, cái đói làm người ta mất hết nhân

cách mất cả tính người. Ở đấy mẹ Tứ có thể từ chối thẳng
thừng “nàng dâu” mà anh con trai đã nhặt được. Tình
cảnh này, có ai trách bà đâu. Nhưng làm sao bà cụ có
thể hành động như thế một khi bà nghĩ đến cái được vợ
của con và cái mất của người kia thì người ta theo không
về ở với con mình. Bà mẹ quê hiền lành. Làm sao bà có
thể chối từ khi người đàn bà đáng thương kia cũng đang
đói khổ như bà. Tục ngữ có câu: “Thương người như thể
thương thân”. Phải rồi, bà đã khổ và đã hiểu thế nào là đói
khổ thì lẽ nào Nhiều khi cái khổ, cái đói lại giúp người ta
xích đến gần nhau hơn! Hình như sự đồng cảnh là một
động lực thúc đẩy người ta hiểu và thông cảm nhau hơn.
Bà lão đã khóc, “trong đôi mắt kèm nhèm của bà rũ xuống
hai dòng nước mắt”. Có thể nói đoạn anỳ Kim Lân đã trở
thành một nàh quay phim tài ba. Từ từ trong cận cảnh
hiện lên đôi mắt hằn dấu chân chim một thời vất vả của
mẹ Tứ và trên khoé mắt nứt nẻ ấy rịn ra một giọt nước
mắt khô héo. Nước mắt của người già. Nguyễn Khuyến
đã viết:
Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai dòng chứa chan.
Năm tháng qua đi, những nhọc nằhn, lo toan, vất vả đã
vắt kiệt sức mẹ. Mẹ không khóc được nữa “nước mắt
người già chảy ngược vào trong tim”. Vâng, mẹ già rồi
nước mắt của mẹ chỉ đủ làm thành hai dòng lăn chậm trên
khuôn mặt già nua nhân hậu ấy thôi. Bà khóc cho niềm vui
và khcó cho cả nỗi buồn. Đấy là nước mắt của người mẹ!
“May ra mà qua khỏi được cái tôi đoạn này thì thằng con
bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết
cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết được”. Bà lão

nghĩ thế nên bà quyết định. “Ừ thôi tuỳ các con”. - Đọc
đến đây ta như cùng Tràng “thở phào một cái ngực nhẹ
hẳn đi”. Tất cả những gì của thực tại của đói rét ngoài kia
vụt biến đi phút chốc, chỉ con đây cái khung cảnh ấm áp
của gia đình. Bà lão vui, vui lắm chứ, bà nói với nàng dâu
mới với cái giọng ngân nga như hát “ Nhà ta thì nghèo ai
khó ba đời”. Người già hay cả nghĩ, lắm lo xa, bà lão chợt
: “Nghĩ đến ông lão, đến đứa con út”, “đến cuộc đời cực
khổ dằng dặc của mình mà lo lắng” đời chúng nó liệu có
hơn bố mẹ trước kia không? Người xưa nói đúng, bao giờ
lòng mẹ cũng bao la, cũng “dạt dào” như “nước trong
nguồn chảy ra”. Giữa lúc đói nghèo lại phải “đèo bòng”
thêm một miệng ăn mẹ Tứ nghĩ về nàng dâu mới không
phải ở cảm giác của một người biết ơn, mà tràn đầy tình
yêu thương. Người mẹ nghèo nhân hậu ấy càng thấu hiểu
cảnh ngộ xót xa của nàng dâu mới càng thương chị ta
hơn. Tâm trạng bà cụ buồn vui lẫn lộn. Giữa cái “tao
đoạn” này niêm vui càng trông càng tội nghiệp. Đọc đến
đây tôi cứ hình dung cái cảnh con chim sơn ca đang bị
giam hãm trong lồng. HÌnh như niềm vui của mẹ Tứ ở đây
cũng trở nên héo hon, như không thể thoát ra khỏi nỗi ám
ảnh của sự buôồ tủi, xót thương của cái không khí thời đại
lúc bấy giờ. Nhưng với tấm lòng của người mẹ, bà vẫn
gượng làm vui “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn
lên. Bà lão săm sắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, “vừa ăn
vừa kể chuyện làm ăn”, “nói toàn chuyện vui, toàn hcuyện
sung sướng ngày sau”. Tất cả như vẽ ra trước mắt chúng
ta khung cảnh đầm ấm, hoà thuận của một gia đình, bình
thường nhưng lại rất bất bình thường trong những tháng
năm 1945. Tác giả đã khéo giấu đi cái không khí ảm đạm

thê lương ngày thường chăng? Theo tôi thì không. Chính
lòng mẹ đang vun vén cho hạnh phúc mới của con đấy.
Dù chẳng trọn vẹn nhưng cũng phần nào gieo vào lòng
đôi vợ chồng trẻ niềm tin vào ngày mai. Một ngày mai tươi
sáng hơn đang chờ họ. Mẹ nghĩ thế và chắc chắn sẽ là
như thế! Chính tình thương của mẹ đã mang đến hạnh
phúc cho Tràng , đem lại lối thoát cho vợ Tràng và tất yếu
tình thương ấy sẽ mãi mãi nâng đỡ họ.

×