Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Viêm Phúc Mạc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.07 KB, 4 trang )

Viêm Phúc Mạc

1. Đại cương: Là sự viêm cấp hay mạn tính của phúc mạc.
2. Phân loại và nguyên nhân:
a. Viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể tùy thuộc dịch viêm chỉ khu trú
trong một phần của khoang phúc mạc hay đã lan rộng toàn thể phúc
mạc.
Trong một số trường hợp viêm phúc mạc khu trú, do phản ứng viêm của
các cơ quan lân cận (nhất là mạc nối lớn) có thể tạo thành đám quánh.
Đám quánh khi sờ nắn có cảm giác như một khối chắc, giống như được
bọc lại của thành bụng.
b. Nguyên phát hay thứ phát
Viêm phúc mạc thứ phát (hay viêm phúc mạc ngoại khoa) gặp trong 99%
trường hợp:
- Thủng đường tiêu hóa: ổ loét tá tràng, thủng dạ dày (ung thư, loét), đại
tràng, ruột non.
- Viêm phúc mạc ruột thừa.
- Viêm phúc mạc do đường mật hay viêm tụy cấp.
- Nguyên nhân khác: viêm phần phụ
Viêm phúc mạc nguyên phát (nội khoa) chỉ gặp trong 1% còn lại: vi khuẩn
xâm nhập qua đường máu (nhiễm trùng dịch báng) hoặc đường tự nhiên, không
thấy tổn thương tạng trong ổ bụng.
Sự kích thích phúc mạc có thể do dịch mủ, nhưng cũng có thể do dịch vô
trùng, đặc biệt trong trường hợp thủng ổ loét dạ dày – tá tràng.
3. CHẨN ĐOÁN:
a) Triệu chứng cơ năng và toàn thân:
- Đau bụng cấp tính: khởi đầu dữ dội (nhất là trong thủng tạng rỗng). Lúc
đầu khu trú sau đó lan rộng. Đau liên tục.
- Buồn nôn và nôn ói, nấc cụt.
- Bí trung đại tiện, đôi khi lại tiêu chảy.
- Sốt 38–39–40oC. Mạch tăng 100–120/p


b) Triệu chứng khám:
- Nhìn: bụng chướng, giảm di động bụng khi thở.
- Sờ: đề kháng hoặc co cứng (“bụng gỗ”). Đau khi giảm áp lực đột ngột
(dấu Blumberg). Tăng dị cảm da.
- Gõ: có thể phát hiện hơi tự do trong khoang phúc mạc (trường hợp
thủng tạng rỗng), gõ vang ở giữa. dấu hiệu gõ đục vùng thấp (dịch tự do
trong ổ bụng).
- Nghe: giảm nhu động ruột.
- Thăm trực tràng: tiếng kêu Douglas.
Trường hợp đến trễ:
- Tắc ruột.
- Bụng đề kháng.
- Thay đổi tổng trạng.
- Có thể không còn co cứng trong giai đoạn này.
- Sốc nhiễm trùng, vô niệu, tử vong.
c) Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng với đa nhân trung tính tăng.
- X quang: bụng mờ toàn thể, ống tiêu hóa dãn, thành ruột dày, có thể có
liềm hơi dưới hoành.

4. Xử trí:
Viêm phúc mạc cần được chẩn đoán sớm và gởi về cơ sở phẫu thuật.
Chú ý không dùng thuốc giảm đau, không ăn uống, không thụt tháo.
Ở nơi có điều kiện phẫu thuật, bệnh nhân cần được hồi sức tốt.
Phẫu thuật giải quyết nguyên nhân.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×