Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Biến chứng của hậu môn nhân tạo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.45 KB, 5 trang )

Biến chứng của hậu môn nhân tạo


Hậu môn nhân tạo:
1-Tắc ruột:
Nguyên nhân:
o Đường hầm trên thành bụng quá hẹp
o Còn tổn thương ở đoạn đại tràng phía trên hậu môn nhân tạo
o Hậu môn nhân tạo bị xoắn
o Hậu môn nhân tạo bị đưa lộn đầu
o Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo (nghẹt)
Xử trí: mổ lại, tuỳ tổn thương mà xử trí.
2-Viêm tấy da quanh hậu môn nhân tạo:
Thường xảy ra ở hậu môn nhân tạo hồi tràng.
Xử trí:
o Dán túi dán để hạn chế dây dịch ruột ra xung quanh.
o Chăm sóc da: rửa bằng xà-phòng trung tính, lau khô, thoa thuốc mỡ oxýt kẽm.
o Kháng sinh
3-Áp-xe quanh hậu môn nhân tạo:
Nguyên nhân: dây trùng đáng kể khi làm hậu môn nhân tạo.
Xử trí: cắt chỉ, tách một phần miệng hậu môn nhân tạo ra khỏi mép da để thoát
mũ, thay băng hằng ngày.
4-Hoại tử hậu môn nhân tạo:
Nguyên nhân: đoạn đại tràng được đưa ra làm hậu môn nhân tạo bị thiếu máu do
xoắn hay chọn mạch máu không tốt.
Xử trí:
o Theo dõi thêm, nếu hậu môn nhân tạo ra phân và phần hoại tử không lan xuống
quá lớp cân thành bụng.
o Mổ lại, nếu nghi ngờ xoắn hậu môn nhân tạo hay phần hoại tử lan sâu quá lớp
cân thành bụng.
5- Hậu môn nhân tạo bị tụt vào xoang bụng:


Nguyên nhân:
o Đoạn đại tràng đưa ra làm hậu môn nhân tạo quá căng
o Đính đại tràng vào thành bụng không đúng kỹ thuật
o Hậu môn nhân tạo bị hoại tử
Xử trí:
o Mổ lại, làm lại hậu môn nhân tạo
o Đóng hậu môn nhân tạo nếu đã đến thời điểm đóng
6-Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo:
Nguyên nhân:
o Lổ mở thành bụng quá rộng
o Khâu đính thành đại tràng vào thành bụng không đúng kỹ thuật
Xử trí:
o Khâu hẹp lại lổ mở thành bụng
o Khâu đính lại thành đại tràng vào thành bụng
o Đóng hậu môn nhân tạo nếu đã đến thời điểm đóng
7-Sa hậu môn nhân tạo:
Nguyên nhân: thường xảy ra ở hậu môn nhân tạo kiểu quai.
Xử trí:
o Làm lại hậu môn nhân tạo, chuyển kiểu quai thành kiểu đầu tận.
o Đóng hậu môn nhân tạo, nếu đã đến thời điểm đóng.
Người mang HMNT thường gặp những khó khăn trong sinh hoạt, mặc cảm, thiếu
tự tin trong cuộc sống.Nếu dinh dưỡng không thích hợp, không nạp đủ calo trong
ngày dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, bệnh nhân dễ bị tiêu chảy hoặc
táo bón, đầy hơi phải thay túi chứa phân nhiều lần trong ngày để tránh mùi hôi rất
khó chịu và không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Một số vấn đề mà
người mang hậu môn nhân tạo thường gặp:
*Tiêu chảy , người mang HMNT nên hạn chế ăn mỡ, thức ăn khô chứa chất béo,
chuối, đậu phộng da trơn, hoặc ăn quá nhiều rau sống. Hạn chế thức uống có
cafein, trà đậm, thức uống sinh hơi, sữa tươi Khi bị tiêu chảy cũng không nên ăn
các thức ăn trên và cần uống nhiều nước và điều trị thuốc theo y lệnh của bác sĩ.

*Táo bón, nguyên nhân chính là do uống quá ít nước, ăn thực phẩm có nhiều xơ
sợ, như đậu, các loại hạt, các loại trái cây có vỏ không tiêu hoá được. Tránh ăn các
loại thịt có nhiều thớ sợi. Phòng ngừa bón bằng cách ăn nhiều thức ăn lỏng, uống
nước trái cây, trong thể thao nên uống nhiều nước, nếu bón nhiều có thể thụt tháo
hoặc sổ nhẹ.
*Nguyên nhân gây sinh hơi, do ăn nhiều thực phẩm như cá, các loại trứng, tỏi,
gia vị cay, măng, bông cải trắng, mít… Người mang HMNT nên ăn ít những thức
ăn trên để tránh tình trạng sinh hơi. Nên ăn chậm và nhai kỹ.
*Các nguyên nhân gây đánh hơi, do ăn các thức ăn như legumes, bông cải xanh,
bông cải trắng, bắp cải, dưa chuột, mít…, các loại thức uống như nước có gas,
bia…kẹo cao su, thuốc lá… Để tránh đánh hơi nên tránh ăn thực phâm sinh hơi và
thực phẩm tạo mùi như hành , tỏi .
Vì thế người mang hậu môn nhân tạo cần có chế độ ăn uông thật hợp lý.

×