Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật cắt amiđan pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.73 KB, 16 trang )

Nguy cơ và biến chứng của phẫu
thuật cắt amiđan

Giới thiệu

Bạn hoặc con của bạn có thể bị đề nghị cắt amiđan và các hạch vùng hầu
họng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cuộc phẫu thuật này,
việc chuẩn bị ra sao, cũng như cung cấp các thông tin về lợi ích, biến chứng, nguy
cơ của cuộc phẫu thuật này.

Bạn cũng nên hỏi bác sĩ của bạn những câu hỏi mà bạn cho là cần thiết để
hiểu hơn về những gì sẽ diễn ra trong quá trình phẫu thuật.

Amiđan và các hạch hầu họng (còn gọi là hạch VA) là nhóm mô dạng
lympho (có nhiệm vụ sản xuất ra các tế bào lympho - các tế bào bạch cầu có khả
năng tiêu diệt các tác nhân xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh) nằm ở miệng và
phía sau mũi.

Nhiễm trùng hay phì đại amiđan có thể gây đau họng mãn tính hay đau tái
đi tái lại, hơi thở hôi, răng bị lệch nhau (giữa hàm trên và hàm dưới), ápxe, hoặc
tắc nghẽn đường thở trên gây khó nuốt, ngáy, ngưng thở khi ngủ. Riêng với các
hạch VA, viêm nhiễm cũng gây phì đại, có thể làm bệnh nhân khó thở, viêm tai,
v.v. Cắt amiđan và cắt các hạch này là phẫu thuật cắt bỏ hay nạo sạch các mô dạng
lympho này.

Những nguy cơ và biến chứng của phẫu thuật cắt amiđan và hạch vùng
hầu họng là gì ?

Phẫu thuật luôn được cố gắng thực hiện thật an toàn, làm sao đạt được kết
quả tốt nhất cho bạn hoặc con của bạn. Tuy nhiên, có những cuộc phẫu thuật diễn
ra không suôn sẻ, có thể có những biến chứng hay những tổn thương khác không


ngờ được.

Vì mỗi người đáp ứng với phẫu thuật, phản ứng với thuốc mê, việc lành vết
thương sau mỗ rất khác nhau, nên không thể đảm bảo chắc chắc kết quả của phẫu
thuật sẽ như thế nào. Hơn nữa nó còn phụ thụôc vào các điều kiện chăm sóc sau
mỗ.

Trong y văn đã ghi nhận các biến chứng dưới đây. Danh sách các biến
chứng này không bao gồm tất cả các biến chứng có thể xảy ra. Ðưa ra các biến
chứng này không phải để hù dọa bạn, mà chỉ nhằm cung cấp thông tin cho bạn,
giúp bạn hiểu hơn về cuộc mỗ, đồng thời cảnh giác hơn. Tất cả những biến chứng
đã xảy ra có thể đồng thời hay không đồng thời tùy theo sự kiểm soát của bác sĩ
phẫu thuật, theo các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tuy nhiên hầu hết
các biến chứng này rất hiếm xảy ra.

Nhưng bất kì một bệnh nhân nào trước khi tham gia cuộc mỗ cũng cần
được cân nhắc giữa những yếu tố nguy cơ, những biến chứng có thể có và các lợi
ích của cuộc mỗ mang lại.

Thất bại trong việc làm giảm đau họng, hay không cải thiện được viêm tai,
viêm xoang, chảy nước mũi, với các trường hợp này có thể cần được mỗ lại.

Chảy máu. Trong nhiều trường hợp phải cần truyền máu hoặc các sản phẩm
từ máu. Bạn có quyền chuẩn bị máu của chính bạn hay máu từ một người cho do
bạn chọn trước khi phẫu thuật để dùng trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu.
Bạn hoàn toàn có thể tham khảo những điều này với bác sĩ điều trị.

Nhiễm trùng, mất nước, đau kéo dài, vết mỗ không lành, đều cần phải nhập
viện để truyền dịch, để chăm sóc vết mỗ.


Thay đổi giọng nói, nôn hay trớ qua đường mũi. Tuy nhiên các biến chứng
này rất hiếm gặp.

Không cải thiện được tình trạng thở trước đó, vẫn còn ngáy, còn ngưng thở
khi ngủ, còn phải thở bằng miệng.

Tiền phẫu là gì ?

Hầu hết các bệnh nhân không cần nhập viện, mà có thể điều trị ngoại trú.
Bởi vì dù trong bệnh viện có nhiều phương tiện chăm sóc tốt, nhưng việc điều trị
nội trú trước mỗ là không cần thiết, gây tốn kém cho bệnh nhân và bệnh nhân
thường không thoải mái khi ở trong bệnh viện. Thông thường các bác sĩ gây mê
hồi sức sẽ gọi điện cho bạn để hỏi bệnh sử vào trước ngày mỗ 1 ngày hoặc nếu
không kịp thì có thể vào buổi sáng đi mỗ. Nếu cần thực hiện các xét nghiệm gì, thì
bạn sẽ được làm trước đó vài ngày. Cũng cần có một nhân viên y tế đưa bạn về sau
cuộc mỗ, và chăm sóc cho bạn trong ngày hậu phẫu đầu tiên.

Không được dùng aspirin hay bất kì loại thuốc nào có chứa aspirin trong
vòng 10 ngày trước mỗ. Các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs) (như
ibuprofen, Avid.) cũng không dùng trong vòng 1 tuần lễ trước mỗ. Có nhiều loại
thuốc giảm đau thông thường có chứa trong thành phần aspirin hay các dẫn xuất từ
ibuprofen, do đó rất cần cẩn trọng khi dùng các thuốc này.

Nếu cần bạn nên tham khảo với bác sĩ. Acetaminophen (Tynelol, Panadol,
Efferalgan, Doliprane) có thể dùng để giảm đau. Thường thì bác sĩ sẽ kê cho bạn
vài loại thuốc dùng trước mỗ, và bạn cần dùng thuốc đầy đủ để sẳn sàng cho cuộc
mỗ diễn ra.

Nếu người sắp mỗ là con của bạn, bạn nên trung thực nói cho trẻ biết những
gì về cuộc mỗ sắp tới. Cần phải cho trẻ hiểu rằng những gì trẻ sắp trải qua là cần

thiết cho sức khỏe của trẻ, rất an toàn và bạn luôn ở bên trẻ.

Thái độ đảm bảo và bình tĩnh của bạn rất cần để cho trẻ bớt lo lắng. Cho trẻ
biết rằng nếu trẻ đau thì chỉ trong thời gian rất ngắn và sẽ có nhiều loại thuốc giúp
cho trẻ giảm đau. Bạn cũng nên đến bệnh viện mà bạn sẽ được phẫu thuật vài ngày
trước để quen với không khí nơi đây.

×