Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NHỮNG DẤU HIỆU SỚM CỦA ĐỘT QUỴ NÃOI. ĐẠI CƯƠNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.03 KB, 10 trang )

NHỮNG DẤU HIỆU SỚM CỦA
ĐỘT QUỴ NÃO

I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa và ý nghĩa của đột quỵ não
Đột quỵ não là tình trạng bệnh lý thần kinh cấp tính, nặng nề xảy ra đột ngột, có
thể gây nên các triệu chứng như liệt nửa người, rối loạn cảm giác nưă người, nói
khó, liệt nửa mặt, hôn mê…, là một trong những nỗi ám ảnh thường xuyên của
mọi lứa tuổi, nhất là lứa tuổi trên 50. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và tiến
hành sử trí, cấp cứu kịp thời thì tỷ lệ bệnh nhân tử vong và bệnh nhân có di chứng
nặng nề sẽ rất cao. Bản thân người bệnh cùng các chi phí cho việc chăm sóc, điều
trị bệnh sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Vấn đề đựơc đặt ra và
có liên quan tới rất nhiều người là quản lý, chăm sóc, điều trị và dự phòng đột quỵ
não như thế nào cho đạt hiệu qủa cao.


2. Quản lý đột quỵ não
Quá trình quản lý bệnh nhân đột quỵ có thể chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước
bệnh viện, giai đoạn trong bệnh viện và giai đoạn sau bệnh viện, trong đó ở giai
đoạn trước và sau bệnh viện, vấn đề quản lý, chăm sóc bệnh nhân thuộc về gia
đình và bản thân người bệnh là chính (Bảng 1).
Bảng 1. Các giai đoạn quản lý đột quỵ: đối tượng liên quan - mục đích - công
việc.
Giai đoạn bị đột quỵ não Giai
đoạn
quản



Giai đoạn
chưa bị đột


quỵ não
Giai đoạn
Trước bệnh
viện
Giai đoạn trong
bệnh viện
Giai đoạn sau
bệnh viện
Đối tượng
liên quan
Bản thân bệnh
nhân và gia
đình
- Gia đình bệnh
nhân,
- Y tế địa
phương.
- Nhân viên y tế
cấp cứu vận
chuyển bệnh
nhân.
Nhân viên y tế
chuyên khoa
trong bệnh viện
Gia đình và
bản thân bệnh
nhân
Công việc
cần làm
Dự phòng đột

quỵ cấp I:
Dự phòng và
điều trị các
yếu tố nguy cơ
nếu có.
- Bất động bệnh
nhân, duy trì
chức năng sống
(tim, thở…).
- Bắt đầu điều
trị tích cực, định
hướng.
- Tổ chức chẩn
đoán nhanh,
chup CT sọ não
càng sớm càng
tốt.
- Bát đầu điều trị
chuyên khoa:
điều trị bệnh
sinh, điều trị đặc
hiệu.
Điều trị dự
phòng cấp II.
Mục tiêu Loại trừ các
yếu tố nguy
cơ, ngăn ngừa
bệnh.
Chuyển bệnh
nhân tới bệnh

viện kịp thời
như có thể.
- Chẩn đoán
nhanh, bắt đầu
điều trị trong
thời gian cửa sổ
điều trị (đối với
đột quỵ thiếu
máu não).
- Chẩn đoán
nhanh bắt đầu
điều trị kịp thời
đối với đột quỵ
não chảy máu.
Chống tái phát
Tiêu chí
hành
động
Tự giác, triệt
để.
Khẩn trương hành động :
“Thời gian là não”
Tự giác, triệt
để.
Trong thực tế ta thấy rằng, khi bệnh nhân bị đột quỵ não thì đối tượng đầu
tiên khởi động chuỗi dây truyền công việc cấp cứu sử trí cho bệnh nhân sẽ chính là
người nhà bệnh nhân chứ không phải ai khác. Như vậy ta thấy vai trò của gia đình
bệnh nhân là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành, baị trong việc cấp cứu
điều trị bệnh nhân đột quỵ. Nếu bệnh nhân được đưa đến bệnh viện sớm thì cơ hội
điều trị bệnh tốt hơn, liên lượng thuận lợi, nếu bệnh nhân được đưa đến muộn, cơ

hội cứu chữa bệnh nhân sẽ eo hẹp hơn, thậm chí thầy thuốc không thể can thiệp
tích cực, không thể cứu giúp gì cho người bệnh, bệnh nhân tử vong ngay trong tay
thầy thuốc. Thế nhưng hầu như tất cả người nhà bệnh nhân đều không phải là
nhân viên y tế, những kiến thức của họ về đột quỵ não không đủ để nhận biết ra
bệnh và càng không thể đầy đủ để quyết định có nên đưa bệnh nhân đi bệnh viện
không, nếu có thì bao giờ đưa đi cho kịp thời. Từ đó ta thấy rằng người nhà bệnh
nhân cần được trang bị những kiến thức, những kinh nghiệm nhất định về đột qụy
não cùng những lời tư vấn để họ có thể chủ động nhận biết được đột quỵ não và
quyết định đưa bệnh nhân tới bệnh viện cho kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho
thầy thuốc can thiệp cứu giúp bệnh nhân được tích cực hơn.
Có nhiều triệu chứng trong giai đoạn tiền triệu và giai đoạn khởi phát đột
quỵ đã được khuyến cáo, các tác giả trong và ngoài nước đều thấy rằng các triệu
chứng này có giái trị dự báo dương tính tương đối cao và có thể phổ biến rộng rãi
cho cộng đồng nhằm giúp chó mọi người tham gia quản lý đột quỵ được tốt hơn.
II. CÁC BIỂU HIỆN SỚM CỦA ĐỘT QỤY NÃO
1. Các triệu chứng sớm:
Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng sau:
- Tê nửa người, một tay hoặc nửa mặt.
- Yếu (hoặc động tác vụng về, cảm giác nặng nề) nửa người, một tay hoặc nửa
mặt.
- Nói khó hoặc khó hiểu lời nói.
- Nhìn mờ hoặc mù (một hoặc cả hai mắt).
- Chóng mặt hoặc mất thăng bằng.
- Đau đầu dữ dội một cách bất thường (có thể kèm theo nôn, buồn nôn ).
2. Đặc điểm xuất hiện và tiến triển của các triệu chứng
- Các triệu chứng nói trên xuất hiện đột ngột (trong vòng vài giây tới vài chục
phút). Đây là đặc điểm rất quan trọng của đột quỵ não.
- Các triệu chứng có thể nặng tối đa ngay từ đầu và không tiến triển nặng nề thêm
(thường là biểu hiện của đột quỵ não chảy máu), hoặc các triệu chứng đã xuất hiện
sẽ nặng dần lên trong các phút, các giờ tiếp theo và có các triệu chứng mới xuất

hiện thêm (thường là biểu hiện của đột quỵ thiếu máu não).
3. Hoàn cảnh xuất hiện của bệnh
Các triệu chứng trên xuất hiện liên quan với một hoặc nhiều hoàn cảnh sau:
- Trong hoặc sau khi uống rựơu, bia.
- Thay đổi thời tiết, khí hậu.
- Căng thẳng tinh thần hoặc thể lực.
- Tắm nóng hoặc lạnh.
- Thời gian khi đêm về sáng.
III. XỬ TRÍ
1. Tại gia đình bệnh nhân
Khi người nhà phát hiện thấy bệnh nhân có biểu hiện của các triệu chứng
với các đặc điểm xuất hiện và hoàn cảnh xuất hiện như trên, thì người nhà bệnh
nhân nên và không nên làm các công việc sau:
Nên:
- Bất động, theo dõi bệnh nhân, sơ cứu duy trì nhịp tim và nhịp thở khi cần thiết.
- Vận chuyển bệnh nhân càng nhanh càng tốt tới một trung tâm cấp cứu gần nhất,
tốt nhất là gọi xe cấp cứu chuyên dụng hoặc mời một bác sĩ sử trí và hộ tống vận
chuyển.
- Chuẩn bị tâm lý cho mọi người trong gia đình, chủ động đón nhận một thời kỳ
chăm sóc, điều trị bệnh nhân lâu dài, vất vả.
Không nên:
- Để bệnh nhân tại nhà chờ đợi sự thuyên giảm tự nhiên của bệnh, hoặc cho rằng
bệnh nhân tuổi đã cao không cần đưa đi bệnh viện cứu chữa.
- Trì hoãn để đưa bệnh nhân đi khám trong hoàn cảnh tiện lợi (khám theo tuyến,
chờ cho đầy đủ các thành viên gia đình, chờ cho trời sáng mới đưa bệnh nhân đi
bệnh viện…. )
- Tự sử dụng các lọai thuốc cấp cứu điều trị mà không có đơn của bác sỹ.
2. Tại bệnh viện
Khi bệnh nhân đã được chuyển kịp thời tới bệnh viện bác sỹ bệnh viện cần
khẩn trương tiến hành ngay các công việc sau:

- Khám bệnh nhân, cho chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não.
- Chỉ định ngay các biện pháp điều trị chung cho các bệnh nhân đột quỵ não. Chỉ
định điều trị theo thể bệnh ngay sau khi có chẩn đoán quyết định
- Làm các xét nghiêm cần thiết.








TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Harold P. Adams (2002).
Management of stroke: A pratical guide for the prevention, evaluation, and
treatment of acute stroke. Second edition, Professional communication nc.
2. Nguyễn Văn Chương (2003).
Chẩn đoán sớm đột quỵ thiếu máu não. Tạp chí y – dược học quân sự.
HVQY.
3. Nguyễn Văn Chương (2003).
Đặc điểm lâm sàng đột quỵ não: những số liệu qua 150 bệnh nhân. Tạp chí
y học thực hành. Bộ Y tế.
4. Nguyễn Văn Đăng (2003).
Tai biến mạch máu não, trong cuốn “ Thực hành thần kinh – các bệnh và
hội chứng thường gặp ”. Nhà xuất bản Y học.
5. Graeme, J, Hankay (2002).
Stroke. Churchill Livingstone.
PGS.TS. Nguyễn Văn Chương


×