Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Triệu chứng cơ năng hệ hô hấp – Phần 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.45 KB, 9 trang )

Triệu chứng cơ năng hệ hô hấp –
Phần 1

Các triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc
các bệnh hô hấp về bệnh của mình kể lại. Trong bệnh lý hô hấp, các triệu chứng
chính là: Đau ngực, ho, khó thở, khạc đờm và ho máu. Đây là những triệu chứng
có ý nghĩa quan trọng giúp cho chẩn đoán bệnh.
1. Đau ngực:
1.1. Cơ chế: Phổi không có các nhánh thần kinh cảm giác đau. Đau ngực thường
do tổn thương thành ngực ( cơ, xương khớp ), màng phổi, màng tim, thực quản và
cây khí phế quản. Khi có tổn thương nhu mô phổi mà xuất hiện đau ngực là do
màng phổi phản ứng với các tổn thương này.
1.2. Đặc điểm: Những điểm quan trọng cần nắm khi hỏi bệnh nhân:
1.2.1. Cách khởi phát:
- Đau đột ngột dữ dội: đau dữ dội không có tính chất báo trước và mức độ đau
ngay lập tức ở mức tối đa.
- Đau tăng dần dai dẳng.
1.2.2. Vị trí đau: Vị trí đau có thể gợi ý cơ quan bị tổn thương và bản chất của tổn
thương.
- Đau ở phía trước sau xương ức: viêm khí phế quản hoặc hôi chứng trung thất.
- Đau ở mặt trước bên: viêm phổi hoặc màng phổi. Đau ở dưới vú thường gặp
trong viêm phổi cấp.
- Đau vùng hạ sườn hay gặp trong bệnh lý màng phổi.
1.2.3. Sự thay đổi của đau ngực với các cử động hô hấp: mức độ đau thay đổi khi
ho, khi thay đổi tư thế thường ít có giá trị chẩn đoán. Đau thường tăng lên khi ho
hoặc hít vào sâu.
1.3. Đặc điểm của đau ngực theo các cơ quan bị tổn thương.
1.3.1.Đau ngực do bệnh lý phổi - màng phổi:
- Đau thường khởi phát đột ngột, kèm theo có các triệu chứng lâm sàng và
Xquang.
- Đau do viêm phổi cấp: đau dưới vú, đau tăng khi ho, thường có các triệu chứng


khác kèm theo như: Rét run, sốt, khám phổi có hội chứng đông đặc. Loại đau ngực
này cũng gặp trong nhồi máu phổi .
- Đau do viêm khí phế quản: bệnh nhân có cảm giác đau nóng rát sau xương ức,
đau tăng khi ho, có thể có hoặc không khạc đờm gặp trong viêm khí phế quản cấp
do influenza, hoặc do hít phải khói kích thích.
- Đau do bệnh lý màng phổi: đau ở mặt bên và đáy của lồng ngực, cường độ đau
thay đổi, tăng lên khi ho và hít sâu. Đau lan lên bả vai và thường kết hợp với ho
khan, thuốc giảm đau ít tác dụng và thường xuất hiện khi thay đổi tư thế. Trong
tràn dịch màng phổi đau thường kết hợp với khó thở, lồng ngực bên bị bệnh giảm
cử động và có hội chứng 3 giảm.
- Đau ngực do tràn khí màng phổi: đau đột ngột, dữ dội “ đau như dao đâm “ đau ở
mặt bên, bả vai, dưới vú đôi khi giống như cơn đau thắt ngực. Đau thường kèm
theo khó thở, ho khi thay đổi tư thế và có tam chứng Gaillard. Cảm giác đau như
dao đâm còn gặp khi ổ áp xe phổi, áp xe dưới cơ hoành vỡ vào trong màng phổi.
- Trong viêm màng phổi ở vùng thấp bao gồm cả phần ngoại vi của màng phổi
hoành được chi phối bởi 6 dây thần kinh liên sườn dưới, đây là những dây thần
kinh chi phôí cho cả thành bụng vì vậy khi viêm màng phổi ở phần này có thể kèm
theo đau ở phần trên bụng. Phần trung tâm của cơ hoành được chi phối bởi dây
thần kinh hoành ( CIII và CIV ) khi viêm ở phần này bệnh nhân có thể có cảm giác
đau ở vùng cổ hoặc mỏm vai.
- Đau ngực do lao phổi thường là đau âm ỉ, dai dẳng.
- Đau ngực trong ung thư phổi. Đau không rõ ràng, vị trí có thể thay đổi, song cố
định theo thời gian trong ngày, thuốc giảm đau ít có tác dụng, thường kèm theo
ho, có thể ho ra máu Ở u đỉnh phổi đau lan từ ngực ra chi trên.
1.3.2. Đau trong bệnh lý trung thất do viêm hoặc không do viêm:
- Đau sau xương ức có thể kèm theo sốt .
- Đau mạn tính trong khối u trung thất:
+ Đau trong hội chứng chèn ép trung thất trước: đau sau xương ức, đau giả cơn
đau thắt ngực kèm theo phù áo khoác, tím và tuần hoàn bàng hệ, tăng áp lực tĩnh
mạch chi trên khi ho và gắng sức.

+ Đau trong hội chứng chèn ép trung thất giữa: đau kiểu “ dây đeo quần “ không
thường xuyên và thường kèm theo khó thở rít, khò khè, ho khan, giọng đôi do liệt
dây quặt ngược trái, nấc do chèn ép hoặc liệt thần kinh hoành.
+ Đau trong hội chứng chèn ép trung thất sau: đau do chèn ép thần kinh liên sườn.
Hoặc đau lan ra cánh tay do chèn ép vào các rễ thần kinh của đám rối cánh tay
CVIII - DI.
1.3.3. Đau do bệnh lý thành ngực: Ngoài bệnh lý của màng phổi đau ở thành ngực
có thể do:
- Tổn thương xương: đau do gẫy xương sườn thường dai dẳng, tăng khi cử động
hô hấp, khi thay đổi vị trí và ho.
- Tổn thương sụn sườn ( hội chứng Tietze ).
- Tổn thương cơ, đau cơ, viêm cơ.
- Tổn thương thần kinh liên sườn: đau lan dọc theo xương sườn ở 1/2 lồng ngực.
- Đau ngực ở những người chơi thể thao ( tennis ).
1.3.4. Đau do các nguyên nhân khác:
- Đau ngực do bệnh lý tim mạch.
+ Đau do bệnh mạch vành: đau sau xương ức, lan lên cổ và chi trên.
+ Đau do tràn dịch màng ngoài tim: đau vùng trước tim, tăng khi gắng sức, khi hít
sâu.
- Đau do bệnh lý thực quản: đau sau xương ức, xuất hiện khi nuốt và nằm ngửa có
thể kết hợp với khó nuốt.
1.3.5.Các đau ngực không do bệnh lý của thành ngực: là đau từ nơi khác lan lên
ngực.
- Đau xuất phát từ bụng: các bệnh lý gan, mật, dạ dầy, tuỵ.
- Đau từ sau phúc mạc : bệnh lý thận.
2. Ho.
2.1. Định nghĩa : Ho là phản xạ của cơ quan hô hấp, các thụ cảm thể gây ho bị
kích thích. Đây là phản xạ tích cực nhằm loại khỏi đường thở các chất tiết ra và
vật lạ.
2.2. Cơ chế: Cung phản xạ ho gồm: các thụ cảm thể gây ho ở họng, thanh quản,

phế quản lớn, màng phổi và trung thất, ngoài ra thụ cảm thể còn ở gan, tử cung,
ống tai. Nhu mô phổi và các phế quản nhỏ ít thụ cảm thể gây ho. Trung tâm ho ở
hành tuỷ, sàn não thất 4. Các dây thần kinh hướng tâm gồm dây thần kinh quặt
ngược của dây X, dây thần kinh cơ hoành, dây thần kinh liên sườn, cơ bụng.
2.3. Đặc điểm: Phân tích đặc điểm của ho có thể giúp ích cho chẩn đoán.
2.3.1. Hoàn cảnh và thời gian xuất hiện ho:
- Tự phát.
- Xuất hiện khi gắng sức,thay đổi tư thế, khi nuốt ( ho khi nuốt là triệu chứng đặc
trưng của dò thực quản - khí quản )
- Ho buổi sáng ngủ dậy, ban ngày hay ho đêm.
2.3.2. Ho kịch phát hoặc dai dẳng,mạn tính:Ho mạn tính là ho kéo dài trên 3 tuần
2.3.3. Nhịp điệu: ho thành cơn hay ho húng hắng.
2.3.4. Âm sắc: tiếng ho có thể cao hoặc trầm.
- Ho khàn hoặc ông ổng trong viêm thanh quản. giống như tiếng chó sủa.
- Ho giọng đôi: tiếng ho lúc cao, lúc trầm. Gặp trong liệt dây thần kinh quặt
ngược.
2.3.5. Ho khan hay có đờm: Ho ra đờm nhầy là chứng tỏ chất khạc ra là dịch tiết
của phế quản (trẻ em và phụ nữ thường không nhổ đờm ra ngoài mà nuốt xuống dạ
dầy ).
2.4. Giá trị của triệu chứng:
- Ho khan xuất hiện khi thay đổi tư thế gặp trong tràn dịch màng phổi.
- Ho khạc đờm kèm theo sốt, đau ngực, khó thở, trong viêm phổi cấp
- Ho khan kéo dài: bệnh thanh quản, bệnh phổi kẽ, viêm tai xương chũm mạn tính.
viêm họng hạt, loạn cảm họng,viêm nũi xoang.
- Ho dai dẳng có khạc đờm trong viêm phế quản mạn, giãn phế quản.
- Cơn ho kịch phát: có thể gặp do các nguyên nhân sau:
+ Ho gà: ho thành cơn, ho thường về đêm rũ rượi, gây nôn mửa, ho khạc đờm
chảy thành dây.
+ Nhiễm virút đường hô hấp.
+ Dị vật đường thở: ( cơn ho đầu tiên khi dị vật rơi vào đường thở trước đó đã bị

bỏ qua ) thường gặp ở trẻ em.
+ Ung thư phổi ở người lớn: ho thường kéo dài. ở những người hút thuốc lá triệu
chứng này thường bị bỏ qua do nhầm tưởng là ho do hút thuốc.
+ Lao phổi:Theo chương trình chống lao quốc gia Việt Nam, khi ho trên 3 tuần
cần đến y tế khám xem có bị mắc lao phổi hay không.
+ Co thắt khí phế quản: thường gặp trong hen phế quản, ho kèm theo cơn khó thở,
song cũng có khi hen phế quản chỉ biểu hiện bằng cơn ho khan,về gần sáng,hay
gặp ở trẻ em.
- Ho dẫn đến rối loạn ý thức: thường khởi phát đột ngột, có một hoặc nhiều cơn ho
gây u ám ý thức tạm thời hoặc ngất (Cough Syncope ), còn gọi là cơn đột quị
thanh quản ( Ictus Larynge ) gặp trong suy hô hấp nặng, rối loạn vận động khí phế
quản không điển hình.
- Ho trong bệnh tim: ho về đêm kèm theo khó thở, trong hen tim do cao huyết áp
có suy tim trái, hẹp van 2 lá.

×