Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2010 - 2011 Tỉnh Bình Dương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.3 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

TỈNH BÌNH DƯƠNG

NĂM HỌC 2010-2011

Mơn thi: Ngữ văn Lớp 12 THPT

Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian phát đề)

I-Phần chung cho tất cả các thí sinh (5.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Giải thích vì sao mở đầu bản Tun ngơn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai
bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Pháp?

Câu 2 (3.0 điểm)

Anh, Chị hãy viết bài văn ngắn (không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về câu
nói:

“Đời phải trải qua giơng tố nhưng khơng được cúi đầu trước giơng tố”

(Trích: Nhật ký Đặng Thùy Trâm)


II-Phần riêng (5.0 điểm)



Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)

Câu 3.a Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về , ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cơ em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hịa bình


Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

(Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu- Văn học 12- tập 1, NXB Giáo dục)


Câu 3.b Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà
văn Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nông dân nghèo khổ này.

HẾT


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH BÌNH DƯƠNG

KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM HỌC 2010-2011

Môn thi: Ngữ văn Lớp 12 THPT

HƯỚNG DẪN CHẤM

I- PHẦN CHUNG (5.0 điểm)

Câu 1(2.0 điểm): học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo
các ý cơ bản sau:

- Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản Tun ngơn Độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Pháp để làm căn cứ pháp lý cho bản Tuyên ngôn của
Việt Nam vì đây là những bản Tun ngơn tiến bộ, được cả thế giới thừa nhận.

- Người trích dẫn bản Tuyên ngôn của Mỹ là để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và

phe Đồng minh.


- Người trích Tun ngơn của Pháp để sau đó là buộc tội Pháp đã lợi dụng lá
cờ “tự do, bình đẳng, bác ái”đến cướp nước ta, làm trái với tinh thần tiến bộ của chính
bản Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp.

*Cách cho điểm:

- Điểm 2: Đáp ứng được yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc.

- Điếm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên.

- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc.

Câu 2 ( 3.0 điểm):

a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt
chẽ, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách khác nhau
nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:

- Nêu vấn đề cần nghị luận: Thái độ của con người trước những khó khăn, thử
thách của cuộc sống => trích dẫn câu nói của Đặng Thùy Trâm.

- Giải thích: - Giông tố ở đây dùng để chỉ sự gian nan, thử thách hoặc những nghịch
cảnh trong cuộc đời.



- Cuộc đời phải trải qua những gian nan, thử thách nhưng con
người không được cúi đầu, khuất phục.

- Phân tích – Chứng minh:

- Cuộc sống chiến đấu lao động của con người Việt Nam.

- Những tấm gương vượt qua nghịch cảnh trong đời thường.

- …..

- Bàn bạc, khẳng định, mở rộng vấn đề:

- Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong
thời đại đầy bão táp, sống thật đẹp và hào hùng.

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Gian nan
thử thách chính là mơi trường tơi luyện con người- Sống có nghị lực và bản lĩnh, con
người sẽ dễ dàng vượt qua gian nan thử thách.

- Suy nghĩ về bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống, bản thân
phải ln có ý thức vượt khó, vươn lên. Cuộc đời không phải con đường bằng phẳng
mà đầy chông gai, mỗi lần thất bại hay vấp ngã càng phải dũng cảm đứng dậy, không
được chán nản hay bi quan, buông xuôi.

* Cách cho điểm:


- Điểm 3: Đáp ứng được yêu cầu trên, trình bày rõ ràng, mạch lạc.


- Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn vài lỗi diễn đạt

- Điểm 1: Nội dung sơ sài, bài viết quá ngắn hoặc chỉ viết một đoạn
hoặc gạch đầu dòng để trình bày ý, nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Sai lạc cả về nội dung lẫn phương pháp.

II. Phần riêng cho mỗi ban (5.0 điểm)

Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)

a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm,
đoạn trích thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu lốt, khơng mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc
cũng như cái hay cái đẹp của đoạn thơ, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều
cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý chính sau:

- Giới thiệu tác giả- tác phẩm- đoạn trích

- Nhà thơ đã lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng: Hoa- Người, tượng trưng cho vẻ
đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Hoa là vẻ đẹp tinh túy nhất của thiên
nhiên, kết tinh từ hương sắc đất trời, tương xứng với con người là hoa của đất


- Vẻ đẹp của thiên nhiên: Bức tranh tứ bình- bốn mùa: xuân- hạ- thu- đông của
núi rừng Việt Bắc. Đoạn thơ ngập tràn màu sắc.

+ Mùa đông với một màu xanh lặng lẽ, trầm tĩnh của rừng già.Cái màu

xanh ngằn ngặt đầy sức sống ngay giữa mùa đông tháng giá. Trên cái nền xanh ấy nở
bừng bông hoa chuối đỏ tươi, thắp sáng cả cánh rừng đại ngàn làm ấm cả khơng gian,
ấm cả lịng người.

+ Màu xanh trầm tĩnh của rừng già chuyển sang màu trắng tinh khôi của
rừng hoa mơ khi mùa xuân đến. Trắng cả không gian “trắng rừng”, trắng cả thời gian
“ngày xuân”. Màu trắng tinh khôi tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết trong ngày xuân.

+ Bức tranh mùa hè với màu vàng của rừng phách và rộn rã tiếng ve
kêu. Tiếng ve- ấn tượng của thính giác đã đem lại ấn tượng thị giác “rừng

phách đổ vàng. Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ
cây.

+ Khép lại bộ tranh tứ bình là cảnh đêm thu huyền ảo với ánh trăng soi
cùng với khúc hát ngợi ca hịa bình.

- Vẻ đẹp của con người: Đan xen giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con
người trong lao động và sinh hoạt. Đó là những con người cần cù, chịu thương, chịu
khó, ân tình và rất mực thủy chung. Sự đan xen ấy tạo nên sự hài hòa, quấn quýt giữa
thiên nhiên và con người.


- Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết. Nhịp thơ lục bát
nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru. Mười câu thơ giàu
tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối.

- Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Qua đó thể
hiện tấm lịng, tình cảm của người cán bộ kháng chiến đối với vùng đất Việt Bắc
nghĩa tình.


*c/ Cách cho điểm:

- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có sự cảm nhận tinh tế; văn viết có
cảm xúc. Diễn đạt tốt. Có thể cịn một vài sai sót nhỏ, nhưng không đáng kể.

- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được các u cầu trên, có thể cịn vài sai sót nhỏ

- Điểm 3: Trình bày được khoảng một nửa u cầu trên, cịn sai sót về lỗi diễn
đạt.

- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, diễn xuôi, nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0: Hồn tồn lạc đề, khơng viết được gì.

Câu 3.b Theo chương trình nâng cao (5 điểm)

*a/ Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, phân tích tâm
trạng nhân vật trong tác phẩm văn xi. Diễn đạt lưu lốt, kết cấu bài chặt chẽ, khơng
mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.


*b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và
nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, học sinh có thể triển khai theo nhiều
cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý cơ bản:

- Giới thiệu: tác giả, tác phẩm, nhân vật bà cụ Tứ

- Phân tích tâm trạng: Những biểu hiện tâm trạng của bà mẹ nghèo khi thấy
con trai mình “nhặt vợ” giữa nạn đói khủng khiếp 1945.


+ Ngạc nhiên, lo lắng, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ Tứ đã trải
đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.

+ Tủi thân, tủi phận, xót xa cho mình, cho con trai.

+ Vui với hạnh phúc bất ngờ của con, cảm thông, thương xót với người
con dâu mới trong cảnh tủi cực.

+ Lạc quan, tin tưởng vào tương lai.

(yêu cầu dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)

=>Tâm trạng bà mẹ phức tạp, có lúc chứa đầy mâu thuẫn…nhưng tất cả
đều thể hiện tình cảm chân thành, đôn hậu, giàu yêu thương của một bà mẹ nông dân
nghèo khổ, nhân hậu.


+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc nhưng
chân thật.

*c/ Cách cho điểm:

- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Dẫn chứng khá chọn lọc, phong phú và chính
xác. Biết phân tích dẫn chứng để làm bật lên tâm trạng nhân vật.Văn viết có cảm xúc.
Diễn đạt tốt. Có thể cịn một vài sai sót nhỏ, nhưng khơng đáng kể.

- Điểm 4: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Dẫn chứng khá chọn lọc và chính
xác. Diễn đạt tương đối tốt. Có thể cịn một vài sai sót nhỏ, nhưng khơng đáng kể.


- Điểm 3: Trình bày được hơn một nửa u cầu trên, cịn vài sai sót về lỗi diễn đạt

- Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, hoặc kể, gạch đầu dịng, nhiều lỗi diễn đạt.

- Điểm 0:Hồn tồn lạc đề, khơng viết được gì.

HẾT



×