Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bí truyền các phép đánh Quyền, Đao, Thương part 5 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.16 KB, 10 trang )

đánh trả vào mặt Giáp – Giáp vội dùng tay trái đỡ, như
trong hình. (hình 43)




Giáp Ất tấn công nhau (5)
Giáp lui chân phải – Ất lui chân trái – Hai người dùng
hữu quyền định đánh vào huyệt yêu nhãn ở lưng nhau.
(hình 44)




Thâu thức
Sau cùng Giáp lui chân phải, Ất
cũng lui chân phải, tay phải co
lên, quyền để ngang hông, tay
trái hướng tới trước, theo thế
Phục hổ thính phong – Hai người
chấm dứt cuộc đấu. (hình 45)

KHÁI LƯỢC VỀ LỤC HỢP ĐAO
Trong các loại khí giới, thì đao là thứ khí giới phổ thông
hơn cả, mà cũng lợi hại hơn cả. Đao gồm có các loại Đơn
đao, Song đao và Đại đao. Lại có trường hợp sử dụng
các loại khí giới khác, nhưng vẫn sữ dụng thêm đao,
chẳng hạn như Đao và Tiên (roi), Đao và Thương. (Cũng
có trường hợp Đao và Tiêu, tức phi tiêu, một loại ám
khí).
Đơn đao vốn phân làm 8 loại, nhưng Trường đao và Yêu


đao là được dùng nhiều hơn cả. Đại đao tức là loại đao
có cán dài, như Yển nguyệt đao, Câu liêm đao, Trạo
đao, Khuất đao, My duyên đao, Phượng chủy đao, Bút
đao, Câu lủ đao, Tượng tỵ đao, Đại đóa đao, Lãnh diễm
cứ vv
Nay xin luận về Đơn đao. Về tên gọi thì tùy theo các
danh gia võ phái nên không đồng nhất. Có Lục hợp đao,
Phách thiểm đơn đao, Phượng phiên đao, Ngũ hổ đoạn
môn đao, Mạt my đao Phép sử dụng đơn đao sao cho
khẩn mật cũng đòi hỏi sức lực.
Một thanh đơn đao phân làm Ngũ vị, gồm Thiên Địa
Quân Thần Sư, cũng như trong ngành văn có Nhân
Nghĩa Lễ Trí Tín vậy. Lưng đao là Thiên, lưỡi đao là Địa,
giữa chuôi là Quân, bộ phận che chuôi đao là Thần (gọi
là đao bàn), phần cuối chuôi đao là Sư, phía trước mũi
đao 3 tấc gọi là Liệu nhận. Tua chỉ đỏ ở đại đao gọi là
Xuy phong, ở cây thương gọi là Huyết đương, nếu là
màu đen thì gọi là Tố anh.
Thời cổ, đơn đao gồm 5 loại xếp theo thứ tự trên dưới là
Long cấu, Xà thuế, Hồng mao, Tuyết đao và Cẩu nha
tấn. Màu sắc của đao thường do sở thích tùy người. Về
phép xử dụng thì không nhảy nhót nhiều, người ta hay
nhắc tới Ngũ hoa bát môn, cũng gọi là Ngũ hoa đao.
Ngày nay có Đông dương đao thức, cũng liệt vào loại
đơn đao của Trung Hoa, nhưng được người Nhật đặc biệt
phát triển. Nên biết rằng môn kiếm và Nhu đạo của
Nhật cũng là bắt nguồn từ Trung Hoa, nhưng mức cao
thâm huyền bí thì không thể so được với Trung Hoa.
Nhưng phải nói là người Nhật cũng có tinh thần sáng
tạo, mặc dầu môn kiếm của họ chỉ được coi là bắt chước

phép dùng đao phổ thông của Trung Hoa (?).
Những thanh cổ đao của Trung Hoa quả có khả năng
chém sắt chặt đá, mà người ngoài không thể mộng
tưởng theo kịp. Nhưng khí giới bén nhọn hay không,
hoàn toàn không liên can gì tới nội dung đao pháp.
Người Nhật chế được những loại kiếm thật sắc bén,
nhưng nếu chỉ cậy vào khí giới sắc bén mà cho là vô
địch thì thật là đáng buồn cười vậy. (?) Nếu không thì
sao có người chỉ dùng khí giới tầm thường mà cũng hạ
được trường mâu, đại thương.
Về đơn đao pháp, có phép được chép thành sách, có
phép không được ghi chép gì. Trường hợp có sách dạy
về đao pháp, thì trước hết phải đọc cho kỹ để hiểu rõ về
các tên, các thức. Đó là điều cần yếu. Lúc luyện tập,
cũng như quyền thuật, nghĩa là không được cúi đầu,
cong lưng, đao thức đánh ra thu về phải có mức độ,
trước mắt phải tưởng tượng như có kẻ địch đang đấu với
mình.
Bất luận là luyện tập thứ khí giới gì, đều phải lấy phép
phá thương làm chính, bởi vì thương được coi là vua của
các loại khí giới. Khi luyện đao, một tay cầm đao, còn
một tay không. Thường cầm đao tay phải. Sự thật thì
tay cầm đao không khó, khó nhất là tay không cầm đao.
Cho nên khi nhìn xem đao pháp một người tới trình độ
nào, ta chỉ cần nhìn vào tay trái, tức là tay không cầm
đao của người đó, xem có tiến thoái tự nhiên theo đao
pháp hay không. Người ta có câu "Đơn đao thì coi tay
không, song đao thì coi chân". Vì thế mà song đao thì
không nghe tiếng chân dậm, mà đơn đao thì trái lại.
Đơn đao phân làm 6 thức là Triển, Mạt, Câu, Đóa, Khảm

và Phách. Mũi đao lưỡi đao hướng ra ngoài là Triển,
hướng vào trong là Mạt, co lại là Câu, giơ lên quá đầu là
Khảm, hai tay nắm chuôi đao chặt xuống là Phách, đưa
ngang là Đóa. Về song đao, bộ pháp là quan trọng,
đường đao tuy phức tạp nhưng phải theo thứ tự, không
được rối loạn. Luyện đao cốt yếu ở chỗ định thủ, định
thủ là tay phải làm chủ được cây đao. Trọng lượng của
cây đao cũng phải được chú ý.
Nay xin nói riêng về Lục hợp đao bằng hình vẽ.

Thức 1 : Hộ kiên đao
Tay phải cầm đao, lưỡi hướng ra ngoài, đưa ngang qua
vai trái, tay trái cong lại ngang vai, sức nặng ở chân
phải, chân trái bước giả tới trước một chút. Thức này
che được vai. (hình 46)







Thức 2 : Cổn thủ thích trát
Vung ngang đao qua phải rồi hạ xuống,
đồng thời chân trái rút về, hai chân
ngang bằng, đao giấu ở bên phải, tay trái thành chưởng
từ trong xỉa ra ngang ngực. (hình 47)






Thức 3 : Cử hỏa thiêu thiên
Tay trái vỗ vào cổ tay phải, chân phải dậm xuống đất,
tay phải vung lên, lưỡi đao đưa ra phía trước, chân trái
co lên, mắt nhin phía trái, tả chưởng che nách phải.
(hình 48)





Thức 4 : Uất trì lạp tiên
Bước chân trái tới, chém đao
xuống, theo đà đưa đao ra
phía sau, lưỡi đao ở dưới, tả
chưởng che ngực phải. (hình
49)






Thức 5 : Thám trát
Xoay cổ tay đưa ngược lưỡi đao về trước cho tới ngang
vai, lưỡi đao hướng xuống đất, chân phải bước lên, tay
trái nắm lấy cổ tay phải để trợ lực, lưng phải thẳng.
(hình 50)








Thức 6 : Yên hoành ngọc đái
Lui chân phải, nhấc chân trái, tay phải co lại
đưa đao ra phía sau, mũi đao cao hơn đầu,
khi tay phải co lại thì đưa đao một vòng tứ
phải sang trái, cho tới sau vai trái, tả
chưởng giơ lên để ngang mày. (hình 51)



Thức 7 : Câu quải tiến bộ liên hoàn tam đao
Phạt đao từ trái sang phải và từ trên xuống dưới, đồng
thời hạ chân trái bước tới trước, bước
chân phải sang ngang, lại bước chân trái
tới trước, mỗi lần chuyển bộ là một lần
phạt đao, trong thức này đao phạt xuống
3 lần, sau đó hồi đao, tả chưởng đánh tới
trước như trong hình. (hình 52)






Thức 8 : Dạ xoa thám hải

Bước chân phải lên, hai chân chụm lại,
đao hớt từ dưới lên trên và từ phải sang
trái, người hơi nghiêng về phía trái, mắt
nhìn về trái. (hình 53)







Thức 9 : Phượng hoàng toàn oa
Bước chân trái sang ngang trái, tay trái vỗ đùi phải, đao
từ trên phạt xuống, sau đó hai tay dang ra ngang vai,
lưỡi đao ở dưới. (hình 54)





Thức 10 : Yến tử lược thủy
Thân xoay sang phải, tay trái nắm cổ tay phải trợ lực,
lưỡi đao ngửa lên, hai tay hất đao lên, sau đó
tay trái co lại vòng ra sau, sức nặng ở chân
trái, chân phải bước giả tới trước. (hình 55)






Thức 11 : Thâu bộ liên hoàn tam đao (1)
Bước chân phải, giảm sức nặng chân trái, tay trái nắm
cổ tay phải trợ lực, đưa ngược đao lên rồi
xoay lưỡi đao lại, lưỡ đao hướng tới trước.
(hình 56)







Thức 12: Thâu bộ liên hoàn tam đao (2)
Lại bước chân phải, đao từ trên phạt xuống, tay trái co
lại, tả chưởng ngay mày trái, làm như vậy 3 lần. (hình
57)





Thức 13 : Mạc thân lan yêu trảm
Làm theo thức 12 tới lần thứ ba thì
đao đem về bên hông, bước chân
trái, rồi bước chân phải, đao vung
tới trước, mũi đao hơi cao, tay trái
nắm cổ tay phải trợ lực, thân hơi
ngả về trước, lưng vẫn thẳng. (hình
58)



Thức 14 : Hải để liệu nguyệt
Hạ đao xuống rồi đưa lên, lưỡi đao
ngửa lên sau khi đã xoáy cuốn lưỡi đao
từ dưới lên, chân trái bước lên, chân
phải thấp xuống, tay trái xoay xuống
nắm lấy mu bàn tay phải, sức nặng ở
chân phải. (hình 59)
Thức 15 : Bạch viên hiến đào
Chân trái đứng thẳng chịu sức
nặng, chân phải đá tới trước, hai
tay vẫn giữ nguyên thế, cầm đao
từ trong đâm thẳng tới, lưỡi đao
vẫn ngửa lên. (hình 60)




×