Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lịch sử ngành điều dưỡng – Phần 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.34 KB, 5 trang )

Lịch sử ngành điều dưỡng –
Phần 2


III.Một số mốc về tổ chức
1.Trong hơn 40 năm (từ 1948-1989)
- Phòng y vụ bệnh viện đã chỉ đạo công tác điều trị và điều dưỡng, nên kỹ
thuật chăm sóc còn nhiều lúng túng.
- Các chính sách điều dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.
- Một số đơn vị đã tự động cho điều dưỡng viên giỏi chuyển ngạch để học
chuyên tu bác sĩ.
- Mỗi tỉnh có trường trung học y tế riêng tự đào tạo cán bộ điều dưỡng,
nhưng vì thiếu phương tiện đào tạo và cũng do quan niệm điều trị bao trùm,
không đánh giá đứng tầm quan trọng của công tác điều dưỡng nên đã đặt
nặng phần bệnh lý, xem nhẹ phần kỹ thuật chăm sóc.
2.Chức danh y tá trưởng
- Ngày 21 tháng 11 năm 1963, Bộ Y tế ra quyết định v/v Đặt ra chức vụ y tá
trưởng ở các cơ sở điều trị.
- Năm 1982 Bộ Y tế ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá
trưởng khoa.
- Ngày 10 tháng 6 năm 1993, Bộ Y tế ra quyết định số 526 kèm theo quy
định về chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh
viện. Cùng ngày đó, Vụ Quản lý sức khỏe (nay là Vụ điều trị) ra công văn số
3722 về việc triển khai thực hiện quy định trên.
- Tham khảo:
. QĐ 1050 - BYT-QĐ: Quyền hạn & phụ cấp trách nhiệm của YTT
. Thông tư 23/2005/TT-BYT: Hướng dẫn xếp hạng BV & phụ cấp trách
nhiệm
3.Phòng điều dưỡng
- Năm 1985, một số bệnh viện đã xây dựng phòng điều dưỡng, tổ điều
dưỡng tách ra khỏi phòng y vụ.


- Ngày 14 tháng 7 năm 1990, BỘ Y tế ban hành quyết định số 570/BYT-QÐ
thành lập phòng điều dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh.
- Ngày 14 tháng 3 năm 1992 Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định 356/BYT-QÐ
thành lập phòng y tá của Bộ đặt trong Vụ quản lý sức khỏe (Vụ điều trị).
4.Đào tạo Điều dưỡng
- Năm 1985, Bộ Y tế được Bộ Đại học và THCN đồng ý, đã tổ chức khóa
đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại trường Ðại học y khoa Hà nội, y
dược thành phố Hồ Chí Minh (năm 1986). Ðây là mốc lịch sử quan trọng
trong lĩnh vực đào tạo điều dưỡng ở nước ta. Tổ chức y tế thế giới rất hoan
nghênh chủ trương này, vì từ đây Bộ Y Tế Ðã xác định được hướng đi qua
ngành điều dưỡng, coi đây là ngành nghề riêng biệt, chứ không suy nghĩ như
trước đây cho y tá giỏi học chuyên tu thành bác sĩ.
- Năm 1994 Bộ Giáo dục - Ðào tạo và Bộ Y tế lại tiếp tục cho phép đào tạo
cử nhân điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên y học khóa III tại Trường
Trung học kỹ thuật y tế trung ương III và Trường cao đẳng y tế Nam Ðịnh
và dự kiến đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy từ 1995 tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Riêng về đào tạo điều dưỡng trưởng, liên tục từ năm 1982 đến nay, nhiều
lớp đào tạo điều dưỡng trưởng đã được tổ chức tại các Trường trung học kỹ
thuật y tế Trung ương I, II, III, THYT Bạch Mai, THYT Hà Nội, cao đẳng y
tế Nam Ðịnh.
Ðến nay khoảng 50% điều dưỡng trưởng khoa, Ðiều dưỡng trưởng bệnh
viện đã được đào tạo qua các lớp quản lý điều dưỡng trưởng.
5.Hội Điều dưỡng
+ Năm 1986, Hội điều dưỡng khu vực thành phố Hồ Chí Minh mở đại hội
thành lập.
- Năm 1989, Hội điều dưỡng thủ đô Hà Nội và Hội điều dưỡng Quảng Ninh
ra đời.
- Sau đó lần lượt một số tỉnh thành khác cũng thành lập Hội Ðiều dưỡng,
thôi thúc sự ra đời của Hội Ðiều dưỡng cả nước.

+ Ngày 26 tháng 10 năm 1990, Hội y tá - điều dưỡng Việt Nam mở đại hội
lần thứ nhất tại hội trường Ba Ðình lịch sử.
- Nhiệm kỳ thứ nhất của BCHTƯ Hội là 3 năm (1990-1993), BCH có 31 ủy
viên ở cả 2 miền.
- Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là chủ tịch, 3 phó chủ tịch là: cô Trịnh Thị Loan, cô
Nguyễn Thị Niên, ông Nguyễn Hoa, Tổng thư ký là anh Phạm Ðức Mục.
+ Ngày 26 tháng 3 năm 1993, đại hội đại biểu y tá - điều dưỡng toàn quốc
lần thứ 2 (nhiệm kỳ 93-97) được tổ chức tại Bộ Y tế và ban chấp hành mới
gồm 45 ủy viên, chủ tịch là bà Vi Thị Nguyệt Hồ, 3 phó chủ tịch là: ông
Nguyễn Hoa, cô Trịnh Thị Loan, ông Phạm Ðức Mục (kiêm tổng thư ký).
Từ khi thành lập đến 31-12-1994 đã có 28 tỉnh thành hội và trên 200 chi hội
ra đời. Sự hoạt động của Hội dã góp phần động viên đội ngũ y tá - điều
dưỡng thêm yêu nghề nghiệp và thúc đẩy công tác chăm sóc tại các cơ sở
khám bệnh, làm chuyển đổi một phần bộ mặt chăm sóc điều dưỡng.
6.Quan hệ Quốc tế
Trong quá trình phát triển nghề điều dưỡng ở Việt nam từ khi Ðất nước
được thống nhất đến nay, chúng ta đã được nhiều tổ chức điều dưỡng quốc
tế giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất và kiến thức. trong các tổ chức đó phải kể
đến đội ngũ điều dưỡng của Thụy Ðiển. trong một thời gian dài (từ 1980 đến
nay) tổ chức SIDA Thụy Ðiển đã liên tục đầu tư cho việc đào tạo hệ thống
điều dưỡng. Nhiều chuyên gia điều dưỡng Thụy Ðiển đã để lại những kỷ
niệm tốt đẹp cho anh chị em điều dưỡng Việt Nam như Eva Giohanson, Lola
Carlson, Ann Mari Nilsson, Marian Advison, Emma Sunberg
Tổ chức y tế thế giới cũng đã cử những chuyên gia điều dưỡng giúp chúng ta
như Chieko Sakamoto, Marget Truax, Miller Theresa Cùng nhiều chuyên
gia khác của Tổ chức CARE lnternational, Tổ chức hợp tác khoa học Mỹ-
Việt hỗ trợ kinh phí và cử giáo viên từ Mỹ sang Việt Nam để giúp Hội tổ
chức 3 khóa học nâng cao kỹ năng quản lý và 3 khóa học nâng cao kỹ năng
giảng dạy cho 180 đại biểu điều dưỡng cả nước trong 2 năm 1994 và 1995.
Hiệp hội điều dưỡng Quốc tế Nhật Bản mới mời đại biểu điều dưỡng Việt

Nam tham dự hội thảo Quốc tế do Nhật tổ chức, năm 1993: 1 người và từ
năm 1994: mỗi năm hai người. Hiện nay, Hội điều dưỡng Việt Nam là một
trong 16 nước thành viên tham gia Hiệp hội điều dưỡng Quốc tế Nhật Bản
Các bạn đã giúp chúng ta cả về kinh phí, kiến thức và tài liệu. Chúng ta
không thể quên được sự giúp đỡ quý báu của các bạn điều dưỡng quốc tế.
Chính các bạn đã giúp chúng ta hiểu rõ nghề nghiệp của mình và phấn đấu
cho sự nghiệp điều dưỡng Việt Nam phát triển.

×