Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các tư thế nghỉ ngơi, trị liệu thông thường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.45 KB, 8 trang )

Các tư thế nghỉ ngơi, trị liệu
thông thường

1. Đại cương
Trong điều trị có một số bệnh đòi hỏi người bệnh có một tư thế nằm đặc
biệt.
Mỗi tư thế này có những chỉ định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thoải mái cho
người bệnh, tránh được biến chứng; mặt khác còn giúp cho công tác chẩn
đoán và điều trị, chăm sóc người bệnh đạt kết quả tốt.
2.Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường.
* Chuẩn bị người bệnh: Giải thích và hướng dẫn cho bệnh nhân biết trước
khi tiến hành đặt bệnh nhân vào tư thế đúng.
* Chuẩn bị dụng cụ:
- Gối đủ loại: gối cứng, gối mềm, gối hình trụ.
- Vòng đệm chống loét các loại (vòng cao su bơm hơi, vòng bông)
a. Tư thế nằm ngửa thẳng:
+ Trường hợp áp dụng: Tư thế trị liệu sau ngất, sốc, chóng mặt, xuất huyết
nhẹ.
+ Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn (sợ chất
nôn lạc đường).
+ Tiến hành
Ðặt bệnh nhân nằm thẳng lưng, đầu không có gối, chân duỗi thẳng, bàn chân
vuông góc với cẳng chân
b. Tư thế nằm ngửa đầu thấp nghiêng về một bên.
+ Trường hợp áp dụng
- sau xuất huyết đề phòng ngất, sốc.
- sau chọc ống sống
- Lao đốt sống cổ.
+ Kéo duỗi trong trường hợp gãy xương đùi.
+ Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn (sợ chất
nôn lạc đường)


+ Tiến hành:
Ðặt bệnh nhân nằm thẳng trên giường, đầu không gối, chân giường phía
chân bệnh nhân được kê cao tùy theo chỉ định. Cũng có thể kê gối dưới vai
bệnh nhân và kê cao 2 cẳng chân bệnh nhân bằng một gối to.
c. Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao.
+ Trường hợp áp dụng:
- bệnh đường hô hấp - bệnh tim
- Thời kỳ dưỡng bệnh, người già.
+ Trường hợp không áp dụng:
- bệnh nhân có rối loạn về nuốt.
- bệnh nhân ho khó khăn.
- bệnh nhân hôn mê, sau gây mê
+ Tiến hành:
Nâng đầu lên, cho bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới đầu và vai bệnh nhân.
Chân hơi co, dưới khoeo chân kê một gối tròn, dài. Trường hợp bệnh nhân
nằm lâu nên lót một vòng đệm chống loét dưới mông
d. Tư thế nửa nằm - nửa ngồi (Fowler)
+ Trường hợp áp dụng:
- sau một số phẫu thuật ở bụng
- bệnh đường hô hấp, bệnh tim
+ Trường hợp không áp dụng: như đã nói ở mục c.2
+ Tiến hành:
- Một người phụ nâng bệnh nhân ngồi dậy.
- Nâng cao phía đầu giường lên từ 40o - 50o.
- Ðể gối lên phía đầu, đỡ bệnh nhân nằm nhẹ nhàng ngả đầu lên gối.
- Lót vòng đệm cao su dưới mông bệnh nhân (nếu cần)
- Ðặt ruột gối cứng ở phía cuối giường cho bệnh nhân tỳ chân lên để bàn
chân khỏi đổ về tư thế xấu.
* Chú ý: Trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim nặng hoặc hen suyễn bệnh nhân
ngủ ở tư thế ngồi, dùng gối chồng lên bàn con đặt trên giường để bệnh nhân

đặt tay và dựa ngực vào gối cho thoải mái (H.42).
e. Tư thế nằm sấp
+ Trường hợp áp dụng:
- Loét ép vùng lưng, vùng cụt.
- Chướng hơi ở bụng.
+ Tiến hành:
Ðiều dưỡng đứng ở một bên giường, đặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên
giường đối diện, tay bệnh nhân để sát lưng, 2 chân bệnh nhân bắt chéo nhau.
- Ðiều dưỡng viên đặt 1 tay ở bả vai, 1 tay ở mông bệnh nhân.
- Lật nghiêng bệnh nhân về phía mình và nhẹ nhàng đặt bệnh nhân nằm sấp
đầu nghiêng về một bên, một bên mặt đặt lên gối mềm để 2 tay bệnh nhân
đặt lên gối phía đầu. (Nếu bệnh nhân nặng cần có thêm một người phụ).
f. Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái
+ Trường hợp áp dụng
- Nghỉ ngơi
- bệnh nhân viêm màng phổi (nghiêng về phisa viêm, mổ thận, mổ phần cuối
đại tràng)
+ Tiến hành
- Ðiều dưỡng đứng ở một bên giường
- Ðặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện
- Ðiều dưỡng đặt một tay ở vai - một tay ở mông bệnh nhân.
- Lật bệnh nhân nghiêng về phía mình, đầu có thể gối hoặc không, chân trên
co nhiều chân dưới co hoặc duỗi thẳng (hai chân không được đè lên nhau
3. Giúp bệnh nhân ngồi dậy
a. Mục đích:
- Giúp cho máu lưu thông và điều hòa trong cơ thể.
- Ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi, tắc mạch, biến dạng cơ thể, loét
ép.
- Tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân chóng bình phục, nhất là
những bệnh nhân sau mổ, bệnh nhân nặng nằm lâu lần đầu tiên ngồi dậy.

b. Quy trình kỹ thuật:
thông báo và hướng dẫn cho bệnh nhân biết để cùng cộng tác.
- Giúp bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa về một bên giường.
- Ðiều chỉnh giường ngay ngắn - cao ở mức độ vừa phải - kiểm tra lại các
chốt khóa bánh xe (nếu có).
Hướng dẫn bệnh nhân để 2 tay ở 2 bên, lòng bàn tay tỳ vào mặt giường
(bệnh nhân có thể sử dụng 2 tay đẩy người lên cộng tác với điều dưỡng viên
khi ngồi dậy).
- Ðiều dưỡng viên ở một bên giường phía bệnh nhân nằm, mặt hướng về
phía đầu giường.
- Ðối với bệnh nhân không cộng tác được thì điều dưỡng viên luồn một tay
dưới bả vai và sâu dưới lưng bệnh nhân, tay kia tỳ bàn tay trên mặt giường
(để giữ thăng bằng)
- Trường hợp bệnh nhân có thể cộng tác được, tay điều dưỡng viên và tay
bệnh nhân bám vào mặt sau cánh tay của nhau. Khuỷu tay điều dưỡng tỳ
xuống mặt giường khi nâng bệnh nhân, bàn tay kia của bệnh nhân úp xuống
mặt giường hợp đồng động tác đẩy người lên (H.46)
- Chọn thế đứng thoải mái chân gần sát giường bệnh nhân, chân trước cách
chân sau khoảng 1 bước (thế đứng như vậy giúp cho việc giữ thăng bằng và
không bị vặn người).
- Ðỡ bệnh nhân ngồi dậy bằng cách chùng đầu gối lại, hướng về phía trước
để trọng lượng dồn vào chân sau đồng thời bệnh nhân đẩy tay ngồi dậy
(chân để như vậy giúp thăng bằng vận động nhẹ nhàng. Ðiều dưỡng dùng
trọng lượng của cơ thể mình để đỡ bệnh nhân) (H.47).
- Một tay điều dưỡng để dưới khoeo chân một tay đỡ vai, xoay nhẹ nhàng
bệnh nhân và cho bệnh nhân thõng 2 chân xuống (H.48 và H49)
- Quan sát sắc mặt, đếm mạch, hỏi bệnh nhân có chóng mặt không, nếu
mạch trên 100 lần/1 phút ở bệnh nhân là người lớn thì cho bệnh nhân nằm
xuống.
4. Di chuyển bệnh nhân từ giường ra ghế

Trước khi tiến hành kỹ thuật này, người điều dưỡng phải chuẩn bị ghế tựa
(hay xe đẩy có bánh xe), ghế cao vừa phải, tiện lợi, thoải mái cho người
bệnh ngồi. bệnh nhân cần phải được mặc quần áo đầy đủ, có giầy hoặc dép
(những thứ này phải được mang, mặc trong khi bệnh nhân ngồi ở giường).
Quy trình kỹ thuật.
+ thông báo giải thích cho bệnh nhân
- Ðể ghế bên cạnh giường, lưng ghế hướng về phía cuối giường. Nếu bệnh
nhân chỉ đi được một chân thì để ghế cạnh chân đó.
- Nếu ghế có bánh xe (xe lăn) thì khóa bánh xe lại để xe khỏi di động.
+ Hạ thấp giường tới mức có thể và kiểm tra chốt khóa bánh xe (nếu có).
Nếu giường không hạ thấp được, bệnh nhân không thể với chân xuống nền
nhà thì phải chuẩn bị bục để chân, để bệnh nhân bước xuống dễ dàng.
+ Ðiều dưỡng đứng dạng chân đối mặt với bệnh nhân, chân trước chân sau,
chùng gối và hông (thế đứng như vậy làm cho vững vàng giữ thăng bằng khi
cử động và người không bị vặn).
+ Ðiều dưỡng viên đặt 2 tay vào 2 bên thắt lưng bệnh nhân, 2 tay bệnh nhân
lên vai điều dưỡng viên, điều dưỡng hơi nhún mình xuống để đưa bệnh nhân
ra khỏi giường. Xoay người lại, đầu gối của điều dưỡng tỳ vào đầu gối bệnh
nhân để bệnh nhân khỏi ngã. (hình 48).
+ Giúp bệnh nhân hạ thấp người, ngồi xuống ghế ngay ngắn đúng tư thế.
Chẹn gối vùng thắt lưng và gáy cho bệnh nhân.
+ Trường hợp bệnh nhân không đi được: cho bệnh nhân phương tiện giải trí
sách báo khi ngồi.
Trường hợp bệnh nhân đi được, điều dưỡng dìu bệnh nhân đi lại (tay trái
điều dưỡng xốc nách trái bệnh nhân, tay phải luồn qua lưng đỡ hông dìu
bệnh nhân đi).
Sau khi đi xong đưa bệnh nhân về giường, đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế.
+ Quan sát tình trạng bệnh nhân.

×