Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử trí vết thương nhãn cầu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.7 KB, 4 trang )

Xử trí vết thương nhãn cầu


* Chuẩn bị pt:
- Vệ sinh vùng quanh mắt bằng Betadin.
- Rửa sạch vết thương bằng huyết thanh ấm.
- Băng vô trùng để hạn chế thoát tổ chức.
1.Rách kết mac
-Tra mỡ kháng sinh 4-7 ngày, băng ép trong 24 giờ đầu tiên.
-Vết rách rộng (> 1-1, 5cm): có thể khâu bằng chỉ Vicryl 7.0
- Khi khâu chú ý không được vùi cuộn kết mạc vào bao Tenons, tránh khâu
vào nếp bán nguyệt và cục lệ ở kết mạc.
2.Tổn thương Mống mắt
+ Cố gắng bảo tồn mống mắt thoát vị và tạo hình mống mắt nhất là đối với
bệnh nhân trẻ.
+ Điều kiện bảo tồn:
- Vết thương mới (< 6 giờ) có thể không quá 24 giờ.
- Mống mắt còn trương lực (có khuynh hướng tụt vào khi hé mở vết
thương).
- Mống mắt kẹt nhỏ ở trung tâm.
- Bệnh nhân còn trẻ.
- Không kèm theo vỡ thể thủy tinh.
+ Khi không bảo tồn được do mống mắt dập nát quá lâu, khả năng nhiễm
trùng nặng cần cắt bỏ và tạo hình mống mắt nếu có điều kiện.
3.Vỡ Thể thủy tinh
+ Rửa hút các chất nhân vỡ để tránh viêm màng bồ đào hoặc tăng IOP thứ
phát.
+ Tiến hành đặt thủy tinh thể nhân tạo khi hội đủ các điều kiện sau:
- Giác mạc còn trong, vết rách gọn, không qua trung tâm giác mạc, không
rách tới củng mạc.
- Mống mắt còn trương lực, phản ứng màng bồ đào nhẹ.


- Không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Bao sau còn nguyên vẹn, không tổn thương phần sau.
- Thị lực nhận thức ánh sáng tốt.
- Tính công suất thủy tinh thể nhân tạo nếu tình trạng trước mổ cho phép.
4.Phòi Dịch kính
+ Cắt hết dịch kính tại vết thương trong tiền phòng.
+ Lấy bệnh phẩm làm kháng sinh đồ.
5.Vết thương Giác mạc
+ Vết thương nhỏ mép khép kín < 2mm không cần khâu, băng ép, dùng
kháng sinh tại chổ hoặc đeo kính tiếp xúc mềm.
+ Vết rách từ 3 ly trở lên khâu 1 mũi.
+ Vết thương có nhiều nhánh, đặt mũi chỉ đầu tiên ở đỉnh gấp khúc, khoảng
cách giữa các mũi 2mm.
+ Vết thương vùng rìa, đặt mũi chỉ đầu tiên ở vùng rìa.
+ Nguyên tắc: khâu 4/5 bề dày giác mạc.
+ Vết thương không bị kẹt các tổ chức nội nhãn.
+ Tái tạo tiền phòng bằng nước hoặc hơi.
6.Vết thương củng mạc
- pt thăm dò.
- Cắt tổ chức phòi kẹt.
- Khâu bằng chỉ Nylon 9.0 hoặc 8.0.
- Áp lạnh củng mạc quanh mép rách.
7.Khoét bỏ nhãn cầu
- Chỉ tiến hành khi nhãn cầu vỡ dập nát, nhiễm bẩn nặng.
- Nếu có chỉ định cắt bỏ nên trì hoãn để hội chẩn lại, và để bệnh nhân công
nhận mất thị lực hoàn toàn.
- Việc bỏ nhãn cầu chỉ trì hoãn không vượt quá 14 ngày (thời gian được coi
là cần thiết để mắt bị thương có thể gây nhãn viêm giao cảm).

×