Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luận: Tình hình xuất khẩu cà phê ở nước ta hiện nay potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.2 KB, 12 trang )




Tiểu luận

Tình hình xuất khẩu cà phê ở
nước ta hiện nay
Tiểu luận Ngoại thương

1
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với xu hướng vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới mà đặc
biệt là sự tác động ngày càng sâu sắc của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu
hoá của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu đã
trở thành một chiến lược phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước, là cánh
cửa mở ra các hoạt động giao dịch kinh tế của một đất nước, của một quốc
gia .
Trên con đường hội nhập kinh tế, Việt Nam chủ trương mở rộng giao
thương kinh tế với bạn bè trên thế giới, đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu
đã có những tiến bộ vượt bậc cả về chất và lượng. Hàng hoá Việt Nam ngày
nay đã xuất hiện trên nhiều quốc gia với chủng loại mẫu mã phong phú .
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là mặt hàng
nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo. Nhờ sản xuất và
xuất khẩu cà phê, Việt Nam đã dần giải quyết được việc làm đối với người
lao động đồng thời mở rộng phát triển nền kinh tế hộ gia đình, trang trại từ
việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu, và cũng đóng góp một nguồn
thu lớn vào doanh thu xuất khẩu cả nước.
Song việc xuất khẩu cà phê còn nhiều những bất cập đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp và nhà nước phải tìm ra hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả
xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê nói riêng và các mặt hàng xuất khẩu
khác nói chung.




Tiểu luận Ngoại thương

2
I. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ HIỆN NAY
1. Khái quát chung về ngành cà phê Việt Nam
1.1 Về sản lượng
Đầu những năm 1970, vấn đề phát triển cây cà phê được đặt ra với
những bước khởi đầu rầm rộ, chủ yếu là tại địa bàn hai tỉnh Đăklăc và
Gialai Kontum ở Tây Nguyên. Vào thời gian này cả nước mới chỉ có không
đầy 20.000 ha cà phê phát triển kém và năng suất thấp, với sản lượng chỉ
khoảng 4000 - 5000 tấn. Đến nay, cả nước đã có 500.000 ha cà phê hầu hết
sinh trưởng khỏe, năng suất cao, tổng sản lượng đạt tới 80 vạn tấn, đưa Việt
Nam trở thành nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Những con số
đó vượt xa tất cả mọi suy nghĩ, mọi mục tiêu và chiến lược của ngành.
Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam từ 1992 - 2001:
Niên vụ Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1992-1993 140.000 140.400
1993-1994 150.000 181.200
1994-1995 215.000 211.920
1995-1996 295.000 236.280
1996-1997 350.000 342.300
1997-1998 410.000 413.580
1998-1999 460.000 404.206
1999-2000 520.000 700.000
2000-2001 500.000 900.000

Tiểu luận Ngoại thương

3
(Hiệp hội cà phê - ca cao Việt nam: www.vicofa.org.vn)
1.2. Về công nghệ chế biến
Sau năm 1975, khi đi vào phát triển sản xuất cà phê, nước ta mới chỉ có
một ít xưởng chế biến cũ và chắp vá: ở phía bắc có một số xưởng chế biến ở
Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị lắp đặt từ năm 1960-1962 do Cộng hoà
dân chủ Đức chế tạo, ở phía nam có một số xưởng của các doanh điền cũ
như Rossi, Delphante để lại công suất không lớn. Cùng với việc mở rộng
diện tích trồng cà phê, chúng ta cũng bắt đầu xây dựng các xưởng chế biến
mới, từ những thiết bị riêng lẻ cho đến các dây chuyền sản xuất sao chép
theo mẫu của Hang-xa như của nhà máy cơ khí 1/5 Hải Phòng nhà máy A74
Bộ Công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, nhiều
công ty, nông trường đã xây dựng các xưởng chế biến mới khá hoàn chỉnh
với thiết bị nhập từ Đức, Braxin.
Các cơ sở chế biến với thiết bị mới, chất lượng sản phẩm khá được xây
dựng trong vòng 5,7 năm trở lại đây đảm bảo chế biến được khoảng
150.000- 200.000 tấn cà phê nhân xuất khẩu. Ngoài ra còn nhiều cơ sở tái
chế trang bị không hoàn chỉnh với nhiều máy lẻ, chế biến cà phê thu mua
của dân đã qua sơ chế nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Cà phê của dân
thu hái về chủ yếu được xử lý phân tán ở từng hộ nông dân qua con đường
phơi khô trên sân, cả sân xi măng lẫn sân đất. Nhiều nơi chúng ta dùng các
máy xay xát nhỏ để xay cà phê quả khô ra cà phê nhân bán cho những
người thu gom cà phê. Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản
phẩm chất lượng không đồng đều. Cà phê của các công ty, nông trường sản
xuất ra thường có chất lượng tốt, mặt hàng đẹp được khách hàng đánh giá
Tiểu luận Ngoại thương

4

cao. Nhìn chung, lâu nay việc mua bán cà phê không theo tiêu chuẩn nhà
nước, việc quy định chất lượng trong các hợp đồng mua bán còn đơn giản
và mang tính chất thoả thuận giữa người mua và người bán nên chưa tạo
thành sức ép thúc đẩy việc cải tiến công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng
cà phê.
Trong những năm gần đây, do cung cà phê vượt quá cầu dẫn đến giá cà
phê xuống thấp liên tục, người mua đòi hỏi chất lượng cao hơn và áp đặt
yêu cầu cho người bán. Ngành cà phê Việt Nam phải đương đầu với những
thách thức mới về mặt công nghệ chế biến.
2. Hoạt động xuất khẩu cà phê hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị
lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu
680.000 tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD, đứng thứ
hai thế giới về xuất khẩu cà phê, sau Brazil. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã
xuất khẩu sang 54 nước, trong đó các nước nhập khẩu trên 10.000 tấn cà
phê là Mỹ, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Anh, Ba Lan, Nhật Bản, Áo,
Hàn Quốc, Canada và Hà Lan.
Tình hình xuất khẩu cà phê thời gian qua:

Niên vụ Xuất khẩu
(tấn)
Đơn giá bình quân
(USD/tấn)
1994-1995 212.038 2.633,0
Tiểu luận Ngoại thương

5
1995-1996 221.496 1.815,0
1996-1997 336.242 1198,0

1997-1998 395.418 1521,0
1998-1999 404.206 1373,0
1999-2000 653.678 823,0
2000-2001 874.676 436,6
2001-2002 711.340 403,0
2002-2003 619.421 619,9
(Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam: www.vicofa.org.vn)
3. Những vấn đề đặt ra đối với ngành cà phê Việt Nam
- Sản xuất thiếu tính quy hoạch và kế hoạch. Đối với người dân thì sản
xuất tự phát không theo dự báo và tình hình thị trường diễn ra thường xuyên
dẫn đến tình trạng cung vượt cầu quá lớn, giá giảm, thu nhập giảm gây khó
khăn cho doanh nghiệp và nhà nước trong việc xuất khẩu cà phê. Bên cạnh
đó việc làm ăn không theo quy mô, kế hoạch dẫn đến giảm khả năng thâm
canh bởi tình trạng sản xuất cà phê quảng canh, đốt nương, làm rẫy, tàn phá
tài nguyên rừng gây xói mòn đất, giảm nguồn nước. Về phía các doanh
nghiệp thì chưa có được cơ cấu sản xuất hợp lý, chưa nắm được xu hướng
tiêu dùng cà phê trên thế giới .
- Chất lượng cà phê Việt Nam còn thấp, còn cách xa với yêu cầu thị
trường trên thế giới. Nguyên nhân chính của việc kém chất lượng là các
Tiểu luận Ngoại thương

6
doanh nghiệp và người dân có xu hướng chạy theo năng suất và số lượng
chưa quan tâm nhiều đến bảo quản và phơi sấy
- Bên cạnh đó vấn đề tổ chức thu mua cà phê còn nhiều bất cập. Dường
như hiệp hội cà phê chỉ quản lý được một phần sản phẩm của các doanh
nghiệp sản xuất cà phê chủ yếu thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam, còn
phần lớn cà phê thuộc hộ gia đình do thương nhân chi phối. Do đó Việt
Nam cần phải thành lập tập đoàn xuất khẩu cà phê để tổ chức, quản lý thu
mua xuất khẩu đồng thời dự báo thị trường, điều tiết sản xuất.

- Qua 4 năm khủng hoảng (1999-2003), giá cà phê quá thấp đã ảnh
hưởng rất lớn đến thu nhập của nông dân. Điều này tác động xấu đến cả hai
mặt: đời sống và đầu tư cho sản xuất. Trong khi đó các nhà xuất khẩu cũng
không tránh khỏi những khó khăn rủi ro khi tình hình thị trường diễn biến
khó dự đoán và thêm vào đó là những hoạt động đầu cơ của người mua.
II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
1. Về phía nhà nước
- Nhà nước cần đẩy mạnh tự do hoá hơn nữa, mở rộng quyền kinh
doanh cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, từ đó tăng khả năng
thích ứng nhanh, tạo lập môi trường cạnh tranh năng động, chủ động hội
nhập thị trường khu vực và thị trường thế giới. Mặt khác nhà nước cần cắt
giảm chi phí đầu vào cho sản xuất và xuất khẩu cà phê nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Tăng cường phát huy các biện pháp đòn bẩy kinh tế thúc đẩy xuất
khẩu cà phê Việt Nam từ nhà nước như : hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ lãi xuất,
Tiểu luận Ngoại thương

7
thưởng xuất khẩu, hội chợ, quảng cáo, tín dụng trong xuất khẩu, áp dụng
các biẹn pháp trợ cấp, trợ giá theo các nguyên tắc của WTO và AFTA.
- Nhà nước nên điều chỉnh lại chính sách thuế theo hường tăng cường
nội địa hoá sản phẩm. Giảm chi phí qua thuế đối với sản xuất và xuất khẩu
các mặt hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng.
- Xây dựng mô hình kinh doanh gắn cơ sở sản xuất với cơ sở chế biến,
thực hiện đồng bộ từ trung ương đến địa phương trên tất cả các mặt kinh tế:
vốn, công nghệ, thị trường, tạo nguồn hàng và bạn hàng đáp ứng nhu cầu
thị trường.
- Hoàn thiện và đổi mới chính sách xuất khẩu: xoá bỏ đầu mối và hạn
nghạch, nghiên cứu tăng một cách hợp lý mức chi môi giới hoa hồng và

mức thưởng cho kim ngạch xuất khẩu.
- Tăng cường công tác dự báo, thông tin và các dịch vụ thị trường với
các nội dung như: cơ chế, chính sách nhà nước diễn biến cung cầu hàng
hoá, các thông tin chiến lược, biện pháp của các nước ở từng thị trường cụ
thể.
2. Về phía các doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng cà phê phù hợp với đòi hỏi hiện nay và duy trì
sản xuất để có một sản lượng cà phê xuất khẩu ổn định, bằng cách đầu tư,
nghiên cứu, tổ chức hiệu quả khâu chế biến - dịch vụ - tiêu thụ xuất khẩu.
Bên cạnh phát huy lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, sinh thái lao động
cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các dịch vụ, hạ giá thành sản
xuất, phát trển cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ chế biến và bảo quản sau
khi thu hoạch.
Tiểu luận Ngoại thương

8
- Doanh nghiệp phải thật sự năng động, tìm tòi quan tâm gắn kết sản
xuất với thị trường để tổ chức quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý; chuyển
dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm. Chú trọng nâng
cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, chú ý
và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam.
- Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê
dạng lỏng đóng hộp. Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà
phê đặc biệt, hảo hạng.
Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê đòi hỏi từ phía nhà
nước cùng các doanh nghiệp cần sử dụng đồng bộ các giải pháp kinh tế và
tổ chức kinh tế trong dây chuyền khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ cà phê
nhằm tạo dựng cho ngành sản xuất cà phê nước ta đứng trên một vị thế mới
có đầy đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.








Tiểu luận Ngoại thương

9



Tiểu luận Ngoại thương

10

KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trên đường hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, do vậy
hoạt động xuất nhập khẩu là động lực phát triển kinh tế quan trọng. Nhờ
hoạt động xuất khẩu mà đất nước ta đã từng bước mở rộng thị trường, đẩy
mạnh nền kinh tế quốc dân và hòa nhập cùng xu thế của nền kinh thế giới.
Và ngành xuất khẩu cà phê với những thành tựu của mình cũng đóng góp
một phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của đất nuớc. Với những
khó khăn mà ngành cà phê Việt Nam đang gặp phải, đòi hỏi từ phía nhà
nước cũng như từ phía các doanh nghiệp cần có những biện pháp kịp thời
nhằm giải quyết những khó khăn và tồn tại của ngành, nhằm đẩy mạnh và
đưa hoạt động xuất khẩu cà phê trở thành mũi nhọn mang lại doanh thu cho
nền kinh tế nước ta.





Tiểu luận Ngoại thương

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo ngoại thương ngày 21/11/02.
2. Thời báo kinh tế Việt Nam các số 22/10/02, 10/11/02.
3. Trang web hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam: www.vicofa.org.vn.
4. Việt Nam Net: www.vnn.vn.
5. Trang web sở thương mại Hà Nội: www.hanoitrade.com.

×