Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.46 KB, 9 trang )

Suy dinh dưỡng trẻ em – Phần 1

I.Tổng quan
1.Định nghĩa
+Suy dinh dưỡng (người gầy hoặc người dưới cân) là thuật ngữ để chỉ
những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu
chuẩn so với chiều cao.
+Khái niệm này liên quan đến việc sử dụng chỉ số cân nặng của cơ thể
(BMI) để xác định một người nào đó bị suy dinh dưỡng.
-Hầu hết người ta xác định một người bị suy dinh dưỡng khi chỉ số BMI <
18,5.
-Tuy nhiên cũng có nơi xác định một người bị suy dinh dưỡng khi BMI <
20.
+Một điều quan trọng là chỉ số BMI
- chỉ là cách ước lượng thống kê cũng tuỳ thuộc vào vùng, miền và giới tính.
- Trong một số trường hợp, một người có BMI < 18,5 nhưng có thể có sức
khoẻ rất tốt.
2.Nguyên nhân
+Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là sự thiếu các chất dinh dưỡng
cần thiết ban đầu cho cơ thể trong các thức ăn,
nguyên nhân này chiếm hơn 50% số trong các vùng ở Châu Phi và phía nam
Châu Á.
Hệ quả của sự kém dinh dưỡng hay thiếu ăn có thể tiếp tục bị phát triển việc
suy dinh dưỡng do bệnh tật, ngay cả những bệnh dễ xử lý như tiêu chẩy, và
có thể dẫn đến cái chết.
+Hiện nay, theo ước tính của tổ chức y tế thế giới, đang có khoảng 500 triệu
trẻ em bị suy dinh dưỡng và hàng năm có 12,9 triệu trẻ chết vì bệnh tật như
viêm phổi, tiêu chảy, ho gà Trong đó, suy dinh dưỡng có thể là nguyên
nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp chiếm tới 30%.
+Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng
-Trẻ không được nuôi đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ;


-Ăn sam (ăn bổ sung) không đúng cả về số lượng và chất lượng, chưa biết
cách chế biến thức ăn cho trẻ;
-Thời gian ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm;
-Cai sữa mẹ sớm.
+Do nhiễm khuẩn
-Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, biến chứng sau các
bệnh sởi, lỵ…
-Đặc biệt, bệnh tiêu chảy kéo dài là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy dinh
dưỡng do nhiễm khuẩn.
-Dinh dưỡng và nhiễm khuẩn tạo thành vòng xoáy bệnh lý vì suy dinh
dưỡng làm tăng tính cảm thụ đối với nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn làm cho
suy dinh dưỡng nặng thêm.
+Yếu tố thuận lợi
-Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc bị các dị tật bẩm sinh như sứt
môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.
-Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, đông con nhất là khi ở vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa.
-Dịch vụ chăm sóc y tế kém.
3.Sinh lý phát triển
+Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình
khoảng 3 kg.
-Nếu chỉ nặng dưới 2,5 kg thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh
dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5 kg).
-Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50 cm.
+Một trẻ phát triển bình thường có cân nặng thay đổi như sau:
- Trong 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh: tăng 1-2 kg/tháng.
- 3 tháng tiếp theo trẻ tăng 500-600 g/tháng.
- 6 tháng tiếp theo chỉ tăng 300-400 g/tháng.
- Đến lúc 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9-10kg).
- Từ 2 đến 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2-3kg/năm

*Cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau để
tính:
X= 9 kg + 2 kg x (N-1), với X là số cân nặng hiện tại của trẻ (kg), N là số
tuổi của trẻ (tính theo năm).
+Sự phát triển bình thường về chiều cao của trẻ:
- Trong 3 tháng đầu trẻ tăng 3 cm/tháng.
- 4-6 tháng tăng 2-2,5 cm/tháng.
- 7-9 tháng tăng 2 cm/tháng.
- 10-12 tháng tăng 1-1,5 cm/ tháng.
Đến khi trẻ 1 tuổi, chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75
cm), sau đó trung bình 1 năm trẻ tăng 5-7 cm/năm cho tới lúc dậy thì.
*Chiều cao trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau:
X= 75cm + 5cm x (N-1), với X là chiều cao hiện tại của trẻ (cm), N là số
tuổi của trẻ (tính theo năm).
4.Dịch tễ
+30/07/2008 qua kết quả một nghiên cứu của Quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF)
công bố cho thấy, trong năm 2007 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp chiều
cao ở Việt Nam là 33,9%, thể thấp còi là 10%; trong khi tỷ lệ chung ở Trung
Quốc chỉ 10%, Thái Lan 19%
+Báo cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam cho thấy năm 2007, vẫn còn 1,6
triệu trẻ em dưới 5 tuổi SDD nhẹ cân (chiếm 21,2%) và 2,6 triệu trẻ em bị
SDD thấp còi suy (39,9%). Nguyên nhân của ½ trẻ bị SDD thấp còi chính là
do chế độ ăn uống trong 2 năm đầu tiên của trẻ.
Trẻ SDD thấp còi cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử
vong ở trẻ em lên 2,5-2,8 lần so với trẻ bình thường.
+SDD ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước. Cứ 1%
tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi tồn tại sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế ước tính hơn
20 triệu USD mỗi năm.
+Chính vì vậy, Việt Nam đang phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ SDD đến năm 2010
còn 20% và 2015 là 15%.

II.Lâm sàng
1.Phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng
Biện pháp đơn giản nhất để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy
dinh dưỡng bằng cách cân trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi sự phát triển
của trẻ (dựa vào biểu đồ tăng trưởng của trẻ):
- Hằng tháng trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa
khỏe mạnh, phát triển bình thường.
- Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt
(nguy cơ bị suy dinh dưỡng).
Nếu ở nơi không có điều kiện cân trẻ có thể dùng số đo vòng cánh tay trái để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
2.Triệu chứng trẻ suy dinh dưỡng
a.Trẻ hay ốm đau
+Trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thì không những chậm phát triển thể chất mà
còn ảnh hưởng đến chức năng các bộ phận, nhất là khi suy dinh dưỡng nặng.
+Thiếu protein: các tổ chức cơ thể bị phá hủy để bù đắp lại sự thiếu hụt đó,
albumin huyết tương giảm, các protein vận chuyển như tranfornin,
blipoprotein giảm làm thiếu hụt các vitamin tan trong mỡ, protein gắn retinal
giảm gây nên tình trạng thiếu vitamin A là một trong những nguyên nhân
làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
+Thiếu mỡ: trong chế độ ăn của trẻ thường thiếu mỡ, hoặc do rối loạn tiêu
hóa, trẻ không hấp thu được mỡ, blipoprotein là yếu tố vận chuyển mỡ từ
gan đến các tổ chức bị giảm nên mỡ ứ lại ở gan, chủ yếu là tryglyxorit, gây
gan thoái hóa mỡ. Khi phục hồi dinh dưỡng thì sự ứ mỡ trong gan sẽ hết sau
3 tuần và gan trở về bình thường.
+Thiếu đường: Hấp thu đường bị giảm khi trẻ bị tiêu chảy, hoạt tính insulin
tăng, dự trữ glycogen ở gan và cơ giảm, khả năng tích tụ glycogen mới từ
các aminô axit cũng giảm, dẫn đến hạ đường huyết hay gặp ở thể
kwashiokor.
+Thay đổi thành phần máu

Số lượng hồng cầu giảm, hemoglobin giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt, protein acid folic, vitamin B12,
đồng, kẽm… Và sự phân hủy hồng cầu.
+Thay đổi các chức năng của cơ thể
-Hệ thống miễn dịch: Trẻ suy dinh dưỡng đáp ứng miễn dịch giảm do hoạt
tính thực bào giảm, IgA bài tiết giảm, nên trẻ hay bị tiêu chảy và mắc các
bệnh nhiễm khuẩn khác.
-Các cơ quan: Tim, thận, dạ dày, ruột đều hoạt động yếu hơn bình thường.
-Tim mạch: Thường giảm cung lượng tim. Thời gian tuần hoàn kéo dài, trẻ
dễ bị hạ huyết áp, lạnh các đầu chi.
-Thận: Giảm mức lọc cầu thận và chức năng ống thận, khả năng cô đặc và
pha loãng nước tiểu bị hạn chế.
-Dạ dày, ruột: Lượng axit trong dịch vị giảm dễ gây nhiễm khuẩn đường tiêu
hóa, ở ruột các tế bào hấp thụ bị tổn thương và thoái hóa, teo các vi dung
mao các men tiêu hóa của tụy và ruột đều giảm, trẻ thường chán ăn, tiêu
chảy do kém hấp thu.
-Da: Thường khô, có thể bị tổn thương xuất hiện các mảng sắc tố, lở loét,
nguyên nhân do thiếu vitamin kẽm và các acid amin.
-Não: Sự phát triển của não dễ bị ngừng trệ, nhất là khi suy dinh dưỡng sớm
ở trẻ nhỏ. Dẫn đến chậm phát triển tinh thần, vận động.
-Trẻ thường thờ ơ với ngoại cảnh hoặc ở trạng thái dễ bị kích thích hay quấy
khóc.
b.3 thể suy dinh dưỡng:
Thường phân ra 3 thể:
+ Thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp:
-Phản ánh cả sự chậm của quá trình tăng trưởng trong tình trạng thiếu dinh
dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đó.
-Chỉ tiêu này có ích cho việc xác định mức độ chung về quy mô của thiếu
dinh dưỡng và các thay đổi theo thời gian.
-Các số liệu cân nặng theo tuổi thường dễ có hơn vì chúng thường dùng để

theo dõi sự tăng trưởng của trẻ em.
+ Thể thấp còi:
-Sự còi cọc được phản ánh bằng chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp do sự chậm
tăng trưởng của trẻ dẫn đến không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ
cùng tuổi ở quần thể tham khảo.
-Thể còi cọc là một biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài hoặc một dấu
hiệu của sự chậm lớn trong quá khứ.
+ Thể gầy còm:
-Hiện tượng gầy còm xảy ra khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt
xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở quần thể tham khảo.
-Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do không lên
cân hoặc đang tụt cân.
c.3 mức độ suy dinh dưỡng:
+Độ I: Cân nặng theo tuổi < -2SD đến 3SD
tương đương với cân nặng còn 70-80% so với trẻ bình thường.
+Độ II: Cân nặng/tuổi <-3SD đến 4SD
tương đương với cân nặng còn 60-70%.
+Độ III: Cân nặng theo tuổi <4SD
tương đương với cân nặng còn dưới 60%.

×