Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tiêu chảy cấp ở trẻ em Gastroenteritis/Diarrhoea - Phần 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.85 KB, 9 trang )

Tiêu chảy cấp ở trẻ em -
Gastroenteritis/Diarrhoea
Phần 2

5.Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy
a.Không bắt nhịn
- Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm
hơn bình thường, nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%,
-do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không
được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc
độ gần như bình thường.
-Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.
b.Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
-Gạo (bột gạo), khoai tây.
-Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc.
-Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactoza.
- Dầu thực vật.
-Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo.
c.Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng
chế độ ăn thích hợp.
+Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ:
-Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú.
-Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, cho trẻ bú mẹ trẻ tiêu
chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn
được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.
-Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột mà trước đó trẻ
vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày.
+Trẻ từ 6 tháng tuổi:
-Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và
từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng, sữa…
và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.


-Nếu trẻ được ăn sữa bò và ngũ cốc và rau đun chín nhừ cũng không gây
tăng lượng phân bài tiết, nếu chỉ ăn sữa bò đơn thuần hoặc sữa công nghiệp
có thể gây tăng khối lượng phân.
-Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh
giảm nguy cơ bội nhiễm,
-nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi
cho ăn.
-Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: Chuối, cam, xoài, đu đủ,
hồng xiêm… để tăng thêm lượng Kali, bê tacaroten, Vitamin C…
d.Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
+Các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường
vì những thức ăn này có thể làm tăng tiêu chảy. Do tăng áp lực thẩm thấu
trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
+Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như:
Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
e.Số lượng thức ăn:
+Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày
hoặc nhiều hơn.
+Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh
dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
+ Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với
thực đơn.
+ Trẻ ăn sữa bò tiêu chảy tăng lên thì thay bằng sữa tương 10% hoặc sữa
không có lactoza như (Isomil, olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha
giống như các bữa sữa nước của trẻ.
+Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.
f.Chú ý:
+Ngoài ra, có thể dùng thêm một số men tiêu hóa vi sinh như: lacteolfor,
lactominplus, antibio, biosubtil: 1-2 gói/ngày, cốm biobaby: 4-6 thìa/ngày
chia 3-4 lần.

+Dùng thêm kẽm với liều lượng như sau: 10mg/ngày đối với trẻ dưới 6
tháng, 20mg/ngày đối với trẻ 6 tháng đến 5 tuổi, dùng trong 14 ngày.
+ Kháng sinh: chỉ nên dùng trong một số trường hợp : ampicillin,
sunphamethoxazole hoặc acid nalidicique
-Khi trẻ bị lỵ: đi ngoài phân có máu, mũi nhày, phân lờ lờ máu cá, kèm theo
sốt, khi đi phải rặn nhiều, có cơn đau quặn, soi phân có hồng cầu, bạch cầu
hoặc tốt nhất cấy phân tìm được vi khuẩn lây bệnh thì mới có chỉ định dùng
kháng sinh.
-Lỵ trực khuẩn: đi ngoài phân có máu mũi, lờ lờ máu cá: Dùng trimethierim
(TMP) và sulfamethroxazol (SMX). TMP: 10mg/kg/ngày và SMX
50mg/kg/ngày chia 2 lần x 5 ngày (biệt dược hay dùng là biseptol 480mg:
một viên có chứa 80mg TMP, 400mg SMX hoặc septrin dạng sirô). Sau 3
ngày không đỡ có thể thay bằng nalidixic axit: 60mg/kg/ngày chia 4 lần x 5
ngày.
-Lỵ amip: phân có máu mũi, soi phân tươi thấy ký sinh trùng amip thể hoạt
động: Dùng metronidazol (biệt dược: flagyl, klion): 30mg/kg/ngày x 5 ngày
hoặc hydro emetin: 1mg/kg/ngày x 5-10 ngày.
-Đơn bào: giardia: Dùng metronidazol (biệt dược: flagyl, klion):
30mg/kg/ngày x 5-10 ngày. Hoặc quinacrin 7mg/kg/ngày x 5-10 ngày.
-Tả nặng: tetracyclin 50mg/kg/ngày chia 4 lần x 3 ngày, hoặc furazolidon
5mg/kg/ngày x 3 ngày.
+Khi trẻ bị lỵ, bên cạnh việc dùng kháng sinh, trẻ vẫn phải được bù nước và
điện giải như tiêu chảy cấp khác.
+Song song với việc dùng thuốc và bù nước điện giải, trẻ cần được nuôi
dưỡng tốt để tránh suy dinh dưỡng: cho trẻ bú mẹ bình thường hoặc uống
các loại sữa công thức, ăn bổ sung các loại bột cháo theo tháng tuổi.
+Không dùng thuốc chống nôn, cầm tiêu chảy như: thuốc phiện, imodium
vì thực chất thuốc chỉ làm giảm nhu động ruột, gây nhiều tai biến trong điều
trị tiêu chảy cấp.
+Các loại kaolin, pectin, tanin không có tác dụng thực sự trong điều trị tiêu

chảy cấp, không nên cho trẻ dùng.
IV.Cách phòng bệnh
+Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu nhằm tăng cường miễn
dịch với bệnh tật cho trẻ, sau đó cho ăn bổ sung kèm bú mẹ.
+Không nên cho trẻ bú chai, bú bình, ngậm vú giả.
+Tạo tập quán ăn tốt cho trẻ:
-Cho trẻ ăn bổ sung sau 6 tháng, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng.
-Tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn và bà mẹ trước khi cho trẻ ăn,
- sử dụng nguồn nước sạch, chế biến, bảo quản thức ăn an toàn, hợp vệ sinh.
+Vaccine đầu tiên ngừa viêm dạ dày - ruột cho trẻ nhỏ đã có tại VN
-Đó là vaccine Rotarix (dạng uống) do GlaxoSmithKline sản xuất, được chỉ
định dùng liều đầu tiên khi trẻ đượïc 6 tuần tuổi và liều thứ hai trong vòng
24 tuần tuổi.
-Vaccine Rotarix hiện đã được phép sử dụng tại 90 quốc gia, trong đó, 11
quốc gia đã đưa vào chương trình chủng ngừa mở rộng. Tại VN, giá hiện
nay cho 2 liều là 1,2 triệu đồng.
V.Cập nhật
A.Y học cổ truyền - gọi IC là tiết ỉa và thường chia thành bạo tiết (IC cấp
tính) và cửu tiết (IC mạn tính):
1.Bạo tiết (IC cấp tính): thường do ngoại tà và ăn uống gây nên.
a.Bạo tiết - hàn thấp:
đau bụng, ỉa chảy.
Có thể dùng bài thuốc: hương phụ 20 g, búp ổi sao vàng 20 g, trần bì 12 g,
củ sả 12 g, sinh khương 8 g.
b.Bạo tiết - do thấp nhiệt:
đau bụng đi ỉa lỏng ngay, phân khắm, hậu môn nóng.
Có thể dùng bài: hoàng bá 12 g, ngũ bội tử 4 g, ngũ vị tử 5 g, phèn phi 2 g.
Bạo tiết do ăn uống không cẩn thận;
có thể dùng bài: gừng tươi sắc uống hoặc hương phụ 10 g, trần bì 6 g, can
khương 4 g, củ sả 6 g, khổ sâm 16 g.

Chữa bạo tiết bằng châm cứu các huyệt: Đại trường du, Thiên khu, Thượng
cự hư, Tiểu trường du, Hợp cốc.
2. Cửu tiết (IC mạn tính): thường do tì dương hư, thận dương không phấn
chấn, can mộc thừa tì.
a. Cửu tiết - do tì dương hư, ỉa xối ra khi dùng thức ăn hoặc đồ uống lạnh,
không hợp.
Có thể dùng bài: đẳng sâm 12 g, can khương 12 g, bạch truật 12 g, cam thảo
12 g, hoặc một củ gừng sống nhai và chiêu dần với nước nóng.
Châm cứu các huyệt: Tì du, Trung quản, Thiên khu, Túc tam lí, Tam âm
giao.
b.Cửu tiết - do thận dương hư: sôi bụng, ỉa nửa đêm về sáng lúc sắp ngủ dậy.
Có thể dùng bài: phá cố chỉ 16 g, ngũ vị tử 8 g, nhục đậu khấu 8 g, ngô thù
du 4 g, sinh khương 20 g, đại táo 3 quả; châm cứu các huyệt: Thận du, Mệnh
môn, Quan nguyên.
c.Cửu tiết - do can mộc thừa tì, khi cảm xúc mạnh dễ đi IC.
Có thể dùng bài: bạch truật 12 g, bạch thược 8 g, phòng phong 8 g, trần bì
10 g. Châm cứu các huyệt: Túc tam lí, Thái xung, Tam âm giao
B.Cách mới, không cần bù nước
Cập nhật ngày 24/06/2008
+Từ trước đến nay, việc điều trị tiêu chảy được thực hiện một cách gián tiếp
bằng cách truyền dịch tĩnh mạch hoặc bù nước qua đường miệng (oral
rehydration), tức là bồi hoàn nước cho cơ thể, chứ không ngăn sự tiết ra dịch
lỏng và muối trong ruột.
+TS-BS Ferid Murad (đoạt giải Nobel Y học năm 1998) vừa công bố kết
quả nghiên cứu có tên “Chất dẫn xuất từ Pyridopyrimidine ức chế sự tổng
hợp nucleotide tuần hoàn: Ứng dụng trong điều trị tiêu chảy”:
-Theo nghiên cứu này, chất dẫn xuất từ Pyridopyrimidine có khả năng ngăn
chặn hữu hiệu tình trạng cơ thể mất nước khi mắc tiêu chảy cấp do vi khuẩn
Vibrio cholerae và một số dòng vi khuẩn E. coli gây ra.
-Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng, hợp chất này đã làm giảm đáng kể sự

tiết dịch lỏng ở ruột động vật và người, mà không gây bất cứ độc hại nào cho
cơ thể.
- Cụ thể, hợp chất này làm giảm sự tạo thành các phân tử truyền thông tin
trong các tế bào biểu mô của ruột (khiến quá trình tiết muối và dịch lỏng
trong ruột bị gián đoạn), từ đó ngăn chặn hoặc làm giảm sự mất nước của cơ
thể.
+Theo TS. Murad
- Ở bệnh nhân bị tiêu chảy, độc tố của vi khuẩn sẽ kích thích niêm mạc ruột,
làm ruột tiết ra chất lỏng quá mức bình thường, khiến bệnh nhân bị mất nước
và chất điện giải nghiêm trọng, dẫn đến sốc và có thể tử vong.
- Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng: “Một phân tử độc tố có khả năng tạo ra
hàng triệu phân tử nước”.
- Hợp chất này có thể được đưa vào cơ thể dưới dạng thuốc viên dùng cho
người lớn và thuốc nước cho trẻ em chúng có khả năng điều trị bệnh tiêu
chảy một cách trực tiếp, ít tốn kém và dễ thực hiện, nhằm góp phần làm
giảm tỉ lệ trẻ em tử vong do tiêu chảy cấp tại các nước đang phát triển.

×