Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Co giật do sốt cao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.67 KB, 15 trang )

Co giật do sốt cao

A.Việc làm ngay
1.Sơ cứu trẻ khi sốt co giật
- Giữ bình tĩnh không nên hốt hoảng, la khóc.
- Kêu gọi người phụ giúp lau mát.
- Đặt đầu trẻ nghiêng một bên để tránh hít sặc.
- Nhanh chóng đặt muỗng có quấn khăn giữa hai hàm răng của trẻ để tránh
cắn lưỡi.
- Tuyệt đối không nhỏ bất kỳ dung dịch hay chất gì vào miệng trẻ như
chanh, sả… vì gây sặc chất đó vào phổi ( gây áp xe phổi…)
- Cởi bỏ hết quần áo của trẻ.
- Lau mát bằng nước ấm lên hai nách, hai bẹn, có thể đắp ở trán. Thường
xuyên thay đổi khăn để trẻ hạ sốt nhanh hơn.
- Không nên dùng nước đá vì sẽ gây co mạch làm hạ sốt chậm hơn, lau nước
đá có thể gây run và gây co giật.
- Tránh dùng rượu, giấm, cồn vì có thể ngấm qua da gây ngộ độc.
- Đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn nếu có sẵn:
. Efferalgan 10-15 mg/kg, hoặc
dưới 1 tuổi: 1 viên Efferalgan 80 mg,
1-3 tuổi: 1 viên 150 mg,
trên 3 tuổi: 1 viên 300 mg.
- Ghi nhận các triệu chứng co giật của bé: co giật một bên hay hai bên, một
tay hay một chân hay toàn thân; sau co giật tỉnh hay mê; bé có bị té không;
tai có chảy mủ không ?
- Đưa trẻ vào viện để theo dõi tiếp tục vì co giật có thể là triệu chứng khởi
đầu của nhiều bệnh nguy hiểm như viêm màng não. Nếu bé còn sốt thì quấn
trong một cái khăn ướt, không nên mặc quần áo. Trên đường đưa đến bệnh
viện vẫn tiếp tục lau mát.
- Sau khi hết co giật và trẻ tỉnh táo, nếu chưa nhét thuốc hạ sốt vì không có
sẵn dạng đặt hậu môn thì có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, liều tương tự như


thuốc đặt hậu môn.
2.Dự phòng co giật
- Khi trẻ sốt trên 38 độ nên lau mát ngay với nước ấm, nếu không có thì lau
với nước thường, không nên lau bằng nước đá, nhất là ở trẻ có tiền căn sốt
co giật.
- Uống thuốc hạ sốt mỗi 4-6 giờ nếu trẻ còn sốt, liều lượng như trên.
B.Chuyên sâu
I. Đặc điểm:
- Co giật do sốt xảy ra khoảng 3 % trẻ em.
- Thường gặp ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, từ 3 tháng đến 5 tuổi.
- Bệnh liên quan đến sốt nhưng không có bằng chứng của nhiễm trùng hệ
TKTW, hoặc
- một n.nhân khác đã xác định như rối loạn chuyển hoá hay động kinh trước
đó không do sốt.
- Co giật do sốt thường biểu hiện co giật toàn thể (co cứng-co giật hay co
giật)
II.Yếu tố ảnh hưởng
1. Di truyền:
- Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng về nguyên nhân co giật do sốt.
- do tính trội hay lặn của nhiễm sắc thể và nhiều cơ chế di truyền khác.
- Ở những gia đình có người co giật do sốt thì nguy cơ co giật ở trẻ tăng gấp
2- 3 lân.
- Nếu cả bố lẫn me có tiền sử co giật do sốt thì nguy cơ tăng lên nhiều,
- cả trai lẫn gaí đều có thể bị, những thế hệ con cái cũng có thể bị.
2.Tuổi:
- Co giật do sốt thường xảy ra 3 năm đầu của trẻ em,
- 4% ca trước 6 tháng, 6 % ca sau 3 năm, ½ ca xảy ra năm thứ hai,
- Các tác giả nhấn mạnh đến thời gian “18 – 24 tháng” là tuổi thường có co
giật do sốt.
3.Sốt:

- co giật sốt xảy ra liên quan sớm bệnh lý nhiễm trùng,
- khi đang sốt đột ngột nhiệt độ tăng cao theo đường biểu diễn nhiệt độ hình
cung,
- nhiệt độ lúc này khoảng 39.2°C (lấy ở hậu môn), xấp xỉ 25% ca xảy ra khi
nhiệt độ trên 40.2°C.
- theo dõi mối liên hệ giữa nhiệt độ và cơn co giật, thì sự gia tăng hay giảm
nhiệt độ không ảnh hưởng đến ngưỡng của cơn.
- trong nhóm tuổi 6-18 tháng có nhiệt độ trên 40°C, co giật tái phát gấp 7 lân
trẻ em sốt nhiệt độ dưới 40°C.
- co giật sốt thưòng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tai
giữa, hệ thống tiêu hoá, mà virus là tác nhân chính,
- trong khi vi trùng có thể gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não
thì hiếm hơn có co giật do sốt.
- những bé gái, tuổi càng nhỏ càng dễ bị co giật hơn so với các bé trai cùng
nhóm tuổi.
- những rối loạn điện giải, vitamine B6 cũng là những yếu tố làm tăng nguy
cơ co giất.
III.Lâm sàng
1.Dạng lâm sàng
* Co giật do sốt cao
- thường xảy ra sớm, cơn co giật hầu hết là cơn toàn thể, vận động hai bên,
- chỉ có 15% ca là cục bộ: 80 % cơn co giật, 14% ca là cơn trương lưc, 6 %
là cơn mất trương lực.
* Có 3 dạng lâm sàng cơ bản (dựa theo mức độ trầm trọng của bệnh):
- co giật sốt đơn thuần,
- co giật sốt phức tạp,
- trạng thái động kinh do sốt .
a.Co giật sốt cao đơn giản,
- Có thời gian co giật < 15 phút,
- không có dấu thần kinh cục bộ và không có cơn thứ hai.

- Bệnh thường khỏi 90 % ca kết thúc mà không để lại di chứng nào.
b.Co giật do sốt phức tạp,
- Thời gian co giật kéo dài > 15 phút.
- Co giật vận động cục bộ hoặc sau cơn có liệt Todd
- Nhiều hơn 1 cơn trong 24 giờ
- Tình trạnh thần kinh không bình thường
- Cha me, anh – em có co giật không sốt
(Những bệnh nhân có từ hai dấu hiệu trên trở lên sau 7 tuồi khoảng 6% ca
mắc bệnh động kinh.
Bệnh viện “Myo Clinic” nhận thấy khoảng 7% ca co giật do sốt phức tạp sẽ
suy giảm thần kinh và tiến tới mắc bệnh động kinh, tỷ lê này là 2,5% trẻ co
giật không có các dấu hiệu trên).
c.Trạng thái động kinh do sốt,
- Đa số các bệnh nhân tự khỏi,
- nhưng co giật kéo dài từng đợt và trạng thái động kinh do sốt không phải là
hiếm.
- Một số trẻ nhỏ có co giật nửa người sau đó yều hay liệt nửa người, loại co
giật này sẽ phát triển thành liệt cứng và động kinh cục bộ vận động.
( Nhiều báo cáo đã cho thấy khi xảy ra trạng thái động kinh do sốt cao gây
hoại tử não, hay tử vong. Trong nghiên cứu ghi nhận 1706 trẻ em co giật do
sốt (NCCPP) thì 8% trường hợp co giật < 15 phút, 4% trường hợp co giật >
30 phút, 25% trường hợp trạng thái động kinh do sốt trẻ em. Nghiên cứu tử
thi những trẻ em trạng thái động kinh do sốt có hoại từ vỏ não, hạch nền, đồi
thị, tiểu não và cấu trúc thuỳ thái dương.)
2.Cận lâm sàng
Cho đến nay không có một xét nghiệm đặc hiệu nào cho co giật do sốt,
Các xét nghiệm thực hiện khi co giật do sốt chủ yếu vẫn là những xét
nghiệm định hướng và loại trừ.
Vì tính phức tạp của co giật do nhiều nguyên nhân gây ra và tính trần trọng
của các nguyên nhân dẫn đến tử vong, nên các xét nghiệm liên quan đến sốt

cũng như tìm nguyên nhân co giật phải đặt lên hàng đầu.
a.Các XN huyết học
- Công thức bạch cầu: Tình trạng nhiễm trùng toàn thân hay cục bộ
- Sinh hoá : Đường máu, Calcium, Natrium, Kalium…
b. Dịch não tuỷ:
- Lấy dịch não tuỷ khi nghi ngờ là viêm màng não,
- những trẻ em < 1 tuổi nên chọc dò dịch não tuỷ cho tất cả các trường hợp.
- Theo dõi sát lâm sàng cần thiết-khi nghi ngờ cấy dịch não tuỷ, vì trong giai
đoạn đầu viêm màng não chưa có sự thay đổi dịch não tuỷ.
c. Điện não đồ:
- Ghi điện não trong khi co giật do sốt có vài trò quan trong vì giúp xác định
đặc tính các cơn hay những biến đổi điện não: trong tuần đầu thường thấy
sóng chậm và mất cân đốn hai bên bán cầu, trong nhiều trường hợp sóng
điện não bất thường kiểu động kinh xảy ra từ 2-5 tuổi và nó không liên quan
đến co giật do sốt.
- EEG không có tính đặc hiệu cho co giật do sốt, và cũng không phân biệt
được co giật do sốt đơn giản và co giật do sốt phức tạp
d. CTscan và MRI
- hiếm có các chỉ định trong trường hợp co giật do sốt cao,
- tuy nhiên khi có một khiếm khuyết về thần kinh như liệt cục bộ, tăng áp
lực nội sọ, nghi ngờ một choán chỗ trong sọ thì cách tốt nhất để loại trừ
chúng là chụp CT scan hay MRI.
IV.Điều trị
1. Điều trị cấp:
+ Đa số các cơn co giật do sốt thường tự hết theo thời gian, mà chưa cần xử
trí gì, những trường hợp này không cần thiết phải nằm viện.
+ Nếu đã đến bệnh viện có thể theo dõi tại phòng cấp cứu vài giờ sau đó
khám laị lâm sàng, nếu thấy ổn định và nguyên nhân sốt đã rõ thì điều trị sốt
và điều trị nguyên nhân.
+ Trương hợp cần theo dõi tiếp: nghi ngờ có bệnh nặng đang xảy ra, co giật

sốt cao phức tạp, trẻ nhỏ <18 tháng.
+ Trưòng hợp cơn kéo dài hay tiếp tục cơn thứ hai hay nhiều hơn nhưng
không phải là trạng thái động kinh do sốt: Cấp cứu hô hấp như thông thoáng
đường hô hấp trên, cung cấp oxy và tiêm TM diazepam với liều 0,3mg/kg
hoặc có thể cho bằng đường hậu môn với liều 0,5 mg/kg.
+ Trạng thái động kinh do sốt cao: khoảng 5% ca (co giật kéo dài trên 30
phút) diazepam (0,3mg/kg,TM chậm) hay lorazepam (0,1mg/kgTM, có thể
cho tới 4mg), tiếp sau là phenobarbital, dihydantoin. .
+ Điều trị sốt cao: chưa có bằng chứng gì để nói dùng thuốc hạ sốt để phòng
được cơn co giật mặc dù cho thuốc hạ sốt để làm đỡ phần lo lắng. Nhưng
điều quan trọng của thuốc hạ sốt có thể làm giảm bớt những tỗn thương do
sốt cao gây ra
Cần phải ngay lập tức bằng mọi cách hạ thân nhiệt cho trẻ:
-Cởi bỏ quần áo.
-Đặt trẻ ở trong phòng thoáng khí.
-Chườm mát toàn thân.
-Đặt viên thuốc đạn hạ sốt vào hậu môn cho trẻ để dự phòng sốt tăng lên.
-Nếu với tất cả các phương pháp trên đều không có hiệu quả, cơn giật kéo
dài hơn 5 phút, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để dùng thuốc cắt cơn giật.
+Dự phòng cơn co giật khi sốt cao?
- Nếu trẻ bị sốt thì cần kiểm soát chặt chẽ để thân nhiệt không vượt quá
37,5oC, có thể dùng paracetamol và aspirin xen kẽ nhau với liều phù hợp lứa
tuổi, mặt khác cần điều trị nguyên nhân gây sốt.
- Trên thực tế việc kiểm soát chặt chẽ thân nhiệt không dễ dàng vì nhiệt độ
có thể tăng lên rất nhanh. Do đó trong một số trường hợp nếu trẻ xuất hiện
hai hay nhiều cơn co giật khi sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc chống co
giật trong thời gian từ 18 - 24 tháng.
-Thuốc hay được sử dụng là: valproate de sodium (depakine) hoặc
phenobarbital (gardenal).
.Valproate de sodium (depakine: viên nén loại 200mg).

Thuốc uống trước bữa ăn, uống vào giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ thuốc
đột ngột.
Tác dụng không mong muốn: buồn ngủ, lú lẫn (hiếm gặp), rối loạn tiêu hóa
gặp trong giai đoạn đầu của điều trị (hạn chế bằng tăng liều dần); tăng cân
do ăn ngon miệng; giảm tiểu cầu (mức độ nhẹ); tăng nhẹ men gan; dị ứng da
(hiếm); viêm gan hủy hoại tế bào gan rất nặng nhưng không liên quan đến
liều lượng, thường xuất hiện trong 6 tháng đầu điều trị, hay gặp ở trẻ em
dưới 2 tuổi dùng đa trị liệu (phối hợp nhiều loại thuốc).
.Phenobarbital (gardenal: viên nén 10mg).
Uống một lần trong ngày, uống vào một giờ nhất định, tránh quên hoặc bỏ
thuốc đột ngột.
Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, rối loạn chức năng nhận thức, kích
động ở trẻ em; còi xương và nhuyễn xương (vì thoái giáng vitamin D);
nhiễm độc da.
Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm
cơn giật tái diễn do đó ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần
cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
2. Điều trị phòng ngừa tái phát và động kinh
+ Co giật do sốt cao tái phát:
- mặc dù co giật do sốt tái phát không nhiều nhưng khi tái phát cơn thứ hai
thì nguy cơ các cơn tiếp theo có thể xảy ra, vì thế cần theo dõi và đề phòng
cơn tái phát.
- Một số các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sự tái phát: Trẻ càng nhỏ càng rễ
tái phát, tiền sử gia đình có sốt cao co giật, sốt xảy ra ngắn đã co giật hay sốt
chưa cao đã co giật.
+ Quan điểm điều trị co giật do sốt cao là
- cho diazepam đặc biệt là đường hậu môn – trực tràng, vì hấp thu nhanh và
ít có biến chứng suy hô hấp.
- Khi phòng ngừa tái phát co giật diazepam (0,5mg/kg) cứ 12 giờ một lần
khi nhiệt độ (38,5(C).

- Valproate cũng tác dụng phòng ngừa cơn tái phát, tỷ lệ tác dụng phụ thấp
nhưng lại độc cho các cơ quan gan thận, tuỵ do đó thuốc chưa được sử dụng
rộng rãi cho trẻ em bị sốt cao co giật.
- Carbamazepine và phenytoin, cả hai thuốc không có hiệu quả để phòng
ngừa tái phát co giật do sốt cao.
3. Động kinh
+Khoảng 5% trẻ em bi co giật do sốt cao về sau có thể trở thành động kinh.
+Chưa có bằng chứng gì để nói việc sử dụng thuốc chống co giật kéo dài
cho trẻ co giật do sốt cao có thể phòng ngừa được phát triển động kinh,
+Cũng đã có những báo cáo mặc dù điều trị rất đúng vẫn phát triển bệnh
động kinh.
+Hện xác định 5 tình huống cần thiết dùng thuốc chống co giật với mục đích
dự phòng
(1) Cơn co giật cục bộ hoặc kéo dài
(2) Nhiều cơn co giật xảy ra trong 24 giờ
(3) Có các thiếu sót thần kinh
(4) Cơn co giật không do sốt cao xảy ra trong gia đình
(5) Trẻ em dưới 1 tuổi.
4. Thuốc chống co giật
+ việc điều trị hàng ngày liên tục với phenobarbital hoặc valproate đã làm
giảm nguy cơ tái phát co giật do sốt cao.
+ Riêng phenobarbital thuốc được dùng rộng rãi với trẻ em co giật do sốt
cao, hiệu quả của thuốc là rõ ràng, nhưng thuốc làm giảm chỉ số trí tuệ (IQ)
vì thế khi dùng lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của trẻ.
* Một vài công trình nghiên cứu cho thấy với mục đích phòng ngừa tái phát
cơn, hàng năm có thể cho diazepam vài lần thì giảm tỉ lệ thái phát từ 5o-
75%. Tuy nhiên cũng cần phải cẩn thận ngừa suy hô hấp mặc dù rất hiếm
5.Đông y
Đông y xếp sốt cao, co giật thuộc phạm vi chứng can phong.
Đông y dùng pháp bình can, tiềm dương, tức phong, chỉ kinh.

Một số phương thuốc thường dùng.
a.Trường hợp phong do can nhiệt gây sốt cao co giật dùng một trong các bài
sau:
Bài 1: Sinh địa tươi 90g, lá hẹ tươi một nắm, giã nát, vắt lấy nước cho uống,
ngày 2 lần.
Bài 2: Câu đằng 12g, thiên ma 10g, mộc hương 2g, tê giác 2g, toàn yết 4g,
cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Toàn yết, ngô công, chu sa bằng lượng nghiền bột mịn mỗi lần uống
1-2g, ngày 2 lần tùy tuổi.
b.Nếu sốt cao kinh giật, toàn thân co quắp, tê dại, lưỡi xám đen có thể dùng:
Bài 1: Tang diệp 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 10g, câu đằng 8g, cúc hoa
8g, phục thần 8g, bạch thược 8g, hoàng cầm 12g. Sắc cho trẻ uống tùy theo
tuổi.
Bài 2: Thiên ma 8g, phòng phong 8g, khương hoạt 6g, bạch phụ tử 4g, bạch
chỉ 8g, thiên nam tinh 4g.
Bài 3: Toàn yết 6g, câu đằng 12g, cương tàm 8g, chu sa 4g, xạ hương 2g.
Sắc uống ngày một thang.
c.Chữa sốt nóng phát cuồng mê sảng kinh giật, đờm dãi tắc:
Bài 1: Ngưu hoàng 0,3g, uất kim 9g, hoàng cầm 9g, hoàng liên 4g, chu sa
3g, chi tử 9g. Làm thành hoàn 2 viên. Mỗi lần 1 viên, uống hai lần/ngày.
Bài 2: Sừng tê giác 1g, tâm sen 10g, búp lá tre 10g, liên kiều 10g, huyền sâm
14g, mạch môn 14g. Sừng tê giác mài riêng, các thuốc khác sắc để nguội,
uống cùng sừng tê giác.
d.Trường hợp trẻ co giật nguy cấp dùng các phương sau:
Bài 1: Bọ hung 2 con tẩm giấm thanh đốt trên than đỏ, hoa khế 4g, lá chua
me đất 4g, đem sắc lấy nước làm thang uống với bột thuốc, mỗi lần một thìa
cà phê, ngày 2 lần. Nếu trẻ đang bú, mẹ kiêng ăn thịt gà, các thức cay, nóng.
Bài 2: Sài hồ 6g, cát lâm sâm 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g, bán hạ 4g,
phòng phong 4g, thuyền thoái 4g, kinh giới tuệ 8g. Sắc đặc cho trẻ uống lúc
lên cơn.

Bài 3: Thiên trúc hoàng 8g, bạch linh 12g, mạch môn 6g, xuyên quy 12g,
hoàng liên 4g, ngưu hoàng 4g, mộc thông 12g, thanh đại 4g, đởm nam tinh
8g, táo nhân 8g, xích thược 8g, bạc hà 6g, thần sa 2g, chi tử 8g, long cốt 10g.
Sắc uống, tùy theo tuổi mà uống nhiều hay ít.
e.Nếu sốt cao co giật, sợ hãi run rẩy vật vã, giấc ngủ không yên là do nhiệt
cực sinh phong nên thanh nhiệt dẹp phong trấn kinh an thần dùng
+ câu đằng 1,5g, phục thần 1,5g, thiên trúc hoàng 1,5g, bạc hà 1,5g, huyền
thoái 1,5g, địa long 3g, bạch vi căn 9g, cương tàm 3g, hổ phách 1g, sắc cho
trẻ 1 tuổi uống, nếu trẻ lớn tùy theo mà tăng lượng.
+Trường hợp trẻ co giật từng lúc không liên tục sắc mặt vàng nhạt hoặc
trắng xanh, sốt khoảng 38,5 độ tinh thần nửa mê nửa tỉnh, mắt nhắm, mệt
mỏi, tiêu chảy phân xanh hoặc trắng nhợt, mạch chậm.
Dùng bài “Tỉnh tỳ thang” nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 8g, thiên
ma 8g, quất bì 6g, đởm tinh 6g, cương tàm 10g, cam thảo 4g, mộc hương 4g,
thương truật 10g, toàn yết 6g, sinh khương 5g. Sắc kỹ, liều lượng tùy theo
tuổi mà cho uống nhiều hay ít.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×