Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giao dịch nội gián khi mua bán chứng khoán docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.17 KB, 3 trang )

Giao dịch nội gián: là khi một tổ chức hay cá nhân mua bán chứng
khoán biết được thông tin nội bộ (xấu hoặc tốt) về doanh nghiệp
phát hành có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong khi
thông tin này chưa được công bố rộng rãi ra công chúng.
TS - “Quan sát nhiều phiên giao dịch, người ta không hiểu tại sao một vài
loại cổ phiếu tự nhiên được mua nhiều, rồi sau đó giá tăng do thông tin
tốt ” - Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VN (Vafi) cho biết như trên.
Vafi cho rằng hiện tượng giao dịch nội gián ngày càng phát triển tại thị
trường chứng khoán VN. Điều này gây thiệt hại cho đông đảo nhà đầu tư
cá nhân, những nhà đầu tư không quen biết.
Xung quanh vấn đề này, TS đã ghi nhận ý kiến của các công ty chứng
khoán.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) vừa có văn bản kiến nghị Bộ
Tài chính về việc thay đổi cách thức cung cấp, công bố thông tin để
tránh tình trạng rò rỉ thông tin, dẫn đến đầu cơ cổ phiếu và các giao dịch
nội gián trên thị trường chứng khoán. Trao đổi với TS, tổng thư ký VAFI
Nguyễn Hoàng Hải cho biết:
- Việc rò rỉ thông tin dẫn đến các giao dịch nội gián, đầu cơ là điều rất dễ
xảy ra tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) VN với cách
công bố thông tin hiện nay. Bởi theo qui định thì các công ty niêm yết
phải chuyển các tài liệu, thông tin về DN mình đến TTGDCK để các trung
tâm công bố. Khoảng thời gian từ lúc thông tin gửi về cho đến lúc được
TTGDCK công bố có khi kéo dài đến 4-5 ngày. Với quãng thời gian như
vậy, những người nắm được các thông tin này hoàn toàn có thể đặt những
lệnh mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi nhờ biết trước thông tin so với các
nhà đầu tư khác. Thực chất, đấy chính là giao dịch nội gián.
Trong khi đó, nếu cho phép các công ty niêm yết công bố công khai các
thông tin của doanh nghiệp (DN) mình trên các phương tiện thông tin đại
chúng, trên các website công cộng đồng thời với việc chuyển thông tin về
TTGDCK thì việc này hoàn toàn có thể khắc
phục được.


+ Nhưng có ý kiến cho rằng sẽ có những thông tin
nhạy cảm mà TTGDCK cần có cách thức xử lý
thích hợp trước khi công bố để đảm bảo cho thị
trường ổn định, thưa ông?
- Tôi nghĩ rằng nếu như vậy thì các TTGDCK cần
qui định rõ, cụ thể về những thông tin thuộc dạng
nào là nhạy cảm và phải chuyển về TTGDCK xử
lý trước khi công bố. Còn những cái như báo cáo
tài chính, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh
định kỳ thì không có lý do gì để coi đó là nhạy
cảm. Nói thật, chính việc qui định tất cả thông tin
đều phải về qua đầu mối này đã nảy sinh cơ chế “xin - cho” về thông tin,
tự nhiên TTGDCK lại có thêm những “quyền” mới trong tay. Ví dụ như
việc có được trước những thông tin về tỉ suất lợi nhuận cao của một công
ty có thể khiến những người này lợi dụng để “gom” khối lượng lớn cổ
phiếu, chờ đến khi công bố thông tin, giá cổ phiếu tăng họ bán ra thu
chênh lệch giá. Hay như với những công ty bị lỗ, người có thông tin hoàn
toàn có thể quyết định bán sớm số cổ phiếu mà mình nắm giữ để tránh
thiệt hại.
Cho nên yêu cầu về công khai, minh bạch việc cung cấp thông tin về các
công ty niêm yết, đăng ký giao dịch sẽ làm cho thị trường lành mạnh hơn.
+ Trong thời gian qua đã có trường hợp nào là giao dịch nội gián do rò rỉ
thông tin?
- Rò rỉ thông tin thì đã có nhiều. Và phổ biến nhất là các thông tin liên
quan đến đấu giá cổ phiếu của các công ty. Những người nắm được cụ
thể, chi tiết về tổng “cầu” cổ phiếu của thị trường, các cá nhân tổ chức nào
tham gia đấu giá sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua
đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin. Đã có
những trường hợp mà từ trước phiên đấu giá vài hôm đã có những thông
tin dự báo tương đối chính xác mức giá cổ phiếu sẽ được đấu giá. Và cũng

có những trường hợp đấu giá xong rồi thì lại có người liên hệ với mình
ngay để hỏi mua lại số cổ phiếu mình vừa đấu giá được. Những cái đấy
nếu không có thông tin từ những “kênh” khác thì khó có thể làm được.
+ Những điều này có liên quan gì đến kiến nghị về việc nhanh chóng
chuyển đổi các TTGDCK sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần,
thưa ông?
Giao dịch nội gián là
khi một tổ chức hay
cá nhân mua bán
chứng khoán biết
được thông tin nội bộ
(xấu hoặc tốt) về
doanh nghiệp phát
hành có thể ảnh
hưởng đến giá chứng
khoán trong khi thông
tin này chưa được
công bố rộng rãi ra
công chúng.
- Nếu hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, các giám đốc TTGDCK sẽ
phải chịu trách nhiệm về hoạt động của trung tâm, tình hình kinh doanh và
lợi nhuận của TTGDCK. Áp lực đó sẽ rất lớn, đòi hỏi các TTGDCK
muốn làm ăn có hiệu quả phải quản lý chặt chẽ, xây dựng uy tín và
thương hiệu của mình, đảm bảo vai trò cơ quan giám sát thị trường một
cách nghiêm ngặt và công bằng nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho các bên
tham gia TTCK.
Chính vì vậy, theo thông lệ quốc tế thì Sở Giao dịch chứng khoán là mô
hình tự chủ và tự chịu trách nhiệm, ủy ban Chứng khoán nhà nước chỉ là
cơ quan giám sát. Còn ở VN hiện nay, các TTGDCK đang là những đơn
vị hành chính sự nghiệp mà chủ quản chính là Ủy ban Chứng khoán nhà

nước. Vừa giữ vai trò giám sát, vừa giữ vai trò chủ quản, Ủy ban Chứng
khoán nhà nước sẽ khiến các TTGDCK không thể hoạt động theo cách
thức chuyên nghiệp và độc lập được. Rò rỉ thông tin, giao dịch nội gián là
một trong những vấn đề có thể dễ thấy nhất.

×