Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI GIẢNG TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ, ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ, CHI BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.86 KB, 18 trang )

TỔ CHỨC SINH HOẠT CHI BỘ
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ, CHI BỘ
I.TỔ CHỨC SINH HOẠT ĐẢNG BỘ, CHI BỘ
1. Vị trí, vai trò của sinh hoạt đảng bộ, chi bộ
Khái niệm: Sinh hoạt đảng là hoạt động tập thể của các đảng viên trong
một tổ chức đảng mà qua đó phản ánh quá trình xây dựng đường lối, chủ trương,
chính sách thông qua hoạt động tập hợp trí tuệ, sức mạnh của tập thể các tổ chức
và các thành viên của Đảng để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của Đảng; là sự phản
ánh quá trình hoạt động xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức, rèn luyện đội ngũ và
tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức gánh vác trọng trách đối với giai
cấp, đối với dân tộc; là sự phản ánh mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân
thông qua các hoạt động thực tế của đảng viên và quần chúng nhân dân.
Sinh hoạt chi bộ là sinh hoạt đảng ở một chi bộ.


1.1. Vị trí:
Sinh hoạt chi bộ là hình thức hoạt động chủ yếu của các chi bộ. Thông qua
sinh hoạt chi bộ, các chi bộ thực hiện chức năng hạt nhân lãnh đạo ở đơn vị cơ sở
và chức năng xây dựng nội bộ Đảng.
1.2 Vai trò của sinh hoạt đảng bộ, chi bộ.
1.2.1. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, chi bộ
Hiện nay trong Đảng ta TCCSĐ gồm đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở.Trong
đảng bộ cơ sở có hai loại: loại thứ nhất gồm những đảng bộ cơ sở có các chi bộ
và các đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở, trong đảng bộ bộ phận có các
chi bộ trực thuộc đảng ủy bộ phận.Loại thứ hai gồm những đảng bộ cơ sở có các
chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Các chi bộ cơ sở nhìn chung có vai trò, quyền hạn
như đảng bộ cơ sở. Phần lớn hoạt động của đảng bộ cơ sở diễn ra ở chi bộ.

Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ là hoạt động rất quan trọng của chi bộ, đảng bộ cơ
sở và các đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở, có vai trò tác dụng to lớn với
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng đó, đảm bảo cho tổ chức
đảng và mỗi đảng viên hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình.
Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ, chi bộ là vấn đề thường xuyên,
trọng yếu của các đảng bộ, chi bộ, trong đó nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ,
chi bộ là một giải pháp trọng yếu.
Đảng bộ cơ sở nhất là các chi bộ trực thuộc trực tiếp tiến hành các hoạt động
xây dựng tổ chức cơ sở đảng, trực tiếp giáo dục, rèn luyện đảng viên, phân công
công việc và quản lý đảng viên, tiến hành các thủ tục kết nạp đảng viên, đưa người
1
không đủ tư cách đảng viên ra khỏi đảng…; tiến hành công tác cán bộ, thực hiện

các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng:
Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ có vai trò tác dụng to lớn đối với công tác xây
dựng nội bộ đảng, củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, khẳng
định và phát huy những mặt mạnh, chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ,
đảng viên và của chi bộ, đảng bộ. Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, là diễn đàn dân chủ
phát huy tính sáng tạo của đảng viên để tìm chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm
vụ chính trị có hiệu quả. Qua sinh hoạt đảng bộ, chi bộ trình độ mọi mặt của từng
đảng viên được nâng lên và đảng viên dần dần trưởng thành.
Chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ là một trong những yếu tố quyết định
sức sống, sự tồn tại, phát triển của đảng bộ, chi bộ. Không tổ chức sinh hoạt hoặc
tổ chức sinh hoạt đảng bộ, chi bộ nhưng chất lượng thấp thì NLLĐ và SCĐ của
đảng bộ, chi bộ không thể được nâng lên.

Sinh hoạt chi bộ là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao
NLLĐ&SCĐ của tổ chức cơ sở đảng.
Thực tiễn đã chứng minh những chi bộ, đảng bộ TSVM là những đảng bộ,
chi bộ duy trì thành nền sinh hoạt, có nội dung phong phú, thiết thực, có hình thức
sinh hoạt đa dạng và có chất lượng tốt.
1.2.2. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và thực hiện
đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị
của cấp trên.
Các chi bộ, đảng bộ cơ sở và các đảng bộ bộ phận, các chi bộ trực thuộc
đảng ủy cơ sở là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của tổ chức đảng cấp trên đến với nhân
dân và tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu và trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực

hiện, đồng thời xác định nhiệm vụ chính trị và đề ra nghị quyết của đảng bộ, chi bộ
và tổ chức thực hiện.
Để nhiệm vụ chính trị, các nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết chỉ thị của cấp
trên được thực hiện đạt kết quả tốt phải tổ chức quán triệt, nhận thức sâu sắc và xác
định các giải pháp khả thi, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn thể cán bộ, đảng
viên, từ đó làm chuyển biến nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; đó là cơ
sở để thống nhất hành động. Đây là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi đường
lối, chủ trương, nhiệm vụ chính trị, chỉ thị ngị quyết đó. Trong quá trình thực hiện
cấp ủy và tổ chức đảng còn phải sơ kết, tổng kết để lãnh đạo quá trình tiếp theo đạt
kết quả tốt hơn. Những hoạt động đó chỉ có thể đạt kết quả tốt trước tiên và chủ
yếu nhờ sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, phụ thuộc và được quyết định bởi chất lượng

sinh hoạt đảng bộ, chi bộ.
2
Sinh hoạt chi bộ là nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của tổ chức đảng cấp trên đến
với nhân dân, tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu, đồng thời xác định nhiệm
vụ chính trị và đề ra nghị quyết của đảng bộ, chi bộ và trực tiếp lãnh đạo nhân
dân thực hiện.
Do đó, chất lượng sinh hoạt chi bộ tốt sẽ làm cho đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết chỉ thị của tổ chức đảng
cấp trên và nghị quyết của đảng bộ, chi bộ đi vào cuộc sống.
1.2.3 Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa đảng bộ, chi bộ với nhân
dân.

Các đảng bộ, chi bộ cơ sở là cầu nối giữa đảng với nhân dân, trực tiếp nắm
bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để giải quyết kịp thời
hoặc phản ánh lên cấp trên để giải quyết, trực tiếp đưa đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào nhân dân, tuyên truyền, giáo dục để
nhân dân hiểu và thực hiện. Các đảng bộ, chi bộ trực tiếp chăm lo đời sống mọi
mặt của nhân dân trên địa bàn, là chỗ dựa, niềm tin của nhân dân. Thực hiện tốt
những điều đó thì mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân ngày càng được
tăng cường và bền chặt. Các đảng bộ, chi bộ thực hiện tốt những điều đó thì Đảng
được dân tin, dân phục, dân yêu.
Để đảng bộ, chi bộ hoàn thành tốt những yêu cầu nêu trên phải thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó sinh hoạt đảng bộ, chi bộ có chất lượng là giải
pháp quan trọng có tác dụng nhiều mặt. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, chi bộ có

chất lượng, đảng bộ, chi bộ sẽ đề ra được những giải pháp quan trọng, khả thi nâng
cao đời sống của nhân dân, uốn nắn kịp thời những biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền và các biểu hiện khác không đúng đắn với nhân dân. Điều đó làm cho
quan hệ mật thiết giữa đảng bộ, chi bộ, cán bộ, đảng viên đối với nhân dân ngày
càng được tăng cường.
Sinh hoạt chi bộ nói riêng, sinh hoạt đảng nói chung là hoạt động quan
trọng của các tổ chức đảng. Thông qua sinh hoạt chi bộ, các tổ chức đảng tuyên
truyền, giáo dục đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước vào nhân dân, đề ra chủ trương biện pháp thực hiện và tổ chức cho nhân dân
thực hiện nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua đó chi
bộ nắm bắt tâm tư tình cảm, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để giải quyết
kịp thời hoặc phản ánh lên cấp trên để giải quyết.

Do đó, sinh hoạt chi bộ có chất lượng sẽ tăng cường mối quan hệ máu thịt
giữa tổ chức đảng với quần chúng nhân dân
1.2.4. Đối với tổ chức đảng cấp trên
3
Đảng bộ, chi bộ vững mạnh có NLLĐ và SCĐ cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ
thì tổ chức đảng cấp trên vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đảng bộ, chi bộ
yếu kém, thậm chí yếu kém kéo dài thì tổ chức đảng cấp trên không thể vững
mạnh. Trên thực tế chỉ cần một vài đảng bộ, chi bộ yếu kém, có nhiều vấn đề phức
tạp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến NLLĐ và SCĐ của tổ chức đảng cấp trên.
Một số điểm nóng xảy ra tại một số địa phương trong thời gian qua đã chứng
minh điều đó. Đảng bộ, chi bộ cơ sở là nơi tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết
của tổ chức đảng cấp trên và đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật

của Nhà nước, đảm bảo cho chủ trương, đường lối và các chỉ thị, nghị quyết ấy
được thực hiện.
Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, tổ chức cơ sở đảng TSVM, có
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao thì tổ chức đảng cấp trên mới vững mạnh,
các chi bộ có mạnh thì toàn Đảng mới mạnh. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của chi bộ thể hiện qua chất lượng sinh hoạt của chi bộ. Do đó, nâng cao chất
lượng sinh hoạt của các chi bộ là một biện pháp quan trọng để nâng cao
NLLĐ&SCĐ của các chi bộ nói riêng, là biện pháp quan trọng để nâng cao
NLLĐ&SCĐ của toàn Đảng nói chung.
2. Những nội dung chủ yếu cần thực hiện để nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ:
2.1. Duy trì thành nền nếp sinh hoạt chi bộ:

Điều 22 & Điều 24 ĐLĐ quy định: Chi bộ, chi ủy họp thường lệ mỗi tháng
một lần.
Để duy trì sinh hoạt thành nền nếp các chi bộ cần quy định thống nhất sinh
hoạt vào một ngày trong tháng, tạo sự ổn định, thuận lợi cho đảng viên tham gia
sinh hoạt. Cần kiên quyết khắc phục tình trạng thời gian rảnh rỗi thì sinh hoạt, lúc
bận công việc thì hoãn sinh hoạt lại, hoặc tiến hành qua loa, đại khái.
Cần chọn vào thời điểm thuận lợi để mỗi đảng viên đều dự được. Các buổi
sinh hoạt phải đảm bảo số lượng đảng viên có mặt theo quy định của Điều lệ
Đảng (trên 2/3 tổng số đảng viên của Chi bộ).
2.2. Chọn đúng nội dung sinh hoạt:
Nội dung sinh hoạt chi bộ thường kỳ tập trung vào những nội dung chủ
yếu sau:

- Thông tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương,
cơ quan, đơn vị; phổ biến, quán triệt những chủ trương, chính sách mới của Đảng,
Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên (nội dung thông tin cần chọn lọc phù
hợp, thiết thực). Nhận xét tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc
phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm;
4
- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (nêu rõ
những việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên thực hiện
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị
của cấp ủy cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công;
- Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; biểu dương

những đảng viên tiền phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập
tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giáo dục, giúp
đỡ những đảng viên có sai phạm (nếu có);
- Thông báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và
vai trò tiền phong gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biện pháp phát
huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu
hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
- Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện
trong tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp
trên; đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện;
* Nội dung sinh hoạt chuyên đề
Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý một lần, chi

bộ chọn một trong những vấn đề sau để sinh hoạt chuyên đề:
- Các chuyên đề về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên;
Từ khi có cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh đến nay chúng ta đã có rất nhiều nội dung sinh hoạt chuyên đề như Học tấp
tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư; Xây dựng Đảng ta thật sự trong
sạch vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh; học tập các tác phẩm Đường Cách
mệnh…
- Giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh hoặc củng cố,
khắc phục cơ sở yếu kém;
- Các giải pháp xây dựng nông thôn mới ;
- Việc xây dựng thôn (ấp, bản, làng ), khu phố (khu dân cư ) văn hóa;

biện pháp giúp đỡ đảng viên nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn
xã hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị;
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn phát triển đảng viên;
- Công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên;
5
- Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu và quy trình xây
dựng một đề án, đề tài có chất lượng;
- Phương pháp tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình độ
kiến thức cho cán bộ, đảng viên v.v.
Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội đung trên. Trong quá
trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của đảng

viên và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo luận, thể hiện
chính kiến của mình. Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có ý kiến khác
nhau, chi bộ cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.
* Để chọn nội dung sinh hoạt đưa ra thảo luận và quyết định trong một
buổi sinh hoạt, cần chú ý những căn cứ sau:
- Thứ nhất: Cấp uỷ phải bám sát nghị quyến, kế hoạch công tác của chi bộ
trong nhiệm kỳ, xác định rõ chức năng nhiệm vụ lãnh đạo chính trị của chi bộ ở
đơn vị. Tránh tình trạng sinh hoạt của chi bộ nội dung chung chung hoặc tập trung
bàn bạc và quyết nghị những nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của chuyên môn
hoặc bỏ sót những nội dung thuộc phạm vị trách nhiệm và quyền hạn của chi bộ.
- Thứ hai: bám sát đặc điểm cụ thể của chi bộ, của đơn vị, những vấn đề
đang đặt ra trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong lĩnh vực đời sống hay tình

hình công tác Đảng, công tác vận động quần chúng của đơn vị vào thời điểm đó
để chọn vấn đề cụ thể nào để đưa vào nội dung sinh hoạt cho thật phù hợp, đáp
ứng yêu cầu đòi hỏi của tình hình và nguyện vọng, mong muốn của đảng viên, của
quần chúng trong đơn vị.
- Thứ ba: Tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên như các chủ trương kế hoạch
triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyết, chính sách; các đợt sinh hoạt chính trị
chung; thông tin, thông báo thời sự,…
- Hội nghị ban thường vụ đảng ủy:
+ Hội nghị này có nhiệm vụ đề xuất các chủ trương, phương hướng và giải
pháp lãnh đạo thực hiện nghị quyết của đại hội đảng bộ và nghị quyết của cấp ủy
cấp trên và cấp ủy cùng cấp. Hội nghị BTV đảng ủy chuẩn bị nội dung cho hội
nghị đảng ủy.Hội nghị BTV mỗi tháng họp một lần,hoặc có thể họp bất thường.

+ Bí thư đảng ủy triệu tập hội nghị BTV có nhiệm vụ đề xuất các chủ trương
công tác và các nhiệm vụ lãnh đạo chung của đảng bộ, trực tiếp dự thảo nghị quyết
lãnh đạo để BTV xem xét trước khi báo cáo trong hội nghị đảng ủy
+ Phó bí thư đảng ủy, kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân xã đề xuất các vấn đề
liên quan đến công tác quản lý nhà nước của UBND để hội nghị BTV xem xét, bổ
sung vào dự thảo nghị quyết do đồng chí bí thư chuẩn bị.
6
+ Ủy viên thường vụ đề xuất các vấn đề liên quan đến công tác tổ chức,
công tác tư tưởng và hoạt động của các đoàn thể để BTV xem xét, trao đổi, thảo
luận quyết định chủ trương công tác hoặc đua vào dự thảo nghị quyết để cấp ủy
thông qua.
+ Tất cả những nghị quyết trong hội nghị BTV đảng ủy đều phải tuân theo

nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.
- Hội nghị đảng ủy:
+ Mỗi đảng ủy viên phải được thông báo trước những nội dung cần trao dổi,
thảo luận, quyết định trong hội nghị đảng ủy.
+ Bí thư đảng ủy thông báo nội dung đã họp trong BTV đảng ủy, những
nhận xét, đánh giá, kết luận phải được luận chứng bằng những số liệu, tư liệu chính
xác.
+ Chủ tọa hội nghị phải luôn định hướng suy nghĩ và những ý kiến phát biểu
của các đảng ủy viên xoay quanh những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, không phát
biểu tràn lan, phân tán. Phải làm cho hội nghị đảng ủy thực sự là cơ quan lãnh đạo
có tính sáng tạo, nơi tập trung trí tuệ, tiêu biểu của đảng bộ trước mỗi quyết định,
chủ trương công tác được ban hành.

+ Những nội dung quan trọng, then chốt được trao đổi thảo luận trong hội
nghị này cần phải lấy biểu quyết thông qua từng vấn đề.
+ Biên bản hội nghị cần được giao cho người có kinh nghiệm thực hiện, cố
gắng văn bản hóa biên bản dưới dạng các mẫu biên bản, nhằm giúp người ghi biên
bản ghi chép được những vấn đề cốt yếu nhất của hội nghị.
+ Quán triệt nội dung sinh hoạt đảng ủy cho các ban chi ủy để triển khai ở
các chi bộ phục vụ cho hội nghị đảng bộ.
+ Phân công tổ chức hội nghị.
- Hội nghị chi ủy:
Chi ủy là cơ quan được đại hội chi bộ bầu ra có nhiệm vụ thường xuyên duy
trì và chỉ đạo các hoạt động của chi bộ, chuẩn bị nội dung và xác định thời gian,
địa điểm cho hội nghị chi bộ thường kỳ và bất thường.

+ Bí thư chi bộ thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm sinh hoạt chi
ủy cho các chi ủy viên để các chi ủy viên có thể bổ sung nội dung cho cuộc sinh
hoạt chi ủy đó.
+ Bí thư chi bộ dự thảo nghị quyết và báo cáo trong hội nghị chi ủy để chi
ủy xem xét, góp ý kiến.
7
+ Phó bí thư chi bộ và các chi ủy viên khác, tùy theo nhiệm vụ được phân
công, đề xuất ý kiến của mình để chi ủy xem xét, góp ý, nếu cần thiết thì bổ sung
vào dự thảo nghị quyết lãnh đạo của chi bộ. Dự thảo nghị quyết của chi bộ phải
ngắn gọn, rõ trọng tâm, dễ nhớ.Một đồng chí chi ủy viên ghi biên bản hội nghị chi
ủy.
+ Phân công công việc để triển khai tổ chức sinh hoạt chi bộ.

Trên cơ sở những vấn đề nêu trên, lãnh đạo chi bộ lựa chọn nội dung cho
từng kỳ sinh hoạt chi bộ. Tuy nhiên, có thể trong cùng một thời điểm nổi lên nhiều
vấn đề cần giải quyết, song do thời gian của một buổi sinh hoạt hạn chế nên Chi uỷ
cần phải chọn những vấn đề bức xúc nhất để chi bộ thảo luận quyết định. Bí thư
chi bộ sẽ là người trực tiếp chuẩn bị nội dung cho từng kỳ họp. Sau khi nội dung
đã được chuẩn bị, Bí thư và Phó bí thư phải xem xét và có ý kiến cuối cùng trước
khi đưa ra hội nghị chi bộ.
2.3. Chuẩn bị chu đáo nội dung, xác định thời gian, thời điểm sinh hoạt:
Sau khi xác định nội dung sinh hoạt, Chi ủy chỉ đạo, phân công người
trực tiếp việc chuẩn bị nội dung cho từng kỳ họp.
- Thường ở các chi bộ hiện nay Bí thư chi bộ sẽ là người chuẩn bị nội dung
sinh hoạt nhưng cũng có thể phân công cho đ/c Phó bí thư hoặc 01 đ/ctrong Ban

thường vụ, BCH hay 01 đv am hiểu về lĩnh vực đó.
- Sau khi nội dung đã được chuẩn bị, chi ủy phải xem xét và có ý kiến cuối
cùng thống nhất trước khi đưa ra hội nghị chi bộ. Việc chuẩn bị nội dung bao gồm
cả tình hình, những tài liệu liên quan đến nội dung sinh hoạt, yêu cầu cần đạt
được, dự kiến những nội dung chủ yếu cần thảo luận kỹ, các loại ý kiến có thể có
xung quanh vấn đề đưa ra bàn bạc và quyết nghị, dự kiến phân công tổ chức thực
hiện và kiểm tra việc thực hiện nội dung của kỳ sinh hoạt đó.
- Sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề nào do chi ủy lựa chọn, song vẫn phải
phân công người chuẩn bị chu đáo nội dung, thông qua họp chi ủy góp ý, bổ sung
và dự kiến những vấn đề cần thiết như trong một cuộc sinh hoạt định kỳ. Sinh hoạt
chuyên đề ngoài phần chuẩn bị báo cáo chính, còn phải phân công đảng viên
chuẩn bị các tham luận cần thiết.

Xác định hình thức tổ chức sinh hoạt.
Từ nội dung đã xác định, chi ủy lựa chọn hình thức sinh hoạt cho phù hợp để
từ đó dự kiến người chủ trì, người báo cáo, hình thức kết thúc là biểu quyết thành
quyết nghị hay chỉ kết luận…
Sinh hoạt Đảng có thể thực hiện bằng các hình thức:
01- Hình thức sinh hoạt thường kỳ:
8
Sinh hoạt chính trị khi nội dung hội nghị mang tính lãnh đạo, chỉ đạo là
chính. Đó là những hội nghị bàn bạc thảo luận đề ra chủ trương, xác định nhiệm vụ
chính trị, biện pháp kế hoạch tổ chức thực hiện nghị quyết.
Sinh hoạt học tập: khi nội dung hội nghị là nghiên cứu, trao đổi, quán triệt
một chỉ thị, một nghị quyết, hoặc để thông tin, thông báo, tình hình thời sự, chính

sách mới… đây là hình thức hết sức cần thiết trong sinh hoạt Đảng. Chi ủy phải có
kế hoạch sinh hoạt học tập trong cả nhiệm kỳ, đón trước những đợt sinh hoạt chính
trị, những ngày kỷ niệm lớn, sự kiện quan trọng trong năm.
02- Hình thức sinh hoạt chuyên đề: khi nội dung hội nghị chỉ đi sâu thảo
luận vào một nội dung công tác nào đó của chi bộ. Ví dụ như: về công tác vận
động quần chúng, về đẩy mạnh phong trào thanh niên, về công tác phát triển Đảng,
chống tham nhũng, chống tiêu cực …
Ngoài ra khi có vấn đề theo yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác
xây dựng Đảng hay tình hình thực tế của các tổ chức đảng đặt ra hoặc theo yêu cầu
của tổ chức đảng cấp trên Chi bộ có thể tổ chức sinh hoạt bất thường (đột xuất)
Xác định thời gian, thời điểm sinh hoạt.
Xác định Thời gian sinh hoạt là xác định khoảng thời gian cần thiết đủ để

chi bộ tiến hành các nội dung sinh hoạt đã được xác định.
Xác định Thời điểm sinh hoạt là xác định thời điểm vào giờ, ngày, tháng,
năm chi bộ sẽ tổ chức sinh hoạt.
Cùng với việc lựa chọn nội dung, thì việc xác định thời gian, thời điểm tổ
chức sinh hoạt có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sinh hoạt chi bộ.
- Xác định thời gian cho một kỳ sinh hoạt phải đủ để thảo luận, quyết nghị
được các nội dung đã đề ra;
- Thời điểm tiến hành sinh hoạt phải là thời điểm có thể tập trung được
nhiều nhất đảng viên trong chi bộ tham dự. Riêng đối với những nội dung mang
tính thời gian, nếu để chậm thì hạn chế đến tác dụng, thậm chí không còn tác dụng
nữa thì cần phải tổ chức sinh hoạt trong thời điểm sớm nhất có thể được mà vẫn
bảo đảm yêu cầu của một buổi sinh hoạt. Nên tổ chức sinh hoạt chi bộ vào thời

điểm thuận lợi để mọi đảng viên đều dự được, nhất là những buổi sinh hoạt có ra
nghị quyết, phải đảm bảo số lượng đảng viên có mặt theo đúng quy định của Điều
lệ Đảng.
Cần kiên quyết khắc phục tư tưởng coi sinh hoạt chi bộ như là sự “lấp chỗ
trống”, rảnh rỗi thì sinh hoạt, bận công việc khác thì hoãn sinh hoạt lại hoặc tiến
hành qua loa, đại khái (vào cuối giờ làm việc hoặc kết hợp sinh hoạt chuyên môn
với sinh hoạt chi bộ ).
9
Chuẩn bị địa điểm sinh hoạt:
Trong điều kiện hiện nay, nếu có thể thì các chi bộ nên tổ chức sinh hoạt tại
các trụ sở để bảo đảm tính nghiêm túc của một buổi sinh hoạt đảng. Nếu có khó
khăn mới tổ chức ở những địa điểm khác nhưng phải bảo đảm đủ chỗ ngồi cho tất

cả đảng viên và thuận tiện cho đảng viên ghi, chép nội dung sinh hoạt.
Thông báo nội dung sinh hoạt:
Sau khi đã lựa chọn nội dung, hình thức, thời điểm, địa điểm tổ chức sinh
hoạt. Chi uỷ phải tiến hành thông báo trước ít nhất là 01 ngày về thời gian, địa
điểm, chương trình, nội dung sinh hoạt, nhất là những vấn đề trọng tâm cần bàn
cho các đảng viên chuẩn bị ý kiến.
=> Công việc chuẩn bị cần phải được tiến hành chu đáo và trong quá trình
chuẩn bị nếu có vướng mắc cần phải trao đổi với Ban giám đốc để phối hợp hoặc
báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy VNPT Bình Định.
2.4. Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt
Quy trình tổ chức sinh hoạt:
Phần mở đầu

- Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên;
- Đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân công chủ trì)
tiến hành các nội dung sau:
+ Thông báo tình hình đảng viên của chi bộ (chính thức, dự bị); số đảng viên
được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt
và lý do vắng;
+ Thông qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọng
tâm cần tập trung thảo luận;
+ Cử thư ký cuộc họp (chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh nghiệm tổng
hợp để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đảng viên, kết
luận của đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi bộ).
Phần nội dung

Đồng chí được chi uỷ phân công, báo cáo nội dung đã được chuẩn bị. Yêu
cầu báo cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, nhất là đối với những nội dung chủ yếu (dành
nhiều thời gian cho thảo luận).
- Quá trình tiến hành sinh hoạt phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc nguyên
tắc tập trung dân chủ. Đồng chí chủ tọa chú ý nêu những vấn đề cần tập trung thảo
luận gợi ý những vấn đề cần đi sâu phân tích, thảo luận và kết luận.
Hội nghị thảo luận: mọi đảng viên đều có quyền phát biểu ý kiến của mình,
10
kể cả ý kiến khác với sự chuẩn bị của chi ủy, với ý kiến của đồng chí khác, nhưng
phải tập trung vào nội dung sinh hoạt đã được thống nhất.
- Qua dân chủ thảo luận, những vấn đề được đưa ra thảo luận, bàn bạc phải
được biểu quyết. Sau khi biểu quyết trở thành nghị quyết của chi bộ, chi ủy cần

phân công việc tổ chức thực hiện. Những vấn đề gay cấn, chưa thống nhất được ý
kiến thì để lại kỳ họp sau bàn tiếp hoặc nếu là vấn đề cần thực hiện ngay không thể
để chậm trễ thì báo cáo kịp thời cho Đảng ủy cấp trên để có sự chỉ đạo.
Lưu ý: Đề cao trách nhiệm tham gia SHCB của đảng viên:
- Gương mẫu, nghiêm túc trong việc tham gia SHCB (đúng thời gian, ăn
mặc…) đặc biệt nếu đảng viên đó giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các cơ
quan, đơn vị thì càng phải gương mẫu và có trách nhiệm.
- Có ý thức trách nhiệm cao trong việc tham gia ý kiến đóng góp xây dựng
chi bộ vững mạnh.
- Khi tham gia sinh hoạt đảng viên phải có sổ sách ghi chép đầy đủ nội dung
sinh hoạt để thực hiện.
Phần kết thúc

- Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận những
vấn đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất;
- Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (nghị quyết) của chi bộ. Đồng chí thư
ký ghi rõ số đảng viên đồng ý, không đồng ý và số có ý kiến khác;
- Đồng chí chủ trì và thư ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ ghi biên bản họp
chi bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định.
Trong sinh hoạt chi bộ phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ,
tự phê bình và phê bình
Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ, qua đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đơn vị mình.
Trước hết cần phát huy dân chủ trong nội bộ Đảng và trong quần chúng lao động
nhằm khai thác và phát huy mọi tiềm năng sáng tạo, tạo điều kiện cho họ tham gia

xây dựng các chủ trương, phương hướng lãnh đạo của chi bộ với mục tiêu nâng
cao hiệu quả công việc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đảng viên và
quần chúng lao động. Bên cạnh đó phải tăng cường kỷ luật chặt chẽ, nghiêm minh
trong Đảng, từng đảng viên trong chi bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên
tắc, chế độ sinh hoạt Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và của chi bộ, phát
huy tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên trên vị trí công tác của mình.
Chi bộ phải thực hiện nghiêm túc chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, đảm bảo cho mọi chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của chi bộ thực sự là sản
11
phẩm của trí tuệ tập thể. Phải xây dựng được bầu không khí làm việc thực sự dân
chủ, tranh luận, thảo luận sôi nổi nhưng phải tôn trọng ý kiến của tập thể toàn chi
bộ với thái độ xây dựng, đoàn kết, lắng nghe ý kiến của đồng chí mình với tinh

thần cởi mở, không được thành kiến, trù dập.
Cùng với tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ thì tự phê bình và phê bình
là việc làm không thể thiếu trong hoạt động của Đảng. Tự phê bình và phê bình
phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, thẳng thắn, chân thành và công khai.
Đồng thời, phải tuân thủ nghiêm Điều lệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng; nghiêm cấm lợi dụng tự phê bình và phê bình để
đả kích cá nhân, gây rối nội bộ, trấn áp, trù dập.
Bảo đảm các tính chất SHCB:
* Tính lãnh đạo:
-Tính lãnh đạo là sự thể hiện trong SHCB, đảng viên phải bàn bạc thảo luận
một cách dân chủ những vấn đề cần giải quyết và ra được quyết nghị về những
hoạt động của đảng bộ, chi bộ.Thể hiện:

- Định hướng được những hoạt động chủ yếu của địa phương, đơn vị trên tất
cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bảo đảm cho đơn vị phát triển đúng
đắn trong một thời gian nhất định cũng như giải quyết kịp thời những vấn đề mới
nảy sinh trong thực tiễn.
- Chỉ rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng tổ chức, từng chi bộ, từng đảng
viên.
- Chỉ rõ chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ về chính trị, tư tưởng và tổ
chức, đảm bảo lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
* Tính giáo dục:
Tính giáo dục trong SHCB được thể hiện ở chỗ qua mỗi kỳ sinh hoạt:
- Trình độ mọi mặt của đảng viên được nâng lên.
- Nhận thức sâu sắc hơn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

- Tích lũy thêm được kinh nghiệm trong họat động thực tiễn.
- Vững vàng hơn trong công tác.
Để sinh hoạt chi bộ mang tính giáo dục cao yêu cầu:
+ Phải nghiên cứu, thảo luận các quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
+ Nêu ra những điển hình tiên tiến, gương đảng viên tiên phong, gương mẫu,
phê bình những sai lầm, khuyết điểm của chi bộ, tổ chức đảng và đảng viên.
12
* Tính chiến đấu:
Tính chiến đấu là sự thể hiện trong SHCB phải nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng ưu điểm, phê phán nghiêm túc những sai lầm, khuyết điểm của chi ủy, chi
bộ và từng đảng viên. Đề ra được biện pháp phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết

điểm.
Hỏi: Theo anh(chị) làm thế nào để nâng cao tính chiến đấu trong SHCB?
- Phát huy dân chủ nội bộ khi bàn bạc và quyết nghị mọi vấn đề thuộc phạm
vi nhiệm vụ của chi bộ.
- Thực hiện nghiêm túc quyền của đảng viên.
- Duy trì thành nền nếp chế độ TPB và PB.
- Xử lý kịp thời và nghiêm minh những người lợi dụng dân chủ tiến hành
phê bình để đả kích, chia rẽ hoặc lợi dụng dân chủ để trả thù cá nhân.
2.5. Tăng cường sự chỉ đạo kiểm tra của đảng ủy cấp trên:
Hỏi: Những công việc chính mà đảng ủy cơ sở chỉ đạo và kiểm tra việc nâng
cao chất lượng SHCB là gì?
- Phân công đảng ủy viên theo dõi, giúp đỡ các chi bộ về hoạt động của chi

bộ trong đó có việc thực hiện SHCB.
- Phối hợp với đồng chí phụ trách đơn vị và ban chi ủy tạo ra sự phối hợp
thống nhất giữa hoạt động của chi ủy, chi bộ với các hoạt động khác trong cơ quan
đơn vị.
- Bồi dưỡng kiến thức, phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ cấp ủy về SHCB.
- Hướng dẫn, yêu cầu nội dung SHCB hàng tháng và cung cấp tài liệu cần
thiết.
- Phân công đảng ủy viên dự các cuộc họp chi bộ.
- Thường xuyên kiểm tra việc SHCB bằng các hình thức (Đến dự trực tiếp
hoặc thông qua biên bản SHCB)
II. TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CHI BỘ, ĐẢNG BỘ
1. Vai trò của đại hội đảng bộ, chi bộ:

a. Đối với đảng bộ, chi bộ
Đại hội đảng bộ, chi bộ là cuộc sinh hoạt chính trị đặc biệt quan trọng của
đảng bộ, chi bộ, được quy định trong Điều lệ Đảng ?
Đại hội đảng bộ, chi bộ ở cơ sở là cuộc sinh hoạt chính trị đặc biệt quan
trọng, sâu rộng trong tòn đảng bộ, chi bộ tác động mạnh mé đến mọi mặt của đảng
bộ, chi bộ, từ các hoạt động xây dựng nội bộ đến lãnh đạo các mặt của đời sống xã
13
hội và các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức khác. Vì thế đại hội đảng
bộ, chi bộ có vai trò rất quan trọng và tác dụng to lớn đối với việc NCNLLĐ và
SCĐ của đảng bộ, chi bộ. Có thể nói đây là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển
biến mọi mặt của đại hội đảng bộ, chi bộ. Sau đại hội hoạt động của đảng bộ, chi
bộ sẽ chuyển biến theo hướng mới, mạnh mẽ hơn với khí thế mới, tác động sâu sắc

đến mọi mặt ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đại hội đảng bộ, chi bộ là nơi tiếp thu, tranh luận, thảo luận về các quan
điểm chủ trương lớn, mới của tổ chức cấp trên và của Đảng; kiểm điểm, đánh giá
một cách toàn diện mọi mặt hoạt động của đảng bộ, chi bộ; chỉ ra thành tựu, ưu
khuyết điểm, nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm bổ ích. Đại hội cũng là
dịp để từng đảng viên nghiêm khắc nhìn lại mình để có hướng vươn lên hoàn thành
tốt hơn nữa nhiêm vụ được giao. Một vấn đề quan trọng hơn là đại hội tập trung trí
tuệ của cán bộ đảng viên thảo luận và quyết định nhiệm vụ chính trị của đảng bộ,
chi bộ trong một nhiệm kỳ cùng với các chủ trương và giải pháp để tổ chức thực
hiện đạt kết quả, tạo nên sự chuyển biến toàn diện các mặt của đời sống xã hội, các
tổ chức trong hệ tống chính trị trên địa bàn.
b. Đối với việc thực hiện công tác xây dựng đảng của tổ chức cấp trên.

Đại hội đảng bộ, chi bộ có vai trò quan trọng trong việc thảo luận và đóng
góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội đảng ở cấp trên và của Đảng. Đó là nơi các
quan điểm chủ trương của tổ chức cấp trên và của Đảng được trao đổi thảo luận
trên cơ sở đói chiếu với sự vận động của thực tiễn tại cơ sở, góp phần làm cho các
quan điểm, chủ trương đó đúng đắn, chính xác hơn.
Đại hội là dịp để cán bộ, đảng viên xem xét nhìn nhận sự lãnh đạo của tổ
chức đảng cấp trên trong một nhiệm kỳ, khẳng định những điểm mạnh, chỉ ra
những khuyết điểm, hạn chế và đóng góp những ý kiến để khắc phục. Điều đó có
tác dụng góp phần nâng cao NLLĐ và SCĐ của tổ chức đảng cấp trên.
c. Đối với cán bộ công chức và nhân dân ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Đại hội đảng bộ, chi bộ có tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng tổ chức và
hoạt động của các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở, là thời điểm đánh dấu

bước chuyển biến về mọi mặt của cơ quan, địa phương, đơn vị. Đây là thời điểm
để cán bộ, công chức đón nhận những chủ trương, giải pháp mới tạo nên không khí
hồ hởi, phấn khởi, tin tưởng và sự đồng thuận trong cán bộ công chức và nhân dân
trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được đại hội xác định.
2. Quy trình tổ chức đại hội đảng bộ, chi bộ:
a. Chuẩn bị đại hội
* Những quy định chung về chuẩn bị đại hội đảng bộ, chi bộ:
14
+ Về TPB và PB của cấp ủy viên khi vào đại hội. Cuối nhiệm kỳ đại hội
phải tiến hành TPB và PB gắn với kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện nghị
quyết đại hội.
Báo cáo kiểm điểm của đảng ủy cơ sở phải lấy ý kiến đóng góp của đảng ủy

bộ phận (nếu có) và chi ủy trực thuộc, lãnh đạo ban ngành đoàn thể cùng cấp và
phải có ý kiến của cấp ủy cấp trên trực tiếp.
Cấp ủy cấp trên trực tiếp gợi ý cho cấp ủy cấp dưới (cá nhân và tập thể cấp
ủy) những nội dung cần kiểm điểm làm rõ.
Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân gồm ban chấp hành các đoàn thể,
chính trị- xã hội, Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân các cấp ( nếu có), đại diện
cán bộ lão thành cách mạng.
* Về tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ, chi bộ :
Đại hội đảng bộ, chi bộ tiến hành theo nhiệm kỳ, thực hiện đầy đủ các nội
dung do Điều lệ Đảng quy định thì nhiệm kỳ tính theo thời điểm tiến hành đại hội.
Số thứ tự đại hội hiện tại là số thứ tự tiếp theo số thứ tự đại hội nhiệm kỳ trước.
- Những đảng bộ, chi bộ do chia tách, sáp nhập thì số thứ tự nhiệm kỳ đại

hội hiện tại là tổng số thứ tự đại hội qua các thời kỳ lịch sử (kể cả thời gian chia
tách, sáp nhập…) cộng thêm nhiệm kỳ hiện tại. Đảng bộ, chi bộ được thành lập
mới thì tính theo nhiệm kỳ mới
VD: Đảng bộ có thời gian trước khi chia tách, sáp nhập là 10 nhiệm kỳ, thời
gian chia tách, sáp nhập 3 nhiệm kỳ, nhiệm kỳ đại hội hiện tại 1 nhiệm kỳ (qua
nhiều lần chia, tách, sáp nhập) thì đại hội nhiệm kỳ hiện tại là 14.
Đảng bộ, chi bộ được chia tách thành hai, ba đảng bộ, chi bộ mới (lần đầu)
thì được tính nhiệm kỳ đại hội như nhau.
Đảng bộ, chi bộ mới được thành lập từ nhiều đơn vị khác nhau thì nhiệm kỳ
đại hội hiện tại được tính là nhiệm kỳ đầu tiên.
- Các bước chuẩn bị:
+ Cấp ủy họp ra nghị quyết về đại hội gồm: thời gian đại hội, số lượng đại

biểu tham dự, thành lập các tiểu ban chuẩn bị đại hội (tiểu ban báo cáo chính trị,
nhân sự, tuyên truyền, phục vụ đại hội), kinh phí đại hội, phân công cấp ủy viên
phụ trách.
+ Thông báo nghị quyết cho cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và báo cáo cấp
ủy cấp trên.
+ Cấp ủy thông qua dự thảo báo cáo chính trị, sau đó gửi các tổ chức đảng
trực thuộc để thảo luận, góp ý, bổ sung, giới thiệu nhân sự cấp ủy khóa mới.
15
+ Tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng trực thuộc vào báo cáo
chính trị và danh sach nhân sự được giới thiệu.
+ Triệu tập đại hội khi được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý.
b. Tiến hành đại hội

Có thể tiến hành đại hội thành 2 phiên, phiên trù bị và phiên chính thức.
- Trang trí:
Trang trí đại hội nhìn chung như sau (nhìn từ dưới lên):
+ Trên cùng là khẩu hiệu "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn
năm"; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh(bên trái), ảnh
Mác- Lênin (bên phải).
+ Các khẩu hiệu hành động của đảng bộ, chi bộ.
+ Dưới là tiêu đề đại hội
Đảng bộ A
Đại hội lần thứ…
Nhiệm kỳ
* Đại hội trù bị:

+ Bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu (đại hội
đại biểu).
Hỏi: Đoàn chủ tịch được tổ chức như thế nào và có nhiệm vụ gì?
Trả lời: Theo quy định của Điều Lệ Đảng: Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ
tịch) để điều hành công việc của Đại hội (Điều 11); Đoàn chủ tịch (chủ tịch) hướng
dẫn bầu cử.(Điều 12)
Đoàn chủ tịch đại hội từ cấp cơ sở trở lên là cơ quan điều hành mọi công
việc của Đại hội, làm việc theo nguyên tắc TTDC, quyết định theo đa số.
Về số lượng: > cấp tỉnh, tp trực thuộc TW: 11- 13 đồng chí, nhiều nhất
không quá 15.
a. Huyện, quận và tương đương: 7-9 đồng chí.
b. Đảng bộ khối cơ quan TW:7-9 đồng chí.

c. Cấp cơ sở 3-5 đồng chí.
Hỏi: Thư ký có nhiệm vụ gì? Có thể bầu đồng chí không phải là đại biểu
(ở ĐHĐB) hoặc là đảng viên dự bị (ở ĐH đảng viên) vào đoàn thư ký không?
Trả lời:
16
Nhiệm vụ của thư ký:
- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các VBKL, NQ của Đại
hội.
- Quản lý và phát hành tài liệu, ấn phẩm của Đại hội theo sự chỉ đạo của
đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp ủy khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài
liệu, ấn phẩm của đại hội.
Thư ký phải là đại biểu chính thức (đối với ĐHĐB) và phải là đảng viên

chính thức (đối với ĐHĐV).
Hỏi: Ban thẩm tra tư cách đại biểu có nhiệm vụ gì? Có tiêu chuẩn gì và
bầu như thế nào?
Trả lời:
Nhiệm vụ:
- Xem xét báo cáo của cấp ủy về việc chấp hành nguyên tắc thủ tục, tình
hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.
- Xem xét kết luận các thư tố cáo khiếu nại về tư cách đại biể do cấp ủy các
cấp giải quyết, báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét quyết định.
- Báo cáo với ĐH kết quả kiểm tra tư cách ĐB và những trường hợp phải
xem xét tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.
Tiêu chuẩn và cách bầu:

- Ban thẩm tra do cấp ủy triệu tập đại hội đề nghị gồm những đại biểu của
đại hội am hiểu về công tác tổ chức và công tác kiểm tra.
Ở đại hội đảng viên không bầu ra ban thẩm tra tư cách đại biểu. cấp ủy triệu
tập đại hội báo cáo với ĐH tình hình đảng viên tham dự đại hội.
> Cấp ủy triệu tập đại hội đề nghị ĐH biểu quyết số lượng và danh sách ban
thẩm tra tư cách đại biểu bằng cách giơ tay.
+ Thảo luận và thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy
chế làm việc, phân công tổ thảo luận, cử tổ trưởng, tổ phó, thư ký ( nếu tiến hành
thảo luận ở tổ).
+ Hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu.
Đối với đaị hội đảng bộ, chi bộ ở cơ sở, nếu cần hai phiên thì phiên trù bị
không nên quá nửa ngày.

* Đại hội chính thức:
+ Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca) có thể hát hoặc dùng địa nhạc và lời.
Mời Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu lên làm việc.
17
+ Diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Đọc báo cáo chính trị.
+ Ban kiểm tra tư cách đại biểu đọc báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại
biểu( ở đại hội đảng viên thì báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội) xin ý
kiến đại hội (biểu quyết).
+ Thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện đại hội cấp trên, biểu quyết từng
vấn đề.
+ Thông qua kiểm điểm của cấp ủy.

+ Phát biểu của đại diện cấp ủy cấp trên (tùy điều kiện cụ thể để bố trí theo
quy trình bầu cử).
+ Bầu cử cấp ủy mới (báo cáo về tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu cấp ủy mới,
đại hội thảo luận và biểu quyết, cấp ủy có thể trình danh sách cấp ủy mới để đại
hội tham khảo trước khi bầu cử); bầu ban kiểm phiếu, ban kiểm phiếu làm việc sau
đó công bố kết quả bầu cử. Nếu qua bầu cử không đủ số lượng cấp ủy viên thì thì
đoàn chủ tịch xin ý kiến đại hội quyết định có bầu cử thêm hay không.
+ Bầu cử đoàn đại biểu dự đại hội cấp trên(và công bố kết quả đại biểu
chính thức và dự khuyết).
+ Thông qua nghị quyết đại hội và chương trình hành động ( biểu quyết).
+ Cấp ủy mới ra mắt.
+ Bế mạc ( đọc diễn văn bế mạc, hát Quốc ca, Quốc tế ca).

18

×