Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sức khỏe cho phụ nữ tuổi trung niên docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.49 KB, 4 trang )

Sức khỏe cho phụ
nữ tuổi trung niên
Với chị em phụ nữ, việc quan tâm đúng mức đến một số vấn đề liên quan
việc phòng ngừa bệnh là hết sức quan trọng, giúp chị em tận hưởng niềm vui
hạnh phúc ngay cả khi không còn ở tuổi thanh xuân.
Không uống thuốc bừa bãi
Thuốc chẳng khác gì một con dao 2 lưỡi. Dùng đúng thì rất ích lợi, dùng bừa
bãi có thể mang họa vào thân. Khi uống thuốc nên theo đúng chỉ dẫn. Ðừng
dùng thuốc của người khác và ngược lại cũng đừng lấy thuốc của mình cho
người khác uống. Thuốc tốt cho người này rất có thể sẽ có hại cho người kia.
Chia sẻ thuốc với bạn bè có khi không giúp mà còn mang tai họa cho họ.
Không hút thuốc lá
Trong số tất cả những bệnh có thể ngừa được, thuốc lá là “bệnh” nguy hại số
một. Thuốc lá là động cơ chính gây ra những bệnh như: nhồi máu cơ tim, tai
biến mạch máu não, nhiều loại ung thư và bệnh xơ phổi.
Ăn uống cẩn thận
Cách ăn uống có ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe của người tiêu thụ. Sau
đây là vài vấn đề căn bản ta cần để ý trong chuyện dinh dưỡng mỗi ngày:
- Tránh bệnh mập bằng cách chỉ ăn đủ số calo cần thiết và đừng ăn dư.
- Đừng ăn quá 300mg cholesterol mỗi ngày.
- Tránh những thức ăn có nhiều mỡ, và kị nhất là mỡ bão hòa, có nhiều trong
thịt heo, thịt bò, da gà, bơ, sữa, phômai, dầu dừa… Nếu để ý và chịu khó đọc
những bảng về chi tiết dinh dưỡng thì chỉ sau một thời gian ngắn, bạn sẽ có
đủ khái niệm là món ăn nào nhiều calories, nhiều cholesterol, nhiều mỡ bão
hòa…
Vận động đều đặn
Thể thao khoảng 30 phút, ba lần mỗi tuần, sẽ giúp giảm cân, làm gân cốt dẻo
dai, bắp thịt cường tráng, xương cốt cứng rắn, tinh thần khoan khoái… Thể
dục cũng làm giảm bệnh tim mạch, giảm áp huyết, hạ mỡ, và bớt đái tháo
đường…
Đừng quên “kiểm tra sức khỏe tổng quát”


Tưởng cũng nên nói rõ là những chữ “kiểm tra sức khỏe tổng quát” dùng ở
đây có ngụ ý là người được khám chưa có những triệu chứng gì của bệnh.
Nếu đã có triệu chứng như: đau, sụt cân, tiêu ra máu… thì lúc đó phải gọi là
“khám bệnh” chứ không phải “khám kiểm tra sức khỏe”. “Kiểm tra sức khỏe
tổng quát” thì khám theo định kỳ, ngược lại, có bệnh lúc nào thì “khám
bệnh” lúc đó. Sau đây là những chuyện cần kiểm tra thường trực:
- Trọng lượng: thỉnh thoảng nên để ý tới trọng lượng. Nếu trọng lượng thay
đổi hơn 10% trong vòng 12 tháng thì nên đi khám bệnh.
- Đo huyết áp: bắt đầu từ năm 19 tuổi, áp huyết cần được đo ít nhất 2 hoặc 3
năm một lần. Dĩ nhiên, nếu áp huyết cao thì phải theo dõi thường hơn. Thời
khóa biểu theo dõi cũng tùy theo áp huyết cao nhiều hay ít.
- Khám vú: phụ nữ nên học cách khám vú để có thể tự khám cho mình mỗi
tháng. Thêm vào đó, mỗi năm cần được khám một lần tại các cơ sở y tế, bắt
đầu từ tuổi 40.
- Chụp hình vú: nên chụp hai năm một lần, bắt đầu từ tuổi 40. Sau tuổi 50 thì
nên chụp mỗi năm.
- Khám phụ – khoa: nên khám mỗi năm bắt đầu từ tuổi 19. Nếu lập gia đình
sớm hoặc có bạn trai và có giao hợp sớm thì có thể khám sớm hơn. Nếu kết
quả kiểm tra bình thường sau ba năm liên tiếp thì có thể giảm thời gian
khám bệnh xuống mỗi 2 – 3 năm một lần.
- Khám tai và mắt: thỉnh thoảng nên được kiểm tra thính giác và thị giác, bắt
đầu từ tuổi 65.
- Thử cholesterol: theo khuyến cáo thì ta nên thử cholesterol mỗi 5 năm, bắt
đầu từ tuổi 19. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu cho rằng phái nữ chỉ cần thử
cholesterol nếu từ 45 tuổi trở lên.
- Thử đường máu: ba năm một lần, bắt đầu từ tuổi 45.
- Khám truy tầm ung thư kết – trực tràng: tất cả những chuyên gia và đều
cho truy tầm ung thư kết – trực tràng là chuyện cần thiết. Tuy nhiên, hiện có
nhiều ý kiến về phương cách và thời khóa biểu kiểm tra. Nói chung, nên
được thử phân và khám hậu môn mỗi năm, bắt đầu từ tuổi 50. Thêm nữa, từ

tuổi 50 trở lên cũng nên được soi kếttràng xích ma mỗi 3 – 5 năm.
- Chích ngừa viêm gan B: vì tỷ lệ người Việt Nam bị viêm gan B khá cao,
những ai sống chung với người nhiễm viêm gan B và chưa có sức miễn
nhiễm đều nên nghĩ đến chuyện chủng ngừa.

×