Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Phát triển kinh tế và những rủi ro phần 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.47 KB, 6 trang )

Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
T¹ Quang TuÊn F4-K36
19


hiểm. Khoản hoa hồng này, công ty trả cho người trực tiếp đứng ra tham
gia bảo hiểm hoặc trả cho người môi giới nhằm động viên khuyến khích họ
nhiệt tình công tác, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm. Đây
cũng là một hình thức tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.Từ
năm 1995, để tạo tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động, khoản chi hoa
hồng được tính vào chi quản lý nghiệp vụ.
Có thể nói công tác khai thác có một vai trò quan trọng trong hoạt
động kinh doanh bảo hiểm. Thực hiện tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho các
công ty bảo hiểm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường.
2. Công tác giám định tổn thất
Khâu giám định tổn thất có vị trí quan trọng đối với công tác bồi
thường. Các giám định viên bảo hiểm có nhiệm vụ xác định : nguyên nhân
rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, giá trị thiệt hại thực tế là bao
nhiêu
2.1 Điều tra tai nạn
Nhận được thông báo tai nạn, giám định viên bảo hiểm sẽ xuống
ngay hiện trường để nắm tình hình và điều tra tai nạn. Mục đích của việc
điều tra tai nạn là thu nhập các bằng chứng và sự kiện. Trên cơ sở đó giải
đáp các câu hỏi : tai nạn đã xảy ra như thế nào, ở đâu, khi nào, vì sao.
Muốn vậy trong quá trình điêù tra, giám định viên phải thu thập hai loại
thông tin : các tang vật và lời khai của nhân chứng.
- Tang vật : Là bất cứ một việc gì có liên quan giúp cho việc xác định
những sự việc liên quan đến tai nạn. Hầu hết các tang vật đều có thể tìm
thấy ở hiện trường hay cũng có thể tìm thấy ở nơi sửa chữa bị hư hại.
- Lời khai của nhân chứng : Là những lời kể, những câu trả lời của các
nhân chứng thường là những người có mặt ở nơi hiện trường khi xảy ra tai


nạn. Lời khai của nhân chứng cũng giúp cho việc xác định những vấn đề có
liên quan đến tai nạn. Người bảo hiểm cần có những khả năng phân tích
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
T¹ Quang TuÊn F4-K36
20


tìm ra những lời khai xác thực vì các lời khai của nhân chứng thường khác
nhau và có khi mâu thuẫn với nhau.
Ngoài việc tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện với các nhân chứng, giám
định viên cần gặp gỡ, trao đổi với người được bảo hiểm, với công an
PCCC. Qua đó, nguyên nhân Hoả hoạn, đánh giá sơ bộ và khái quát mức
độ thiệt hại.
2.2 Đề xuất các biện pháp hạn chế tổn thất
Thông thường sau khi gặp hoả hoạn, người được bảo hiểm rất hoang
mang và lúng túng không biết phải làm gì. Vì vậy trên cơ sở xem xét hiện
trường và song song với việc điều tra tai nạn, giám định viên bảo hiểm phải
góp ý kiến với người được bảo hiểm các biện pháp hạn chế tổn thất như
sau:
- Cách ly khu vực và tài sản bị thiệt hại.
- Rào kín những nơi mà người ngoài có thể đột nhập vào.
- Bơm rút nước cứu hoả còn đọng lại ra khỏi những nơi chứa tài sản
để tránh tài sản hư hỏng thêm.
- Di chuyển các mảnh đổ vỡ, tro than để cứu tài sản,
Qua quá trình điều tra, các giám định viên phải tìm ra được nguyên
nhân gây Hoả hoạn. Chú ý rằng đó phải là những nguyên nhân trực tiấp dẫn
đến hoả hoạn. Cuối cùng các giám định viên bảo hiểm sẽ xác định mức độ
thiệt hại và lập biên bản giám định. Biên bản giám định sẽ được trình lên
công ty một bản và Tổng công ty một bản.
3. Công tác bồi thường

Một trong những yêu cầu và cũng là một trong những phẩm chất
quan trọng đối với người làm công tác bảo hiểm là phải quan tâm và cảm
thông sâu sắc tới các nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng. Phẩm chất
đó phải được thể hiện đặc biệt rõ nét trong khâu trong khâu giải quyết bồi
thường. Giải quyết bồi thường tốt có nghĩa là giải quyết nhanh và đúng -
đây là nhiệm vụ số một của người làm công tác bồi thường và là một trong
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
T¹ Quang TuÊn F4-K36
21


những biện pháp tuyên truyền có hiệu quả nhất, làm tăng uy tín của công ty
và có ảnh hưởng tích cực tới khâu khai thác bảo hiểm.
Đảm bảo được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác bồi thường,
cán bộ công ty cần thực hiện tốt những bước sau :
3.1 Kiểm tra hồ sơ khiếu nại và xác định trách nhiệm bảo hiểm
Nhận được hồ sơ đòi bồi thường, người bảo hiểm phải kiểm tra, xem
xét hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ không. Trường hợp hồ sơ thuộc trách nhiệm
bảo hiểm nhưng chưa đầy đủ thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung kịp thời
và ngày trả lời khách hàng. Sau đó, cán bộ bồi thường xem xét đối chiếu
với quy tắc bảo hiểm và văn bằng hướng dẫn của Tổng công ty để xác định
trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể : khiếu nại có nằm trong phạm vi thoả thuận
bảo hiểm không; có điểm loại trừ nào tác động và ảnh hưởng đến khiếu nại
đó không; có điều kiện bảo hiểm nào bị vi phạm làm vô hiệu hoá hoặc thu
hẹp phạm vi được bảo hiểm của khiếu nại không ?
3.2 Xác định mức độ thiệt hại
Chức năng chính của công tác bảo hiểm là bồi thường những thiệt
hại thực tế xảy ra cho người tham gia bảo hiểm nhằm đảm bảo sản xuất
kinh doanh cho người được bảo hiểm. Xác định đúng giá trị thiệt hại mới
đảm bảo việc bồi thường thực sự đem lại hiệu quả cho người được bảo

hiểm.Việc xác định giá trị thiệt hại được tiến hành trên nguyên tắc : phải
xác định ngay tại thời điểm và địa điểm xảy ra tổn thất. Trên cơ sở biên bản
giám định về mức độ thiệt hại cùng các biên lai, chứng từ xác minh kèm
theo các hồ sơ khiếu nại, cán bộ bồi thường sẽ xác định được mức thiệt hại
thực tế của từng đối tượng bảo hiểm.
3.3 Xác định số tiền bồi thường
Nếu hồ sơ khiếu nại đã hợp lệ, đầy đủ, tổn thất đã được xác định là
thuộc phạm vi bảo hiểm và tính toán được số tiền thiệt hại thì ta có thể tiến
hành xác định số tiền bồi thường.
Số tiền bồi thường xác định dựa trên các cơ sở sau :
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
T¹ Quang TuÊn F4-K36
22


- Giá trị thiệt hại thực tế
- Số tiền bồi thường (là giới hạn trên của số tiền bồi thường )
- Mức miễn thường : sẽ không phải bồi thường nếu tổn thất bằng hoặc
nhỏ hơn mức miễn thường. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì phải
trừ đi mức miễn thường ( trong trường hợp áp dụng mức miễn thường có
khấu trừ ).
Trước khi tính toán số tiền bồi thường, người được bảo hiểm cần
xem xét số tiền khách hàng đòi bồi thường là bao nhiêu. Nếu số tiền đó
bằng hoặc nhỏ hơn mức miễn thường thì không cần tính toán mà có thể trả
lời ngay cho khách hàng là tổn thất không được bồi thường vì nằm trong
phạm vi mức miễn thường. Nếu tổn thất lớn hơn mức miễn thường thì phải
tính chi tiết mức độ thiệt hại.
Cụ thể :
* Đối với bảo hiểm Hoả hoạn :
Số tiền bảo hiểm

Số tiền bồi thường = Giá trị thiệt hại 
____________________
Giá trị bảo hiểm
3.4 Lập hồ sơ bồi thường, giải quyết bồi thường và khiếu nại
Trên cơ sở tính toán được số tiền bồi thường như trên, cán bộ bồi
thường sẽ lập hồ sơ bồi thường và trình lên lãnh đạo Tổng công ty xét
duyệt bồi thường. Sau khi có quyết định của lãnh đạo, cán bộ bồi thường sẽ
thông báo cho khách hàng cụ thể về mức bồi thường, thời gian, địa điểm
công ty bảo hiểm chi trả số tiến đó cũng như các giấy tờ cần thiết mà họ
phải có. Nếu khách hàng chấp nhận thì việc bồi thường sẽ được chuyển cho
phòng kế toán-tài vụ.
Trong thực tế, khâu bồi thường là khâu dễ phát sinh các tranh chấp,
khiếu nại khi khách hàng cho rằng số tiền bồi thường là chưa hợp lý. Bởi
vậy, cần xem xét nghiên cứu các ý kiến khiếu nại một cách khách quan.
Cũng cần lưu ý là trước khi chính thức bồi thường, trên cơ sở những thông
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
T¹ Quang TuÊn F4-K36
23


tin nhận được và đánh giá chung, cán bộ bồi thường sớm ước tính số tiền
bồi thường và thông báo cho khách hàng biết trước để cho họ không bị bất
ngờ khi công bố số tiền chính thức. Cần chú ý lắng nghe nguyện vọng của
khách hàng, nhẹ nhàng và kiên nhẫn giải thích kỹ những thắc mắc của họ
ngay cả khi từ chối bồi thường.
4. Các biện pháp đề phòng Hoả hoạn
Mục tiêu của công tác phòng Hoả hoạn là đề phòng hoả hoạn phát
sinh và không cho đám Hoả hoạn lan rộng. Hiện nay có hai biện pháp
phòng Hoả hoạn là phòng Hoả hoạn bằng thiết kế xây dựng và sử dụng các
biện pháp quản lý.

+ Phòng Hoả hoạn bằng thiết kế xây dựng :nhằm cách ly các vật dễ Hoả
hoạn với nguồn lửa. Các nguồn lửa có thể phát sinh từ các thiết bị toả nhiệt,
bếp, lò sấy, lò sưởi, các thiết bị điện Do vậy, việc thiết kế xây dựng cần
lưu ý tới việc bố trí các phòng ban, kho, phân xưởng cũng như các thiết bị
nội thất một cách hợp lý, đảm bảo độ an toàn cao.
+ Các biện pháp quản lý : Thực hiện các biện pháp quản lý là trách nhiệm
của người tham gia bảo hiểm. Dựa vào các quy định phòng Hoả hoạn và
chữa Hoả hoạn của Nhà nước và địa phương, các giám đốc, thủ trưởng đơn
vị cần đề ra nội quy, biện pháp PCCC cho cơ sở mình đồng thời có kế
hoạch giáo dục, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành nội quy, biện
pháp đó. Các cán bộ, công nhân phải triệt để chấp hành các nội quy PCCC
cũng như các tiêu chuẩn về an toàn trong hoạt động công tác, sản xuất
Cùng với cảnh sát PCCC, các công ty bảo hiểm sẽ hướng dẫn người tham
gia bảo hiểm thực hiện tốt công tác PCCC ở các khu vực dễ xảy ra rủi ro,
đề nghị họ có các biện pháp ngăn ngừa kịp thời và hợp lý.
5. Công tác chữa Hoả hoạn
Trước hết cần trang bị các phương tiện thiết bị báo Hoả hoạn để xác
định vùng xảy ra Hoả hoạn nhằm hạn chế tổn thất đến mức tối thiểu. Thành
lập các đội cứu hoả ở các đơn vị cũng như trang bị các phương tiện dập lửa
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
T¹ Quang TuÊn F4-K36
24


thì mới đảm bảo chữa Hoả hoạn có hiệu quả và kịp thời. Các công ty bảo
hiểm qua việc tham quan các cơ sở bảo hiểm yêu cầu họ không những thực
hiện các nội quy PCCC mà còn phải tranh bị các thiết bị chữa Hoả hoạn
cần thiết.
III. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm Hoả
hoạn

1. Kết quả khai thác và thực hiện doanh thu
Công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước mỗi năm lại mang đến
những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo
hiểm. Kinh tế phát triển cộng với cơ chế quản lý theo hướng thị trường đã
làm cho nhu cầu và khả năng tham gia bảo hiểm tăng.
Năm năm qua ( 91-95 ) là những năm khởi đầu cho nghiệp vụ bảo
hiểm Hoả hoạn. Do có sự nỗ lực của ban lãnh đạo Tổng công ty cũng như
các cán bộ trong công tác bảo hiểm Hoả hoạn nên kết quả nghiệp vụ này
ngày càng cao.Hơn một năm đầu triển khai nghiệp vụ ( 89-90 ) các đơn vị
tham gia còn quá ít ỏi. Trong số hàng vạn các xí nghiệp hoạt động trên
phạm vi cả nước thì đơn vị tham gia bảo hiểm Hoả hoạn chỉ dừng lại ở con
số trên dưới 100. Đây là những doanh nghiệp thực sự có nhu cầu và thường
là những công ty thuộc về ngành xăng dầu, do vậy khả năng xảy ra rủi ro là
rất lớn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do bước đầu chuyển sang kinh tế
thị trường, nhiều đơn vị còn lúng túng, kinh doanh chưa ổn định nên không
có điều kiện tham gia bảo hiểm. Mặt khác do nước ta tồn tại quá lâu cơ chế
cũ, nên khi chuyển sang cơ chế mới, lãnh đạo các xí nghiệp còn mang nặng
tư tưởng bao cấp, chưa thấy rõ được trách nhiệm phải bảo toàn vốn của
mình. Một phần nưã là về phía công ty, do đây là nghiệp vụ mới, cán bộ
làm công tác bảo hiểm Hoả hoạn chưa nhiều, chưa có kinh nghiệm. Hơn
nữa, cán bộ chưa phục vụ tận tình mà để khách hàng phải tự đến gõ cửa
công ty.

×