1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***--------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở NHẬT BẢN VÀ
KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên: Trần Việt Khánh
Mã sinh viên: 0852010102
Lớp: Anh 11 – Khối 3 QT
Khóa: 47
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết
Nhung
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN ..................... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................9
1.1.1. Kinh tế tư nhân ...........................................................................................9
1.1.2. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân .11
1.2. Các hình thức của kinh tế tư nhân ..................................................................12
1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân .........................................................................14
1.3.1. Đặc điểm chung của kinh tế tư nhân tại tất cả các quốc gia ...................14
1.3.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường .....................17
1.3.3. Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển và
chuyển đổi trong đó có Việt Nam .......................................................................20
1.4. Vai trị của kinh tế tư nhân..............................................................................20
1.4.1. Vai trò xã hội học của kinh tế tư nhân .....................................................21
1.4.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia 23
1.4.3. Vai trò đặc biệt của kinh tế tư nhân đối với Việt Nam ............................. 26
1.5. Những hạn chế của kinh tế tư nhân ................................................................ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở
NHẬT BẢN ................................................................................................... 29
2.1. Vài nét về Nhật Bản và khu vực kinh tế tư nhân Nhật Bản............................29
2.2. Các giai đoạn phát triển của kinh tế tư nhân Nhật Bản ..................................32
2.2.1. Giai đoạn tái kiến thiết đất nước (1945 – 1954) ......................................32
2.2.2. Giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng cao độ (1955 – 1962) ................35
2.2.3. Giai đoạn thứ hai của thời kỳ tăng trưởng cao (1963 – 1972) ................39
3
2.2.4. Giai đoạn tăng trưởng ổn định (1973 – 1984) .........................................41
2.2.5. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ nhất (1985 – 1999) .........43
2.2.6. Giai đoạn thay đổi cơ cấu nền kinh tế lần thứ hai (2000 – đến nay) .......47
2.3. Kinh nghiệm rút ra từ phát triển kinh tế tư nhân của Nhật Bản .....................51
2.3.1. Về phía Nhà nước .....................................................................................51
2.3.2. Về phía doanh nghiệp ...............................................................................57
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN VÀO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............ 59
3.1. Kinh tế tư nhân Việt Nam và yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới .............59
3.1.1. Quan điểm của Nhà nước về khu vực kinh tế tư nhân ............................. 59
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay .................61
3.1.3. Yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới .....................................................74
3.2. Một số đề xuất trong việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản nhằm phát
triển kinh tế tư nhân của Việt Nam ........................................................................77
3.2.1. Về phía Nhà nước .....................................................................................77
3.2.2. Về phía doanh nghiệp ...............................................................................83
KẾT LUẬN.................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 86
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Viết tắt
Tên đầy đủ
Chương trình Phát triển Dự án Mê kông:
Mekong Project Development Facility
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV
Hệ số sử dụng vốn: Incremental Capital –
Output Rate
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch:
General Agreement of Tariffs and Trade
Hợp tác xã
Public Private Partnerships
Ngân hàng Thế giới: World Bank
GATT
Monetary Fund
Tập đồn Tài chính Quốc tế: International
Finance Corporation
Tổ chức Thương mại Thế giới: World
Trade Organization
Tổng sản phẩm quốc dân: Gross National
Product
phẩm
Domestic Product
trong
nước:
PPP
WB
Quỹ Tiền tệ Quốc tế: International
sản
ICOR
HTX
Mô hình hợp tác Nhà nước – tư nhân:
Tổng
MPDF
Gross
IMF
IFC
WTO
GNP
GDP
5
DANH MỤC ĐỒ THỊ – BẢNG BIỂU
Đồ thị:
STT
Ký hiệu
1
Đồ thị 2.1
Tên đồ thị
Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản gia nhập
và rút lui qua các thời kỳ
Số Trang
40
Bảng biểu:
STT
Ký hiệu
1
Bảng 2.1
2
Bảng 3.1
Tên bảng biểu
Phân bố doanh nghiệp theo quy mô các
ngành phi nơng nghiệp
Vốn đầu tư tồn xã hội theo giá thực tế
thực hiện năm 2011
Số Trang
26
56
Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá
3
Bảng 3.2
thực tế phân theo ngành hoạt động giai
58
đoạn 2006 – 2010
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo
4
Bảng 3.3
giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
59
giai đoạn 2006 – 2010
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và
5
Bảng 3.4
doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá
59
thực tế giai đoạn 2006 – 2010
6
Bảng 3.5
Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành
phần kinh tế trong giai đoạn 2001– 2010
62
6
LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế tư nhân là một giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hóa.
Trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Thuyết Tự do hóa đã được
vận dụng ở nhiều nước và cải cách, mở cửa trở thành phương thức thúc đẩy tăng
trưởng của các nước đang phát triển, và nhất là các nền kinh tế chuyển đổi. Kinh tế
tư nhân có thể khẳng định là một trong những cấu thành quan trọng của mọi nền
kinh tế, có thể thấy chưa nước nào có thể thành công trong phát triển nền kinh tế thị
trường mà lại thiếu vắng khu vực kinh tế này.
Nước ta đang trong tiến trình trở thành nền kinh tế thị trường được quản lý
bởi Nhà nước, trong đó có sự tham gia và đóng góp rất tích cực của khu vực kinh tế
tư nhân. Mặc dù vậy, những tồn tại và hạn chế trong hệ thống chính sách của Việt
Nam đã bị bộc lộ rõ trong bối cảnh kinh tế mới hiện nay, địi hỏi phải tiếp tục
nghiên cứu thêm, tìm hiểu kinh nghiệm từ các nước phát triển. Từ đó, Việt Nam có
thể tránh được sai lầm mà các nước này đã vấp phải đồng thời học tập được những
cái hay, áp dụng vào nền kinh tế, sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước.
Tóm lại, việc nhận thức về vai trò, thực trạng và xu thế phát triển của kinh tế
tư nhân đang trở thành nhu cầu cấp thiết của khơng chỉ các nhà hoạch định chính
sách vĩ mơ mà cịn với bất kỳ ai quan tâm tới tình hình kinh tế đất nước hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân: khái niệm, đặc điểm, vai trò…
- Nghiên cứu thực trạng phát triển của thành phần kinh tế tư nhân Nhật Bản để tìm
ra các kinh nghiệm.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của kinh tế tư nhân Việt Nam. Từ đó dự báo xu
hướng phát triển trong bối cảnh mới và đề xuất các giải pháp phát triển thông qua
việc vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản.
7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Kinh tế tư nhân Nhật Bản (chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì thành phần
này chiếm phần lớn trong tổng số các doanh nghiệp Nhật Bản): tình hình, xu hướng,
các kinh nghiệm rút ra.
+ Kinh tế tư nhân Việt Nam: tình hình, xu hướng, các giải pháp phát triển.
- Thời gian:
+ Nhật Bản: từ sau chiến tranh thế giới thứ II (1945) đến nay (nửa đầu năm 2012).
+ Việt Nam: từ sau thời kỳ Đổi Mới (1986) đến nay (nửa đầu năm 2012).
4. Cơ sở trong việc lựa chọn đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong nhiều thập kỷ qua, Nhật Bản được cả thế giới trầm trồ thán phục vì
những thành tựu về khoa học kỹ thuật mà họ đã làm được. Có được thành quả to lớn
trên chính là do họ đã sớm ý thức được tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển của kinh
tế tư nhân nội địa từ hàng trăm năm trước đây. Sự thành công này đã biến nước
Nhật trở thành một điểm đến lý tưởng cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu kinh tế
nhằm tìm kiếm những nguyên lý về sự thành công trong hoạt động hỗ trợ các doanh
nghiệp tư nhân phát triển và rút ra được các bài học kinh nghiệm, áp dụng vào đất
nước mình.
Nhật Bản cũng là một quốc gia châu Á, họ có các điều kiện về tự nhiên, dân
số và những đặc điểm cổ truyền rất thân quen, gần gũi với Việt Nam. Nhật Bản
trong giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ II và Việt Nam trong thời kỳ sau Đổi
Mới (1986) đều có những nét khá tương đồng. Sau chiến tranh, Nhật Bản đã mau
chóng phục hồi kinh tế và có bước phát triển nhảy vọt trong một thời gian dài. Sự
thành công của Nhật Bản thể hiện ở việc điều hòa thu nhập giữa hai khu vực kinh tế
là Nhà nước và tư nhân cũng như ở việc điều hịa phúc lợi xã hội. Đó là cơ sở để
kích thích sản xuất và tạo ra tăng trưởng mới trong thời kỳ về sau.
8
Chính vì vậy, việc phân tích các nhân tố, đặc điểm kinh tế dẫn đến sự phát
triển của Nhật Bản, và nghiên cứu mơ hình kinh tế tư nhân Nhật Bản để so sánh và
tìm ra các kinh nghiệm cần thiết, áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam thời kỳ sau Đổi
Mới là một việc rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn rất cao.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp logic kết hợp duy vật lịch sử, các phương pháp thu thập thơng tin,
phân tích, so sánh, đối chiếu, dự báo. Thêm vào đó, khóa luận kết hợp sử dụng
phương pháp bảng số liệu, các đồ thị… để trình bày thơng tin và phân tích nhằm tìm
ra các xu hướng, đặc điểm biến động của hiện tượng….
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục đồ thị - bảng
biểu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, thì khóa luận được bố
cục theo 3 chương chính như sau:
Chương 1: Lý luận chung về kinh tế tư nhân
Chương 2: Thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Nhật Bản
Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm của Nhật Bản vào phát triển kinh tế tư nhân ở
Việt Nam hiện nay.
Với những hiểu biết còn hạn chế cũng như giới hạn về mặt thời gian nên
trong q trình thực hiện chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, người viết
rất mong nhận được sự thơng cảm, góp ý chân thành của thầy cơ và các bạn có quan
tâm đến vấn đề này để giúp cho bài viết được hồn thiện hơn.
Qua đó người viết cũng xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cơ giáo
trong trường vì những chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt bốn năm đại học vừa qua và
nhất là cô giáo, TS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn người
viết trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kinh tế tư nhân1
Tính tất yếu khách quan của sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân:
Cùng với trình độ phát triển lực lượng sản xuất mà nhân loại đã đạt được như
ngày nay, mục đích theo đuổi lợi ích cá nhân của mỗi con người vẫn chưa hề mất đi,
điều này đòi hỏi cần hình thành một cơ chế có thể kích thích con người đồng thời
thực hiện các mục tiêu của xã hội. Đó là tiền đề cho sự ra đời của cơ chế thị trường
với sự tồn tại khách quan của những hình thức sở hữu đa dạng. Trong số đó, sở hữu
tư nhân, tương ứng với kinh tế tư nhân được xem như động lực quan trọng cho sự
phát triển.
Khi đem so sánh với những hình thức sở hữu khác trong lịch sử phát triển
nhân loại, có thể nhận thấy rằng, trong một nền kinh tế thị trường, hình thức sở hữu
tư nhân đối với tư liệu sản xuất là phù hợp hơn cả. Tuy nhiên đã có thời kỳ mà
khơng ít người, nhất là những nhà lý luận đi theo mơ hình Xơ Viết đã lên án thành
phần kinh tế tư nhân một cách gay gắt và đưa ra chủ trương xóa bỏ nó. Nghiêm
trọng hơn, họ đã coi khu vực kinh tế này là vật cản lớn trong tiến trình xây dựng xã
hội mới. Vậy nhưng thực tiễn đã chứng minh ngược lại, Chủ nghĩa Xã hội Xô Viết
đã bị sụp đổ trong khi kinh tế tư nhân lại đang phát triển không ngừng, càng ngày
càng thể hiện được sức mạnh rất to lớn của nó. Từ hiện tượng lịch sử này cho thấy,
khu vực kinh tế tư nhân không những liên quan đến việc thành hay bại của một
quốc gia, nó cịn có tác động rất lớn đến tiến trình phát triển đi lên của tồn thể nhân
loại.
Nói tóm lại, sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân được nhìn nhận là
một tất yếu khách quan, nằm trong tiến trình phát triển lâu dài của xã hội lồi người.
1
: Trong khóa luận này, để tránh lặp lại từ, người viết sẽ sử dụng các cụm từ: “khu vực tư nhân”, “tư nhân”,
“doanh nghiệp”, “DNNVV”, “khu vực kinh tế tư nhân” đều để chỉ “kinh tế tư nhân”. Trong những trường
hợp cần phân biệt với doanh nghiệp Nhà nước, người viết sẽ giải thích cụ thể hơn.
10
Nó vẫn đang tiếp tục phát huy những ưu thế, tác dụng trong thời đại mới và sẽ còn
tồn tại lâu dài trong tương lai về sau.
Sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân:
Có thể nói, nền kinh tế ở mọi quốc gia trên thế giới đều gồm hai bộ phận cấu
thành cơ bản là khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, tương ứng với đó là hai hình
thức: sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Trong đó, sở hữu Nhà nước là hình thức
sở hữu mà Nhà nước chính là người đại diện cho nhân dân để nắm giữ các tư liệu
sản xuất, còn sở hữu tư nhân là sở hữu cá nhân của những người sản xuất kinh
doanh ở cả trong và ngoài nước.
Tại Việt Nam, theo điều 211, Bộ Luật Dân sự 2005: “Sở hữu tư nhân là sở
hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm sở hữu
cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân”.
Định nghĩa về kinh tế tư nhân:
Trên thế giới hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa và cách hiểu thống nhất
về kinh tế tư nhân. Ví dụ như tại Trung Quốc, “kinh tế tư nhân” được hiểu theo
nhiều nghĩa khác nhau: doanh nghiệp tư nhân, khu vực tư nhân trong Nhà nước, khu
vực phi nông nghiệp,… và theo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XVI của Trung
Quốc lại gọi đó là khu vực doanh nghiệp dân doanh.
Cho dù được định nghĩa theo cách nào đi chăng nữa thì kinh tế tư nhân vẫn
được hiểu “là một hình thức kinh tế dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất với quy mô nhỏ, tổ chức quản lý sản xuất dựa vào sức lao động của mình là
chính và do vậy sản phẩm làm ra do tư nhân chi phối2”.
Cách hiểu này là phù hợp với cách hiểu của xã hội về hình thức sở hữu tư
nhân tương ứng với đó là thành phần kinh tế tư nhân của mọi nền kinh tế trên thế
giới.
2
: www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày truy cập 03/04/2012, Phát triển kinh tế tư nhân,
/>
11
1.1.2. Phân biệt sự khác nhau giữa kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân
Hiện nay, có khơng ít người cịn nhầm lẫn và khơng phân biệt được giữa hai
khái niệm là “kinh tế tư nhân” và “kinh tế tư bản tư nhân” vì vốn dĩ chúng cũng có
khá nhiều điểm giống nhau. Việc nhầm lẫn này đôi khi khiến cách hiểu về các khái
niệm trên trở nên sai lạc, ảnh hưởng nhiều đến việc nghiên cứu và vận dụng nó vào
q trình phát triển của nền kinh tế. Để phân biệt được sự khác nhau giữa “kinh tế
tư nhân” và “kinh tế tư bản tư nhân”, trước hết cần tìm hiểu qua về các khái niệm
“sản phẩm thặng dư”, “giá trị sản phẩm thặng dư” và “giá trị thặng dư”.
1.1.2.1. Sản phẩm thặng dư và giá trị sản phẩm thặng dư
Từ khi con người xuất hiện và biết tham gia quá trình sản xuất ra của cải vật
chất thì “sản phẩm thặng dư” đã xuất hiện, đây là điều đã được lịch sử chứng minh.
“Sản phẩm thặng dư” thực chất là sản phẩm xuất hiện sự dư thừa. Nó làm thỏa mãn
nhu cầu cho con người đồng thời là điều kiện cần thiết cho việc tái sản xuất mở
rộng và tăng trưởng kinh tế. Tổng sản phẩm xã hội trong mỗi nền kinh tế hàng hóa
ln được biểu hiện trên cả hai mặt là giá trị và hiện vật, thế nên một lẽ tất yếu là
“sản phẩm thặng dư” cũng phải được biểu hiện trên cả hai mặt là giá trị sản phẩm
thặng dư và hiện vật. Như vậy có thể kết luận, phạm trù “giá trị sản phẩm thặng dư”
tồn tại ở tất cả các nền sản xuất hàng hóa, nó cũng là điều kiện không thể thiếu cho
sự phát triển kinh tế.
1.1.2.2. Giá trị thặng dư
“Giá trị thặng dư” là một phạm trù kinh tế duy nhất có ở Chủ nghĩa Tư bản,
nó xuất hiện ở phương thức sản xuất của Tư bản Chủ nghĩa và có thể nói rằng: “ở
đâu có tư bản thì ở đó sẽ có giá trị thặng dư”.
Phần giá trị tăng thêm (dôi ra so với giá trị lúc ban đầu) được gọi là giá trị
thặng dư. Nó có các đặc điểm sau: i) là “giá trị”, tức “lao động vật hóa”; ii) là “giá
trị thặng dư”, hay “lao động thặng dư vật hóa”. Ln ln tồn tại liên hệ bên trong
giữa “giá trị” và “giá trị thặng dư”, được thể hiện ở việc, nếu lao động đã hao phí
mà khơng mang “giá trị” (khơng sản xuất hàng hóa) thì lao động thặng dư khơng
thể biểu hiện được thành giá trị thặng dư. Lịch sử đã chứng minh rằng, lao động
12
thặng dư mà không được trả công vốn đã tồn tại trong cả hai nền kinh tế là Phong
kiến và Chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên lao động thặng dư mà khơng được trả cơng đó
đã khơng sản xuất ra giá trị thặng dư. Trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa có sự phát
triển cao thì nền sản xuất của Tư bản chủ nghĩa mới có thể ra đời.
1.1.2.3. Kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư nhân, về mặt lịch sử, đã xuất hiện từ giai đoạn cuối ở phương thức
sản xuất của Công xã nguyên thủy khi mà chế độ tư hữu bắt đầu xuất hiện, nhưng
đây vẫn là “kinh tế tư nhân” và chưa là “kinh tế tư bản tư nhân”. Ở đây, cả hai phạm
trù là “sản phẩm thặng dư”, “giá trị sản phẩm thặng dư” đã xuất hiện và được phát
triển, song phạm trù “giá trị thặng dư” chưa hề xuất hiện.
Kinh tế tư bản tư nhân lại ra đời trên cơ sở đã sẵn có các điều kiện nhất định,
bao gồm: i) Thứ nhất, để tiền biến thành tư bản thì nó phải được tập trung trong tay
của một số cá nhân, đủ khả năng thành lập những doanh nghiệp tư bản. Ở trong xã
hội tư bản, đặc biệt là tại nước Anh đã tiến hành quá trình tích lũy ngun thủy tư
bản thơng qua việc dùng bạo lực nhằm tước đoạt các tư liệu sản xuất từ những
người sản xuất nhỏ, khiến họ thực sự trở thành những kẻ vô sản. ii) Thứ hai, sức lao
động cần phải trở thành hàng hóa. Như vậy, trên cơ sở của nền sản xuất hàng hóa có
sự phát triển cao thì kinh tế tư bản tư nhân mới ra đời và phạm trù “giá trị thặng dư”
cũng bắt đầu xuất hiện.
Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng thành phần kinh tế tư bản
tư nhân chính là một bộ phận cấu thành của kinh tế tư nhân, nó ra đời sau khi kinh
tế tư nhân đã xuất hiện được một thời gian dài trước khi quá trình tích lũy tư bản
được diễn ra.
1.2. Các hình thức của kinh tế tư nhân
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều cách xác định về cơ cấu của kinh tế tư
nhân. Ví dụ như tại Nga, sau thành cơng của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917),
kết cấu của khu vực tư nhân nước Nga lúc bấy giờ đã được Lênin chỉ ra, nó bao
gồm các thành phần: kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, kinh tế nơng dân kiểu gia
trưởng và kinh tế tư bản tư nhân.
13
Tại Việt Nam, thời kỳ từ khi Đổi Mới (1986) đến nay, trong các văn kiện qua
các kỳ Đại hội, Đảng Cộng sản đã đề ra đường lối phát triển nền kinh tế có nhiều
thành phần, và trong đó có thành phần kinh tế tư nhân. Về nhận thức đối với kinh tế
tư nhân, Đảng ta khẳng định đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư
nhân đối với tư liệu sản xuất, với lao động của các chủ thể kinh tế và lao động làm
thuê, nó bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định thành
phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Trong đó:
- Kinh tế cá thể: là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân, hoạt
động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và lao động của chính
hộ hay cá nhân đó, khơng th mướn lao động làm th.
- Kinh tế tiểu chủ: là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành,
hoạt động trên hình thức sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và có sử dụng lao
động thuê mướn ngồi lao động của chủ. Quy mơ vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn
của các hình thức doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
- Kinh tế tư bản tư nhân: bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động
sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, được quy định rất đầy đủ, chi tiết trong Luật
Doanh nghiệp 2005 như sau:
+ Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ
doanh nghiệp có tồn quyền quyết định về quy mô, phương thức hoạt động, quản lý
kinh doanh và sử dụng lợi nhuận sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với
Nhà nước.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ
chức, cá nhân nhưng số lượng khơng q 50. Có hai loại hình là: Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (có
từ hai thành viên trở lên). Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các
14
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào
doanh nghiệp.
+ Cơng ty cổ phần: là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, nó do các cổ đơng nắm giữ. Cổ đơng có thể là tổ
chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là ba và không giới hạn số lượng tối đa. Cổ đơng
góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Cơng ty hợp danh: là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh là
chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một cái tên chung. Ngồi
ra có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách
nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Thành viên góp
vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
vào cơng ty.
1.3. Đặc điểm của kinh tế tư nhân
1.3.1. Đặc điểm chung của kinh tế tư nhân tại tất cả các quốc gia
Có thể nhận thấy một thực tế rằng sự phát triển của lực lượng sản xuất dù ở
trong xã hội có giai cấp hay trong nền kinh tế thị trường ngày nay, đều khơng thể
tách rời sự phát triển hài hịa giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, hai khu vực
kinh tế cơ bản của mọi quốc gia. Mặc dù giữa chúng tồn tại những điểm khác biệt
nhau cơ bản nhưng ln có sự gắn bó mật thiết, là điều kiện để cùng tồn tại và phát
triển. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao ở hầu hết các nước, khu vực kinh tế tư nhân luôn
tỏ rõ sự năng động, có sức sống và phát triển hơn hẳn?
Đáp án nằm ở chính sự tương thích rất cao của kinh tế tư nhân với kinh tế thị
trường. Nhất là hiện nay, tính chất “mở cửa” đang ngày càng tăng, sự cạnh tranh
quốc tế vơ cùng gay gắt, địi hỏi những thực thể kinh tế phải thực sự linh hoạt cũng
như tự chủ trong các hoạt động của mình, đây vốn là nhược điểm rất khó khắc phục
của kinh tế Nhà nước. Mặc dù vậy, tính cạnh tranh cao của khu vực tư nhân khơng
phải ngẫu nhiên mà được hình thành, nó đã tồn tại và phát triển chính nhờ hàng
chuỗi những vụ phá sản công ty – sự chọn lọc tự nhiên của quá trình phát triển. Ở
15
đó, chỉ những cơng ty tư nhân mà có đủ tiềm lực về các mặt như: tài chính, con
người, … mới có thể đứng vững và đi lên được trong sản xuất kinh doanh.
Đối với mọi quốc gia trên thế giới, khu vực kinh tế tư nhân ln có các đặc
điểm chính là:
1.3.1.1. Hoạt động vì mục đích hàng đầu là lợi nhuận
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân khi so sánh với
doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế cho thấy, vấn đề lợi nhuận trong một số doanh
nghiệp thuộc khu vực công không phải là mục tiêu hàng đầu và có một số doanh
nghiệp sẵn sàng hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận, ví dụ như hoạt động trong lĩnh
vực công cộng chẳng hạn.
Kinh tế tư nhân thì lại hồn tồn khác, nếu khơng thể sinh lời thì đồng nghĩa
với sự phá sản, đóng cửa nhà máy nên họ bắt buộc phải đặt mục tiêu lợi nhuận lên
hàng đầu. Do vậy, mức độ sinh lời cũng được coi là thước đo phản ánh sự phát triển
trong khu vực kinh tế này. Và để có thể sinh lời thì nhất thiết kinh tế tư nhân phải
có sự nâng cao về hiệu quả sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ và hệ thống
quản lý nội bộ…. Đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc kinh tế tư nhân ln thể
hiện tính năng động, linh hoạt cũng như là động lực phát triển của nền kinh tế.
1.3.1.2. Hoạt động trên sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản.
Cho dù tồn tại ở các hình thức khác nhau (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân
sản xuất nhỏ) thì về bản chất chúng vẫn thuộc kinh tế tư nhân vì đều dựa trên cơ sở
sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất – đặc trưng của thành phần kinh tế tư nhân.
Ở đây, chủ doanh nghiệp sẽ quyết định hoàn tồn q trình hoạt động kinh doanh,
gắn trực tiếp với quyền lợi và trách nhiệm của bản thân. Quá trình “tự bỏ vốn – tự tổ
chức – tự chủ trong kinh doanh – tự bù lỗ”, gắn kết quả với năng lực chính là cơ chế
hoạt động của kinh tế tư nhân. Chủ doanh nghiệp tự bỏ ra vốn liếng sẵn có hay đi
vay bên ngồi nên mọi quyết định cần cân nhắc kỹ càng và phải mang lại hiệu quả
cao, không ngừng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
16
Các doanh nghiệp Nhà nước thì lại hoạt động dựa trên nguồn vốn sở hữu của
Nhà nước hay tập thể. Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản thường không thống
nhất, nên trách nhiệm và quyền lợi không đi liền cùng nhau. Kết quả là những quyết
định được đưa ra sẽ khơng có sự thận trọng, hiệu quả đạt được thấp và thường phải
đi qua nhiều cấp trung gian khác nhau. Mục đích lãnh đạo của những nhà quản lý
trong các doanh nghiệp này ngồi lợi nhuận cịn là để thăng tiến cũng như lạm dụng
công quyền.
1.3.1.3. Quy mô đa dạng và khả năng tối ưu hóa tổ chức sản xuất kinh doanh
Kinh tế tư nhân luôn phải chọn lựa quy mơ phù hợp nhất nhằm tối ưu hóa tổ
chức sản xuất ở các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Nó tồn tại với các quy mơ
rất đa dạng, từ những công ty xuyên quốc gia khổng lồ cho tới doanh nghiệp quy
mô nhỏ và vừa. Nhờ khả năng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô như trên mà các doanh
nghiệp này luôn sử dụng lao động rất hiệu quả. Họ đều căn cứ vào yêu cầu của công
việc nhằm tuyển dụng đồng thời dựa vào năng lực lao động mà đưa ra cơ chế trả
cơng thích đáng, thu hút và đào tạo được đội ngũ doanh nhân và công nhân tay nghề
cao cho đất nước. Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp hồn tồn có thể sa thải ngay lập
tức những lao động yếu kém, không đạt hiệu quả.
Các doanh nghiệp Nhà nước thì thường có quy mơ khá lớn vì một số trong
đó chun cung cấp hàng hóa cơng cộng hoặc được tồn tại độc quyền nên phải có
quy mơ lớn mới đem lại hiệu quả. Điển hình như các ngành điện, nước… thường do
Nhà nước độc quyền về sản xuất và cung cấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhà
nước thường mở rộng quy mô không vì sự tối ưu hóa sản xuất kinh doanh mà vì
động cơ có thêm các đặc quyền cho người lãnh đạo. Cơ chế trả công trong những
doanh nghiệp Nhà nước là “bình qn chủ nghĩa” và đó cũng là một vật cản lớn đối
với sự hiệu quả của những doanh nghiệp này.
1.3.1.4. Tính năng động và linh hoạt cao trong sản xuất kinh doanh
Các doanh nghiệp Nhà nước thường được thành lập nhờ những nỗ lực nhân
tạo từ Nhà nước, sau đó nó phát triển với hàng loạt các ưu đãi. Trong khi đó, nhờ sự
xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa, kinh tế tư nhân đã ra đời và phát triển hoàn
17
tồn tự nhiên. Có thể ngay lập tức hiện thực hóa một ý tưởng kinh doanh khả thi bởi
các doanh nghiệp thuộc khu vực này. Quá trình ra quyết định nhanh chóng và gọn
nhẹ đó sở dĩ có được là vì quá trình từ đề xuất đến thực hiện ý tưởng kinh doanh
không phải thông qua nhiều cấp trung gian như doanh nghiệp thuộc khu vực công.
Kinh tế tư nhân có thể tồn tại và thích nghi với mọi hồn cảnh khó khăn nhất
trong đời sống kinh tế. Tại các nước Xã hội Chủ Nghĩa trước đây, trong một thời
gian dài, nó thực tế vẫn xuất hiện ở những hình thức, mức độ khác nhau thuộc một
số lĩnh vực cho dù bị cấm đoán và phong tỏa bởi Nhà nước. Tuy vậy, khi các chính
sách cấm đốn này được nới lỏng thì kinh tế tư nhân đã hồi sinh và phát triển thực
sự mạnh mẽ. Điều này đã khẳng định sự năng động và linh hoạt cao của kinh tế tư
nhân ở bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào.
Trên đây là tất cả các đặc điểm chung rõ nét nhất của khu vực tư nhân khi so
sánh với khu vực Nhà nước ở các quốc gia về tính hiệu quả trong hầu hết các hoạt
động. Và để hiểu rõ hơn về kinh tế tư nhân thì cần đặt nó trong bối cảnh nền kinh tế
thị trường hiện nay để biết được thành phần kinh tế này có những đặc điểm mới nào
phát sinh và tại những quốc gia đang phát triển – chuyển đổi giống như Việt Nam,
kinh tế tư nhân đang phát triển ra sao.
1.3.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
1.3.2.1. Kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là phương thức kinh tế trong đó, thơng qua thị trường mà
lợi ích được điều hòa và các nguồn tài nguyên được phân bổ một cách hợp lý.
Trong thời đại ngày nay, nguồn tài ngun trên tồn cầu thực sự hữu hạn và q
trình kinh tế đang trở nên vô cùng phức tạp. Những nhân tố: vốn, tri thức, công
nghệ thông tin… đang trực tiếp tham gia và làm biến đổi về chất những quá trình
kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thành phần tham gia đều phải cạnh tranh
bình đẳng theo luật chơi “mạnh thắng, yếu thua” – quy luật tất yếu của nền kinh tế
thị trường.
Do sự tồn tại của nền sản xuất lớn với động lực chính là lợi nhuận nên nền
kinh tế thị trường đang định hướng sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong
18
đó, các phương thức sản xuất chính là máy móc, cơng nghệ và chất xám. Trong
cạnh tranh, lợi ích là sống còn đối với các doanh nghiệp nên họ buộc phải nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh doanh. Các giá trị xã hội cũng hồn tồn mang tính thị
trường và rất năng động thể hiện ở việc chúng lên và xuống giá rất nhanh chóng
theo thời gian.
Tại thị trường lao động, người lao động hồn tồn bình đẳng với chủ doanh
nghiệp về mặt pháp lý. Ở họ có sự mua – bán sức lao động theo các yếu tố thị
trường và chỉ ràng buộc với nhau bằng hợp đồng lao động. Toàn xã hội giống như
một thị trường lao động lớn và cung ứng lao động thường nhiều hơn so với nhu cầu
tuyển dụng, do vậy nạn thất nghiệp tồn tại thường xuyên. Mặc dù vậy, nguy cơ thất
nghiệp lại kích thích người lao động nâng cao tay nghề để bảo vệ chỗ làm việc của
mình và điều này rất có lợi cho nền kinh tế mỗi quốc gia.
Hiện nay, kinh tế thị trường là một xu thế không thể đảo ngược nhưng nó
cũng mang đến sự phân hóa giàu nghèo cũng như tồn tại bất bình đẳng trong xã hội
ở rất nhiều quốc gia, nhất là khi tiến trình tồn cầu hóa đang trở nên sâu rộng thì
tình trạng này càng thể hiện rõ ràng hơn lúc nào hết.
1.3.2.2. Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế nói chung và kinh tế tư nhân nói riêng đã phá vỡ sự trói buộc của chính trị:
Trong quá khứ, khá nhiều quốc gia trên thế giới đã gắn kết kinh tế và hoạt
động kinh doanh hằng ngày với chính trị, do vậy sẽ ln tạo ra rủi ro đối với nền
kinh tế. Nó làm năng lực cạnh tranh bị suy giảm, đẩy dân tộc đó vào vịng suy thoái
cũng như nguy cơ bị đào thải. Nửa cuối của thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến
một thay đổi rất quan trọng, đó là việc phát triển kinh tế khơng cịn cùng nhịp điệu
với sự phát triển của chính trị, nó đã bứt ra khỏi chính trị để hình thành cho mình
một vũ hội riêng.
Kinh tế tư nhân vốn có tính bản năng hồn tồn tự nhiên của con người, do
đó “khơng gian kinh tế có sự tự chủ” sẽ là cơ sở để hình thành khơng gian rộng mở
để các giá trị cá nhân tồn tại và phát triển. Nhân loại đứng trước cơ hội bảo tồn và
phát huy các bản năng kinh tế, khả năng tạo ra giá trị gia tăng hay mở rộng ra không
19
gian tự do của các cá nhân về kinh tế. Khơng gian kinh tế hồn tồn tự do này là vơ
cùng cần thiết, nó khơng chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà cũng đảm bảo an
ninh chính trị cho mỗi quốc gia.
Kinh tế tư nhân có sự biến đổi về chất:
Khi chưa phát triển đủ mạnh, kinh tế tư nhân chỉ là lực lượng đại diện cho
quyền lợi một quốc gia. Và sở hữu tư nhân đang phát triển đi lên một trình độ mới
trong thời đại ngày nay. Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu quy mô đồ sộ với giá trị
tài sản thậm chí lớn hơn GDP tại một số nước. Nhân loại ngày càng hình thành
nhiều hình thức sở hữu mới trong quá trình phát triển. Bên cạnh những tài sản hữu
hình như đất đai, máy móc,…, người ta cịn sở hữu các tài sản vơ hình là thương
hiệu, bí kíp cơng nghệ, khơng gian ảo trên Internet. Đây cũng là thời đại mà những
rào cản về đầu tư, thương mại dần bị dỡ bỏ, tạo điều kiện cho sự lớn mạnh không
ngừng của kinh tế tư nhân trong mơ hình kinh tế thị trường mở.
Kinh tế tư nhân đã từng tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như kinh tế cá
thể, các công ty và công ty đa quốc gia. Những năm cuối thế kỷ XX, nó có sự phát
triển vượt bậc về chất, trong đó cơng ty đa quốc gia trở thành lực lượng lớn mạnh
nhất đã được quốc tế hóa của kinh tế tư nhân. Hiện nay, sức mạnh của những công
ty đa quốc gia đang thực sự bao trùm ranh giới các nước và khơng cịn đại diện cho
riêng quốc gia nào mà đã đại diện cho chính nó. Tại vũ đài kinh tế - chính trị, sức
mạnh của lực lượng này là rất đáng quan tâm, nó ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới
hệ thống kinh tế trên toàn cầu cũng như sự phát triển ở mỗi quốc gia.
Dựa trên bối cảnh kinh tế thị trường mở, nước nào có thành phần kinh tế tư
nhân có sự tham gia đầy đủ, sâu rộng nhất thì sẽ càng có ưu thế lớn trong cạnh tranh
trên toàn cầu. Mỗi quốc gia cần có những chính sách phát triển thích hợp nhất cho
mình, nhất là quan tâm tới sự hợp tác giữa kinh tế tư nhân nội địa và những công ty
đa quốc gia đồng thời có thể tham gia trực tiếp vào những công ty này.
20
1.3.3. Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân tại các nước đang phát triển và
chuyển đổi trong đó có Việt Nam
Khơng giống những quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật,… nơi mà
khu vực tư nhân sở hữu sức mạnh khổng lồ cũng như có ưu thế tuyệt đối, đủ khả
năng thốt ra khỏi sự trói buộc bởi chính trị, nói chung, tại những quốc gia đang
phát triển – chuyển đổi, kinh tế tư nhân còn có sức mạnh hạn chế và ở quy mơ khá
thấp. Cụ thể:
- Khu vực kinh tế tư nhân tại những nước này vốn được hình thành từ khá nhiều con
đường khác nhau: tự phát triển, đăng ký thành lập mới, chuyển đổi sở hữu và tư
nhân hóa những xí nghiệp do Nhà nước quản lý.
- Nguồn vốn trong khu vực tư nhân tại những nước này vẫn còn rất hạn chế, đóng
góp vào cơ cấu GDP quốc gia chiếm tỷ trọng chưa cao, chưa đổi mới thường xuyên
về khoa học công nghệ, kỹ năng quản trị yếu, thiếu sự hiểu biết rõ ràng về pháp
luật, nhất là pháp luật kinh tế đối ngoại,….
- Quy mô của hầu hết doanh nghiệp tư nhân ở những nước này là vừa và nhỏ, dẫn
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp đồng thời yếu kém về năng lực cạnh
tranh, chịu nhiều thiệt thòi trong các quan hệ thương mại nhất là trong xu thế hội
nhập quốc tế như hiện nay.
Như vậy, ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, kinh tế tư nhân phải chịu
sự chi phối, kiểm soát rất chặt chẽ bởi hệ thống chính trị, hệ quả là hoạt động kinh
tế đang bị bóp méo, khơng đi theo đúng quy luật phát triển tự nhiên. Các nguy cơ
này đang hiện hữu, rất cần những lực lượng xã hội, nhất là những nhà chính trị phải
có sự nhận thức đúng đắn nhằm đưa đất nước mình tránh được các rủi ro, trở ngại
trên. Vấn đề hiện nay của các nước này là phải bảo tồn cũng như tạo điều kiện phát
triển cho các loại hình kinh doanh, các thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng tới
khu vực kinh tế tư nhân – động lực phát triển chủ yếu của mỗi nền kinh tế.
1.4. Vai trò của kinh tế tư nhân
Thực tế đã cho thấy, khu vực tư nhân tại hầu hết các nền kinh tế trên thế giới
ln đóng vai trò trực tiếp tạo ra sự nhạy cảm về kinh tế - chính trị - xã hội, nó rất
21
năng động trong sản xuất kinh doanh và là lực đẩy quan trọng đến tính hiệu quả
kinh tế của mỗi quốc gia. Trong khi đó, vai trị của kinh tế Nhà nước là giải quyết
các vấn đề chung trong xã hội, sản xuất kinh doanh trong các ngành thiết yếu, phục
vụ cộng đồng. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhờ q trình tư nhân hóa và
quốc hữu hóa các doanh nghiệp mà thỉnh thoảng lại có sự hiệu chỉnh, tái cơ cấu
giữa hai thành phần kinh tế này.
Vai trò của kinh tế tư nhân được thể hiện trên cả hai khía cạnh là vai trị xã
hội học và vai trò đối với nền kinh tế quốc dân.
1.4.1. Vai trò xã hội học của kinh tế tư nhân
Xét cho cùng, dù có phát triển theo hướng nào đi chăng nữa thì kinh tế tư
nhân cũng chỉ là phương tiện cho con người cũng như xã hội phát triển đi lên. Để
phát triển hình thức kinh tế này, các nhà kinh tế học thường nhấn mạnh đến những
giải pháp kinh tế thuần túy như tăng cường tích tụ vốn, cải tiến trình độ của hệ
thống tổ chức và hợp lý hóa quy trình quản lý…. Vậy nhưng, sẽ thực sự rất thiếu sót
khi khơng xem xét kinh tế tư nhân dưới góc độ về xã hội học để biết đến các giá trị
tuy khơng được đo đếm cụ thể hóa bằng những lượng vật chất hữu hình nhưng lại là
các giá trị hết sức cần thiết, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Khi nhìn dưới góc độ về xã hội học, các giá trị quan trọng và mới mẻ của
thành phần kinh tế tư nhân đã được khám phá ra, đó là:
1.4.1.1. Giá trị nhân văn
Đối với sự phát triển của toàn xã hội, kinh tế tư nhân có một vai trị thực sự
quan trọng. Nó tạo ra vô số cơ hội việc làm, nhằm phục vụ nhu cầu tự khẳng định
mình, mưu cầu hạnh phúc cho mỗi cá nhân, nói cách khác là tạo cho con người có
thêm các phẩm chất tốt đẹp hơn. Nhân loại đã sáng tạo ra kinh tế tư nhân và quyết
định chọn nó nhằm phát triển kinh tế. Đồng thời, kinh tế tư nhân cũng là môi trường
không thể thuận lợi hơn để cho mỗi người tự thân phát triển và qua đó sẽ phát triển
tồn xã hội nói chung.
22
1.4.1.2. Phát triển năng lực con người
Lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại đã chứng minh rằng kinh tế tư nhân
có nguồn gốc từ cá nhân. Do đó, sự phát triển của giá trị cá nhân, năng lực cá nhân
và phát triển con người chính là nền tảng để kinh tế tư nhân có thể phát triển. Có thể
thấy, sự sáng tạo đa dạng chính là một trong các yếu tố cạnh tranh chủ yếu của một
xã hội. Tính đa dạng này lại chính là hệ quả tất yếu từ sự đa dạng của các năng lực
cá nhân và sự tôn trọng đối với các giá trị cá nhân. Thế nên có thể nói lý thuyết về
sự phát triển của kinh tế tư nhân cũng bắt nguồn chính từ lý thuyết về phát triển con
người.
1.4.1.3. Phát triển các quyền cá nhân
Khi xã hội càng phát triển thì các quyền cá nhân cũng sẽ có điều kiện để
ngày càng đa dạng và phong phú, thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân có sự phát triển
mạnh mẽ hơn. Nếu khơng tồn tại các quyền cá nhân thì sẽ khơng thể tồn tại các
quyền thuộc về kinh tế tư nhân. Hiện nay, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, các
hiện tượng can thiệp sâu rộng vào đời sống của các cá nhân vẫn diễn ra khá tràn lan
và không được kiểm soát chặt chẽ. Khi các quyền cá nhân khơng được xây dựng và
tơn trọng, khơng được nhìn nhận là không gian xã hội thiết yếu và động lực phát
triển cho mỗi cá nhân, các giá trị cá nhân vẫn khơng được pháp chế hóa thì khơng
thể phát triển lành mạnh khu vực kinh tế tư nhân được. Trong một xã hội, chừng
nào các quyền cá nhân cũng như sở hữu cá nhân chưa được tôn trọng đúng mức thì
khơng thể xây dựng được một khu vực tư nhân thực sự chuyên nghiệp như mong
muốn.
Tóm lại, nhân loại đã coi kinh tế tư nhân như một phương tiện thiết yếu để
phát triển, điều này giải thích cho việc nó khơng thể bị vứt bỏ dù trong bất kỳ hồn
cảnh, biến động nào của lịch sử. Một khi khu vực kinh tế tư nhân không thể tồn tại
và phát triển thì hệ quả là các giá trị cá nhân sẽ tan biến, con người cũng trở nên
hoàn toàn mờ nhạt trong tất cả các khía cạnh thuộc đời sống vật chất cũng như tinh
thần.
23
1.4.2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế quốc dân tại các quốc gia
Trong sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, ln ln có phần đóng góp rất
quan trọng của khu vực tư nhân. Nó tham gia q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo định hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và huy động một lượng lớn vốn
đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, sức sản xuất và của cải vật chất
của xã hội được gia tăng, áp lực giải quyết công ăn việc làm của người lao động
được giảm xuống một cách rõ rệt. Các loại thị trường mới được hình thành và phát
triển nhanh chóng, nhờ đó mà sức cạnh tranh của các loại hàng hóa sản xuất trong
nước được nâng cao, các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng và cạnh tranh
cơng bằng trong mọi hoạt động.
Thực tế cho thấy khi quan hệ sở hữu có sự biến đổi về chất thì sẽ kéo theo sự
thay đổi trong quản lý và phân phối. Nó giúp quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt
hơn, phù hợp với trình độ phát triển hiện tại của lực lượng sản xuất và sự phát triển
vốn dĩ không đồng đều tại các vùng, ngành kinh tế trong cùng một quốc gia. Từ đó,
tiềm năng về lao động, nguồn vốn, đất đai, kinh nghiệm sản xuất từ các tầng lớp dân
cư trong xã hội được khơi dậy và đạt được hiệu quả cao nhất. Với sự ra đời ngày
càng nhiều chủ thể thuộc khu vực kinh tế tư nhân, thuộc mọi ngành sản xuất kinh
doanh sẽ dần dần đẩy lùi tình trạng độc quyền, phát triển sản xuất hàng hóa, mở
rộng thị trường, đi theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường đồng thời xóa bỏ
cơ chế tập trung – quan liêu đã ăn sâu vào tiềm thức xã hội. Thông qua sự phát triển
của kinh tế tư nhân, quyền làm chủ của nhân dân, nhất là quyền làm chủ về kinh tế
được bảo tồn và phát huy tối đa.
Ở nền kinh tế thị trường, sự phát triển của cộng đồng và sự phát triển trong
khu vực kinh tế tư nhân luôn được gắn liền bằng mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Đối với cộng đồng, sự tăng trưởng trong khu vực tư nhân sẽ mang lại cho người dân
thu nhập cao hơn, y tế cũng như nền giáo dục tốt hơn. Còn đối với khu vực doanh
nghiệp tư nhân, thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc thị trường được mở rộng hơn.
Y tế và giáo dục tốt hơn thì các lực lượng lao động trong xã hội sẽ có năng suất cao
và lợi nhuận nhiều hơn. Đây là một mối quan hệ có tính tương quan cao với nhau và
rất hợp logic mà mọi nền kinh tế đều phải nhìn nhận và chú trọng đến nó.
24
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận thấy ở nền kinh tế thị trường của
các nước nói chung, vai trò của kinh tế tư nhân được thể hiện trên nhiều khía cạnh
như sau:
1.4.2.1. Huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào sản xuất kinh doanh, là động lực
chủ yếu cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đối với hầu hết các nước trên thế giới, những nguồn lực hiện hữu trong xã
hội, phục vụ cho sự phát triển của kinh tế nói chung và khu vực tư nhân nói riêng có
thể tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau như: nguồn vốn, đất đai, máy móc,
thiết bị, kỹ năng, kinh nghiệm trong quản lý và lao động,…. Khu vực tư nhân sẽ
huy động đồng thời sử dụng với hiệu quả tối đa các tiềm năng đó cũng như xã hội
hóa những yếu tố sản xuất, tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế. Trong số các
yếu tố sản xuất thì nguồn vốn được xem là yếu tố đầu vào thiết yếu và quan trọng
bậc nhất mà mọi quốc gia đều phải chú trọng.
Chỉ có số ít các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Phương Tây là có nền kinh tế
phát triển với nguồn vốn thực sự dồi dào. Phần lớn những quốc gia khác đều đang
có sự hạn chế rất lớn về nguồn vốn, nhất là ở những nước đang phát triển và chuyển
đổi. Ở những nước này, hệ thống tài chính chưa phát triển kịp với xu thế mới của
thời đại, vốn ngân sách dùng để phân bổ cho hoạt động đầu tư chưa cao. Chính vì
ngun nhân này mà khả năng trong việc huy động vốn của khu vực kinh tế tư nhân
càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi được tạo cơ hội thuận lợi trong một
môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh bình đẳng, các chủ doanh nghiệp tư nhân
có thể hồn tồn tự tin đầu tư với khoản tiền của bản thân, người thân, bạn bè họ
nhằm tạo dựng doanh nghiệp và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Các chủ doanh
nghiệp tư nhân sẽ kiểm soát được ở mức độ nào đó số phận kinh doanh của mình
cũng như đóng góp một phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của khu vực tư nhân ở hầu khắp các nước đang
có xu hướng ngày càng cao hơn khi so sánh với khu vực Nhà nước do nó sở hữu
tính năng động và linh hoạt cao, tạo động lực rất lớn cho tăng trưởng chung của cả
nền kinh tế.
25
1.4.2.2. Tạo ra vô số cơ hội việc làm cho xã hội
Có thể nói, thành quả lớn nhất mà kinh tế tư nhân đã và đang đem lại cho nền
kinh tế chính là các cơ hội việc làm mà nó tạo cho các thành viên trong cộng đồng.
Nhờ vào việc huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý, khu vực này có thể hình
thành nên những việc làm có chất lượng đồng thời phủ khắp các lĩnh vực kinh tế, nó
đem lại thu nhập cao hơn và nâng cao đáng kể mức sống cho những người lao động.
Các chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền quyết định lớn hơn hẳn so với các nhà
quản lý doanh nghiệp Nhà nước trong việc thuê lao động, họ sẽ xem xét tất cả các
mặt như số lượng, kỹ năng và thỏa thuận tiền lương. Do vậy, các chủ doanh nghiệp
không những có thể tăng số lượng lao động theo ý riêng mà cịn có thể sử dụng
nguồn nhân lực trong cộng đồng một cách hiệu quả.
1.4.2.3. Tạo nguồn thu thuế lớn cho Nhà nước
Thông qua các khoản thuế phải nộp hằng năm, khu vực tư nhân đã đóng góp
quan trọng vào ngân sách Nhà nước, làm gia tăng đáng kể GDP. Từ đó, Chính phủ
của tất cả các nước sẽ có điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao hệ thống những chính
sách phúc lợi xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng cũng như các thành
phần kinh tế khác. Sự tác động qua lại này rõ ràng đều có lợi cho cả thành phần
kinh tế tư nhân và xã hội nói chung. Điều đó càng chứng tỏ rằng khu vực kinh tế
này đang phát triển rất mạnh mẽ và tạo đà phát triển cho nền kinh tế khơng chỉ
trong hiện tại mà cịn ở tương lai về sau.
Như vậy, khu vực tư nhân thực sự rất năng động, thích nghi với mọi hồn
cảnh khác nhau nhờ vào các ưu thế sẵn có, sức sống vơ cùng mãnh liệt cũng như
khả năng chọn lựa một quy mô hợp lý cho mình. Trong xu thế hội nhập, đặc biệt là
q trình tồn cầu hóa đang diễn ra sâu rộng như hiện nay, với những vai trị riêng
có của mình, khu vực kinh tế này trước hết tạo cho mỗi quốc gia có nhiều cơ hội
phát triển nền kinh tế nội địa và ở một mức độ cao hơn là tạo nên một thị trường
toàn cầu năng động và cạnh tranh cơng bằng dựa trên năng lực thực có.