Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu khả năng sống sót phytophthora capsici ở điều kiện nhiệt độ cao (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.17 KB, 13 trang )

1
PHẦN
1
MỞ
ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề

Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế,
được trồng ở nhiều nơi và có giá trị xuất khẩu cao trên thế giới. Hiện nay, cả
nước có khoảng 50.000 ha trồng hồ tiêu, và được trồng nhiều ở các tỉnh Bình
Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Trị và Phú Quốc.
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về sản xuất hạt tiêu, sản lượng hàng trăm
ngàn tấn hàng năm. Trong 6 tháng đầu năm 2011 khối lượng hồ tiêu xuất khẩu
đạt được 70 nghìn tấn, thu về 420 triệu USD bằng tổng kim ngạch xuất khẩu hồ
tiêu cả năm 2010. Hạt tiêu được sử dụng rộng rãi hằng ngày của dân người
dân ở nhiều quốc gia, là sản phẩm gia vị qúy, được sử dụng với một khối lượng
lớn trong công nghiệp chế biến đồ hộp và thực phẩm. Ngoài ra, hạt tiêu còn
dược sử dụng trong công nghiệp hương liệu và dược liệu.
Nhưng hiện nay thành phần bệnh hại trên tiêu rất đa dạng và phong phú.
Trong các bệnh hại trên tiêu như: thán thư (Colletotrichum gloeosprioides),
đen lá (Lansiondiplodia theobromce), đốm lá (Rosellina sp.), khô vằn
(Rhizoctonia solani), bệnh chết nhanh ở tiêu (Phytophthora capsici), bệnh
chậm lớn cây lùn, bệnh tiêu điên và bệnh do tuyến trùng gây ra. Trong đó bệnh
chết nhanh dây tiêu thật sự là một tai họa cho nhà vườn, bệnh xuất hiện và lây
lan rất nhanh, thường làm tiêu chết hàng loạt gây mất trắng hay làm giảm năng
suất trầm trọng.
Mặc dù nguyên nhân gây bệnh đã được xác định, tuy nhiên khả năng
sinh tồn của tác nhân gây bệnh dưới điều kiện ngoại cảnh trong điều kiện nước
ta chưa được nghiên cứu, đặc biệt là khả năng sông sót của P. capsici dưới ảnh
hưởng của điều kiện nhiệt độ. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để
xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh hại cây trồng đạt hiệu quả nhất.


Từ các vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả
năng sống sót Phytophthora capsici ở điều kiện nhiệt độ cao”.
1.2. Mục đích của đề tài.
- Xác định khả năng sống sót của Phytophthora capsici ở điều kiện nhiệt
độ cao.
2
PHẦN
2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU
2.1. Tầm quan trọng của cây hồ tiêu.
Cây hồ tiêu là cây trồng có giá trị cao, hạt tiêu được xuất khẩu ở các
nước như Ấn Độ , Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Sri Lanka, Brazil, Trung Quốc
và Việt Nam (Nair 2004). Việt Nam hiện nay là một trong những nước đứng
đầu về xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới. Các vùng trồng tiêu chủ yếu ở nước ta
tập trung từ Quảng Trị đến các vùng đất đỏ cao nguyên Trung bộ, Đông Nam
bộ và đảo Phú Quốc. Từ năm 1995 trở lại đây, cây hồ tiêu phát triển với quy
mô tốc độ khá lớn, điển hình ở các tỉnh Đăc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Bình
Dương, Bình Phước, Quảng Trị, Phú Quốc và Đồng Nai. Chỉ tính riêng tỉnh
Đắc Lắc và Đăc Nông thì từ năm 1995 đến nay. Diện tích hồ tiêu mới phát
triển lên tới 10.000 ha. Định hướng của ngành sản xuất hồ tiêu từ năm 2010 –
2020 giữ diện tích khoảng 50.000 ha, giá trị xuất khẩu đạt 240 triệu USD/
năm.
Thị trường hạt tiêu trên thế giới tăng trong đó kim ngạch xuất khẩu hạt
tiêu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 28,245 triệu USD và là quốc gia dẫn đầu trong
số 10 thị trường tiêu thụ hạt tiêu của Việt Nam. Tiếp đến là Đức với 22,164
triệu USD, Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất 17,139 triệu USD, Hà Lan
13,921 triệu USD, Ấn Độ 11,3 triệu USD Bên cạnh đó còn có những thị
trường nhập khẩu hạt tiêu đạt mức tăng trưởng cao cả về trị giá và lượng so
với cùng kỳ gồm: Italia đạt 3,374 triệu USD, trị giá tăng 55,8%, lượng tăng

14,8%; Ấn Độ đạt 11,373 triệu USD, trị giá tăng 53,7%, lượng tăng 121,4%;
Malaixia đạt 5,44 triệu USD, tăng 48,5% về trị giá và 116,5% về lượng
2.2. Bệnh Phytophthora thối gốc rễ hồ tiêu.
Bệnh thối gốc rễ cây hồ tiêu (còn được gọi là bệnh chết nhanh hay bệnh
tiêu sầu) được phát hiện đầu tiên tại Indonexia năm 1985. Đây là bệnh hại nguy
hiểm, thường làm chết dây tiêu hàng loạt, gây mất trắng hoặc làm giảm năng
suất cây trồng (Nguyễn Đăng Long 1992; Truong et al. 2008). Nguyên nhân
gây bệnh đã được xác định là do Phytophthora capsici gây nên (Truong et al.
2008). Bệnh gây hại phổ biến ở tất cả các vùng trồng tiêu trên phạm vi cả nước.
Loại nấm này tiềm ẩn trong môi trường đất, nước, tàn dư cây trồng, cỏ
trong vườn, phát triển rất nhanh trong điều kiện mùa mưa ẩm độ cao, ánh
sáng yếu. Bào tử nấm xâm nhiễm gây hại cây bắt đầu từ bộ rễ rồi lan truyền
lên thân và lá cây làm cây héo rũ chết ẻo rồi héo khô. Kiểm tra bộ rễ và gốc
cây người ta thấy rễ và gốc cây bị thối, hoạt động sinh lý trong cây bị rối
loạn, đình đốn, làm cho lá vàng rồi rụng, các “khớp” đốt thân rời rã làm cây
3
héo xụi rồi chết. Thời gian từ khi thấy triệu chứng bệnh trên thân lá đến cây
chết rất ngắn, người làm vườn không kịp trở tay, chưa có thuốc đặc trị cấp
và đành bó tay nhìn cây chết, vì thế người ta gọi là bệnh chết nhanh cây tiêu.
Bệnh có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng bệnh
người ta quan sát được mà có các tên gọi như bệnh chết nhanh, chết héo, tiêu
sầu, héo rũ, chết xanh, chết đột ngột Tuy nhiên tại Hội nghị bệnh hại hồ tiêu
toàn thế giới được tổ chức tại Ấn Độ năm 1988 đã thống nhất gọi tên bệnh này
là bệnh thối gốc rễ Phytophthora, tên này dùng để phân biệt với bệnh do
Fusarium gây ra. Năm 1963, Holiday và Mowat xác định nguyên nhân gây
bệnh là do nấm Phytophthora palmivora. Tsao (1991) đã nghiên cứu tình
hình bệnh hại ở Thái Lan đã chỉ ra chỉ có Phytophthora palmivora MF4 gây
ra bệnh cho cây hồ tiêu và đặt tên tác nhân gây bệnh lại là Phytophthora
capsici sensu lato. Ở Việt Nam, năm 1987, Nguyễn Đăng Long và Bùi Cách
Tuyến gọi đây là bệnh tiêu lá vàng, nghi là do Phytophthora sp. và

Fusarium sp. gây ra. Tài liệu của Phan Quốc Sủng (1988 ) về bệnh chết héo
đột ngột do nấm Phytophthora sp., cho rằng khả năng do nấm Phytophthora
palmivora. Nguyễn Ngọc Châu (1995) cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do
nấm Phytophthora palmivora var pipers. Tuy nhiên, Nguyễn Vĩnh Trường và
CTV (2008) đã nghiên cứu và xác định nguyên nhân gây bệnh là do
Phytophthora capsici gây nên .
2.3. Đặc điểm sinh học của Phytophthora capsici
Giống Phytophthora phát hiện năm 1887, phân bố rộng rãi trên toàn cầu,
thuộc họ Pythiaceae, bộ sương mai (Peronosporales), lớp nấm trứng
(Oomycetes) trong giới Chromista. Phytophthora không phải là nấm thực mà
là vi sinh vật giống nấm ngày nay được xếp vào giới Chromista. Sợi nấm
không có vách ngăn và sinh sản tạo ra các du động bào tử trong bào tử nang có
2 lông roi. Chi này có xấp xỉ trên 60 loài đã được mô tả. Các loài của
Phytophthora đã gây tổn thất đáng kể cho cây trồng. Chẳng hạn vào thế kỷ
19 ở Châu Âu, Phytophthora infestans đã gây ra nạn đói ở Ireland.
Phytophthora gây ra nhiều bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ở khắp mọi nơi ở
nhiều vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Các bệnh do Phytophthora gây ra bao gồm:
thối rễ, thối cổ rễ, thối mục thân, ung thư, thối lá và quả, thối phổ ký chủ của
các loài Phytophthora rất rộng, chẳng hạn như P. cinamomi có thể ký sinh trên
1000 loài cây trồng và thực vật khác nhau. Các thể phân lập của Phytophthora
có khả năng lưỡng tính, tức là chúng có thể sinh ra cả cấu trúc đực và cái hoặc
các bọc giao tử (Galindo & Gallegly 1960). Tuy nhiên có khoảng một nửa
trong số các loài Phytophthora là đồng tản nấm, tức là có thể sinh ra bào tử
trứng rất nhanh khi nuôi cấy đơn lẻ từng isolate. Các loài còn lại là các loài dị
tản, sinh sản nang trứng khi được bắt cặp hai thể đối nghịch A
1
và A
2
(Brasier 1992, Ko 1978).
4

Tất cả các isolate của Phytophthora đều có tính lưỡng tính, điều đó có
nghĩa là chúng có thể sản sinh cấu trúc sinh sản hữu tính đực và cái (Galindo
và Gallegly 1960). Hệ thống tính dị tản (heterothalic) liên quan đến kiểu sinh
sản A1 và A2 là phổ biến ở tất cả các loài thuộc giống Phytophthora. Khi các
isolate đối ngược nhau về giới tính được tiếp xúc với nhau có thể kích thích
qua lại để hình thành túi giao tử. Phương thức sinh sản của các loài
Phytophthora quyết định khả năng phát dịch. Hình thức sinh sản hữu tính đóng
vai trò quan trọng trong vòng đời của Phytophthora. Sinh sản hữu tính cho
phép kết hợp lại những cặp gen tương ứng ở trường hợp của những loài
Phytophthora mang tính dị tản Phytophthora capsici bảo tồn bằng bào tử vách
dày ( như bào tử trứng và bào tử hậu) khi gặp điều kiện môi trường bất lợi.
Bào tử noãn ( bào tử trứng ) có thể hoạt động như một cấu trúc cho phép
tồn tại trong một thời gian dài khi không có sự hiện diện của cây kí chủ và
có thể duy trì sự nhiễm bệnh vào mô cây chủ trong điều kiện khí hậu nóng
khô. Điều này cho thấy Phytophthora capsici là loài có sức chịu đựng cao
trong điều kiện sống không thuận lợi.
Nhiệt độ thấp nhất đối với sinh trưởng của P. capsici là 10
o
C, thích
hợp nhất là 28
o
C và lớn nhất là trên 35
o
C (Stamps 1985). Một vài báo cáo cho
số liệu khác nhau lần lượt về ngưỡng nhiệt độ nhỏ nhất, thích hợp và cao nhất
là: 7.5
o
C,30
o
C và 35

o
C (Krober 1985); 6
o
C-9
o
C, 27
o
C-30
o
C và 33
o
C-
39
o
C (Tsao 1991); 12
o
C, 28
o
C và 32
o
C (Leu và Kao 1981). Các thể phân lập
từ CAP1 mà ngoại trừ 3 thể phân lập sinh trưởng tốt ở 35
o
C. Bốn thể phân lập
của CAP2 sinh trưởng chậm ở 35
o
C, nhưng còn lại là sinh trưởng tốt (0.7-7.3
mm/ngày). Các thể phân lập từ CAP3 sinh trưởng không thuận lợi hoặc không
sống được ở 35
o

C. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của tất cả các thể
phân lập thay đổi từ 24-33
o
C (Mchau và Coffey 1995).
5
PHẦN
3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tác nhân gây bệnh thối gốc rễ hồ tiêu Phytophthora capsici.
- Cây trồng: Hồ tiêu, cao su.
3.2.Vật liệu nghiên cứu
- Trang thiết bị dụng cụ phòng thí nghiệm: Đĩa petri, cồn 70
o
, giấy
gói kẽm, nilon, bao nilon, đền cồn, que cấy, dao mổ, bình tam giác,kéo panh,
bình xịt cồn, tủ sấy, tủ định ôn, bếp điện, nồi hấp , tủ cấy vô trùng, thớt, máy
xay sinh tố, tủ lạnh,kính hiểm vi, kính lúp soi nổi, dụng cụ đo đếm mật đọ
bào tử, máy ảnh kỹ thuật số
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về khả năng sống sót của Phytophthora capsici dưới ảnh
hưởng của điều kiện nhiệt độ trong điều kiện phòng thí nghiệm.
3.4. Địa điểm nghiên cứu
Tại phòng bệnh cây bộ môn Bảo vệ thực vật khoa Nông Học trường
Đại học Nông Lâm Huế.
3.5. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2011 đến tháng 5/2012.
3.6. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng sống sót của

sợi nấm P. capsici.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng sống sót của
bọc bào tử và bào tử động P. capsici.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao đến khả năng sống sót của
bào tử trứng P. capsici.
6
3 .7. Phương pháp nghiên cứu
3.7.1. Phương pháp vô trùng dụng cụ và môi trường
Vô trùng dụng cụ: đĩa Petri và các dụng cụ thủy tinh được sấy với
thời gian 20 phút ở nhiệt độ 180
0
C và 40 phút ở nhiệt độ 170
0
C. Thời gian
chỉ bắt đầu tính khi nhiệt độ đã lên tới nhiệt độ vô trùng.
Chuẩn bị các loại môi trường:
- Môi trường thạch nước cất (WA): thành phần gồm 20g thạch rau
câu, sau đó thêm nước cất cho đủ 1 lít. Sợi nấm mọc thưa thớt trên môi
trường này vì vậy rất thích hợp làm môi trường nền cho việc cấy đỉnh sinh
trưởng của sợi nấm để nuôi cấy các tản nấm mới.
- Môi trường thạch đường khoai tây (PDA): Khoai tây 250g
(không gọt vỏ) chỉ cần rửa sạch thái nhỏ thành từng miếng vuông khoảng
1cm
2
. Sau đó đun khoai tây cho đến khi mềm, lọc bằng vải màn để lấy dịch
nước khoai tây. Pha nước cốt khoai tây với 20g đường và 20g thạch rau
câu, bổ sung nước cất cho đủ 1 lít. Môi trường này được sử dụng để xác
định tốc độ sinh trưởng của tản nấm P. capsici.
- Môi trường thạch cà rốt khoai tây (PCA): Carot 20g, khoai tây 20g
(không gọt vỏ) rửa sạch thái nhỏ, đun cho đến mềm, lọc lấy nước. Pha thêm

12g thạch rau câu vào dịch nước, bổ sung nước cất cho đủ 1 lít. PCA là môi
trường quan trọng sử dụng để bảo quản mẫu nấm.
- Môi trường thạch cà rốt (CA): Carot 200g rửa sạch, cắt hình hạt lựu,
xay ở máy xay sinh tố với 500 ml nước cất trong 40 giây ở vận tốc cao, lọc
qua 4 lớp vải màn lấy dịch nước. Dung dịch lọc hoà với 15g agar cùng nước
cất tạo thành 1 lít. Môi trường này được sử dụng để nghiên cứu sinh sản hữu
tính.
- Môi trường chọn lọc Phytophthora (PSM): Carot 20g, khoai tây
20g (không gọt vỏ) rửa sạch thái nhỏ, đun cho đến mềm, lọc lấy nước. Pha
thêm 12g thạch rau câu vào dịch nước, bổ sung nước cất cho đủ 1 lít. Sau
khi hấp để môi trường nguội đến khoảng 55
o
C và cho dung dịch hóa chất
sau vào môi trường: Piranicin 0,4ml; Penicillin 0,4g; Hymexazol 5ml. Bảo
quản môi trường trong điều kiện tối và nhiệt độ thấp. Môi trường này
được sủ dụng để phân lập Phytophthora.
- Phương pháp vô trùng môi trường: Tất cả các loại môi trường
được vô trùng ở nhiệt độ 120
o
C và áp suất 1,2 at trong thời gian 30 phút.
3.7.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ cao
đến khả năng sống sót của P. capsici
- Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sống sót của sợi nấm P. capsici ở
điều kiện nhiệt độ cao (40°C). Sợi nấm của 2 isolate VN 25- 57 (A1)
và VN 25- 58 (A2) được nuôi cấy trên đĩa petri (Ø = 5 cm) chứa môi
7
trường PDA, trên lá tiêu và trên lá cao su. Sau 3 ngày khi sợi nấm phát
triển tốt trên môi trường PDA, lá tiêu và lá cao su, các đĩa petri chứa
nấm và lá cây trồng nhiễm nấm được cho vào đĩa petri. Tiến hành xử
nhiệt độ bằng cách cho đĩa petri vào tủ sấy (40

o
C) ở các thời gian khác
nhau: 3, 6 , 9, 12, 15, 18 và 21 giờ. Sau khi xử lý nhiệt độ, các đĩa Petri
chứa chứa nấm và lá cây trồng nhiễm nấm được đưa trở lại ở điều kiện
nhiệt độ phòng trong 1 giờ, quan sát sự phát triển của bào tử trên môi
trường và lá cây trồng. Sau đó cấy truyền lên môi trường PSM (Ø = 10
cm) và cho vào tủ định ôn ở nhiệt độ 25
0
C. Quan sát sự phát triển của
sợi nấm và đo tốc độ đường kính tản nấm sau 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày .
Mỗi lần tiến hành chỉ thực hiện 2 - 3 khoảng nhiệt độ, ví dụ: 3, 6, 9 giờ;
sau khi hoàn thành tiến hành tiếp 12, 15 và 18, 21 giờ.
0 giờ là để làm
đối chứng.
Công thức Thời gian xử lý (giờ)
3 6 9 12
Tốc độ phát triển
của Ø tản nấm
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
PDA (3 đĩa)
Lá tiêu (3 lá)
Lá cao su (3 lá)
- Thí nghiệm 2: Đánh giá khả năng sống sót của bào tử động và bọc
bào tử P. capsici ở điều kiện nhiệt độ cao (40°C). Sợi nấm của 2
isolate VN 25- 57 (A1) và VN 25- 58 (A2) được nuôi cấy trên đĩa petri
(Ø = 5 cm) chứa môi trường CA trong điều kiện tối. Sau 3 ngày khi sợi
nấm phát triển tốt trên môi trường CA, đặt các đĩa môi trường có sợi
nấm dưới ánh sáng đèn 3 ngày. Sau đó cắt nhỏ miếng thạch chứa sợi
nấm cho vào đĩa petri (Ø = 10 cm) chứa 20ml nước cất vô trùng (các
bước trên được tiến hành trong tủ cấy vô trùng) và để các đĩa thạch trên

dưới ánh sáng đèn 3 ngày. Kiểm tra bào tử động dưới kính hiển vi, nếu
8
quan sát thấy bào tử động phóng thích thì tiến hành lọc loại bỏ phần rắn
và sợi nấm bằng cách lọc qua 1 lớp vải muslin, chỉ lấy bào tử động và
bọc bào tử. Tiến hành đếm mật độ bào tử bằng buồng đếm hồng cầu và
điều chỉnh mật độ bào tử, sử dụng cho thí nghiệm từ 104–106 bào tử/ml
bằng cách thêm nước cất vô trùng nếu mật độ bào tử quá cao. Tiến hành
xử nhiệt độ cao (40°C) ở các thời gian khác nhau: 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21
giờ . Sau khi xử lý nhiệt độ, các đĩa petri chứa bọc bào tử và bào tử
động được đưa trở lại ở điều kiện nhiệt độ phòng trong 1 giờ, sau đó cấy
truyền lên môi trường PSM (không có hymesazol) và cho vào tủ định ôn
ở nhiệt độ 25°C. Quan sát sự phát triển của sợi nấm và đo tốc độ đường
kính tản nấm sau 1 ngày, 2 ngày và 3 ngày. Mỗi lần tiến hành chỉ thực
hiện 2 - 3 khoảng nhiệt độ, ví dụ: 3, 6, 9 giờ; sau khi hoàn thành tiến hành
tiếp 12, 15 giờ và 18, 21 giờ. 0 giờ là để làm đối chứng.
Công thức Thời gian xử lý (giờ)
3 6 9 12
Tốc độ phát triển
của Ø tản nấm
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
PDA (3 đĩa)
Lá tiêu (3 lá)
Lá cao su (3 lá)
Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng sống của bào tử trứng P. capsici ở điều
kiện nhiệt độ cao (40°C). Sợi nấm của 2 isolate VN 25- 57 (A1) và VN 25-
58 (A2) cấy trên môi trường PDA. Sau 3 ngày, cấy lên môi trường CA và cấy
áp thạch lên lá tiêu và cao su 2 thể A1 và A2 (hình 1). Sau khi sợi nấm phát
triển trên môi trường CA được 10 ngày quan sát bào tử trứng bằng kính hiển
vi. Sau khi vết bệnh từ cấy áp thạch phát triển trên lá cây trồng và giao phủ
lên nhau, lá có thể bị rụng (sau 2- 3 ngày), thu lá và cuốn giấy ẩm vào cuống

lá rồi đặt lá lên khay đã khử trùng có trải 3 lớp giấy ẩm. Lấy bao nylon phủ
lại lá lại và đặt khay trong điều kiện tối, nhiệt độ 18-20
o
C, kiểm tra sự hình
thành bào tử trứng trên lá. Sau kiểm tra sự hiện diện bào tử trứng trên môi
9
trường thạch và lá cây trồng, tiến hành xử lý nhiệt độ. Xử nhiệt độ cao
(40 °C) ở các thời gian khác nhau: 3, 6, 9, 12, 15, 18 giờ . Sau khi xử lý nhiệt
độ, các đĩa petri chứa bào tử trứng và lá cây trồng có bào tử trứng được đưa
trở lại ở điều kiện nhiệt độ phòng trong 1 giờ. Cắt phần thạch và phần mô lá
có bào tử trứng cấy lên môi trường PSM (Ø = 10cm, không có hymesazol) và
cho vào tủ định ôn ở nhiệt độ 25 °C. Quan sát sự phát triển của sợi nấm và đo
tốc độ đường kính tản nấm sau 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày. Mỗi lần tiến hành chỉ
thực hiện 2 – 3 khoảng nhiệt độ, ví dụ: 3, 6, 9 giờ; sau khi hoàn thành tiến hành
tiếp 12, 15 giờ và 18, 21 giờ. 0 ngày là để làm đối chứng.
Công thức Thời gian xử lý (giờ)
3 6 9 12
Tốc độ phát triển
của Ø tản nấm
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
PDA (3 đĩa)
Lá tiêu (3 lá)
Lá cao su (3 lá)
●: A1
○: A2
Hình 1. Phương pháp cấy 2 thể đối nghịch A và A2 trên môi trường và lá
cây trồng.
3.7.2. Phương pháp xử lí số liệu
- Số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm Microsoft Office Excel
2003.

PHẦN
4
● ○
● ○
10
KẾT QUẢ MONG
ĐỢI
- Xác định được khả năng sống sót của sợi nấm, bào tử động và bào tử
trứng của P.capsici ở điều kiện nhiệt độ cao.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Tháng Nội dung thực hiện
11
- Đề tài này được thực hiện từ tháng 9/ 2011 và đến 12/ 2011 đã
tiến hành xong thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sống sót của sợi
nấm P. capsici ở điều kiện nhiệt độ cao (40°C).
- Từ tháng 1/ 2012- 5/ 2012 tôi thực hiện tiếp thí nghiệm 2: Đánh giá
khả năng sống sót của bào tử động và bọc bào tử P. capsici ở điều
kiện nhiệt độ cao (40°C) và thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng sống
của bào tử trứng P. capsici ở điều kiện nhiệt độ cao (40°C).
12
PHẦN
5
TÀI LIỆU THAM
KHẢO
1. Bowers, J. H., G. C. Papavizas, and S. A. Johnston. 1990. Effect of
soil temperature and soil-water matric potential on the survival
of Phytophthora capsici in natural soil. Plant Disease 74 (10):771-778.
2. Bowers, John H., S.A. Johnston, and G.C. Papavizas. 1983. A
technique to study the survival of oospores of Phytophthora capsici in host
tissue. Phytopathology 73 (2):363.

3. Burgess L.W., Knight T.E., Tesoriero L. và Phan H.T (2009). Cẩm
nang chẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. Chuyên khảo ACIAR, số 129a, 210pp.
4.Erwin, D. C., and Olaf K. Ribeiro. 1996. Phytophthora diseases
worldwide. St.Paul, Minn.: APS Press.
5. Liyanage, N. I. S., and B. E. J. Wheeler. 1991. Survival of
Phytophthora meadii in Sri Lankan soils. Plant Pathology 40:463-444.
6. Nesbitt, H. J., N. Malajczuk, and A. R. Glenn. 1979. Effect of soil
moisture and temperature on the survival of Phytophthora cinnamomi rands in
soil. Soil Biology and Biochemistry 11 (2):137-140.
7. Nguyễn Vĩnh Trường, Edward C.Y. Liew và Lester W Burgess.
Mating types of Phytophthora capsici leonian, the causal fungus of quick wilt
of Black pepper.
8. Sastry, M. N. L., and R. K. Hegde. 1988. Survival of Phytophthora
palmivora. Indian Phytopathology 41 (1):118-121.
9. Truong, N.V., L. W. Burgess, and E. C. Y. Liew. 2008. Prevalence
and aetiology of Phytophthora foot rot of black pepper in
Vietnam. Australasian Plant Pathology 37 (5):431-442.
10. Vũ Triệu Mân (2007).Giáo trình bệnh cây chuyên khoa
.NXB Nông nghiệp,Hà Nội.
11. />san-2011-viet-tiep-nhung-ky-tich.htm
12. />khau/60014-xuat-khau-ho-tieu-sau-thang-bang-mot-nam.html
13

×