Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu những thuật ngữ được sử dụng trong môi trường kinh doanh nhiều thành phần phần 9 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.46 KB, 5 trang )

hoạt động theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà
nước và Luật doanh nghiệp.

Điều 72. Thay đổi nội dung, hoãn, đình chỉ, hủy bỏ dự án đầu tư
1. Trường hợp thay đổi nội dung dự án đầu tư, chủ đầu tư phải giải
trình rõ lý do, nội dung thay đổi trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định; nếu dự án đang triển
khai thực hiện thì chủ đầu tư phải có báo cáo đánh giá về dự án.
2. Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thay
đổi nội dung dự án bằng văn bản thì chủ đầu tư mới được lập, tổ
chức thẩm tra và trình duyệt dự án theo đúng quy định.
3. Dự án đầu tư bị hoãn, đình chỉ hoặc huỷ bỏ trong các trường hợp
sau đây:
a) Sau mười hai tháng kể từ ngày có quyết định đầu tư, chủ đầu tư
không triển khai dự án mà không có sự chấp thuận bằng văn bản
của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thay đổi mục tiêu của dự án mà không được cơ quan có thẩm
quyền cho phép bằng văn bản.
4. Cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn, đình chỉ hoặc hủy bỏ
dự án đầu tư phải xác định rõ lý do và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về quyết định của mình.

Điều 73. Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án
Dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước phải thực hiện đấu thầu để
lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây
lắp cho dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

CHƯƠNG VIII
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Điều 74. Đầu tư ra nước ngoài


1. Nhà đầu tư được đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp
luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước
ngoài và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư Việt Nam ở nước
ngoài theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư được tiếp cận
các nguồn vốn tín dụng trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối
xử giữa các thành phần kinh tế; bảo lãnh vay vốn đối với các dự án
đầu tư ra nước ngoài trong các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu
tư.

Điều 75. Lĩnh vực khuyến khích, cấm đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều
lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của
Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
2. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối
với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia,
quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Điều 76. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài
1. Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp,
nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt
Nam;
c) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận
đầu tư.
2. Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải

tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân
thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước.

Điều 77. Quyền của nhà đầu tư ra nước ngoài
1. Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra
nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về
quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm
quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận.
2. Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất,
kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài.

Điều 78. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài
1. Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước
ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu
tư ở nước ngoài.
4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt
Nam.
5. Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản
hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi
nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định
tại khoản 2 và khoản 5 Điều này thì phải được sự đồng ý của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 79. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

1. Dự án đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
a) Dự án đăng ký đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư dưới mười
lăm tỷ đồng Việt Nam;
b) Dự án thẩm tra đầu tư là dự án có quy mô vốn đầu tư từ mười
lăm tỷ đồng Việt Nam trở lên.
2. Thủ tục đăng ký và thẩm tra đầu tư được quy định như sau:
a) Đối với dự án đăng ký đầu tư, nhà đầu tư đăng ký theo mẫu tại
cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận
đầu tư;
b) Đối với dự án thẩm tra đầu tư, nhà đầu tư nộp hồ sơ theo mẫu
tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để thẩm tra cấp Giấy chứng
nhận đầu tư.
Chính phủ quy định cụ thể lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế
đầu tư ra nước ngoài; điều kiện đầu tư, chính sách ưu đãi đối với
dự án đầu tư ra nước ngoài; trình tự, thủ tục và quản lý hoạt động
đầu tư ra nước ngoài.

CHƯƠNG IX
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ

Điều 80. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách về đầu tư phát triển.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về đầu tư.
3. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải
quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư.
4. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và
giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen

thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư.
6. Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt
động đầu tư.
7. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư.

×