Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

tiểu luận phân tích kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.93 KB, 81 trang )


1



Tiểu luận

Phân tích kinh tế Việt Nam

2
TỪ VIẾT TẮT


Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)
Ủy ban An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu (UBATTPLMCA)
Xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Chủ nghĩa xã hội (CNXH)
Hợp tác xã (HTX)
Ngân sách nhà nước (NSNN)
Ngân hàng nhà nước (NHNN)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Ủy ban thường vụ quốc hội (UBTVQH)
Ngân hàng thế giới (WB)
Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN)
Các chỉ số của Việt Nam (VN_Index)
Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)


3
KINH TẾ VIỆT NAM



Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững
đang là vấn đề được sự quan tâm của toàn xã hội. Để rút ra kinh nghiệm và chứng minh
tính đúng đắn trong việc lựa chọn hệ thống,thể chế chính sách phát triển kinh tế hiện nay
của Đảng và Nhà nước, nhóm chúng em tiến hành tổng thuật lại quá trình phát triển nền
kinh tế Việt Nam qua các thời kỳ. Khái quát lịch sử phát triển đất nước, nền kinh tế Việt
Nam có thể đuợc phân chia thành các thời kỳ sau:
A. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến
B. Kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1858_1954)
- Giai đoạn thực dân pháp thống trị 1958_1945
- Giai đoạn kháng chiến chống pháp (1946_1955)
C. Kinh tế Việt Nam thời kỳ đất nước bị chia cắt(1955_1975)
D. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 10 năm đầu sau kh i đất nước được thống
nhất(1976_1985)
Giai đoạn 1976_1985: Thời kỳ khủng hoảng kinh tế
E. Kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới(1986_nay)
- Giai đoạn 1986_1990: Thời kỳ đổi mới kinh tế
- Giai đoạn 1991_1995: Thời kỳ tăng tốc
- Giai đoạn 1996_2002:Thời kỳ tăng trưởng chậm
- Giai đoạn 2003_nay:Thời kỳ hội nhập
F. Kết luận


4
A. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến
I.KINH TẾ THỜ I KỲ PHO NG KIẾN HÓA ( 179 TRƯỚC CÔ NG NGUYÊN - 938 )
Từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938 là thời kỳ phong kiến Trung Quốc
đô hộ Việt Nam. Đây cũng là thời kỳ xã hội Việt Nam bước trên con đường phong kiến
hóa. Quá trinh này diễn ra trong bối cảng lịch sử khá đặc biệt, chính sách nô dịch và bóc

lột của phong kiến Trung Quốc là một trở lực trên con đường phát triển của xã hội Việt
Nam, nhưng do kế thừa những thành tựu văn hóa vật chất thời đại Hùng Vương, cùng với
quá trình đấu tranh chống đồng hóa dân tộc, đấu tranh chống áp bức để phát triển sản
xuất đã mở ra những chuyển biến trong nền kinh tế dân tộc.
1.Chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến Trung Quốc
Trải qua hơn nghìn năm bắc thuộc, nhiều tập đoàn phong kiến Trung Quốc như:
Triệu, Hán. Ngô, Tùy… thay nhau thống trị Việt Nam, Phong kiến Trung Quốc đã chia
nước ta thành các đơn vị hành chính châu, quân, huyện. Lúc đầu phạm vi thống trị của
chúng chỉ dừng lại ở châu, quận. Dưới đố, chinh quyền đô hộ đã thông qua tầng lớp trên
trong xã hội Việt Nam, những lạc hầu, lạc tướng để thực hiện nô dịch và bóc lột nhân dân
ta. Trong thời gian này, những phong tục và luật lệ truyền thống của người Việt vẫn
được duy trì.
Nhưng từ năm 43 sau công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất
bại, phong kiến trung quốc đã mở rọng ách đô hộ. Chúng cử quan lại người Hán sang
Việt Nam cai trị tới cấp huyện. Bên cạnh đó, phong kiến trung quốc tăng cường chinh
sách đồng hóa dân tộc với việc du nhập phong tục, văn hóa trung Quốc vào Việt Nam,
nhưng cư dân người hán cũng được đưa sang sinh sống ở Việt Nam…
Khi nhà Đường thống trị Việt Nam từ năm 622, chúng tăng cường can thiệp vào
làng xã với tư cách là tế bào kinh tế - xã hội cơ sở. Những đơn vị hành chính cơ sở được
nhà Đường thiết lập như tiểu hương có từ 70 đến 130 hộ, đại hương từ 160 đến 540 hộ,
tiểu xã từ 10 đến 30 hộ, đại xã từ 40 đến 60 hộ. Như vậy, âm mưu của nhà Đường nhằm
hủy bỏ tính tự trị của làng xã Việt Nam để mở rộng nô dịch bóc nột và thực hiện đồn g
hóa dân tộc đã thể hiện rõ nét hơn.
Nhìn chung, trong suốt thời kỳ thống trị Việt Nam, sự xâm phạm của chính quyền
đô hộ vào làng x ã Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Làng x ã theo đúng nghĩa vẫn là “ bầu
trời riêng của người Việt Nam”, ở đó vẫn bảo lưu, giữ vững những phong tục tập quán
và sức mạnh truyền thống của dân tộc. Trên thực tế, khả năng tự vệ của làng xã đã phá
vỡ âm mưu đồng hóa dân tộc của phong kiến Trung Quốc ở nước ta.

5

Tiến hành đồng thời với sự nô dịch về chính trị, phong kiến Trung Quốc còn mở
rộng hoạt động khai thác bóc lột ở Việt Nam. Hoạt động này biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau mà nội dung của nó mang tính chất nô dịch, cưỡng bức và phong kiến
nông nô. Trong những hình thức bóc lột của phong kiến trung quốc thì bóc lột bằng hình
thức cống lạp được coi là hình thức chủ yếu.Đồ vật cống nạp là các loại lâm thổ sản quý
như ngà voi, sừng tê giác, trầm hương và những sản phẩm thủ công đặc sắc nh ư đồ gỗ
mỹ nghệ vàng bạc, đồ khảm xà cừ…Hình thức bóc lột băng cống nạp luôn tăng lên theo
nhu cầu và khả năng bóc lột của chính quyền phong kiến đô hộ.
Bên cạnh hình thức bóc lột bằng cống nạp, chính quyền phong kiến đô hộ còn
thực hiện bóc lột thông qua tô thuế, lao dịch ở Việt Nam. Sau khi đặt ách thống trị, về
danh nghĩa toàn bộ đất đai của nước ta thuộc về hoàng đế Trung Quốc. Do vậy, người
dân cấy ruộng côn g phải nộp tô cho chính quyền đô hộ. Thời nhà Đường, nhân dân cày
ruộng mỗi năm nộp hai tạ lúa. Thời kỳ phong kiến Trung Quốc đô hộ, hai mặt hàng chủ
yếu trong đời sống nhân dân là muối và sắt do chính quyền đô hộ độc quyền quản lý và
đánh thuế. Ngoài ra, các mặt hàng thủ công khác cũng bị đánh thuế nặng.
Như vậy, chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến Trung Quốc là một trở trên con
đường phát triển của xã hội Việt Nam. Nó tạo nên sự bần cùng phá sản với người dân
trên quy mô rộng lớn và sự phân hóa trong xã hội ngày cảng rõ nét.
2. Những chuyển biến của nền kinh tế dân tộc.
2.1.Quan hệ kinh tế
Thời kì phong kiến Trung Quốc đô hộ cũng là thời kì xã hội Việt Nam đi vào con
đường phong kiến hóa với việc hình thành quan hệ địa chủ nông nô. Sự h ình thành ấy
diễn ra trong bối cảnh lích sử khá đặc biệt, với thắng lợi của cuộc đáu tranh chống đồng
hóa dân tộc nên đã phản ánh thành cơ cấu kinh tế và v à cơ cấu giai cấp trong xã hội
không thuần nhất.
Về phương diện kinh tế, bên cạnh kinh tế làng xã đã xuất hiện những đồn điền
của nhà nước phong kiến ngoại bang và một số trang trại của quan lai, địa ch ủ người
Trung Quốc sang sinh cơ lập nghiệp ở Việt Nam.
Nhìn chung, sự biến đổi về cơ cấu kinh tế đã phản ánh những đặc thù riêng về
con đường phong kiến hóa ở Việt Nam. Quan hệ kinh tế mới hình thành là quan hệ sơ

khai phong kiến với những hình thức bóc lột vừa mang tính nô dich cưỡng bức vừa mang
tính chất phong kiến nông nô.
Thời kì phong kiến Trung Quốc đô hộ Việt Nam, cuộc đấu tranh chống áp bức để
sinh tồn và phát triển là yếu tố quyết định mở đường cho nôn g, công, thương nghiệp có

6
những chuyển biến. Bên cạnh đó, sự kế thừa thành tựu văn hóa vật chất thời đại Hùng
Vương cũng là nhân tố thúc đẩy sự chuyển biến của nền kinh tế dân tộc.
2.2.Đặc điểm kinh tế
Trong nông nghiệp, trồng trọt đã trở thành nguồn sống ch ủ yếu của con n gười. Kĩ
thuật trồng trọt có nhiều tiến bộ, công cụ sắt và trâu bò cày kéo được sử dụng phổ biến
trong canh tác. Hệ thống đê điều bước đầu hình thành dọc các sông lớn vùng đồng bằng
Bắc Bộ và Bắc Trung bộ. Người dân đã biết dùng phân để bón ruộng, biết triết cành cây
để trồng. Trải qua quá trình lâu dài trong canh tác con người Việt Nam đã tiến tới trồng
lúa cho hai vụ chiêm mùa. Trong hoạt động kinh tế của người dân làng xã chăn nuôi gắn
bó chặt chẽ với trồng trọt. Ngoài nuôi trâu bò sử dụng trong canh tác , người dân con
nuôi voi, ngựa để kéo xe và chuyên chở đồ vật, nuôi lợn, gà sử dụng làm thực phẩm.
Trong ngành thủ côn g nghiệp, ngoài các xưởng thủ công nghiệp quan danh do
chính quyền đô hộ trực tiếp quản lý, thì thủ công nghiệp trong nhân dân vẫn tiếp t ục phát
triển nhưng chủ yếu với tư cách là nghề ph ụ gia đình để giải quyết những nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày về ăn, ở, m ặc trong nhân dân. Trong quá trình phát triển của thủ công
nghiệp, việc giao lưu kinh tế văn hóa với nước n goài đã làm xuất hiện thêm m ột số ngành
nghề thủ công nghiệp mới bên cạnh những nghề thủ công nghiệp truyền thống.
Nghề khai mỏ luyện kim có sự phát triển hơn so với thời kì trước. Thời kì sau
công nguyên, nước ta bước vào Thời kì thịnh đạt của đồ sắt. Các loại công cụ, nôn g cụ
bằng sắt được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh tế của nhân dân. Bên cạnh đó
các mỏ vàng, bạc, đồng tiếp tục được khai thác phuc vụ cho việc sản xuất đồ mĩ nghệ.
Những đồ vật trang sức bằng vàng, bạc như vòng, trâm, hạt chuỗi… là những sản phẩm
thủ công quý. Ngoài các loại hàng mỹ nghệ trên, nghề kh ảm xà cừ, trạm khắc còn cho
những sản phẩm như khay, cơi trầu…đó là những sản phẩm hàng năm Việt Nam phải

cống nạp cho Trung Quốc, mà sử sách Trung Quốc phải công nhận là báu vật.
Đến Thế kỉ thứ III, người Việt Nam đã biết sản xuất các loại giấy như giấy bằng vỏ dó,
giấy Trầm Hương.
Nghề dệt vẫn tiếp tục phát triển, kĩ thuật dệt lụa được cải tiến. Nghề dệt đã cho
những sản phẩm nổi tiếng nh ư lụa, lĩnh, the,vóc, nhiễu với màu sắc và họa tiết đẹp. Đó là
những sản phẩm mà nước ta phải cống nạp cho Trung Quốc. Cùn g với những n ghề thủ
công nêu trên những nghề thủ công khác như nghề nấu đường, nghề mộc, đan nát cũng
có bước phát triển.
Như v ậy, trong Thời kì phon g kiến Trung Quốc đô hộ Việt Nam, những nghề thủ
công nghiệp truyền thống vẫn được bảo lưu, bên cạnh đó qua giao lưu kinh tế với nước

7
ngoài, người Việt Nam đã tiếp thu được kinh nghiệm và kĩ thuật sản xuất mới lam đa
dang thêm ngành nghề thủ công nghiệp.
Khi sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp có sự phát triển nhất đinh, nó đã
thúc đẩy hoạt động giao lưu trao đổi trong nhân dân, cũng như với nước ngoài. Giao
thông vận tải đã thúc đảy quá trình đó. Vào khoảng thế kỉ VII-VIII trên đất nước ta đã
hình thành nên mạng lưới giao thông thủy bộ nối liền cac vùng trong nước với nhau.
Thời kì này Sông Hồng đã trở thành đường giao thông có ý nghĩa về kinh tế, văn hóa,
quân sự. Đương biển Việt Nam đã trở thành đường hàng hải quốc tế có thuyền bè nước
ngoài đi lại. Từ Việt Nam có đường bộ sang Trung Quốc, Lao, và xuống thủy Chân Lạc.
để phuc vụ cho hoạt động giao thông vận tải, nhân dân ta đã đóng các loại thuyền, ván đi
lại trên sôn g biển và dùng vo i, ngựa dể kéo xe và vận chuyển đồ vật. Giao lưu vận tải đã
góp phần mở rộng giao lưu trong nước.
Thương nghiệp có những ch uyển biến đáng chú ý, với việc xuất hiện các chợ địa
phương, những trung tâm trao đổi dọc biên giới phía Bắc.
Riêng trong lĩnh vực ngoại thương, chính quyền đô hộ độc quyền nắm giữ và kiểm soát
nên giao lưu trao đổi giữa người Việt Nam với nước ngoài gặp không ít khó khăn. Tuy
vậy, hoạt động ngoại thương vẫn có tác động nhất định tới sự phát triển kinh tế trong
nước. Qua giao lưu kinh tế với nước ngoài, người Việt Nam đã tiếp thu đươc kinh

nghiệm sản xuất mới. Hàng Việt Nam bán ra nước ngoài thường là các loại lâm thổ sản
quý, đồ mỹ nghê…Hàng nhập từ nước ngoài vào Việt Nam thường là thuốc men và đồ
sắt…
Như vậy, trong hơn 1000 năm phong kiến Trung Quốc đô hộ Việt Nam, chính
sách nô dich và bóc nột là 1 trở lực lớn trên con đường phát triển của xã hội. T uy vậy,
cuộc đấu tranh chống nô dịch và áp bức vẫn mở ra những chuyển biến trong nền kinh tế
dân tộc. Xã hội Việt Nam đã đi vào con đường phong kiến hóa với v iệc hình thành quan
hệ địa chủ nông nô. Đống thời, nông, công, thương nghiệp đều có những tiến bộ Hơn
nữa,sau hơn 1000 năm Bắc Thuộc Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn nền văm hóa
Trung Quốc,điều đó khiến cho Việt Nam có 1 nền văn hóa rất đa dạng và phong phú…
Những chuyển biến đó đã tạo tiền đề kinh tế xã hội cần thiết cho xã hội Việt Nam bước
sang Thời kì lịch sử mới, Thời kì phong kiến dân tộc tự chủ
II. KINH TẾ THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘ C TỰ CHỦ ( 938 – 1858 )
Năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã mở ra Thời kì
phong kiến dân tộc tự chủ Việt Nam. Thời kì này kéo dài tới năm 1858 khi Pháp xâm
lược Việt Nam. Dưới chế độ phong kiến dân tộc, chính sác kinh tế nhà nước là “ dĩ nông

8
vi bản”, từ đó đi tới tư tưởng “ trọng nôn g ức công thương”. Do vậy, công thương nghiệp
phát triển trong tình trạng khó khăn, nó không đủ sức mở ra hướng đi m ới cho nền kinh
tế và nền kinh tế vẫn trong trạng thái tự cấp, tự túc. Đó là nguyên nhân cắt nghĩa cho sự
tồn tại dai dảng của chế độ phong kiến Việt Nam cũng như sự khủng hoảng bế tắc của
tình hình kinh tế - xã hội.
1.Kinh tế từ thế kỉ V đến thế kỉ XV.
1.1.Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.
a.Tình hình ruộng đất
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, xã hội phong kiến Việt Nam đã trải qua nhiều triều
đại: Ngô, Đinh, T iền Lê, Lý, Trần, Hồ và Lê sơ.Nhìn chung các triều đại phong kiến đều
thực hiện chính sách “ dĩ nôn g vi bản”. Chính sách này xuất phát từ đặc trưng bóc lột của
nhà nước phong kiến là bóc lột bằng địa tô.Do đó, Nhà nước muốn thông qua quyền sở

hưu ruộng đất tối cao để thực hiện nô dịch và bóc lột nhân dân. Vì vậy v ân đề ruộng đât
đã trở thành trung tâm của các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội thơi phong kiến.
Tình hình ruộng đất Việt Nam thời phong kiến luôn trong trạng thái biến động, nhưng
nhìn chung ruộng đất tồn tại dưới 2 hình thức chủ yếu là r uộng đất thuộc sở hữu Nhà
Nước và ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành và phát triển cực thịnh của Nhà
Nước phong kiến Việt Nam,nên ruộng đất thuộc sở hữu Nhà Nước thường chiếm đại bộ
phận trong nước. Câu nói”đất của vua, chùa của bụi” đã đi vào tiềm thức người nông dân
khá sớm. Chính trên cơ sở ấy, Nhà Nước mới duy trì được quyền lực kinh tế, chính trị
của mình. Ruộng đất thuộc sở hữu Nhà Nước gồm các loại ruộng công làng xã, ruộng
quốc khố, ruộng phong cấp.
Qua các triều đại phong kiến, tình hình phong cấp ruộng đất bên cạnh nh ững đặc
trưng chung còn mang theo những đặc thù riêng của tùng triều đại.Ruộng phong cấp đã
có từ thời Đinh, nhưng đến thời Lý ruộng phong cấp được chia làm 2 loại là ruộng thực
ấp và ruộng thực phong. Do vậy, thời nhà lý trong phong cấp, ruộng thực ấp bao giờ
cũng nhiều hơn ruộng thực phong. Lý Thường Kiệt được phong cấp 10000 hộ thực ấp
trong khi ấy chỉ có 4000 hộ thực phong.
Khi triều Trần lên thay triều Lý, tinh hình phong cấp ruộng đất ngày càng phát
triển. Thời Trần ruộng đất phong cấp không chia thành 2 loại như thời Lý, mà thực dân
phong cấp như kiểu thực phong thời lý. Do vậy, nhiều thái ấp của quý tộc trần đã ra đời.
Bên cạnh việc phon g thái ấp, nhà vua còn cho phép vương hầu quý tộc chiêu mộ dân
nghèo khai hoang lập ra các điền trang.

9
Nhà Hồ lên thay nhà Trần. Hồ Quý Li đã ban hành chính sách” hạn điền” và” hạn
nô” . Chính sách “hạn điền” năm 1937 quy định :” Đại Vương và Côn g Chúa trưởng
được chiếm hữu vô hạn độ, đến thứ dân được chiếm cứ không quá 10 mẫu, nếu quá số
quy định triều đình sung công”Đến năm 1201, nhà Hồ tiếp tục ban hành chính sách “hạn
nô” với nội dung “ Quý tộc tuỳ theo phẩm hàm chức tước được giữ một số gia nô nhất
định, quá số quy định , triều đình bắt sung công tả 5 quan nếu có chức thư thừa kế 3

đời” .Như vậy, với chính sách” hạn điền”,”hạn nô” nhiều ruông đát nông nô và nô tì từ
tay quý tộc trần đã chuyển sang Nhà nước. Vấn đề này năm trong ý đồ của nhà hồ muốn
đánh vào quyền lực kinh tế, chính trị của quý tộc trần để củng cố quyền lực của nhà Hồ.
Do vậy, chính sách “hạn điền”,”hạn nô” đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn kinh tế -
xã hội phat sinh từ cuối thời trần.
Khi triều đại Lê sơ nắm quyền thống trị đất nước, năm 1477, nhà Lê ban nhành
chính sách “ lộc điền”. Theo chính sách này, người được hưởng” lộc điền” chỉ có vua và
quan tứ phẩm trở lên. Ruộng “ lộc điền”có một phần được cấp vinh viễn, con phần lớn là
cấp cho sử dụng.
Bên cạnh ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước còn co ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân.
Ruộng đất này là của địa chủ hay nh ững người nông dân tự canh, trong đó r uộng đât của
địa chủ là chủ yếu. Sự ra đời của ruộng đất tư trải qua quá trình phát sinh, phát triển lâu
dài, chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Đó là sự phân hóa giai cấp trong xã hội, do
“chiếm công vi tư” ruộng đất, hoặc do Nhà nước cho bán ruộng công làm ruộng tư.
Trong lịch sử Việt Nam , ruộng tư xuất hiện khá sớm, có người cho rằng nó đã có
từ thời kỳ bắc thuộc.Nhưng dưới chế độ phong kiến Việt Nam, từ thời lý, ruộng đất tư
mới được thừa nh ận về ph ương diện pháp lý. Năm 1135, Lý Nhân Tôn g quy định” nh ững
người bán ruộng ao không được gấp bội tiền dể chuộc lại, kẻ nào làm trái sẽ bị trị tội”.
Như vậy, việc pháp luật nhà nước thừa nhận ruộng tư là thẻ hiện một khuynh hướng
mang tính tích cực, vì nó đáp ứng những yêu cầu khách quan mà lịch sử đặt ra trong quá
trinh vận động và phân hóa ruộng đất ở Việt Nam.
Đến thời Trần,đánh dấu bước phát triển mới của ruộng tư.Nhìn chung,ruộng tư
phát triển trong điều kiện khá thuận lợi.Nhà nước đánh thuế ruộng tư nhẹ hơn ruộng
công.Theo sách An Nam chí nguyên,nếu thuế ruộng tư 1 mẫu thu 3 thăng,thì ruộng công
1 mẫu thu 100 thăng.Nh à Trần còn có bán r uộng công làm ruộng tư nhưng ruộng đất của
tư nhân nếu nhà nước sử dụng đến chủ được đền bồi thường
Sang thời Lê sơ,nhà Lê đại diện cho giai cấp địa chủ nên ruộng tư cũng có điều

10
kiện phát triển.Để củng cố cơ sở xã hội,cơ sở giai cấp của mình,nhà nước ban hành nhiều

luật lệ liên quan đến sự phát triển của ruộng tư.Luật Hồng Đức cho phép biến quyền
chiếm giữ lâu năm thành quyền sở hữu.Như vậy,với điều luật này,nhà nước đã hợp pháp
hóa nhiều trường hợp xâm lấn đất đai của địa chủ.Nhìn chung thời Lê sơ,tình trạng
"Chiếm công vi tư" ruộng đất khá phổ biến.Ngoài ra,thời Lê sơ,nhà nước còn quy định
các hình thức bán đợ,bán vĩnh viễn ruộng đất trong nhân dân.
Qua tình hình ruộng đất Việt Nam từ thế kỉ X đến thê kỉ XV cho thấy,ruộng đất
công và tư luôn trong tình trạng biến động với khuynh h ướng ruộng tư ngày càng phát
triển.Những h ình thái sở hữu ruộng đất cùng các quan hệ kinh tế của nó thường xuyên tác
động và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
b.Nông nghiệp
Về sản xuất nông nghiệp,trong thời kì phong kiến,chính sách kinh tế của nhà
nước phong kiến là "Dĩ nôn g vi bản".Qua thực tế,tư tưởng "Trọng nông" thường được
biểu hiện thành những biện pháp tích cực đối với sản xuất nông nghiệp.T uy vậy,khi nhà
nước phong kiến đi vào con đường suy von g thì nó đã mất đi vai trò tích cực trong đời
sống kinh tế xã hội và khi ấy chính sách "Dĩ nông vi bản",tư tưởng "trọng nông" chỉ còn
là hình thức,không đem lại tác dụng gì cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra dưới thời Lý Trần,chính sách phu dịch hàng năm với nông dân đều chú
ý tới thời vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nghề nông.
Trong sản xuất nông nghiệp,trâu,bò là nguồn sức k éo chủ yếu trong canh tác.Nhà
nước ban hành nhiều luật lệ để bảo vệ trâu bò.Thời Lý,ai trộm giết trâu hình phạt cao
nhất quy định vào năm 1123 là bị tội hình.
Thời Lý –Trần, việc khai hoang cũng được nh à nước ch ú trọng. Pháp luật nhà
nước quy định làng nào để ruộng đất hoang hóa thì bị tội. Riêng thời trần, việc nhà vua
cho vương h ầu, quý tộc mộ dân nghèo khi hoang lập ra các điền trang có tác dụng mở
rộng diện tích canh tác.
Với nh ững biện pháp nêu trên, nông n ghiệp thời Lý- Trần có những tiến bộ nên
đời sống của nhân dân ổn định. Chính quyền thời Lý-Trần được củng cố. Đó là nh ững
tiền đề thuận lợi tạo ra sức mạnh chiến thắng quân Tông, quân Nguyên. Vào cuối thời
trần, chế độ điền trang thái ấp và chế độ nôn g nô, nô tì phát triển. Nhiều nông dân bị biến


11
thành nông nô, nô tì và chụi sự áp bức bóc lột năng nề. Do vậy, sức sản xuất trong nông
nghiệp bị k ìm hãm, nông nghiệp rơi vào tình trạng trì trệ. Khủng hoảng, khởi nghĩa nông
dân liên tiếp diễn ra dẫn tới sự sụp đổ của triều trần.
Khi nhà Hồ lên thay nhà Trần, những kinh tế - xã hội đang diễn ra sâu sắc. Lịch
sử chỉ ra rằng: M uốn giải phóng sức sản xuất, tạo điều kiện cho nôn g nghiệp phát triển
thì phải xóa bỏ chế độ điền trang, thái ấp và ché độ nông nô, nô tì. Trong bối cảnh ấy,
chính sách “hạn điền” và”hạn nô” chẳng qua là chỉ chuyển phần lớn ruộng đất và nông
nô, nô tì từ các thái ấp, điền trang của quý tộc Trần sang nhà nước quản lý. Như vậy, thân
phận người nông nô, nô tì vẫn không có gì thay đổi, sức sản xuất xã hội vẫn trong tình
trạng bị kìm hãm. Bên cạnh đó, nhà Hồ còn tăng thuế ruộng tư làm hạn chế sự phát triển
của loại hình kinh tế đang có x u hướng tiến bộ. Với tình hình trên, nông nghiệp thời hồ
tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn. Người nông dân bất bình trước những chính sách
của nhà hồ.
Khi nhà Lê nắm chính quyền, nh ưng mâu thuẫn kinh tế - xã hội đặt ra từ cuối thời
trần đã được giải quyết. Thời Lê sơ, với chế độ”lộc điền” khiến điền trang, thái ấp không
còn cơ sở tồn tại. Việc xuất hiện quan hệ địa chủ- tá điền là một tiến bộ so với quan hệ
nông nô, nô tì. Vì thân phận người nông dân tự do hơn, họ lĩnh canh ruộng đất và tự canh
tác. Ngoài địa tô nộp cho địa chủ, phần còn lại là của những người nông dân lĩnh canh.
Như vậy, sự chuyển biến ngay trong nội dung quan hệ sản xuất phong kiến đã có sự phù
hợp nhất định với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất là nhân tố quan trọng trong
thúc đẩy nông n ghiệp ph át triển.Điều đó cắt nghĩa được tình hình “ thái bình yên ổn”
trong xã hội và thịnh trị của nhà nước phong kiến Lê sơ.
1.2.Tình hình thủ công nghiệp:
Trong thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ ở Việt Nam,thủ công nghiệp phát triển
theo 2 dạng.Đó là thủ công n ghiệp quan doanh do nhà nước trực tiếp quản lý. Bên cạnh đó
là bộ phận thủ công nghiệp tồn tại phổ biến trong nhân dân chủ yếu với tính cách là nghề
phụ trong gia đình.Tuy vậy,trong hoạt động thủ côn g nghiệp ở các làng xã đã có một bộ
phận thợ thủ công tách khỏi nghề nông để chuyên sống bằng n ghề của mình.Những người
thợ thủ công này làm thuê cho nhà nước và cho nhân dân.Việc xuất hiện lực lượng thợ thủ

công chuyên nghiệp là cơ sở cho việc hình thành các làng,phường thủ công giai đoạn sau
này.Tình hình sản xuất trong lĩnh vực thủ công nghiệp qua các triều đại phong kiến từ thế
kỉ X đến thế kỉ XV đã ghi nhận những chuyển biến đáng chú ý.

12
Với nghề khai mỏ và luyện kim,đã có một số lượng kim loại khá lớn được khai
thác phục vụ cho nhu cầu của nhà nước và nhân dân như:đúc tiền,đúc vũ khí,các loại
nông cụ Vào năm 1052,vua Lý đã cho đúc 2 pho tượng bằng vàng đặt ở hai chùa Thiên
Phúc và Thiên Thọ(Hà Nội).Năm 1256,nhà Trần đúc 350 chuông đồng cho nhà chùa.
Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi,thời Lê sơ nhiều mỏ được phát hiện và
khai thác như ở vùng Hưng Hóa,Tuyên Quang,Châu Bảo Lạc(Cao Bằng).Việc khai thác
ở vùng thượng du,nhà nước giao cho các tù trưởng tổ chức rồi nộp cống cho nhà
nước.Vùng trung du,nhà nước giao cho các hộ khai thác,họ phải nộp thuế thổ sản.Từ thế
kỉ X đến thế kỉ XV là thời kì hình thành và phát triển cường thịnh của chế độ phong kiến
Việt Nam và cũng là thời kì thịnh hành của phật giáo.Do vậy,trong thời Lý,Trần nhiều
Cung điện,lăng tẩm,chùa chiền được xây dựng.Năm 1010 vua Lý đã thuê thợ xây 950
ngôi ch ùa.Việc xây dựng kinh đô Thăng Long thời Lý là minh ch ứng về nghệ thuật kiến
trúc Việt Nam thời phong kiến.Thăng Lon g gồm 2 vòng thành dài 25km,trong Hoàng
thành có cung điện cao tới 4 tầng.Ngôi tháp Báo Thiên thời Lý gồm 12 tầng cao
60m.Một khi nghề kiến trúc phát triển,nó đã kéo theo nhiều ngành n ghề thủ công khác
như:mộc,khắc,chạm,gạch ngói phát triển.
Với nghề dệt,việc trồng dâu,nuôi tằm,kéo sợi,trồng các loại cây gai,đay lấy
nguyên liệu dệt vải khá phổ biến trong nhân dân với tính cách là nghề phụ trong gia
đình.Kĩ thuật dệt được cải tiến với các loại sản phẩm như lụa,lĩnh,the có màu sắc và họa
tiết đẹp.Vào năm 1040,Vua Lý Thái Tông quyết định dùng vải vóc trong nước may triều
phục chứ không m ua của nước ngoài và Nhà nước đã lập " Quyến khố ty" để thu m ua vải
lụa trong nhân dân.Đến thời Lê sơ,nghề dệt đã mở rộng ra nhiều vùng,theo Dư địa chí
của Nguyễn Trãi ghi lại"ấp Mao Điền,ấp Bất Bể,ấp Hội An dệt vải nhỏ","Phúc Yên dệt
vải thêu xanh".
Nghề gốm đã có sự phong ph ú về hình loại,kĩ thuật chế tạo gốm khá tinh xảo. Các

sản phẩm gốm thời Lý,Trần trên m ặt thường trang trí loại hoa văn trang nhã hài hòa,có
loại hoa văn trang trí theo lối khắc chìm,chạm nổi rất công phu tỉ mỉ.
Bên cạnh những ngành nghề thủ công nêu trên,những nghề thủ công khác trong
nhân dân vẫn tiếp tục phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tự cấp,tự túc trong
nhân dân.

13
1.3.Thương nghiệp
Trong thời kì phong kiến dân tộc tự chủ,về cơ bản hoạt động kinh tế mang tính tự
cấp tự túc.Tuy vậy,do đặc điểm sản xuất của từng vùng,do nhu cầu sinh hoạt trong nhân
dân nên giao lưu trao đổi vẫn có những chuyển biến đáng chú ý.
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV,hệ thống giao thông thủy bộ đã mở ra sự thông thương
giữa các v ùng trong nước.Việc phát triển th ủy lợi thời Lý,Trần,Lê sơ cũng góp phần tích
cực vào việc hình thành và mở rộng mạng lưới giao thông.Thời phong kiến,trên các trục
đường giao thông chính thường có trạm dịch,các ụ cắm biển ở trên đó chỉ phương hướng
cho tàu bè đi lại.Hệ thống giao thông thủy bộ cũng đã mở ra mối liên hệ và giao lưu giữa
Việt Nam với nước ngoài.
Để thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi trong nhân dân,các triều đại phong kiến
đều cho phát hành tiền tệ riêng và tiến tới thống nhất đơn vị đo lường.Thời Đinh có tiền
"Thái bình thông bảo",Thời Lê có tiền "Thiên phúc trấn bảo" Một hiện tượn g lịch sử
khá đặc biệt trong thời phong kiến,nhà Hồ đã cho phát hành tiền giấy.Tiền giấy ra đời khi
tiền kim loại vẫn giữ được chức năng là phương tiện lưu thông trao đổi trong nhân
dân.Việc phát hành tiền giấy là do ý đồ chủ quan của nhà Hồ muốn thu hồi tiền đồng
trong nhân dân về đúc vũ khí,vừa m uốn nhân việc phát hành tiền mới để bù đắp v ào ngân
sách nhà nước bị thiếu hụt.
Từ thời Lý về trước,trong nhân dân chưa có đơn vị đo lường thống nhất gây khó
khăn không ít tới sự giao lưu trao đổi.Từ thời Trần,nhà nước đã thống nhất đơn vị đo
lường và quy định ai tự ý thay đổi sẽ bị trị tội.Đến thời Lê sơ,nhà nước quy định đơn vị
đo lường chặt chẽ hơn,như một tầm vải dài 30 thước,rộng một thước 5 tấm,một thếp giấy
là 100 tờ

Nhìn chung từ thế kỉ X đến thế kỉ XV,thương nghiệp dưới một số triều đại phong
kiến có những biểu hiện đáng chú ý.Thời Lý Trần,Thăng Long đã trở thành trung tâm
trao đổi của cả nước.Ở đây có các ph ườn g thủ công và buôn bán,có chợ Đông,chợ
Tây,chợ Nam.Chợ địa phương được m ở ra ở nhiều nơi trong nước.Hoạt động trao đổi
trong nhân dân khiến cho đồng tiền đã xâm nhập vào các lĩnh vực xã hội.Thời nhà
Trần,tiền dùng để trao đổi hàng hóa,mua bán ruộng đất và có khi tiền còn được dùng để
chuộc tội mỗi khi phạm pháp.
Ngoại thương cũng có sự phát triển thời Lý Trần,Vân Đồn(Quảng Ninh) đã trở

14
thành thương cảng quan trọng,ở đó có các thuyền buôn của nước ngoài tới trao đổi buôn
bán hàng hóa.
Sang thời Hồ,việc phát hành tiền giấy đã gây nhiều khó khăn cho thương nghiệp
vì tâm lý nhân dân không thích tiêu dùng tiền giấy.Tiền giấy dễ rách và khó bảo quản.Do
vậy thương nhân có phản ứng bằng cách đóng cửa không bán hàng.Địa chủ và tiểu nông
cũng khôn g muốn bán nông phẩm thừa.Bên cạnh đó dưới thời Hồ còn xuất hiện tiền giấy
giả.Những lý do nói trên khiến cho thương nghiệp thời Hồ rơi vào tình trạng kh ủng
hoảng bế tắc.
Khi nhà Lê sơ lên thay nhà Hồ,Nhà n ước đã cho ph ục hồi tiền đồng,cho mở nhiều
chợ ở các địa phương.Nhà nước quy định ở đâu có dân thì ở đó có chợ,là nơi trao đổi
trong nhân dân.Dưới thời Lê sơ,hoạt động ngoài thương bị nhà nước hạn chế.Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này là do nhà nước muốn hạn chế sự dòm ngó xâm lăng của
nước ngoài.
2.Kinh tế từ thời Lê mạt tới thời Nguyễn(Thế kỉ XVI - nửa đầu thế kỉ XIX)
2.1.Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.
Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX,chế độ phong kiến Việt Nam đi vào con
đường suy vong,tình hình phân hóa ruộng đất trong nôn g thôn càng phân hóa mạnh
mẽ.Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà ưu thế thuộc về giai cấp địa chủ
phong kiến ngày càng rõ nét.Đây là thời kì r uộng công làng xã bị tan rã từng mảng,bị thu
hẹp dần trước sự lấn chiếm của ruộng tư.Bọn địa chủ cường hào ở nông thôn tăng cường

lũng đoạn,thao túng ruộng đất.Tình trạng "Chiếm công vi tư" ruộn g đất khá phổ biến.Đặc
biệt vào nửa đầu thế kỉ XIX,nhà Nguyễn gia sức phục hồi và củng cố quyền lợi của giai
cấp địa chủ.Nhìn chung,giai đoạn từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX đánh dấu bước
ngoặt trong quá trình biến động của hình thái sở hữu ruộng đất ở Việt Nam.Thời nhà
Nguyễn,năm 1838 ruộng côn g ở Bình Định là 6000 mẫu trong khi ấy ruộng tư 70000
mẫu.Trong hoàn cảnh cụ thể,khi quan hệ sản xuất phong kiến đã lạc hậu thì chế độ chiếm
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thuộc về giai cấp địa chủ là một nhân tố kìm hãm sản
xuất.
Đối với ruộng công làng xã,khi tình trạng "Chiếm công vi tư" ruộng đất diễn ra
khá m ạnh mẽ,nó bị thu hẹp nghiêm trọng,nhưng nhà nước phong kiến vẫn cố tình bảo
lưu nó để đảm bào nguồn thu cho nhà nước.Do vậy,từ thời Lê mạt cho đến triều Nguyễn
nửa đầu thế kỉ XIX,chính sách "Quân điền" ngày càng trở lên phản động,vì đối tượng ưu

15
tiên hưởng ruộng "Quân điền" là quan lại,binh lính, còn người nông dân trực tiếp sản xuất
chỉ được nhận phần ruộng ít ỏi,canh tác khó khăn.Thời Nguyễn,quan nhất phẩm được 13
phần,quân lính được 7 - 9 ph ần,còn dân chỉ được 3-4 phần.Đối với quan lính,ngoài ruộng
khẩu phần còn được cấp lương điền từ 7 sào tới 1 mẫu.Nhìn chung,từ thời Lê mạt chế đô
"Lộc điền" dần bị bãi bỏ,nhưng nó lại được nhà nước thay thế bằng ruộng khẩu phần
công làng xã.
Thời Nguyễn sau 13 năm thực hiện chính sách "Quân điền",năm 1852 viên thanh
tra triều đình phải thừa nhận rằng:"ruộng công màu mỡ thì cường hào chiếm,còn thừa
chỗ nào thì h ào lý chiếm,nông dân chỉ được phần xương xẩu mà thôi".Như vậy trên thực
tế ,ruộng công làng xã đã trở thành “hình thức nô dịch và lệ thuộc về than thể làm cho
than phận người lao động càng nặng nề thêm “.Từ đó khiến cho n gười nôn g dân phải
nằm chết cứng trong cảnh sống hỗn tạp ,lúc nh úc và không sinh lời được .Do vậy trong
điều kiện lịch sử Việt Nam như vậy ,muốn mở đường cho nông nghiệp phát triển thì phải
xoá bỏ tất cả các hình thức sở hữu phong kiến để biến nông dân thành những người có sở
hữu ruộng đất .Chính trên cơ sở ấy ,kinh tế tiểu nông mới có sự phát triển . Đó là cơ sở
cho sự phát triển của kinh tế hàng ho á .Chế độ phong kiến của Việt Nam lạc hậu ,bảo thủ

khiến cho kinh tế tiểu nông khôn g có điều k iện phát triển ,hơn thế nữa nó luôn trong tình
trạng bị đe dọa thôn tính của các thế lực cường hào và địa chủ ở nông thôn .Trước tình
hình ruộng công bị thu hẹp nghiêm trọng ,nông dân không có ruộng đất cày cấy ,nhà
Nguyễn ở Đàng trong đã tổ chức nông dân đi khai phá những vùng đất hoang vào thế kỷ
17 va 18 ,xứ Thuân Quảngdiện tích canh tác lên 265.507 mẫu,so với thế kỷ 15 la 7.100
mẫu .Nhìn chung ,thành quả lao động của người nông dân lại rơi vào tay bọn địa ch ủ
cường hào.Những người nông dân khai phá ruộng đất lại trở thành tá điền của địa
chủ .Do vậy giá thuê ruộng đất tăng lên rất nhanh như ở Lệ Thuỷ(Quảng Bình) giá từ 3-4
quan lên 6 quan một mẫu .Từ thực trạng ấy ,công cuộc khai hoang ít mang lại tác
dụng .Nông n ghiệp vẫn trong tình trạng khó khăn và bế tắc vì nơi này tổ chức khai hoang
thì nơi khác lại tổ chức bỏ hoang .Do địa tô ,thuế khoá nặng ,nông dân phải bỏ làng quê
sống phiêu bạt .
Từ thế kỷ 16 đến nửa đầu thế kỷ 19 (thời Lê mạt đến Trịnh-Nguyễn) ,chiến tranh
phong kiến đã diễn ra liên miên tàn phá nông nghiệp ,làm mất đi nguồn lực lớn ,tài lực
lớn trong xã hội . Để tiến hành những cuộc chiến tranh ,các tập đoàn phong kiến tăng
cường thực hiện vơ vét của cải nhân dân . Ở Đàng n goài ,năm 1721 nhà Trịnh thu thuế

16
theo nguyên tắc “lượng trước số chi rồi sau mới định số thu cho dân” .Do vậy nhiều vùng
đất khô cằn chua mặn không canh tác được ,nông dân vẫn phải đóng thuế .
Ở Đằng trong , nhà Nguyễn cũng đặt ra hàng trăm thứ thuế khác nhau .Trong phủ
biên tạp lục ,Lê Quý Đôn có ghi lại :”Mỗi năm có han g trăm thứ thuế mà trong thu chi thì
rất phiền phức ,gian lân ,nông dân khốn khổ vì cảnh một cổ hai tròng .”
Khi các thế lực phong kiến lao vào cuộc chiến tranh giành quyền lực ,sản xuất
không dược chú ý ,lũ lụt hạn hán xảy ra thường xuyên .Tình trạng đồng ruộng bỏ
hoang ,dân tình phiêu tán , đưa xã hội lún sâu vào tình trạng trì trệ . Ở Đang ngoài ,dân
bỏ cả cày cấy ,thoc lúa dành trọn cho xóm làng đều ăn sạch .Dân lưu vong bồng bế nhau
đi kiếm ăn đày đường ,giá gạo cao ,100 đồng tiền không đổi được 1 bữa ăn .Dân phần
nhiều sống nhờ rau cỏ , đến ăn cả chuột ,rắn .Người chết đói ngổn ngang ,người sống sót
không con một phần mười .

Trong hoàn cảnh ấy ,khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra mà đỉnh cao là cuộc khởi
nghĩa Tây Sơn .Sau khi đập tan các thế lực thù trong giặc ngoài ,năm 1789 vua Quang
Trung cùng nhân dân bước vào cuộc khôi phục đất nước .Quang Trung ban hành chiếu
khuyến nông ,nhằm phục hồi dân phiêu tán ,khai khẩn ruộng hoang .Những nôn g dân do
phá sản bị phiêu dạt dược lệnh trở về quê nhận ruộng công cày cấy .Chính sách “ quân
điền“được sửa đổi để nôn g dân có phần ruộng có khẩu phần canh tác .Ruộng đất tư của
bọn phản động ,r uộng đât bỏ hoang quá thời hạn bị tịch thu được giao cho các làng xã
chia cho nông dân .Chính sách tô thuế được giảm nhẹ .Do vậy sau thời gian 3 năm nông
nghiệp đã nhanh chóng phục hồi .
Thời nhà Nguyễn ,thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra, đê song Hồng vùng
Khoái Châu 10 năm liền bị vỡ dưới triều Tự Đức.
Do vậy tình trạng đói kém ,mất mùa diễn ra liên miên .Do tô thuế làm cho đời
sống nông dân kiệt quệ ,họ phải bỏ đất ,bỏ làng cống lang thang phiêu bạt .Năm 1854 có
395.188 mẫu bị bỏ hoang vạ 85.584 xuất đinh phiêu bạt .
2.2.Tình hình thủ công nghiệp.
Từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 18 .riêng trong lĩnh vực thủ công n ghiệp có nh ững chuyển
biến đáng chú ý . Đây la số làng phường th ủ công gnh iệp tăng lên ,với những làng
phường thủ công nghiệp nổi tiếng như Bát Tràng (Hà Nội) ,Thổ Hà (Bắc Giang) ,Phú
Xuân (Thừa Thiên) … Đó là những nơi có những nghề dệt .nghề gốm rất phát
triển .Trong sản x uất có những biểu hiện mới ,n gành khai thác mỏ có những công trường
thủ công của Nhà Nước và tư nhân thu hút tới hàng nghìn công nhân .Một số người giàu
và thương nhân đã bỏ vốn kinh doanh trong ngành khai mỏ .Trong các phường dệt ở Phú

17
Xuân có những xưởng thủ công thuê tới 13 thợ .Trong hoạt động thủ công nghiệp thời kỳ
này sự phân hoá chủ thợ đã bắt đầu diễn ra .Những hình thức mua sản phẩm ,thuê mướn
nhân công đã góp phần thúc đẩy quá trình đó .Hàng năm thủ công nghiệp đã xuất ra nước
ngoài một ssố lượng khá lớn đường ,tơ tằm ,và các loại lâm thổ sả khác.
Như vậy những chuyển biến của thủ công nghiệp phản ánh xu thế tiến bộ làm nảy
sinh mầm mống tư bản chủ nghĩa .Nhưng do chính sách phản động của Nhà nước phong

kiến,thue công n ghiệp không đủ sức mở ra hướng đi mới cho nền kinh tế .Thời Trịnh
Nguyễn thuế khoán nặng nề đã làm cho nhiều ngành thủ công nghiệp bị phá sản .Do
vậy ,thủ công nghiệp rơi vào tình trạng sa sút ,trì trệ.
Sang n ửa đầu thế kỷ 19 ,triều Nguyễn nắm quyền thống trị đất nước .Hà Nội nửa
đầu thế kỷ 19 không còn là kinh đô của cả nước nhưng là đô thị có các ngành nghề thủ
công phát triển nhất cả nước,ở đó tập trung các ngành tơ sợi,vải lục mỹ nghệ .
Huế là kinh đo của nhà Nguyễn những ngành sản xuất gạch ngói ,chế tạo vũ khí ,những
nghề sản xuất phục vụ cung đình cũng có điều kiện phát triển hơn trước .
Huế thế kỷ 19 còn là nơi quy tụ nhiều nghệ nhân ,thợ thủ công khắp cả nước về xây dựng
kinh đô. Ở Sài Gòn-Gia Định các nghề luyện sắt ,làm gốm ,nung gạch cũng phát triể
n .
Như vậy dưới triều Nguyễn ở cả 3 vùng Bắc-Trung-Nam thủ công nghiệp có
bước chuyển biến nhưng do đặc điểm sản xuất phân tán nên không thể tạo ra bước phát
triển căn bản về phân côn g lao động nên nó chỉ là một cơ cấu ngành n ghề phụ thuộc:Nhà
nước ,nông thôn nên nó vân nhỏ bé và phân tán .Do tình trạng này tiếp tục kéo dài nên
thủ công nghiệp rơi vào tình trạng khung hoảng sâu sắc .
Thời kỳ này hoạt động khai mỏ giảm sút do triều đình nắm độc quyền mua bán
kim loại và giá mua thấp hơn giá thị trường .Thêm vào đó Nhà nước quy định khắt khe
về ăn ,ở,mặc trong nhân dân .Như vậy quy định tiêu dùng trong xã hội dựa theo chế độ
đẳng cấp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành nghề thủ công . Đó là nhữn g
nguyên nhân dẫn tới sự trì trệ ,bế tăc trong hoạt động thủ công của thời nhà Nguyễn .
3.Thương nghiệp.
Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 ,một số thành thị phong kiến trở nên phồn thịnh như
Thăng Lon g ,Phố Hiến ,Hội An…Nơi đay các hoạt động buôn bán trao đổi khá sầm uất
và có nhiều người nước n goài tới cư trú sinh sống .Nhìn chung giao lưu kinh tế giữa các
địa phương được mở rộng hơn trước .Trong lĩnh vực ngoại thương từ thế kỷ 16 đã có một
bước ngoặt trong phát triển ,Việt Nam bắt đầu quan hệ buôn bán với cac quốc gia
phương tây như Bồ Đào Nha ,Tây Ban Nha ,Hà Lan ,Anh ,Pháp đang tiến trên con đường
tư bản chủ nghĩa .Các nước này đã lập thương điếm ở Đàng trong và Đàng n goài để tiến


18
hành buôn bán .Việc lập quan hệ phươn g tây đương thời tạo ra những điều kiện thuân lợi
cho việc phát triển sản xuất ,canh tác đất nước .Bên cạnh đó nó còn ghóp phần làm suy
yếu ít nhiều tính chất tự nhiên của nền kinh tế phong kiến để dẫn tới việc hình thành thị
trường chung của cả nước .
Trong hoàn cảnh đó chính quyền Trịnh- Nguyễn đã đặt nhiều thứ thuế khiến
thương nghiệp phát triển trong tình trạn g khó khăn .Riêng Đàng trong ,th uế thổ sản có tới
hàng trăm thứ .Chính quyền nhà Nguyễn đã dựng lên 51 sở tuần ty để thu thuế .Do vậy
giao lưu hàng hoá trong nhân dân gặp nhìêu khó khăn .Trong lĩnh vực ngoại thương các
tập đoàn phong kiến Trịnh -Nguyễn đã hướng nó ph ục vụ cho lợi ích các cứ phong
kiến .Hàng hoá mua của phương tây chủ yếu là vũ khí ,nên không những không mang lại
tác dụng cho sự phát triển kinh tế mà còn tạo cơ hội cho phương tây can thiệp vào nội
tình đất nước .
Đến cuối thế kỷ 18 ,triều đại Quang Trung đã có những cố gắng tron g việc phục
hồi thưong nghiệp .Quang Trung ra lệnh bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều thứ thuế thương
nghiệp ,mở rộng việc buôn bán làm ăn cho thương nhân .Trong quan hệ ngoại
thương ,Nhà n ước cho phép thuyền buôn nước ngoài được ra vào buôn bán dễ dàng ở các
thương cảng .Với những chính sách nói trên hoạt động kinh tế của các thành thị phong
kiến thương cảng dần được phục hồi .
Đến nửa đầu thế kỷ 19 ,thương nghiệp lại tiếp t ục rơi vào tình trạng khó
khăn .Nhà Nguyễn đã có những chính sách kìm hãm giao lưu kinh tế và việc mơ mang
thị trường trong nước .Chế độ thuế khoá rất phiền phức ,gạo từ Nam Định vào Nghệ an
nộp thuế tới 9 lần .Thời Minh Mạng vì sợ nông dân tụ tập khởi nghĩa nhà nước đã cấm
họp chợ .
Trong quan hệ với nước ngoài ,nhà nước thực hiện chính sách “bế quan toả
cảng” .Đó là sự phòng thủ tiêu cực trước phương tây .Do vậy nhiều thuyền buôn của
phương tây đến đặt quan hệ buôn bán phần nhiều bị khước từ nên nhiều thành thị và
thương cảng trở nên suy tàn .Trong thời gian 14 năm (1838-1852) ,thuế quan giảm
50% .Thương nghiệp do vậy cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng ,bế tắc .
Như vậy :Thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ (từ năm 938-1858) ,nền kinh tế Việt Nam

kéo dài trong tình trạng tự nhiên ,tự cấp ,tự túc .Ở đó nông nghiệp là nền tảng kinh
tế ,công thươn g n ghiệp phát triển ph ụ thuộc vào nông nghiệp và là hoạt động kinh tế phụ
trợ cho nông nghiệp .Trong tâm lý người Việt Nam đều coi nông nghiệp là gốc ,thương
nghiệp là ngọn .Thực tế hoạt động của công thương nghiệp chỉ diễn ra trong khuôn khổ

19
của nền kinh tế tư cấp,tự túc .Đó là nguyên nhân cắt nghĩa sự tồn tại lâu bdài và dai dẳng
của chế độ phong kiến Việt Nam .
Tới nửa đầu thế kỷ 19 ,dưới triều đại Nguyễn nền kinh tế Việt Nam kh ủng
hoảng toàn diện ,xu thế trì trệ càng rõ rệt.Như vậy quan hệ sản xuất phong kiến là lỗi
thời ,kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và các khuynh hướng tiến hoá của xã
hội .Chế độ phong kiến đã trở thành chướng ngại vật cần gạt bỏ .Trong hoàn cảnh ấy
khác với phương tây đương thời ở Việt Nam quan h ệ sản xuất mới ,lực lượng giai cấp
mới đại diện cho trào lưu tiến hoá của lịch sử mới nảy sinh mạnh nhanh,ch ưa thực sự
hình thành .Do vậy ,sự trì trệ khủng hoảng là một yếu và đất nước chìm ngập trong tình
trạng bế tắc.
B. Kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1858_1954)
I. THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP THỐ NG TRỊ 1958-1945
1. Bối cảnh lịch sử
Năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài
Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867,
Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực dân
Cochinchine (Nam kỳ). Từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần
còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Miền Bắc khi đó rất
hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền
Việt Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu
vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó, nhưng cuối cùng thì người
Pháp đã chiến thắng. Pháp tuyên bố là họ sẽ "bảo hộ" Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ
(Annam), nơi họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn cho đến Bảo Đại (làm vua từ 1926
đến 1945 và quốc trưởng từ 1949 đến 1956). Năm 1885, các quan lại Việt Nam tổ chức

phong trào kháng chiến Cần Vương chống Pháp nhưng thất bại. Vào năm 1887, hoàn tất
quá trình xâm lược Việt Nam, người Pháp đã tổ chức ra một bộ máy cai trị khá hoàn
chỉnh từ trung ương cho đến địa phương. Ở trung ương là Phủ toàn quyền Đông Dương.
Đứng đầu Phủ toàn quyền gọi là Toàn quyền Đông Dương, là người có quyền hành cao
nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc kỳ, T rung kỳ, Nam kỳ và Cao Miên.
Đứng đầu ở 3 kỳ là: Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung kỳ và T hống sứ Bắc kỳ, cả ba
đều nằm dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của viên Toàn quyền Đôn g Pháp,
trực thuộc bộ Thuộc địa. Đến năm 1893 quyền kiểm soát của Toàn quyền Đôn g Pháp
được mở rộng thêm, bao gồm cả Ai Lao.

20
2. Chính sách cai trị
2.1. Tổ chức chính trị, hành chính
Công việc đầu tiên của thực dân Pháp sau khi chiếm được Việt Nam là áp đặt trên
thuộc địa mới này một hệ thống hành chính có kh ả năng thực hiện các chính sách, chủ
trương của mình. Áp dụng chính sách chia để trị, thực dân Pháp phân Việt Nam ra làm ba
miền. Trung Kỳ, nơi triều đình Huế vẫn còn tồn tại, đổi tên thành An Nam, một danh
xưng mà chính quyền đô hộ Trung Quốc đã đặt cho Việt Nam; hai miền Bắc Kỳ và Nam
Kỳ vẫn giữ tên cũ. Mỗi miền có một viên thống sứ đứng đầu và đều phụ thuộc trực tiếp
vào cái gọi là Đông Dương thuộc Pháp. Đông Dương thuộc Pháp bao gồm cả Lào và
Cambodge và đứng đầu là Toàn quyền Đông Dương. Giúp việc cho Toàn quyền Đông
Dương là một Hội đồng Tối cao gồm các Thống sứ và các giám đốc các cơ quan quan
trọng.
Triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là hình thức. Khâm sứ Pháp chủ tọa cả Nộ i các
nhà Nguyễn, còn các bộ đều có một cố vấn người Pháp chỉ huy. Khâm sứ Pháp còn chủ
tọa ngay cả các hội đồng hoàng tộc.
2.2. Hệ thống giáo dục, y tế và văn hóa
Chính sách giáo dục - văn hóa của thực dân Pháp không chú ý đến việc nâng cao
dân trí mà ch ủ yếu đào tạo ra một hàng ngũ người Việt có thể giúp việc đắc lực cho công
cuộc bình định và cai trị. Chữ Quốc ngữ đã được dùng tại Nam Kỳ từ năm 1862 và lần

lần lan tràn ra cả nước. Đến năm 1896, chính quyền thực dân Pháp đưa chữ Quốc ngữ
vào các cuộc thi tuyển quan lại. Năm 1903 đến lược môn Pháp văn được đưa vào. Các
cuộc thi hương truyền thống bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 19 (năm 1915 ở Bắc Kỳ, năm 1918
ở Trung Kỳ). Thay thế vào đó là một nền giáo dục gọi là Pháp - Việt được lập ra. Tiếng
Pháp thành chuyển ngữ chính. Chương trình học dần dần xa rời văn hóa truyền thống
Việt Nam mà lại chú trọng văn học Pháp. Trước đây, dưới thời nhà Nguyễn, các xã, làng
đều có trường học. Đến nay, khi hủy bỏ việc họ c chữ Hán thì mặc nhiên hệ thống trường
làng không còn nữa. Công việc giáo dục chỉ tập trung tại các đô thị lớn. Năm 1908 một
trường Đại học được thành lập, còn trong cả nước thì chỉ có ba trường trung học. Ngoài
ra, để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân lập ra các cơ quan nghiên cứu như trường
Viễn Đông Bác Cổ (Ecole Francaised'Extrême-Orient) sở Địa chất, sở Địa lý, sở Kiểm
lâm Người Việt không được làm việc trong các cơ sở này. Chữ Quốc ngữ dần dần
chiếm vị trí quan trọng. Báo chí và sách vở bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện làm truyền bá
càng nhanh cách viết này. Và cả phong trào chống Pháp cũng dùng chữ này để truyền bá
tư tưởng độc lập tự chủ trong dân chúng.

21
Cơ sở y tế thiếu thốn và chủ yếu phục vụ cho quân đội viễn chinh Pháp và bọn
tay sai phản động. Cả nước chỉ có 213 bác sĩ, 335 y sĩ, 264 nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn
dân m ới có 0,23 bác sĩ và y sĩ.
2.3. Kinh tế
Sau khi xác lập được hệ thống cai trị, thực dân Pháp bắt tay vào quá trình khai
thác qui mô nhằm vơ vét khoáng sản và nhân công rẻ mạt ở Việt Nam. Trong hơn 60
năm đô hộ của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam luôn chìm đắm trong tình trạng nghèo
nàn, lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong ách nô lệ và đói nghèo. Đến năm 1945, nền
kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và manh mún.
Trung thành với chủ trương biến thuộc địa thành nguồn cung cấp tài nguyên cho
nền công n ghiệp của mình và đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nền công
nghiệp đó, thực dân Pháp chú trọng đến việc cho xuất khẩu những sản phẩm thô như cao
su, quặng mỏ đồng thời nhập những hàng hóa của Pháp. Một hệ thống quan thuế được

thành lập để chặn nguồn nhập của các nước khác, giành độc quyền thị trường cho các sản
phẩm của mẫu quốc. Các công ty của Pháp được hưởng ưu tiên, đóng thuế rất nhẹ, có khi
được miễn thuế.
a. Công nghiệp
Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt. Số nh à máy trong những năm 1930
- 1943 khoảng 200 cái với qui mô nhỏ bé, trang bị cũ kỹ. Cả nước không có m ột cơ sở
công n ghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo máy móc, côn g n ghiệp hóa chất. Đầu tư cho
công nghiệp ít ỏi và chủ yếu chỉ tập trung vào khai thác mỏ. So với tổng số vốn đầu tư
vào công n ghiệp toàn Đông Dương thời kỳ 1913 - 1939 vốn đầu tư cho ngành mỏ chiếm
40%, riêng thời kỳ 1924 - 1930 là 52%.
Từ năm 1930 - 1945, thực dân Pháp đã tập trung kh ai thác tài nguyên của nước ta:
2765,7 nghìn tấn than, 217,3 nghìn tấn kẽm, chì; 598 nghìn tấn sắt, măng gan, 1384 kg
vàng, 315,5 nghìn tấn phốt pho.
Trong hơn mười năm, từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí
nghiệp côn g nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai thác mỏ. Cả
nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị và hoá
chất. Công nghiệp hàng tiêu dùng cũng chỉ có một số nhà máy đường, rượu, xay xát
lương thực, dệt may, giấy với máy móc thiết bị cũ. Vào những năm 1938-1939, tỷ trọng
công n ghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp cả nước. Khu
vực tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một. So với

22
tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp toàn Đông Dương thời kỳ 1913-1939 vốn đầu tư cho
ngành mỏ chiếm 40%, riêng thời kỳ 1924-1930 là 52%.
Trong hơn mười năm, từ năm 1930 đến năm 1943, cả nước chỉ có khoảng 200 xí
nghiệp côn g nghiệp và 90.000 công nhân, trong đó 60% là công nhân khai thác mỏ. Cả
nước không có một cơ sở công nghiệp luyện kim, công nghiệp chế tạo thiết bị và hoá
chất. Công nghiệp hàng tiêu dùng cũng chỉ có một số nhà máy đường, rượu, xay xát
lương thực, dệt may, giấy với máy móc thiết bị cũ. Vào những năm 1938-1939, tỷ trọng
công n ghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp cả nước. Khu

vực tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống bị kìm hãm và mai một. So với
tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp toàn Đông Dương thời kỳ 1913-1939 vốn đầu tư cho
ngành mỏ chiếm 40%, riêng thời kỳ 1924-1930 là 52%.
Đầu thế kỷ XX, than đá ở Quảng Yên cũng như các thứ quặng khác như vàng,
antimoine đều được xuất sang Pháp. Côn g nghệ tại chỗ không được chú ý. Chỉ một số rất
ít được thành lập như các hãng x ay xát lúa tại Nam Kỳ, một vài hãng dệt ở Bắc Kỳ. Công
ty điện nước được thành lập vào năm 1990, rồi sau đó là các công ty khác ra đời như
công ty xi măng Hải Phòng, nhà m áy giấy Đáp Cầu, nhà máy thuốc lá Hà Nội. Tất cả
những cơ sở sản x uất trên đều thuộc hạng nhỏ còn lợi nhuận có được đều được chuyển về
Pháp.
b. Thương mại
Về phương diện thương mại, hàng hóa của Pháp ngự trị thị trường vì được miễn
thuế nhập. Hàng hóa Việt Nam xuất thì phải bán với giá hạ. Tất cả lợi nhuận của nền
ngoại thương đều lọt vào một vài công ty như U.C.I.A., Denis Frère
c. Giao thông vận tải
Trên phương diện giao thông, thực dân Pháp cũng chú ý xây dựng một hệ thống
giao thông nhanh hơn, lập đường xe lửa nối liền nhiều tỉnh lại với nhau như Hà Nội -
Lạng Sơn, Hà Nội - Vinh, Huế - Đà Nẵng, Sài Gòn - Nha Trang Ngoài ra tại Nam Kỳ
hệ thống kênh rạch cũng được tu bổ lại. Mạng lưới giao thông có được một bộ mặt mới.
d. Nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, chính quyền thuộc địa dành các đất mầu mỡ cho các
Pháp kiều hoặc các công ty. Từ năm 1897 đến 1913 các Pháp kiều và các công ty chiếm
được 470.000 hecta đất. Tuy thế, kỹ thuật khai thác ruộng đất không được đổi mới. Con
trâu và cái cày cùng sức người vẫn là những công cụ sản xuất trên những cánh đồng mà
chủ nhân ông là Pháp kiều.

23
Dưới chế độ thực dân n ửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo
nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ
thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các loại cây trồng đều rất thấp. Năng suất lúa bình quân

1 ha thời kỳ 1930 - 1944 là 12 tạ, trong khi đó Thái Lan là 18 tạ, Nhật Bản là 34 tạ.
Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp.
Nhân dân lao độn g chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong nông thôn
có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cuốc mướn. Nghịch
cảnh sâu sắc diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đón g: hàng năm Việt Nam xuất khẩu
trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, n gười làm ra lúa gạo, lại luôn luôn
phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 ở miền Bắc có trên 2 triệu người chết đói.
Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm đầu thế kỷ XX,
kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nh ân dân ta phải sốn g trong cảnh
nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, 90% dân số không biết chữ.
Các ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp chịu tác động nặng nề
của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu. T rong nông nghiệp, thực dân Pháp tiếp tục
duy trì kiểu bóc lột phong kiến bằng tô tức, sưu cao thuế nặng. Người nôn g dân phải chịu
cảnh một cổ hai tròng là thực dân và phong kiến. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay
bọn địa chủ và chủ đồn điền người Pháp.
Dưới chế độ thực dân n ửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo
nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ
thuộc vào thiên nhiên. Năng suất các loại cây trồng đều rất thấp. Năng suất lúa bình quân
1 ha thời kỳ 1930-1944 là 12 tạ, trong khi đó Thái Lan là 18 tạ và Nhật Bản là 34 tạ.
Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa ch ủ phong kiến và thực dân
Pháp. Nhân dân lao độn g chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong
nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cấy rẽ.
Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng: Hàng năm Việt Nam
xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại
luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 có trên 2 triệu người chết đói. Cơ sở vật
chất kỹ thuật nghèo nàn: Cả nước chỉ có 12 côn g trình thuỷ nông nhỏ, đảm bảo tưới cho
15% diện tích canh tác, không có công trình tiêu úng nên lũ lụt thường xuyên xảy ra,
bình quân 2 năm một lần vỡ đê. Nôn g n ghiệp ch ủ yếu là quảng canh, năng suất cây trồng,
vật nuôi rất thấp. Năm 1939 được coi là được mùa nhất trước cách mạng nhưng năng
suất lúa bình quân cả nước cũng chỉ đạt hơn 10 tạ/ha.


24
II. THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐ NG PHÁP (1946-1955)
1. Bối cảnh lịch sử
Cách mạng Tháng Tám thành công, n gày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính quyền Cách
mạng ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thách
thức của giặc đóiiii, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào
giải quyết những khó khăn cấp bách của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách
mạng trên tất cả các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội Ngày
6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp bội ước nổ súng đánh
chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đổ bộ hàng ngh ìn quân lên Đà Nẵng (20/11/1946).
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Đảng và Chính phủ, nhân dân ta đã tiến
hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng rất anh hùng. Cùng với nhiệm vụ thực hiện
cuộc kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, chúng ta đã thực hiện
chuyển nền kinh tế tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ,
độc lập phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc.
2. Kinh tế
Kinh tế kháng chiến (1946 - 1954) chủ yếu là kinh tế nông thôn. Do đó, Đảng và
Chính phủ đã chú trọng trước hết đến sản xuất nông nghiệp, không ngừng động viên
nông dân ra sức tăng gia sản xuất, đồng thời tiến hành từng bước chính sách ruộng đất để
giải phóng lực lượng sản xuất ở nông thôn, cải thiện đời sống cho nông dân, góp phần
nâng cao sức chiến đấu của quân đội.
Chỉ tính riêng từ năm 1945 đến tháng 4 năm 1953 ở vùng tự do và đến tháng 7
năm 1954 ở vùng mới giải phóng, nông dân miền Bắc đã được chia 475,9 nghìn ha ruộng
đất và ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410 n ghìn ha. Do lực
lượng sản xuất được giải phóng, sản xuất nông nghiệp vùng giải phóng đạt mức tăng
trưởng khá. Sản lượng lươn g thực quy thóc đạt 2,95 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm
1946, trong đó 2,3 triệu tấn thóc tăng 15,9%.

Công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt là công
nghiệp quốc phòng đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến đấu và tiêu dùng.
Ngoài số lượng lớn về vũ khí đạn dược, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được sản xuất
ngày càng nhiều. Từ năm 1946 - 1950 đã sản xuất 20 nghìn tấn than cốc, 800 kg
ăngtimon. Từ năm 1950 đến cuối năm 1952 sản xuất được 29,5 tấn thiếc, 43,0 tấn chì.
Những năm 1950 - 1954 đã sản xuất được 169,3 triệu mét vải, 31,7 nghìn tấn giấy.

25
Cùng với nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, sự nghiệp giáo dục - chống giặc dốt được coi
là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với chống giặc ngoại xâm, giặc đói. Từ
1946 đến 1954 có 10,5 triệu người thoát nạn mù chữ.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp cực kỳ lạc hậu, kiệt quệ vì sự bóc lột lâu đời của
đế quốc và phong kiến, dân tộc ta đã đứng lên kháng chiến chín năm gian khổ chống thực
dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện biên phủ chấn động địa cầu.
C. Kinh tế Việt Nam thời kỳ đất nước bị chia cắt(1955_1975)
I.Q UÁ TRÌNH XÂY DỰNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC
1.Thời kỳ 1955-1966:Khôi phục,cải tạo và phát triển kinh tế
Ngày 10 tháng 10 năm 1954 Chính phủ Việt Nam tiếp quản Hà Nội, khó khăn khi
tiếp quản miền Bắc là nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Nhiều cơ sở công
nghiệp bị tháo dỡ máy móc, hệ thống thuỷ lợi bị phá hỏng, kế hoạch ba năm 1955 – 1957
được tiến hành với nhiệm vụ trọng tâm là khôi ph ục nền kinh tế và tiến hành cải cách
ruộng đất.Kết quả khôi phục kinh tế :
- Hoàn thành cải cách ruộng đất và bước đầu cải tạo công thương nghiệp tư
bản tư doanh.
- Khôi phục sản xuất đạt và vượt mức trước chiến tranh.
- Chấn chỉnh thương nghiệp,tài chính,tiền tệ.
Đến hết năm 1957 cải cách ruộng đất ở đồng bằng trung du Bắc Bộ đã cơ bản
hoàn thành; miền Bắc không những đã hàn gắn xong vết thương chiến tranh, mà còn
vượt mức sản xuất của năm 1939, là năm cao nhất trong thời kỳ thuộc Pháp.
Hội nghị Trung Ương lần thứ 14 (khóa II) tháng 11/1958 đã đề ra kế hoạch ba

năm và bước đầu phát triển kinh tế miền Bắc (1958 – 1960) với nội dung chủ yếu
là:”Đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa,trọng tâm trước mắt là đẩy mạnh cuộc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân,thợ thủ công và
cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản,tư doanh, đồng thời ra sức
phát triển kinh tế quốc doanh”. Đến cuối năm 1960 công cuộc cải tạo quan hệ sở hữu tư
liệu sản xuất trong nông nghiệp, thủ công nghiệp, côn g thương nghiệp và các hộ buôn
bán nhỏ đã thu h út 86% hộ nông dân, 90% thợ thủ công vào Hợp tác xã và hoàn thành
công – tư hợp doanh đối với tư sản. Đồng thời Nhà nước cũng tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật cho các xí nghiệp quốc do anh. Việc cải tạo XHCN các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh,phát triển kinh tế quốc doanh đã làm thay đổi cơ cấu thành phần
kinh tế. Đến năm 1960 kinh tế quốc doanh và công tư hợp doanh ch iếm 37,8%, kinh tế

×