Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Dân tộc Dao pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.42 KB, 25 trang )

lệ ma chay: Ma chay theo tục lệ xa xưa. Vài vùng có tục hoả táng
cho người chết từ 12 tuổi trở lên.
Văn hoá: Người Dao có nền văn hoá lịch sử lâu đời và tri thức dân gian rất phong
phú, đặc biệt là y học cổ truyền. Họ không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã
được Dao hoá gọi là chữ Nôm Dao.
Lễ cầu mùa Nhà nửa sàn nửa trệt
Ăn: Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày, bữa trưa và bữa tối. Chỉ
những ngày mùa bận rộn mới ăn thêm bữa sáng. Người Dao ăn cơm là chính, ở
một số nơi lại ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc ăn cháo. Cối xay lúa thường dùng là
loại cối gỗ đóng dăm tre. Cối giã có nhiều loại như cối gỗ hình trụ, cối máng giã
bằng chày tay, cối đạp chân, cối giã bằng sức nước. Họ thích ăn thịt luộc, các món
thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua. Khi ăn xong, người ra kiêng để đũa ngang
miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết.
Phổ biến là rượu cất, ở một vài nơi lại uống hoãng, thứ rượu không qua trưng cất,
có vị chua và ít cay.
Người Dao thường hút thuốc lá và thuốc lào bằng điếu cầy hay tẩu.
Mặc: Nam mặc quần, áo. Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm
tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Các nhóm Dao thường có cách đội
khăn khác nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn.
Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần áo ngắn hoặc
dài màu chàm và đầu đội khăn Y phục rất sặc sỡ. Hiện trang vẫn giữ được các
nét hoa văn truyền thống với những trang trí hoa văn truyền thống. Họ không theo
theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để
hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim,
người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc
đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng
chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do
phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.
Ở: Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu
khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm
như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên


núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy
nóc nhà. Nhà của người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở
nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.

Phụ nữ Dao đỏ búi tóc
vấn khăn lên đỉnh đầu.
Trang phục của họ
phần cổ áo thêu hoa
văn sặc sỡ, riêng chiếc
yếm ngực còn gắn
những bông hoa tám
cánh chạm bằng bạc.
Một kiểu kiến trúc nhà ở của người Dao
Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt hay
nửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn
nửa đất được chọn để trưng bày và giới thiệu. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến
trúc nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây.
Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi nhà của người Dao đều
được làm bằng tranh tre nứa lá, không có một chút
gạch ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những
cây gỗ quí, có tuổi rất già 80-90 năm. Mỗi lần
chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh tre nứa lá còn
những cột cái bằng gỗ quí có sức bền với thời gian
thì họ chuyên chở đi để làm ngôi nhà nơi ở mới.
Phương tiện vận chuyển: Người Dao ở vùng cao
quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh
bằng đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được
họ ưa dùng.
Quan hệ xã hội: Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các
quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ.


Nhà người Dao ở Lai Châu.
Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ,
chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những
người thuộc các thế hệ khác nhau.
Sinh đẻ: Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm bằng
nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước
cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ
đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ.
Lễ hội đón xuân của dân tộc Dao
Cưới xin: Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau
không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà,
hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua
cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.
Ma chay: Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người
chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta
kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người
chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho
vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. ở một số nơi có tục hoả táng cho
những người chết từ 12 tuổi trở lên.
Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm,
thường được kết hợp với lễ cấp sắc cho một người đàn
ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba ngày,
ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người
chết, ngày thứ hai gọi là lễ tắm hương hoa cho người chết
trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà, ngày thứ
ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở
Dương Châu.
Nhà mới: Muốn làm nhà phải xem tuổi những người
trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất

được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào một hố to
bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho
người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên.
Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt.
Sáng hôm sau ra xem hỗ, các hạt gạo vẫn giữa nguyên vị
trí là có thể làm nhà được.
Thờ cúng: Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng
nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo. Bàn vương được coi
là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Theo
truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc. một
nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa
xưa.
Lịch: Người Dao quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất và sinh hoạt.
Học: Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, nôm Dao.
Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ.
Màn múa chuông của dân tộc Dao
Văn nghệ: Người Dao có vốn văn nghệ dân gian rất phong phú, nhiều truyện cổ,
bài hát, thơ ca. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, Sự tích Bàn Vương rất
phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ

Cấp
sắc là nghi lễ truyền
thống của những người
đàn ông Dao đến tuổi
trưởng thành. Trong
ảnh thầy cúng đang làm
lễ cấp sắc.
tôn giáo.
Chơi: Người Dao thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.

Nguồn : UBDT
Văn hóa ẩm thực của người Dao
Món ăn chế biến từ lương thực
Xôi: Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi để
ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày
gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc.
Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu.
Ngoài cơm và xôi, đôi khi người Dao cũng ăn cháo, ăn các loại củ tự gieo trồng
hoặc tìm kiếm từ trong rừng.
Quà bánh: Các loại quà bánh của người Dao cũng khá đa dạng như: bánh chưng,
bánh dầy, bánh rán, bánh gio, bánh trôi, bánh chay, bánh đúc, bánh sừng bò
Trước đây, trong các ngày Tết Nguyên Đán và Tết 14 tháng 7 âm lịch người Dao
làm nhiều bánh chưng đế đành ăn dần. Không ít gia đình trong suốt tháng giêng
hoặc tháng 7 đều có bánh ăn.
Món chế biến từ thịt và thủy sản
Món xào: Khi thịt gà, thịt lợn, thịt dê, thịt bò người Dao thường đem sào gừng và
nghệ. Đối với thịt lợn, thịt gà khi chế biến món sào đều cho một ít nước và thường
cho thêm gừng. Một số món như thịt bò, thịt trâu còn tươi cũng được đem xào chín
với gừng. Chỉ có lòng gan lợn. thịt chim, thịt chuột đồng, nhộng được xào khô và
cho thêm hành, gừng hoặc lá chanh thái nhỏ và cho một ít rượu. Trường hợp xào
cho nhiều người ăn còn nêm thêm một số hương vị như thảo quả, quế, gừng sả
Món luộc: Để làm món thịt luộc, rửa sạch thịt và cắt thành miếng to bằng bàn tay.
Sau đó bỏ vào nồi hoặc chảo, cho nước vừa đủ rồi bắc lên bếp lửa đun sôi, dùng
đũa lật và chọc vào thịt để kiểm tra, nếu thấy chín đều thì vớt ra. Nước luộc thịt
được đem nấu canh với rau cải, cải bắp hoặc với rau ngót, mồng tơi. Trước khi ăn,
thịt luộc chín được đem thái hoặc chặt thành miếng nhà xếp vào bát, đ a hay đổ thịt
ra lá dong, lá chuối.
Món hầm: Thịt hầm cũng được người Dao ưa thích. Món thịt hầm thường phải có
thêm những thứ bô trợ như đu đủ, khoai sọ, măng khô, giá đậu tương, su hào Tuỳ
theo đặc điểm của món thịt hầm, họ có cho thêm một số gia vị như rượu, hành, hồ

tiêu, củ sả, riềng, gừng
Món nấu (o khấu): Trong các món ăn của người Dao, nếu so sánh với các món xào,
luộc và hầm thì các món nấu từ thịt cũng không phải là ít. Họ rất thích ăn thịt lợn
nạc nấu hoặc rim, nhất là thịt gà nấu canh gừng. Nhiều khi đậu phụ, trứng gà cũng
được đem nấu canh. Ngoài ra, họ còn hay nấu canh thịt lợn nạc với phở hoặc miến
dong, nấu xương lợn với bí đao Khi bắt được những con cá to họ cũng hay đem
nấu canh với gia vị. Nhìn chung, trong những ngày Tết hoặc lễ thường thấy xuất
hiện nhiều món thịt nấu. Với ốc đồng hoặc ốc suối, họ thường đem rửa sạch, chặt
đuôi rồi nấu canh nghệ, khi ăn thì mút lấy thịt bỏ vỏ.
Món rán: Món rán được chế biến khá đơn giản. Khi thấy chảo nóng thì cho mỡ vừa
đủ, sau đó đập trứng hoặc cho đậu phụ hay cá xuống rán cho đến khi chín thì vớt
ra, người chế biến món rán phải biết điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp và lật đồ rán
cho khỏi bị cháy.
Món nướng: Trước đây khi thịt lợn, người Dao có thói quen lây ít gan có cả mật và
thịt nạc đem ướp muối rồi dùng tre gắp lại, đặt cạnh than hồng để nướng. Khi chín
gan được thái từng miếng, mật thì cho vào bát rượu, sau đó chia cho mọi người
cùng ăn, thịt nướng thái ra bát cho trẻ con ăn.
Món ăn chế biến từ rau
Món rau nấu canh: Trong các món thức ăn hàng ngày, món rau nấu canh mặn hoặc
nhạt là món chính. Bất kể loại rau nào cũng được người Dao đem nấu canh, chẳng
hạn như rau cải, cà chua, bắp cải, đu đủ, su su, rau bí, rau rền, măng, mướp, bầu,
bí, khoai sọ
Món rau xào: Các loại rau như: mùi khai, ngọn khoai lang, lá non của cây sắn, rau
cải làn, rau đớn thường được sào, ít dùng nấu canh. Tuy gọi là rau xào nhưng vẫn
phải cho một ít nước để đun cho rau chín, tức là tránh cho rau bị cháy. So với món
nấu thì món xắn thường cho muối mặn hơn.
Món hầm: Nhìn chung, món rau hàm thường phải có thịt hoặc xương hay cá thì
mới ngon. Với người Dao, những món hầm bằng rau, củ hay quả thường ít cho các
gia vị như hành, tỏi, gừng, lá tía tô
Món luộc: Trước đây, người Dao ở Vĩnh Phúc ít ăn món rau luộc, nguyên nhân có

thể lúc đó nước mắm chưa được phổ biến. Hiện nay, đã ảnh hưởng từ văn hoá của
người Việt láng giềng nên người Dao cũng ưa thích món rau luộc. Rất nhiều loại
rau như rau cải, bắp cải, su hào, rau rền được họ đem luộc ăn với nước chấm.
Thức uống
Người Dao có tập quán uống rượu từ lâu đời. Tuy vậy, chỉ có đàn ông Dao là hay
uống rượu, nhất là khi nhà có khách. Còn nữ giới chỉ uống rượu thuốc để chữa
bệnh hoặc trong dịp lễ Tết cũng như lúc có bạn bè.
Nước uống của người Dao là nước lã đun sôi với một loại rễ, lá cây rừng hoặc hạt
vối vừa mát vừa bổ. Hiện nay, nhiều gia đình người Dao đã tự trồng chè nên nước
chè xanh cũng là đồ uống phổ biến của họ.
Ứng xử trong ăn uống
Theo tập quán, cứ đến bữa ăn chính, tất cả các thành viên trong gia đình đều phải
ngồi vào mâm cùng ăn uống. Về vị trí ngồi, hàng được gọi là phía trên là nơi ngồi
của đàn ông, còn hàng phía dưới hoặc tiếp giáp bếp là chỗ ngồi của phụ nữ và trẻ
con. Việc chia ra thành nhiều mâm để ăn uống thường chỉ xảy ra khi trong nhà có
khách hoặc các thành viên quá đông, không đủ chỗ ngồi ăn cùng mâm. Tuy vậy,
hiện nay cũng có một số gia đình thích chia ra thành 2 mâm để ăn uống cho thuận
tiện. Khi đó, mâm trong gian bếp có bà, mẹ cùng con dâu và các cháu nhỏ, còn
mâm trong gian khách có ông, bố cùng các con trai và các cháu trai lớn tuổi.
Trong ăn uống của người Dao, khi mọi người ngồi vào mâm phải chờ cho đủ cả
gia đình mới được cầm bát đũa. Người Dao có thói quen trong bữa ăn mời, nhường
nhịn và gắp thức ăn cho nhau. Bố mẹ gắp cho ông bà và con cái, ông bà gắp cho
các cháu nhỏ. Khi thịt gà dù to hay bé đều đành bộ gan cho ông bà, đùi chân cho
những đứa trẻ bé nhất, còn đầu cánh để cho những đứa lớn hơn. Trong bữa ăn, nếu
có khách chủ nhà cũng không quên mời và luôn tay gắp miếng ăn ngon cho khách.
Đúng theo tập quán trước kia, người Dan vừa ăn cơm vừa uống rượu, khách
thường nhấc chén uống rượu mỗi khi chủ nhà nâng chén mời nhưng không chạm
chén. Do vậy, khách cần dựa theo khả năng của mình mà uống nhiều hay ít mỗi khi
nhấc chén uống rượu. Khi uống cạn chén khách cứ tụ nhiên để cho chủ nhà rót
rượu xuống. Nếu cảm thấy không muốn uống nữa thì lấy tay đẩy nhẹ miệng chai

lên mỗi khi thấy chủ nhà định rót rượu xuống chén của mình. Khi ăn cơm xong
hoặc đang ăn không được để đũa lên miệng bắt, bởi vì họ quan niệm rằng chỉ trong
những ngày ma chay hoặc xới cơm cúng vong hồn người chết mới được để đũa
như vậy.
Đối với các nghi lễ của người Dao như đám cưới, vào nhà mới, đám ma, có một số
món ăn thường được chế biến theo chuẩn mực đã được tập quán cộng đồng quy
định. Chẳng hạn, trong đám cưới thường phải có các món như: xôi, thịt lợn luộc,
thịt gà thiến, xương lợn nấu với một số món như măng, đậu tương hầm Nhìn
chung, nếu đám cưới to thì có khá nhiều món và được chế biến như trong những
ngày Tết Nguyên đán. Trong lễ cấp sắc, họ thường ăn thịt lợn, thịt gà cùng với một
số món như cá suối và thịt sóc để cúng lễ. Còn trong đám ma có thịt lợn luộc, thịt
lợn xào, rau cải nấu, nhất thiết phải có món đu đủ nấu hoặc bi chuối rừng nấu với
xương lợn. Về cách sắp xếp số lượng người ngồi ăn trong mâm cũng tuỳ theo từng
nghi lễ. Còn vị trí ngồi, được xếp theo giới, ngôi thứ, vị thế trong dòng họ, theo
tuổi tác và địa vị của khách. Tuy vậy, vị trí ngồi còn phải tuỳ theo sự quy định của
từng loại nghi lễ.
Trang phục của người Dao
Chuyện ăn mặc của phụ nữ người Dao rất được cọi trọng. Ngay từ bé, các cô gái
Dao đã được mẹ dạy cho cách thêu thùa, ăn mặc sao cho đẹp, duyên dáng.
Trang phục cảu người Dao Tiền và Dao đỏ cũng có chút khác biệt
Trang phục của người Dao đỏ
So với người Dao Đỏ ở Quảng Bạ thì người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì hầu như vẫn
giữ được nguyên vẹn bộ trang phục cổ truyền bao gồm khăn đội đầu, áo dài, áo
con, dây lưng, xà cạp và đồ trang sức bằng bạc.
Khăn đội đầu của người Dao Đỏ ở đây thường có hai loại, khăn vấn bên trong và
khăn phủ bên ngoài. Khăn vấn bên trong thường là màu chàm hoặc đen, dài
khoảng 155cm, rộng 12cm. Toàn bộ mặt khăn được thêu kín các hoạ tiết trang trí
bằng chỉ màu trắng, xanh lơ và màu đỏ. Hai đầu khăn đính nhiều chuỗi hạt cườm
và có tua dài màu đỏ. Khăn được gấp đôi theo chiều dọc, hai mép khăn khâu lại với
nhau thành một cái ống. Khi đội người ta cuộn nhiều vòng quanh đầu, thường từ

hai đến ba khăn nối nhau thành một cái vành rộng.
Khăn phủ bên ngoài thường cũng làm bằng vải chàm màu đen, dài 18cm, rộng 23
cm. Hai đầu khăn thêu hoa văn trang trí bằng chỉ màu giống như khăn vấn bên
trong. Khi đội, khăn này phủ bên ngoài vành khăn bên trong, hai đầu khăn đỏ về
phía sau vai.
Cùng với chiếc khăn, trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc
áo dài. Theo phong tục, phụ nữ Dao Đỏ ở đây không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo
dài. Áo tứ thân màu chàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân.
Nẹp cổ liền với nẹp ngực được thêu kín các hoạ tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ. Hai
đầu của nẹp ngực đính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ như nẹp ngực. Cửa tay áo,
nẹp xung quanh tà áo trước và sau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng. Riêng
ở gấu vạt trước và sau người ta thêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc
lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn áo trong. Bên trong của chiếc áo dài, phụ nữ Dao Đỏ
còn mặc áo con, gọi là lui ton, giống như cái yếm, mặc bên trong che kín cả ngực
và bụng, cổ tròn mở sau gáy, có nẹp cổ dài hình chữ nhật, từ cổ xuống nửa thân áo
đều bằng vải đỏ và có những đường thêu bằng chỉ trắng và vàng. Khoảng giữa thân
áo mỗi bên đính một dải vải nhỏ để làm dây buộc ra phía sau lưng.
Góp phần trang trí thêm cho chiếc áo dài còn có dây lưng. Áo người Dao Đỏ
không có khuy nên khi mặc người ta vắt chéo thân bên này đè lên thân bên kia rồi
buộc dây lưng ra ngoài. Dây lưng bằng vải đỏ và không có hoa văn trang trí.
Quần của phụ nữ Dao Đỏ luôn cùng màu với áo là màu chàm hoặc đen, được cắt
theo kiểu chân què, cạp lá toạ. Gấu của ống quần có một vài đường thêu bằng chỉ
màu trắng, đỏ và vàng.
Cùng với chiếc quần là xà cạp. Xà cạp bằng vải màu trắng. Một đầu được thêu
nhiều hoạ tiết khác nhau bằng chỉ màu đen. Cùng với xà cạp là dây buộc có tua dài
màu đỏ.
Nếu như trang phục của phụ nữ Dao Đỏ cầu kì bao nhiều thì trang phục của nam
người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì lại rất đơn giản, chỉ có khăn đội đầu, áo ngắn và
quần.
Khăn đội đầu của nam giới thường làm bằng vải thô màu chàm hoặc đen, khi đội

được gắp làm tư theo chiều dọc rồi cuốn lên đầu nhiều vòng, vòn đầu thừa gài vào
bên trong vành khăn.
Áo ngắn cũng màu chàm hoặc đen, cổ tròn, mở ngực, không khoét nách, tay đấu
thẳng vào thân. Nẹp ngực, gấu của hai thân trước và sau đều được thêu bằng chỉ
màu đỏ, trắng và vàng. Nẹp áo thân bên trái còn đính thêm một miếng vải màu đỏ
hình chữ nhật dài từ thân cổ áo xuống quá chỗ xẻ tà. Miếng vải này được thêu kín
các hoạ tiết hoa văn bằng chỉ đỏ, trắng và vàng. Người Dao Đỏ thường gọi miếng
vải đó là lùi kệm.
Quần của nam giới cũng cùng màu với áo, cắt theo kiểu chân què, cạp lá toạ giống
như quần của nữ, chỉ khác là dưới gấy chân quần của nam không thêu chỉ màu như
nữ.
Bộ trang phục truyền thống của người Dao Đỏ ở Quảng Bạ có nhiều nét khác biệt
với người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì đặc biệt là về trang phục của nữ giới.
Áo dài của phụ nữ Dao Đỏ Quản Bạ cũng màu chàm hoặc đen nhưng tay áo gồm
nhiều khoanh vải khác nhau mà chủ yếu là vải hoa được can lại với nhau giống
như tay áo của phụ nữ Hmông. trên áo của phụ nữ Dao Đỏ ở đây còn thêm cái tạp
dề giống như tạp dề của người Hmông. Cái giống duy nhất và làm cho người ta
nhận ra người Dao Đỏ ở đây chính là nẹp ngực áo được trang trí giống như nẹp
ngực áo của người Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì.
Áo con của phụ nữ Dao Đỏ ở đây cũng khác, chỉ bằng một nửa áo con của phụ nữ
Dao Đỏ ở Hoàng Su Phì. Nó cũng không được thêu hoạ tiết gì mà được ghép bằng
nhiều dải vải nhỏ khác màu. Trên cổ áo và trên băng vải ở giữa áo được đính nhiều
mảnh bạc hình sao.
Trang phục của nam giới người Dao Đỏ thường không thống nhất và khác xa với
trang phục nam giới người Dao Đỏ ở Hoàng Su phì, chỉ giống ở chiếc mũ đội đầu
nhưng cách đội của những nam giới ở đây cũng khác hẳn.
Trang phục cảu người Dao Tiền
Ảnh: tusachcongdong.com

Trang phục thường ngày của thiếu nữ Dao đỏ. Ảnh:

daidoanket.vn

Trang phục của thiếu nữ Dao Tiền. Ảnh:
chudu24.com
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang
sức vàng bạc, khăn vấn đầu Duy nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có người
Dao Tiền là mặc váy (váy của người Dao Tiền phía bắc dài hơn váy của người Dao
Tiền phía nam). Áo của người Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà.
Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu, chó. Đây cũng là ý niệm xa xưa gián
tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao. Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc -
đã có công giết giặc được vua gả công chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc
Dao ngày nay, áo thường có bộ khuy quý bằng bạc hình tròn chạm khắc tinh vi. Cổ
áo của người phụ nữ Dao được trang trí bằng núm bông hoa đỏ như nắm tay nổi
bật trên nền áo chàm xanh đằm thắm. Yếm của người Dao khá đơn giản, chỉ là một
vuông lụa trắng đính một miếng vải hình tam giác làm cổ yếm. Xà cạp có hình hoa
văn móc câu hay răng cưa hình chim.
Để bộ trang phục thêm hoàn mỹ, họ thường dùng nhiều loại khăn vấn đầu (có 3
loại khăn: khăn vuông, khăn chữ nhật và khăn dài). Trong đám hát ví, họ thường
dùng khăn thêu trắng dài chừng 12m, rộng 30-40cm, hai đầu gồm hai mảng hoa
văn hình vuông tạo thành cảm giác mềm mại. Ngoài trang phục chính, người phụ
nữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng:
vòng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh.
Có những cô gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc khuy
bạc đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.

Trang phục cưới của người Dao Đỏ. Ảnh:
chudu24.com
Vào dịp lễ hội, người phụ nữ Dao còn giữ tục chải đầu bằng sáp ong cho mái tóc
nuột nà, uốn lượn. Đây cũng là một bí quyết giúp mái tóc của những cô gái Dao
khỏe về sức sống, đẹp trong con mắt mọi người. Trong không khí tưng bừng của

ngày Tết, lễ hội, người ta dùng điệu hát lời ca làm cuộc sống thêm thăng hoa. Đáng
chú ý là bộ trang phục của cô dâu, phải mất 3 năm cô gái Dao mới hoàn thành bộ
trang phục cho mình. Trang phục chú rể kín đáo, ít phô bày, thường được may
bằng các loại vải màu sậm phần nào thể hiện nam tính. Riêng trang phục của ông
thầy cúng có khác đôi chút, mũ được làm bằng bìa cứng, gồm nhiều bức tranh ghép
lại cắt dán theo hình quả núi dài khoảng 25cm. Áo màu đen được thêu hoa văn
màu đỏ.

Trang phục của người Dao Thanh Y. Ảnh:
baovanhoa.vn
Đối với một dân tộc, một quốc gia bản sắc văn hóa là một giá trị có ý nghĩa tâm
linh truyền thống cao quý thiêng liêng. Khi tìm hiểu về thời trang và cách làm đẹp
của người Dao Tiền, chúng ta càng thêm tự hào về bề dày truyền thống văn hóa. Ở
đó trang phục người phụ nữ Dao chiếm một vị trí đặc biệt, góp phần điểm xuyết
thêm cho bức tranh 54 dân tộc anh em thêm rực rỡ, trọn vẹn của tổng thể hài hòa
'bản sắc văn hóa Việt'.
ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI "TRẦU SUN" CỦA DÂN TỘC DAO ĐỎ
Hàng năm cứ vào ngày Hợi tháng giêng (mồng 5 Tết), dân tộc Dao Đỏ ở Làng
Chành, xã Xuân Giao (Bảo Thắng - Lào Cai) lại rộn ràng mở hội “Trầu Sun”.
Đây là hội chơi xuân truyền thống của đồng bào Dao Đỏ, mục đích của hội là thực
hiện các nghi lễ cúng báo thần làng, đất trời phù hộ cho một năm mới, mở đầu chu
kỳ sản xuất mới mưa thuận, gió hoà mùa màng tốt tươi, người yên vật thịnh, trâu
bò đầy chuồng, gà vịt đầy sân…
Từ sáng sớm, thầy cúng chính cùng đại diện các hộ gia đình chuẩn bị đầy đủ các
mâm lễ cúng thần trời đất, thần làng … Sau khi đoàn đội lễ đến tại khu đất rộng
đầu làng (nơi diễn ra hội làng), thầy cúng thay mặt dân làng thắp hương khấn báo
thần làng, trời đất phù hộ cho dân làng mở hội cầu mùa, cầu phúc, cầu tài cầu cho
con trai làng trên, congái làng dưới, thuận duyên, bén lứa nên vợ, nên chồng, nhà
nhà ấm no hạnh phúc…
Sau khi kết thúc phần lễ, diễn ra cuộc thi văn hoá – văn nghệ, thi đấu các môn thể

thao truyền thống, như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh quay. Đội văn nghệ các xã tổ
chức thi múa, hát, trích đoạn nghi lễ cấp sắc người Dao… Các trò chơi, trò diễn
càng sôi nổi hấp dẫn bởi sự góp mặt của cộng đồng các dân tộc ở 7 xã, thị trấn
cùng đông đảo đồng bào các dân tộc từ khắp các địa phương lân cận đến xem và cổ
vũ cho các tiết mục biểu diễn văn nghệ và thi đấu thể thao.
Xem chi tiết tại:
TỤC THỜ CÚNG VÍA LÚA CỦA NGƯỜI DAO (YÊN BÁI)
Từ xa xưa, trong quan niệm của người Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở
Việt Nam thì vạn vật từ con người, cỏ cây, muông thú, đến đồ vật đều có hồn
vía. Tuy nhiên, sự coi trọng hồn vía của vạn vật có lẽ được thể hiện rõ nhất trong
cộng đồng người Dao qua tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng.

Trên hoa văn của trang phục, tranh cúng, trang trí kiến trúc…của người Dao cũng
có rất nhiều hình vẽ tả thực hay cách điệu các loại cỏ cây, động vật, đồ vật như:
răng lợn rừng, vuốt hổ, dao nhọn, thân cây, mặt trời Không chỉ mang ý nghĩ làm
đẹp mà nó còn thể hiện sự mong muốn của con người được hồn vía của vạn vật hộ
mệnh cho khoẻ mạnh, làm ăn phát triển, tránh được hạn ách hay sự tấn công của
thú dữ. Đặc biệt, trong tín ngưỡng dân gian này thì tục thờ vía lúa-loại cây giúp
con người duy trì sự sống đã được người Dao rất chú ý quan tâm.

Trước đây, người Dao cũng như nhiều dân tộc khác chỉ làm một vụ lúa mùa, lúa
nương. Sau khi thu hoạch, người ta chọn những bông to nhất, chắc hạt nhất để cất
đi làm giống. Lúa giống được vò tách hạt phơi khô cất vào bồ hoặc để cả bông bó
lại (cum lúa) treo lên gác nhà tránh ẩm mốc. Tuy vậy, có những ngành Dao như
ngành Dao đỏ ở xã Nậm Lành (huyện Văn Chấn) thì mỗi nhà lại chọn vài bông
thóc giống buộc vào ngọn của cây măng sặt để nguyên cả cành lá cho vía lúa trú
ngụ.

Cành cây buộc những bông lúa này bà con gọi là “hảu pắt” được buộc dựng ở vị trí
bên trong vách chái nhà, phía bên trái từ trong nhìn ra. Đến vụ gieo cấy, bà con vò

những hạt thóc trên cây “hảu pắt”, đặt lên mâm cúng vía lúa. Những ngành Dao
khác thì lấy cum lúa xuống vò, hoặc lấy ít thóc giống trong bồ đem đặt lên mâm
cúng. Quan niệm của đồng bào cho rằng, sau khi gặt mang về nhà, lúa giống sẽ
được nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Vì vậy, vía lúa sẽ bỏ đi chơi lang thang
khắp đó đây nên khi gieo cấy nếu không gọi vía lúa trở về thì lúa giống sẽ bị yếu,
gieo hạt xuống lúa sẽ không mọc hoặc có mọc thì cũng không hy vọng mùa màng
tươi tốt.

Lễ cúng vía lúa đơn giản gồm: xôi nếp, gà luộc, vàng mã và mời thầy cúng đến
làm lễ. Thầy cúng sẽ gọi vía lúa về nhập vào những hạt thóc trên mâm cúng, cầu
trời cho mưa thuận gió hoà, cầu tổ tiên phù hộ và bày tỏ ước muốn của gia chủ về
một mùa tới sẽ được bội thu. Cúng xong, thầy cúng chuyển những hạt thóc giống
trên mâm cúng để gia chủ trộn lẫn vào những bồ thóc giống để ở phía dưới và trộn
đều lên chờ ngày mang đi gieo mạ hoặc trồng trên nương.

Hiện nay, tục cúng vía lúa vẫn được cộng đồng người Dao duy trì mỗi khi vào vụ
gieo cấy. Tục này được coi là một nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của người
Dao, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.
Người Dao được chia thành 4 ngành là: Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao quần trắng và Dao tuyển.
Cũng như các dân tộc khác, sau một năm lao động, sản xuất, họ cũng tổ chức ăn tết để mừng
những thành quả đã đạt được trong năm qua.
Đây cũng là dịp để anh em họ hàng, làng xóm đến thăm nhà chúc tụng nhau và cũng là dịp để
các chàng trai, cô gái giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao nhau những lời ca, tiếng hát trữ tình hẹn
ước. Sau những ngày vui xuân, nhiều đôi nam thanh, nữ tú đã thương nhau kết duyên thành vợ
chồng.
Người Dao có tập quán ăn tết rất vui nhộn. Ăn tết là tổng kết quá trình một năm lao động sản
xuất nên rất quan trọng đối với họ, gia đình nào cũng tổ chức làm vài mâm cỗ mời anh em hàng
xóm đến cùng ăn uống vui vẻ, kể lại chuyện làm ăn và định hướng cách phát triển kinh tế cho
năm tới.
Đặc biệt là hàng xóm gần nhau không ăn tết trùng ngày để có thời gian đến chơi thăm hỏi động

viên nhau. Tùy theo hoàn cảnh, gia đình khá giả hay bình thường, mỗi gia đình tự làm mâm cỗ
cho phù hợp với điều kiện của mình, nếu nhà nào có đông anh em thì mổ lợn to làm 5 đến 6
mâm, còn gia đình không có điều kiện và ít anh em thì mổ gà và mua ít thịt lợn về làm từ 2 đến 3
mâm đơn giản.
Người Dao thường có phong tục mổ lợn cúng tết Lợn cúng cả con bằng thịt sống, còn gà thì mổ
xong đem bỏ vào nồi luộc chín mới cúng. Trong những ngày giáp tết từ 28, 29, 30 tháng 12 của
năm trước là những ngày vất vả nhất đối với mọi thành viên của các gia đình người Dao.
Đàn ông phải lau chùi, thu dọn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng, phụ nữ hái lá dong về gói bánh, giặt
hết chăn màn, quần áo của cả nhà không để sót cái nào khi đã dùng qua.
Người Dao quan niệm rằng, nếu không giặt sạch hết mồ hôi thì mọi rủi ro, hoạn nạn của năm cũ
vẫn còn tồn tại truyền sang năm mới. Tối đến nhà nào nhà nấy quây quần bên bếp lửa hồng với
nồi bánh chưng gói theo hình trụ hay hình thoi tùy theo sở thích của từng người, đồng thời nấu
một đõ xôi để giã bánh dày. Bên cạnh đó, người Dao còn đun một nồi nước thật to để cả nhà
cùng tắm giặt.
Trước khi đón giao thừa, bàn thờ của người Dao được dọn sạch. Xung quanh bàn thờ tổ tiên,
người Dao cắm từ 5 đến 10 cây mía được chặt nguyên cây để cả lá, trên ngọn những cây mía và
những chiếc bánh trưng, bánh dày được đặt lên bàn thờ tổ tiên đều cắm hoa, gắn quả, tiền giấy
lên trên đó tạo sự mới mẻ chào đón năm mới và mong tổ tiên phù hộ trong năm tới gia đình luôn
được bình an, ăn nên làm ra.
Sau đó, đàn ông lấy giấy màu hồng, giấy bản cắt thành từng mảnh dài khoảng 20 cm, rộng 10
cm, một đầu cắt hình chữ V để dán lên bàn thờ tổ tiên, cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm và tất cả
các công cụ được sử dụng trong lao động sản xuất của gia đình, thể hiện lòng biết ơn và báo hiệu
năm cũ đã trôi qua, năm mới đã đến, tất cả mọi người được hưởng thụ, nghỉ ngơi
Giữ gìn bản sắc dân tộc Dao.
Đêm 30 tết, mọi thành viên trong gia đình đều mặc đẹp, chải tóc gọn gàng, ở nhà đầy đủ để đón
năm mới. Nếu có ai trong gia đình đi ra ngoài, người Dao cho rằng người đó sẽ mang hết tài lộc
của gia đình ra khỏi nhà. Ngược lại, cũng không cho người lạ vào nhà vì họ cho rằng người
ngoài sẽ đem điều rủi ro, bất hạnh đến cho gia đình.
Lúc đón giao thừa, cả nhà mỗi người cầm một ném nhang lần lượt từ lớn đến bé cắm lên bàn thờ
tự cầu khấn cho bản thân mình, chủ nhà thường khấn: “Hôm nay là ngày cùng tháng tận của năm

cũ, con mong các cụ phù hộ cho con sang năm mới có sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt có
nhiều tài lộc…”.
Sáng mùng 1 tết cả gia đình dậy rất sớm, đặc biệt là chủ nhà phải mở cửa ra khỏi nhà trước, sau
đó người khác trong gia đình mới được đi ra. Người con dâu hay con gái đun một nồi nước nóng
và pha vào chậu cho từng người trong nhà rửa mặt (trừ người ít tuổi hơn) để thể hiện lòng kính
trọng và lòng hiếu thảo của người con đối với ông bà, cha mẹ, anh chị.
Sau khi rửa mặt xong, chủ nhà lấy những mảnh giấy bản đã được cắt sẵn phát cho mỗi người hai
đến ba tờ và mỗi người một con dao. Người ta chọn giờ và định sẵn hướng, nhưng nhất thiết phải
ra cửa chính và về bằng cửa phụ trong lúc trời chưa sáng hẳn, chủ nhà sách đèn dầu dẫn cả gia
đình “xuất hành”.
Đi ra cách nhà khoảng 50 đến 100 mét thì dừng lại mỗi người tìm một loại cây chặt một nhát dao
vào thân cây xong dắt giấy bản lên chỗ dao chặt, vừa dắt vừa nói: "Hôm nay là ngày mùng một
năm mới tôi gửi gắm mọi rủi ro, hoạn nạn của năm cũ cho cây, cầu mong năm mới gặp nhiều
may mắn hơn".
Xong việc, cả nhà cùng quay về, mỗi người nhặt lấy một hòn đá đem về kê chân bàn thờ, bàn
uống nước, chân giường hoặc cho vào hòm lộc. Sau đó, gia đình chuẩn bị mâm cơm để sẵn trong
nhà đón khách, đó là khách đã được mời từ trước nhưng phải hợp tuổi với chủ nhà.
Mâm cơm, thức ăn đơn giản nhưng đặc biệt phải có một chiếc khay với 4 cái chén nhỏ để rót
rượu mời khách (bốn cái chén tượng trưng cho một năm có bốn mùa), người khách đến nhà sẽ
phải lần lượt uống hết 4 chén rượu chủ nhà mời, mỗi chén làm một hớp, uống xong người khách
đó chúc gia đình: “Năm mới sức khỏe dồi dào, làm ăn phát đạt, trâu, bò đầy chuồng, lợn, gà đầy
sân, thóc, ngô đầy bồ, muốn gì được đấy, làm một được mười, gia đình hạnh phúc vẹn toàn đón
tiếp xuân sau”.
Trong ngày mùng 1 tết, đặc biệt là đàn ông cũng như đàn bà, người Dao không được mặc quần
áo trắng, chỉ mặc những bộ quần áo màu, họ cho rằng mặc trắng tổ tiên không ưa.
Trong 12 ngày tết, từ mùng 1 đến ngày 12 khi chưa hạ cỗ trên bàn thờ xuống thì quét nhà, rác
rưởi không được hót đổ ra khỏi nhà, họ cho rằng nếu đổ rác là sẽ đổ hết lộc xuống sông, suối nên
họ thu gọn để một góc nhà, sau khi đã chọn được ngày giờ tốt để hạ cỗ, họ mới đem rác ra ngoài
đổ cách nhà ít nhất chừng 100 mét và đốt sạch.
Trong dịp tết, ở bản người Dao luôn sôi động bằng những hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng

đồng, đặc biệt là trong các cuộc thăm nhau khi ngồi trên mâm cỗ.
Các chàng trai, cô gái thường hát cho nhau nghe như hát đối đáp, hát giao duyên:
Xuân về, hoa nở khắp núi rừng
Gặp em, anh thấy lòng ấm hơn
Xin em hãy về bên anh
Anh thương, anh nhớ em đến đầu bạc răng long…
Sau những ngày vui chơi thỏa thích, bà con người Dao lại phấn khởi bắt tay ngay vào công việc
của một năm mới để chờ đón xuân sau.
NGƯỜI DAO ĐÓN TẾT
Hàng năm cứ mỗi độ đông về, cánh mai rừng nở rộ là người dân tộc Dao Quần
Chẹt đón một năm mới, một Tết Nhảy mới mang đậm bản sắc dân tộc.
Rộn ràng Tết Nhảy - ảnh sưu tầm
Cách thành phố Hòa Bình chừng 15km, thẳng theo hướng Đà Bắc ta bắt gặp khu
du canh, du cư của người dân tộc Dao Quần Chẹt. Chúng tôi đến xóm Rãnh, xã
Toàn Sơn huyện Đà Bắc vào đúng dịp giáp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Không khí
đón Tết của người dân tộc nơi đây đã rộ lên bởi tiếng cồng, tiếng chiêng cùng với
tiếng xập xèng đã vang vang trong bản. Bởi hàng năm cứ đến ngày 15.12 âm lịch
là người Dao Quần Chẹt dù làm ăn ở đâu xa cũng phải về để “hậu tạ” tổ tiên và
chuẩn bị làm lễ “ hứa” đầu năm mới. Già làng đi thông báo với bà con xóm bản
chuẩn bị ăn Tết tập thể.
Theo phong tục thì họ ăn Tết trước người Kinh nửa tháng và vui Tết đến hết rằm
tháng riêng (15.1 âm lịch). Công việc đón Tết của người Dao Quần Chẹt từ ngày
15.12 âm lịch. Họ sửa sang thay mới ban thờ, làm bánh ống (gói bằng lá quận chặt
hai đầu) và làm bánh dầy. Lễ “hứa” đầu năm là một thủ lợn tượng trưng cho con
lợn khoảng ( 10 - 15kg), 5 chiếc bánh dầy hoặc bánh ống, nhà nào không có lợn thì
thịt một con vịt hoặc 3 con gà đặt lên ban thờ cúng tổ tiên để cầu lộc, cầu tài và
gánh vác mọi công việc như: tai hoạ, trừ tà ác
Ban thờ đặt đúng góc tường của gian ngoài (gian cửa chính), chính giữa ban thờ có
một bát hương và 2 bức tranh dán trên tường, tượng trưng cho tổ tiên theo từng thứ
bậc trông thật giản dị, như chính cuộc sống của họ. Mỗi khi thắp hương cúng tổ

tiên người Dao Quần Chẹt đem chiếc ghế gỗ ra để các vật thờ lên đó, theo phong
tục ngày Tết họ chỉ cúng thịt và bánh, không cúng cơm như người Kinh. Năm mới,
họ luộc trứng gà để sẵn trong nhà, mỗi khi trẻ con đến chơi thì họ mang ra mừng
tuổi
Trong một năm, người Dao Quần Chẹt ăn rất nhiều Tết như: Tết Nguyên tiêu (rằm
tháng Giêng), Tết Hàn thực (3.3 âm lịch), Tết Đoan ngọ (5.5 âm lịch), song Tết
Nhảy và Tết Nguyên đán vẫn là lớn nhất. Vì Tết Nhảy là một trong lễ Tết có ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống cộng đồng của người dân tộc Dao Quần Chẹt và cũng
là Tết “tẩy oan“, Tết “cầu may”, “cầu phúc”.
Thông thường họ tổ chức Tết nhảy theo từng thế hệ. Ví dụ, năm nay có họ làm Tết
Nhảy xong, sau đó phải làm lễ “hứa” với tổ tiên vào khoảng một thời gian nhất
định nào đó (10 - 15 năm) sẽ tổ chức lại. Ông Dương Đức Phong 50 tuổi ở xóm
Rãnh xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc đang cùng dòng họ và gia đình làm lễ Nhảy, cho
biết: “Cách đây 5 năm, họ Dương nhà tôi đã làm lễ Nhảy rồi và hứa với tổ tiên là 5
năm sau lặp lại. Năm 2009 này là năm họ nhà tôi phải trả lễ. Nhưng có điều trong
bản không phải họ nào cũng có Tết Nhảy. Vì tôi nghe các cụ kể lại rằng, từ thời xa
xưa người Dao Quần Chẹt đi từ phía Bắc vượt biển vào đất liền; một số thuyền gặp
gió bão, họ phải nhảy lên bờ để xin thần linh cứu giúp. Và có họ thì “hứa” làm Tết
Nhảy như họ Dương, họ Bàn, họ Đặng, họ Triệu (có Triệu Xanh, Triệu Đỏ, Triệu
Nhỏ), còn lại một số họ thì “hứa” làm “Đám Chay” như họ Triệu Gói, Triệu Đại,
Triệu Mốc ”.
Theo quan niệm của người Dao Quần Chẹt, trong cuộc sống con người phải trải
qua nhiều trắc trở, rủi ro, hàng năm phải khấn trời đất, thần linh, tổ tiên để được
cứu giúp, trừ giải những oan trái, bất hạnh, ban cho những điều may mắn, hạnh
phúc!
Tết Nhảy thường diễn ra từ 23 tháng chạp cho đến 27 - 28 Tết Nguyên đán (kéo
dài 5 - 7 ngày đêm liền). Để chuẩn bị cho Tết Nhảy, gia đình phải mời thầy về để
thiết lập ban thờ, bày biện đồ cúng, khấn mời Bàn vương, thần thánh, tổ tiên về dự
lễ và tổ chức cho con cháu học nhảy và đọc sách (Sài Dung).
Tết Nhảy là Tết của gia đình nhưng lại được cả bản, cả vùng coi như Tết chung.

Tất cả đều đến tham gia múa nhiều điệu múa truyền thống như múa cờ, múa tế rùa,
múa kiếm, múa chuông Trước ban thờ Bàn vương, ông thầy múa đi trước, theo
sau là một tốp thanh niên (khoảng 10 người) nối tiếp nhau vừa đi, vừa diễn tả các
động tác múa minh họa, cùng với tiếng trống, tiếng cồng, tiếng chiêng và tiếng hú,
tiếng hò vang tạo thành không khí tưng bừng, nhộn nhịp làm rung động cả vùng
núi rừng Đà Bắc. Trong suốt thời gian nhảy, chủ nhà mổ lợn, gói bánh để đãi
khách. Họ vừa cúng, vừa uống rượu, ăn cỗ, múa hát thay phiên nhau liên tục trong
nhiều ngày
Đây quả thật là lễ hội đã góp phần tô điểm cho đời sống văn hóa ở vùng núi cao
Hòa Bình thêm phong phú và đa dạng.
Tếtnhảy (hay còn gọi là Nhiang Chằm Đao) thường được bắt đầu từ khoảngmùng
10 tháng Chạp âm lịch đến trước Tết nguyên đán. Để chuẩn bị chotết nhảy, các
thanh niên trong làng phải tập các điệu múa, điệu nhảy vàphải chuẩn bị gươm đao
bằng gỗ để múa. Theo lời kể của các già làngtrong bản, từ rất lâu rồi, khi tổ tiên
người Dao ở phía Bắc vượt biểnĐông vào Việt Nam thì một số thuyền đã gặp phải
gió bão, họ phải nhảylên xin thần tiên cứu giúp và xin hứa khi thoát nạn vào bờ thì
sau nàysẽ làm lễ Tết nhảy để tạ ơn.
Trướcđây để tổ chức một lễ Tết nhảy tốn kém rất nhiều, người Dao phải làmtrong
ba năm liên tục. Năm đầu tiên làm một ngày một đêm, năm thứ hailàm hai ngày
hai đêm, năm thứ ba làm ba ngày ba đêm. Đến nay, đời sốngcủa nhân dân ngày
càng tiến bộ, các hủ tục đã được loại bỏ bớt thì từ12 năm trở đi, gia đình người
Dao sẽ tổ chức tết nhảy một lần và thờigian tổ chức là 3 ngày 3 đêm.
Đểlàm được một lễ Tết nhảy không hề đơn giản chút nào bởi nó còn phụthuộc vào
điều kiện vật chất cũng như đến việc thờ tự, lễ nghi. Khônggiống như các dân tộc
khác, cách thờ tự của người Dao Nga hoàng ở xãKiên Thành, huyện Trấn Yênrất
độc đáo. Bàn thờ không được đặtgiữa nhà mà phải đặt ở góc nhà (theo quan niệm
của người Dao thì đó lànơi linh thiêng nhất). Tết nhảy phải được tổ chức ở nhà cái
(tức nhà cóbàn thờ họ (Tì dạn). Dòng họ nào muốn tổ chức Tết nhảy thì trước
hếtphải làm một lễ cầu làng, mọi người trong làng cùng góp tiền để làm lễvật
chung, sau đó người đứng ra làm lễ cầu làng (là người được dân làngtín nhiệm và

bầu ra) sẽ cầu cho dân làng có được sức khoẻ, làm ăn phátđạt và gặp nhiều may
mắn. Lễ cầu làng phải được tổ chức trước Tết nhảytừ sáu đến bảy ngày. Để tổ chức
được một lễ Tết nhảy thì ngay từ đầunăm, dòng họ đã phải chuẩn bị lương thực,
thực phẩm và các dụng cụ đểmúa trong Tết nhảy. Lễ vật trong tết nhảy gồm có gà,
lợn, rượu, gạo vàgiấy bản.
Ngàytổ chức Tết nhảy, ngay từ sáng sớm, gia đình đã tổ chức giã bánh dầy,mổ lợn,
gà; thanh niên trong dòng họ chuẩn bị cờ làm bằng giấy bản vàđẽo kiếm (kiếm dài
khảng 50 phân), dao và dìu bằng gỗ. Đẽo xong thì lấymực màu xanh, đỏ tô lên và
trang trí hình hoa văn trên đó.
Điệu “Pẻo tộ” trong Tết nhảy.
Haithầy cúng được gia đình mời đến bắt đầu tiến hành công việc của mình.Sau khi
cúng xin trời đất, tổ tiên phù hộ cho gia đình, bản làng mộtnăm mới sức khoẻ, cầu
cho mưa thuận gió hoà, công việc làm ăn thuận lợivà xin làm lễ Tết nhảy, thầy cầm
“trảo” (mang ý nghĩa như đồng tiền xinâm dương) giơ lên và ném mạnh xuống đất,
khi nào hai mảnh cùng ngửa làdương thì tổ tiên mới đồng ý cho làm Tết nhảy. Tiếp
đó, hai thầy đốtgiấy vàng để gửi tiền cho các cụ, để các cụ công nhận cho gia đình
tổchức Tết nhảy. Sau đó, gia đình sắp cơm và mời tất cả mọi người đếntham dự
cùng ăn.
Tếtnhảy của người Dao là tết của gia đình nhưng lại được cả bản coi như làtết của
chung. Vào nghi lễ đầu tiên, mọi người chuẩn bị múa Lạp Lì LòSất Sảy. Một thầy
cúng đứng đọc to cho mọi người nghe về nguồn gốc củaTết nhảy và cũng là đọc lại
lịch sử cho tổ tiên chứng kiến, cùng lúcđó, thầy kia đứng lên múa cùng tốp múa 8
đến 10 người (không hạn chế sốlượng). Mỗi người múa tay đều cầm cờ, trống
chiêng, sập sèng… múatheo điệu quay vòng. Rồi sau đó là nhiều điệu múa truyền
thống đượctrình diễn như: múa kiếm, múa dạo (lạp miên a dạo), múa nhảy rùa
(Pẻotộ)… Tất cả những động tác của các điệu múa này đều được thực hiệnmột
cách liên tục với sự khéo léo và tinh tế của người trình diễn.Những điệu múa, lời
hát trong Tết nhảy thường hướng đến những điều tốtlành, hạnh phúc. Các điệu múa
mang tính hình tượng cao và độc đáo.Trong Tết nhảy, mỗi người phải nhảy múa
đến hàng trăm lượt trong tiếngchuông, tiếng trống giục giã. Người tham dự Tết

nhảy múa liên tục cảngày cả đêm, ai mệt thì ra, người khác sẽ thay thế. Cứ như vậy
trongsuốt thời gian diễn ra Tết nhảy. Đến ngày kết thúc tết nhảy, 2 thầy mặcváy
với áo thêu lên đồng rồi sau đó ra ngoài cửa chính thổi tù và với ýnghĩa gọi Ngọc
Hoàng xuống để hai thầy báo cáo là đã làm xong lễ Tếtnhảy. Rồi hai thầy làm lễ
“trả chiều”
để kếtthúc Tết nhảy. Sau đó, bà con dân làng cùng ăn uống và chúc cho gia chủmột
năm may mắn và tốt lành. Sau khi hai thầy về, gia đình trả lễ chomỗi thầy một
chiếc đùi lợn để tỏ lòng biết ơn.
TếtNhảy của người Dao Nga hoàng là nét sinh hoạt văn hóa mang tính tổnghợp
của các loại hình nghệ thuật dân gian như nhảy múa, âm nhạc, ngônngữ…
tất cả đã làm nên vũ điệu sắc màu độc đáo riêng có của người Dao nơi vùng cao
Yên Bái.
Thanh Chi

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×